Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 3


- 1997, trang 31, Nguyễn Phạm Hùng và Trần Kim Đỉnh có bài Thơ thiền Trung Hoa với lời đề dẫn như sau: “Văn học thời trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung Hoa, và thơ Thiền Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của thơ Thiền Trung Hoa. Nói tới những đặc sắc của thơ Thiền Việt Nam, thiết tưởng

cũng không thể thiếu một cái nhìn đại quan, sơ lược về thơ thiền Trung Hoa”. Hai tác giả cũng nhấn mạnh một số gương mặt nhà thơ – thiền sư đời Đường Tống như Vương Duy, Thập Đắc, Hàn San, Liễu Tông Nguyên, Tề Kỷ, Vô Khả … Bài viết Vấn đề tính xác thực của các tác phẩm và việc nghiên cứu thơ thiền thời Lý

của Nguyễn Phạm Hùng đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Đại học Quốc gia Hà

Nội số 4 – 2004 cũng thể hiện phần nào quan điểm so sánh ảnh hưởng thể loại (giữa thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc qua một số trường hợp trùng lắp tư liệu).

Từ biến văn, bảo quyển Trung Quốc và chân kinh Việt Nam, thử nhận định

về vai trò của Phật giáo hai nước trong sự hình thành tiểu thuyết là bài viết của tác giả Trần Quang Huy, đăng trên Tạp chí Văn học số 3 – 2003. Từ góc nhìn về vai trò biến văn, tác giả nhận định: ”trong thơ văn đời Lý Trần, chúng ta còn thấy một số bài sáng tác theo thể cách đặc biệt mà Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử gọi là những lối thơ mới như những bài ca dài ngắn không đều, không câu thúc vần điệu (như là Phóng cuồng ca của Trần Quốc Tảng1, Ái miên ca của ẩn sĩ núi Na) và những bài thơ lối sáu chữ của Trần Ngạc, Phạm Tông Mại). Những thể tài thi ca này rất ít thấy trong văn học điển nhã Trung Quốc.

Một cách dè dặt, chúng tôi tự hỏi phải chăng chúng có liên quan đến biến văn?”[95; 53].

Tác giả Nguyễn Công Lý trong chuyên luận Văn học Phật giáo thời Lý

Trần – Diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM) cùng nhiều bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học (NCPH) đã cung cấp một cái nhìn khá toàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

1Thực ra là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung)


Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 3

diện về văn học Phật giáo thời Lý Trần, trong đó có thơ thiền. Phần tìm hiểu về tư duy nghệ thuật trong chuyên luận nói trên có thể nói là một đóng góp có dấu ấn riêng của tác giả Nguyễn Công Lý. Nhận xét về đặc trưng thời đại, tác giả cũng lưu ý về vấn đề lệ thuộc, ảnh hưởng của văn học Lý Trần trước nền văn học Trung Hoa trên nhiều phương diện ngôn ngữ, thể loại, hệ tư tưởng, …

NCVH số 7 – 2005 có bài viết của Lê Từ Hiển nhan đề Basho (1644- 1694) và Huyền Quang (1254-1334) – sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mỹ. Đây là một trong số ít các bài viết chọn đối tượng so sánh nhà thơ – thiền sư Việt Nam với nhà thơ – thiền sư Nhật Bản. Ngay phần đặt vấn đề, tác giả đề cập đến “mối kỳ duyên” của thiền và thơ giữa ba nền thơ lớn: thơ Haiku Nhật Bản, thơ thiền Đường Tống của Trung Hoa và thơ thiền Lý Trần của Việt Nam như một cái nền rộng cho điểm nhìn so sánh. Tác giả Hoàng Thị Thơ mới đây trong công trình Lịch sử tư tưởng Thiền từ Veda Ấn Độ đến Thiền tông Trung Quốc (NXB KHXH, H, 2005), mục Thơ thiền có đề cập thơ thiền Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu ở giai đoạn Đường - Tống và Lý - Trần. Các tác phẩm thơ thiền Đường – Tống được tác giả nhắc tới là Chứng Đạo Ca (Vĩnh Gia Huyền Giác), Tham Đồng Khế Thảo Am Ca (Thạch Đầu Hy Thiên), Bảo Cam Tam Muội (Đông Sơn Ngộ Bản), Linh Khê Ca Thung Dung Lục (Thiên Đồng Chánh Giác), 100 tắc tụng cổ trong Không Cốc Tập (Đầu Tử Nghĩa Thanh), Sơn Cư Bách Vịnh (Viên Chiếu Tông Bản), Lãnh Trai Dạ Thoại (Huệ Hồng Giác Phạm).

