Cảm Hứng Bản Thể Trong Thơ Thiền Đường - Tống


Trung Hoa có lẽ mới để lại dấu ấn rò hơn trong các sáng tác của nhiều nhà sư Đại Việt.

Qua khảo sát trên tổng số khoảng 70 bài thơ thiền đời Lý (do người viết chọn lựa), có đến 55 bài (ước chừng gần 80% trên tổng số bài) nhắc đến bản thể bằng các từ ngữ: chân tông, chân thân, bản tâm, như như, chân, bản lai, diệu bản, chân tính, chân tâm, tâm không, tâm, đạo, pháp tính, … Giọng điệu chính của thơ nổi lên rất rò khuynh hướng triết luận. Cảm hứng bản thể trong thơ thiền đời Lý thể hiện ở việc bàn trực tiếp, mô tả, diễn giải cảm giác chứng ngộ và sự lĩnh hội

về bản thể, phần lớn dày đặc không khí cửa chùa và đạo pháp. Các câu thơ gần như là lời minh định thêm những thông điệp có từ các bộ Kinh. Những bài thơ này mang rất nhiều cảm hứng của các luận sư (luận giải kinh điển của các nhà Phật giáo Đại thừa trong buổi ban đầu hình thành nền kinh điển luận giải27). Cảm hứng nhắc lại như một hình thức tu tâm thường xuất hiện rất rò trong hàng loạt bài thơ

thiền đời Lý. Về khía cạnh tinh tế này, tác giả Lê Văn Siêu, trong cuốn Văn học

Việt Nam thời (Thời văn minh rực rỡ nhất của ta) đã viết: “Người thời Lý đã dùng một loại thơ trầm lặng và trang nghiêm (không vui, không buồn, không sợ, không đau, không yêu, không ghét”[174; 98]. Ý kiến trên đây quả đã chạm đúng cái tinh thần triết luận trong sáng tác của các nhà sư thời Lý. Người đọc chính của thơ thiền đời Lý thực chất là các nhà sư và đệ tử của họ, hoặc ít ra, là những người đang mong cầu đạo học. Một bài kệ, hay bài thơ có tứ thiền, là sự tuôn chảy sức mạnh nội tâm từ cuộc đối thoại dưới ánh sáng đạo pháp. Đó là cuộc đối thoại khép kín của những người đồng tu, với những mật mã tôn giáo đã được biết


27 Xin đọc thêm bài Orality, writing and authority in South Asian Buddhism: visionary literature and the struggle for legitimacy in the Mahayana của David McMahan, History of Religions, Vol.37 No.3, Feb 1998, pp.249-274.


và chứng nghiệm từng phần, đậm đặc màu sắc thuyết giáo và tự ngộ. Sử dụng yếu tố triết luận trong trường hợp này cũng là hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Trong khi bàn về yếu tố “bản thể luận” nói chung của thơ thiền Lý Trần, các nhà nghiên cứu văn học thường tập trung vào thơ đời Lý. Nguyên nhân chính có thể vì thơ thiền thời kỳ này còn giữ nguyên phong vị triết luận nên rộng đường cho việc phân tích triết học bản thể. Và như thế, vấn đề bản thể luận trong thơ đời Trần ít được đề cập hơn, dường như bị đẩy về phía các công trình nghiên cứu triết học (chứ không phải văn học) Thiền đời Trần.

Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 (NXB KHXH, H, 1993) viết: “Khóa hư

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 13

lục là bài giảng về lẽ hư không đúng như cái tên gọi của nó (…), làm sáng tỏ cái bản thể chân như, cái tự tính siêu việt” [253; 214]. Tất nhiên, Khóa hư lục không phải là thơ, nhưng nó tập hợp nhiều bài thơ thiền do Trần Thái Tông chấp bút.