Về các trí thức nghiên cứu Phật học miền Nam từ năm 1955 đến 1975, có thể nhắc đến các tên tuổi sau: Thích Mật Thể, Phan Văn Hùm, Nhất Hạnh (Nguyễn Lang), Lê Mạnh Thát, Trúc Thiên, Tuệ Sỹ, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Xuân Hồng, Trần Tuấn Mẫn, … Tác phẩm của họ không đơn giản là một công trình nghiên cứu văn học thuần túy, mà phần


lớn là những luận giải triết học, khảo sát văn bản, hệ thống tư liệu, biên soạn tự điển, giới thiệu và dịch thuật kinh điển Phật giáo, v.v… Song, chúng tôi nhận thấy việc họ đề cập và trích dẫn thơ thiền Lý Trần trong quá trình nghị luận là khá phổ biến.

Nguyễn Đăng Thục, tác giả của nhiều bài báo như : Tinh thần văn nghệ

Phật giáo Việt Nam (Tư tưởng số 4 – 1971, trang 43 – 67)), Tinh thần thiền học Việt Nam (Tư tưởng số 4 – 1971, trang 91 – 108), …rải rác có bàn về ảnh hưởng thơ thiền Trung Hoa đối với tư tưởng thơ thiền Việt Nam. Ông cũng là người giới thiệu liên tục trên Tư tưởng các số 2, 3, 4, 5 năm 1971 với nhan đề Tài liệu về quốc học và Phật học Việt Nam (chủ yếu qua Đại tạng Kinh). Đặc biệt trong các chuyên luận lớn như Phật giáo Việt Nam, Thiền học đời Trần…, ông đã chỉ ra một số luận điểm so sánh mang màu sắc mỹ học Thiền Phật giáo như : “Triết lý âm

thanh trong Trúc Lâm An Tử”, ảnh hưởng hoa sen trong truyền thống văn nghệ Việt Nam…Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (Nhất Hạnh) là công trình có tiếng vang không chỉ về khía cạnh hệ thống và sử liệu, điều đáng nói là tác giả đã trích dẫn hết sức tài hoa những bài thơ thiền Lý Trần thuộc vào loại độc đáo nhất của nền thơ thiền Việt Nam. Vì thế, tuy công trình thuộc loại khảo cứu Phật học nhưng lại mang tính văn chương khá rò; nhất là ở mục Thiền ngữ và hình ảnh thi ca [114; tr. 164 – 172]. Tác giả nhấn mạnh: “Sự xuất hiện tại Việt Nam năm 1069 của thiền sư Thảo Đường, đệ tử của thiền sư Tuyết Đậu, đã khiến

cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Đường đã mang qua Việt Nam các tác phẩm của Tuyết Đậu vốn thấm nhuần tính chất thi ca…” [114; 165]. Ngoài ra, năm 1966, trên Văn hóa nguyệt san số 1, Phạm Văn Diêu có bài Hai trăm năm lịch sử văn học nhà Lý có đưa ra lời nhận xét như sau: “Trong hình thức nghệ

thuật, văn học đời Lý là văn học chữ Hán, từ thể cách đến hình tượng ngôn ngữ


đều chịu ảnh hưởng tuyệt đối của thi văn Trung Hoa. Các thể cách đều được đem ra thể nghiệm: ca từ, ngũ ngôn, thất ngôn, cổ phong, Đường luật, văn biền ngẫu,

…” [50; 36].