Những bài kệ tụng cùng với luận thuyết tôn giáo của ông được qui là: “quan niệm sự kiến tính hay sự chứng ngộ như là sự trở về quê hương”[255; 214]. Đặc điểm “trở về quê hương” trong quan niệm tìm về bản thể của vua Trần Thái Tông đã khơi mào cho khuynh hướng “duy tình” trong nhãn quan triết học của các thiền sư – thi sĩ đời Trần. Các khái niệm chân tông, chân thân, bản tâm, như như, chân,

bản lai, diệu bản, chân tính, chân tâm, tâm không, tâm, đạo, pháp tính, … đã nêu

bên trên dường như ít được sử dụng hơn ở thơ thiền thời Trần.

Cái Tâm trở thành dòng tư tưởng cốt lòi xuyên suốt thiền học đời Trần. Điểm đáng nói nhất ở đây là tư tưởng “biện tâm” – thuật ngữ được xuất hiện lần đầu trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông và trở thành tinh thần của Thiền đời Trần: “Không kể là kẻ sống ẩn dật trên núi hay là sống giữa thị thành, không kể là tăng hay tục, không phân biệt tại gia hay xuất gia, chỉ cốt biện tâm…”. Biện tâm, nói ngắn gọn, là chuyển hóa và điều phục Tâm để đạt đến giải thoát trong chính hiện tại. Đằng sau thuật ngữ biện tâm chứa đựng rất nhiều hạt nhân tư


tưởng thiền học đời Trần. Lê Mạnh Thát đã giải thích mô hình “biện” này từ quan điểm “lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình” [222; 739] mà Trần Thái Tông tâm niệm sau cuộc gặp gỡ với sư Phù Vân trên núi Yên Tử. Con đường từ “biện tâm” đến “tức Tâm tức Phật” là con đường Thiền Trúc Lâm đã chọn lựa để hoàn tất sứ mệnh lãnh đạo tâm linh dân tộc suốt triều Trần. Và như thế, vấn đề bản thể không dừng lại ở

những suy tư trừu tượng có màu sắc huyền bí về Chân Như mà trở thành vấn đề

của Tâm và sự thực hành Tâm đạo trong đời sống. Luận về Tâm, hành đạo trong Tâm, và xuất xử theo tiếng nói của Tâm – đó là tinh yếu thiền học đời Trần nhìn từ góc độ bản thể luận.

Triều nhà Trần kéo dài từ năm 1225 đến năm 1400 với sự xuất hiện nhiều ông vua biết yêu mến Phật pháp, văn vò song toàn, những hoàng đế-thiền sư-thi sĩ hết sức đặc biệt. Nhận định về Trần Nhân Tông, ông vua thuộc vào hàng vĩ đại nhất thời trung đại ở Việt Nam, tác giả Trần Thị Băng Thanh cho rằng ông đã tách đạo Phật ra khỏi đời sống chính trị và trả lại cho nó nhiệm vụ chính yếu của một tôn giáo: chăm sóc đời sống tâm linh của con người [212; 30-31]. Việc

bóc tách tôn giáo ra khỏi chính trị dẫn đến sự thay đổi không những về tính chất các nhà thơ - thiền sư mà còn ảnh hưởng kín đáo đến người tiếp nhận. Sự thay đổi người đọc bên trong của thơ thiền đã tác động sâu sắc đến giọng điệu, cách cảm cách nghĩ của các nhà thơ thiền sư; từ đối tượng là các nhà sư, các bậc đạo học, với các mối quan tâm lớn là việc triều chính, dùng nhiều hình thức sấm ngôn ở thời Lý, thơ thiền Đại Việt đã chuyển dần sang cảm xúc của cảnh sắc trần gian, với một không gian đối thoại khác, không còn bó hẹp trong khuôn khổ triều chính hoặc chốn thiền môn, mà một mặt mở ra một thế giới rộng lớn với nỗi xúc động hồn nhiên tươi mới, mặt khác lại đi dần vào cảm thức riêng của mỗi thiền sư, kể