Từ 1975 trở lại đây, việc nghiên cứu văn học Phật giáo nói chung, thơ thiền Lý Trần nói riêng ở miền Nam vẫn được tiếp tục với các bài báo và công trình nghiên cứu của giáo sư Minh Chi như tham luận Phật giáo và triều đại Lý Trần, Thơ thiền đời Lý, sách Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam (NXB

Tôn giáo, Hà Nội, 2003), hàng loạt công trình của Lê Mạnh Thát như: Tổng tập

văn học Phật giáo Việt Nam (3 tập), Toàn tập Trần Nhân Tông, Toàn tập Trần Thái Tông, Lịch sử Phật giáo Việt Nam (3 tập)… Sử liệu và luận chứng dồi dào, tham bác công phu, các công trình nghiên cứu Lê Mạnh Thát là chỗ dựa tin cậy cho giới nghiên cứu Phật học, nhất là khi đi vào các vấn đề văn bản, và quan

điểm “giải trung tâm” của tác giả đối với Phật giáo Trung Hoa và ảnh hưởng của nền Phật giáo này đến các nước đồng văn. Tác giả Thích Thanh Từ cũng đóng góp cho tiến trình nghiên cứu thơ thiền Việt Nam và Trung Hoa qua các công trình biên khảo, dịch thuật Thiền sư Việt Nam, Thiền sư Trung Hoa, Bích Nham Lục

Rất đáng chú ý là sự xuất hiện nhiều bài viết và chuyên luận về thơ thiền Lý Trần và văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XIV của Đoàn Thị Thu Vân. Quá trình nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến chân dung thể loại và chiều sâu triết học, mỹ học của thơ thiền mà tác giả là một trong những người có công tìm hiểu kỹ lưỡng. Mối quan tâm này có lẽ bắt nguồn từ khuynh hướng chung tìm hiểu thơ thiền có trong quá khứ học thuật của giới trí thức nghiên cứu Phật học ở miền Nam. Khởi từ tạp chí Đại học năm 1959 với bài viết

đặt vấn đề trực diện của Nguyễn Xuân Sanh: Ảnh hưởng của Phật giáo trong thi

ca, các tác giả miền Nam dù viết khảo cứu hay thẩm bình văn học Phật giáo đều


có chủ ý khai thác đặc chất nghệ thuật của những bài thơ thiền trong liên hệ với ảnh hưởng mỹ học Phật giáo. Công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỷ XI – thế kỷ XIV của tác giả Đoàn Thị Thu Vân được xuất bản vào năm 1997 có hẳn một chương so sánh thơ thiền Việt Nam với thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản. Tính từ giai đoạn 1945 đến nay, Đoàn Thị Thu Vân là tác giả đặt vấn đề đầu tiên về việc so sánh thơ thiền Việt Nam với các nền thơ

thiền khác trong khu vực với một luận điểm nghiên cứu rò ràng: “So sánh nghệ thuật thơ thiền Lý Trần với thơ Nho cùng thời và thơ thiền Trung Quốc, Nhật Bản”. Việc so sánh cụ thể thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc trong cuốn sách nói trên được tóm tắt như sau:

+ Giống nhau: về cách thể hiện gợi trực cảm, dùng thủ pháp ẩn dụ và

nghịch ngôn, dùng đối pháp trong thơ đối đáp, hệ thống thi liệu điển cố và hình ảnh nghệ thuật.