cả những niềm bi cảm kín đáo về nhân sinh, tạo nên những tiếng nói đa thanh28. Có thể nói, cái say nhân tình thế thái lồng trong cái say hành đạo ở hàng loạt bài thơ thiền đời Trần là một đặc điểm ít thấy trong hệ thống thơ ca nhà chùa. Đặc điểm này chi phối cảm hứng bản thể thơ thiền đời Trần khá rò. Nhìn chung, thơ thiền đời Trần cũng tập trung tinh hoa lý luận và hình tượng nghệ thuật vào việc khám phá bản thể luận Thiền Phật giáo rất rò. Khảo sát 140 đơn vị thơ thiền đời Trần, chúng tôi thấy có đến 86 bài trực tiếp bàn về bản thể, chiếm đến 61, 4 % tổng số thơ thiền của giai đoạn này.

Mặc dù rải rác đây đó, các thiền sư thời Lý cũng đã dùng đến cách diễn đạt khá hữu tình là nhà để chỉ bản thể; song nhà ở đây là một hình tượng sẵn có trong kinh điển Phật giáo, về nhà là trở về với Tâm không, Chân như chứ không nhấn mạnh tương quan về nhà nghĩa là về với Mẹ, cũng như không nhấn mạnh điểm nhìn từ phía sa bà (ta bà), hay nói một cách uyển chuyển, là không tô đậm

niềm bi cảm của vướng mắc.

Dòng chảy văn học thiền đời Trần mở đầu bằng nhà thơ – hoàng đế Trần Thái Tông, và kết thúc bằng nhà thơ với huyền thoại đầy tính thế tục: Huyền Quang tôn giả. Điều ấy cũng làm rò thêm con đường nhận thức bản thể ở các nhà thơ – thiền sư đời Trần đã dần đi vào chiều sâu hơn, có nhiều yếu tố thế tục hóa và chuyên chở trọn vẹn tư tưởng thiền học đời Trần. Nhu cầu thiết tha được thấy (kiến tánh) và gắn bó (trở về) với bản thể không phải là đặc điểm dễ nhận ra trong thơ đời Lý. Niềm tin xác quyết của họ là đạo bản vô nhan sắc (nghĩa là đạo vốn dĩ không có khuôn mặt). Có lẽ vì thế họ đã bỏ qua cách gọi tên bản thể như là mặt người mẹ, mà chỉ nhấn mạnh cái cốt lòi của bản thể có nội dung Phật học. Nói cách khác, đối với các thiền sư thời Lý, tâm thế tu trì mạnh hơn tâm thế sáng

28 Xem thư mục [208]: “Không biết có thể mượn thuật ngữ của Bakhtin để nói thơ của Huyền Quang đa thanh được không, nhưng quả thật, thơ của ông có nhiều tiếng nói: khi vui, khi buồn, khi thương mình, khi thương người, khi phiền trách, khi an ủi, khi cô đơn, khi hòa đồng”.


tạo. Họ quan tâm đến hệ quả của việc an trú trong bản thể hơn là hành trình của sự an trú. Trong khi đó, thơ thiền đời Trần lại quan tâm sâu sắc đến việc nghệ thuật hóa con đường trở về bản thể qua hình ảnh: về nhà, về với Mẹ. Việc hình dung bản thể dưới ánh sáng của “bản lai diện mục” và cụ thể hóa thành “Nương sinh diện” (Gương mặt người mẹ) là một phát hiện mỹ cảm rất ấn tượng của thơ thiền đời Trần.

Chúng tôi hình dung thuật ngữ Gương mặt người mẹ bị chi phối từ hai cấp độ liên tưởng:

- Xuất phát từ thuật ngữ Bản lai diện mục (Khuôn mặt xưa nay) lấy từ tích Lục Tổ Huệ Năng với sự kiện Thượng Tọa Minh.

- Xuất phát từ cách diễn giải trong các Kinh Phật cho rằng Mẹ là đạo, là Chân Như, là ánh sáng Bát Nhã.