+ Khác nhau: thơ thiền Trung Quốc thiên về chất lý luận, ít trữ tình, trong

khi thơ thiền Việt Nam cân đối hơn trong lý luận và trữ tình. Thiên nhiên trong thơ thiền Trung Quốc đa phần là ẩn dụ trong khi thiên nhiên trong thơ thiền Việt Nam có thêm màu sắc hiện thực. Thơ thiền Trung Quốc triệt để dùng tinh thần thiền, chủ trương cô đọng, thơ thiền Việt Nam lại mang tính đại chúng hóa, bình dị. Thơ thiền Trung Quốc nói về đạo khá nhiều, đậm chất triết học, còn thơ thiền Việt Nam lại hướng đến bày tỏ tâm trạng cảm hứng mang mùi vị thiền, đậm chất nhân tình.

Tuy chỉ gói ghém trong vài trang, nhưng phần nghiên cứu so sánh thơ thiền Trung Quốc và Việt Nam của tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã chỉ ra gần hết những đặc điểm hết sức cơ bản về sự giống và khác nhau của hai nền thơ thiền. Chính từ những gợi dẫn thiết thực này mà luận án của chúng tôi đã phát huy thêm


hướng so sánh bản thể luận và nhân sinh quan trong thơ thiền Việt Nam – Trung Quốc.

Luận án tiến sĩ Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam, mục “Ý thức văn

học của các thiền sư thời Lý Trần” của Đoàn Lê Giang có đoạn: “Ở Trung Quốc, Vương Duy, Tô Thức đã đưa Thiền và Lão Trang vào thơ văn, làm cho thơ thêm phần lung linh, phiêu diêu, thoát tục. Nghiêm Vũ lấy thiền để ví với thơ, lấy thơ bàn về thiền (dĩ thiền dụ thi, dĩ thi luận thiền)(…) Ở Việt Nam, thời Lý Trần không có ai bàn về thơ văn theo quan điểm riêng của Lão Trang, nhưng tư tưởng Lão Trang hòa trong thiền thi thì có ảnh hưởng khá sâu sắc trong bộ phận thơ văn của các thiền sư mà Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung là một ví dụ tiêu biểu nhất” [63; 46]. Nhật Chiêu với loạt bài nghiên cứu nhiều số liên tiếp trên Văn hóa Phật

giáo từ số 8 đến số 11 - 2005 bàn luận về thơ thiền của các tác giả Trần Thánh

Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Huyền Quang… mang đậm phong cách mỹ học thiền tông. Tác giả cũng có bài so sánh Huyền Quang với Issa về cảm quan từ bi theo tinh thần thiền tông…

Về tình hình nghiên cứu so sánh thơ thiền Đường Tống ở nước ngoài, trong phạm vi khảo cứu của luận án, chúng tôi chưa tìm được một công trình nào so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống bằng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trường hợp so sánh phổ biến nhất ở các học giả Âu Mỹ là so sánh thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản từ cả hai phương diện thi pháp và nội dung. Tác phẩm Zen and

Japanese Culture (Thiền và văn hóa Nhật Bản) của Suzuki có nhiều phần viết so

sánh thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản (điển hình là thơ Haiku); cuốn Zen poems of China and Japan (Thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản) của nhóm tác giả Lucien Stryk và Takashi Ikemoto chuyển dịch năm 1973, cuốn The Poetry of Zen (Thơ thiền) do Sam Hamill và J.P. Seaton biên soạn năm 2004… đều hầu hết chỉ giới thiệu và chú thích, thẩm bình thơ thiền Trung Quốc với vài nét đối sánh thơ


thiền Nhật Bản. Tác phẩm Zen and Zen classics (Thiền và những tác phẩm Thiền học kinh điển) của Blyth cũng đóng góp thêm nhiều điểm nhìn về quan hệ thơ và thiền, trong đó, tác giả lại có xu hướng so sánh thơ thiền Trung Quốc với thơ thiền hiện đại của Mỹ, cùng một số bài thơ thiền Nhật.