Từ hai cấp độ đó, có thể thấy rò xu hướng Nam Tông (một nhánh thiền khởi từ Lục tổ Huệ Năng, đối trọng với hướng Bắc tông của Thần Tú) của thiền Trung Hoa đậm đặc trong cách nói “nương sinh diện” thế nào. Các thiền sư-thi sĩ đời Trần yêu thích cách gọi này hơn, rất có thể một phần lớn là do ảnh hưởng sâu sắc lối hành Thiền có từ Lục Tổ Huệ Năng, xuống đến đời Vô Ngôn Thông, rồi đến Tiêu Dao thiền sư, bậc thầy của Tuệ Trung thượng sĩ. Đây cũng là một ý kiến để tham khảo thêm: “Mặc dù tòa nhà Thiền được chống đỡ bởi hai cột trụ chính Kiến và Hành, giáo lý nhà Thiền phần lớn vẫn nhấn mạnh vào kiến hơn. Lời của sư Bách Trượng: “Nếu một đệ tử có thị kiến ngang với thầy mình, hắn chỉ có thể, nhiều nhất là, thành tựu được một nửa những gì mà ông thầy đã thành tựu. Chỉ khi nào một đệ tử có thị kiến vượt thầy, hắn mới xứng đáng được truyền thụ” [19; 92]. Kiến tánh là yêu cầu cốt tủy của một thiền sư. Do đó, lấy cảm hứng từ kiến tánh (ở đây là “nhìn thấy gương mặt Mẹ”), các nhà thơ-thiền sư đời Trần


đã vô tình bộc lộ một phần tính chất thiền học cũng như xu hướng chuyển đổi ý thức thẩm mỹ của họ.

2.2.2 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Đường - Tống

Triết lý bản thể ở các nhà thơ – thiền sư đời Đường Tống nói chung bộc lộ rò tính năng động trí tuệ qua việc huy động hàng loạt các hình ảnh chỉ bản thể có trong lịch sử kinh điển Phật giáo, trong thiền tịch và trong truyền thống thơ ca của họ như: gương mặt gió đông (đông phong diện), ảnh tượng nguyên sơ (tố ảnh), sóng nước (ba động)… Hứng thú giải thích, chú giải, biện bác… là những đặc tính dễ nhận thấy trong các bài thơ thiền Trung Hoa. Trong tổng số 300 bài thơ thiền Trung Quốc được chọn khảo sát tìm hiểu trong luận án, chúng tôi thấy có 187 bài trực tiếp bàn về những khái niệm xung quanh vấn đề bản thể luận, chiếm tỷ lệ 62,3%.

Trong khi thơ thiền Lý Trần hình dung bản thể với các hình tượng lớn như gương mặt người mẹ, trăng mùa thu, thì thơ thiền Đường Tống lại không quan tâm lắm đến hình tượng gương mặt người mẹ và thay thế nó bằng cảm hứng về suối nguồn, mây trắng, đặc biệt là yếu tố gợi tả chân không trong các biểu hiện của tự nhiên.

Sự khác biệt giữa cảm hứng bản thể thơ thiền đời Đường và đời Tống xuất

phát từ các tư trào triết học của hai triều đại, với khuynh hướng vận động từ “duy tình”, “duy mỹ” sang “duy lý”.

a) Phạm trù “ý cảnh” đời Đường là điểm nhìn mỹ học rất quan trọng đối với lý luận thi học thơ thiền nói chung. Thơ thiền có nội dung ý cảnh chiếm đến 40% thơ thiền đời Đường Tống. Ý cảnh có thể hiểu là tâm cảnh. Ý cảnh (hay tâm cảnh) ở đây có liên hệ nội tại với “cảnh giới” là một thuật ngữ Phật học. Trong yếu tính của tu tập, cảnh giới thực chất phản chiếu sự “thấy biết” của hành giả. Tinh thần của Phật giáo Đại thừa thể hiện rò nhất nơi quan niệm về “thấy biết”


này của Phật giáo Trung Hoa, đặc biệt là Thiền tông. Nếu như Phật giáo nguyên thủy quan niệm về sự “thấy biết” một thế giới an lạc và thanh tịnh tập trung ở “định niệm” và “trụ tâm” thì Thiền tông Trung Hoa đẩy sự “thấy biết” này lên thành thực tại tuyệt đối. Thấy biếtđến đâu thì chân dung thực tại mở ra đến đấy. Nói cách khác, “thấy biết” chính là thực tại. Do vậy, cảnh giới là cảnh giới