Nhiều bài báo tiếng Anh nghiên cứu về thơ Đường có các nội dung chính như tìm hiểu ẩn dụ thi ca và thiền học, hình tượng con thuyền trong thơ Đường, mộng trong thơ Liễu Tông Nguyên, mây trắng trong thơ của thi Phật Vương Duy, đọc giải cấu trúc thơ ca cổ điển Trung Quốc, … cũng ít nhiều đề cập yếu tố so sánh thơ thiền, nhưng không rò rệt.

Bức tranh giới thiệu, nghiên cứu, so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống bên trên là nền tảng học thuật để chúng tôi đi đến một vài nhận xét chung sau:

a) Về giới nghiên cứu thơ thin ở Việt Nam

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thường bắt đầu từ việc khảo cứu tư tưởng, luận giải kinh điển, giới thiệu văn hóa Phật giáo đến tìm hiểu, phân tích thơ văn Phật giáo. Đối với các nhà nghiên cứu văn học, việc tìm hiểu thơ thiền được quan tâm về mặt thi học và tư tưởng chỉ bắt đầu từ những năm 1960 trở đi ở cả hai miền Nam và Bắc. Quá trình nghiên cứu bộc lộ rò các khuynh hướng sau:

1- Chống lại ảnh hưởng Trung Hoa, hoặc chứng minh những điểm khác biệt với tư tưởng Trung Hoa trên nhiều phương diện.

2- Chứng minh sự ảnh hưởng ngược trở lại của Phật giáo Việt Nam đối với Trung Quốc hoặc cho thấy sự đồng đẳng về tiến trình Phật học thời trung đại ở hai nước. Quan điểm này hầu hết được triển khai thông qua những khảo sát về văn học Phật giáo, nhất là vấn đề văn bản văn học Phật giáo cổ sơ xuất hiện tại Việt Nam. Hai sự kiện nghiên cứu lớn là việc tìm hiểu tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Bác và việc đặt vấn đề Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam.


3- Gắn kết đặc điểm của văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần với thời đại lịch sử Lý Trần, đặc biệt là ba cuộc chiến thắng quân Nguyên Mông vào đời nhà Trần. Đồng thời cũng nhấn mạnh tính “tùy tục”, “vui đạo tùy duyên” của thiền học Việt Nam.

4- Đi dần từ việc xem thơ thiền như một trường hợp văn học sử đến việc

xem nó là một thể loại văn học cổ có đặc thù lịch sử; đi dần từ việc đặt thơ thiền trong tương quan lịch sử – xã hội, tương quan thể loại văn học cổ đến việc đặt nó trong tương quan thi pháp văn học trung đại, và hơn thế, trong tương quan mỹ học Thiền tông nói chung.

5- Đặt thơ thiền trong mối quan hệ lớn giữa Phật giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam để phân tích, lý giải đặc điểm.

b) Về giới nghiên cứu thơ thiền nước ngoài

Việc nghiên cứu so sánh thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản được quan tâm nhiều nhất. Đặc biệt là các cuốn sách được biên soạn bằng tiếng Anh và trang web thiền học tiếng Anh rất được học giả thế giới quan tâm như http://www.thezensite.com/. Phần viết về thơ thiền Triều Tiên ít hơn nhiều, và chưa thấy biểu hiện so sánh cụ thể. Việc so sánh thơ thiền Trung Quốc với thơ thiền Nhật Bản và thơ thiền Mỹ hiện đại được nhìn từ các luận điểm lớn sau:

+ So sánh về quan niệm bản thể

+ So sánh về phong cách thiền gia

+ So sánh về loại thơ bàn về cái chết

+ So sánh sự ảnh hưởng tông phái thiền đến văn học thiền

+ So sánh thiên nhiên trong thơ thiền

Hiện nay, theo danh sách nghiên cứu sinh Khoa Đông Nam Á học của trường Đại học Cornell (Mỹ), chúng tôi được biết chỉ có một nghiên cứu sinh duy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022