“nội tâm” nhưng lại thiết lập được mối dây huyền diệu với cảnh giới “vạn pháp”. Cảnh giới phản chiếu sự “du lý” của cái Tâm, tức là sự qua lại của Tâm nơi nó được an trú. Đặc điểm triết học vừa nêu chi phối rất nhiều các nhà thơ – thiền sư đời Đường khi họ đặt bút đề thơ. Cảnh không chỉ đơn giản là cảnh của tình, của ý, mà là của tâm đạo. Và như vậy, sự thể hiện bản thể trong thơ thiền đời Đường cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của nguyên tắc “ý cảnh” này. Diệp Lãng trong Trung Quốc mỹ học đích phát đoan (Sự khởi đầu của mỹ học Trung Quốc) cũng nhận định: “Trong mỹ học đời Đường, phạm trù “cảnh” là kết tinh của lý luận ý thức thẩm mỹ đời Đường” [336; 119]. Khâu Chấn Thanh ở những năm 80 của thế kỷ XX cũng nhấn mạnh: “ý cảnh không phải chỉ là một yêu cầu bức thiết trong sáng tác của nhà thơ, mà còn là một tiêu chuẩn thẩm mỹ rất được coi trọng trong việc thưởng thức, đánh giá văn nghệ truyền thống của Trung Quốc”[213; 215].

Phát hiện vô cùng đặc sắc về mối quan hệ của cụm quan niệm cảnh – ý

cảnh – tâm cảnh – cảnh giới mà các nhà thi học đời Đường nêu ra khiến cho việc bình giảng, chú thích thơ thiền có khuynh hướng trở thành việc giải mã ý cảnh, qui cảnh về tâm. Ví như rất nhiều lời bình của Lý Miễu trong Thiền thi tam bách thủ: “Diệt bỏ cây gai và dây leo, mấy đám mây trời làm bạn cùng tuyết đều là thủ pháp tượng trưng, tượng trưng cho sự tu đạo đã đạt tới cảnh giới cao”[339;

126], “Thiền sư tả núi thường có tính tượng trưng, dùng để thể hiện Phật tính sâu thẳm vô hạn, hoặc thể hiện còi thiền không còn vướng víu trần tục” [339; 58], “Cảnh thanh tịnh chính là còi tu đạo, không cần đi chiếm lấy cảnh thanh sơn lưu


thủy” [339; 122], “Cảnh đẹp là thánh cảnh để tu đạo. Cảnh đẹp ở đây là cảnh u tĩnh thanh nhã thoát khỏi cảnh trần tục, khiến người giác ngộ thấy rò tự tính…” [339; 65], v.v… Rò ràng, đã tồn tại một ý thức lồng ghép tư tưởng bản thể luận Thiền Phật giáo vào hệ thống thơ ca sơn thủy, thơ điền viên đời Đường, tạo ra một ấn tượng mãnh liệt về mối dây kết nối thiền cảnh và tâm cảnh rất đặc trưng của

thơ thiền.

Mục “Kinh nghiệm mỹ cảm của Thiền và kinh nghiệm mỹ cảm của Thơ” trong sách Đường đại thi ca dữ thiền học của Tiêu Lệ Hoa xác định yếu tố “ý cảnh” xuất phát từ thời Đường có liên quan chặt chẽ đến Phật học. Ông cũng nhắc đến thuyết “diệu ngộ” của Nghiêm Vũ, hay “Thần vận” của Vương Sĩ Chân đời Thanh. Trong công trình thi học thơ thiền dày dặn công phu này, Tiêu Lệ Hoa đã phác họa chân dung một nền thi học hướng về “ý cảnh” qua các ý kiến được xâu chuỗi của nhiều nhà thơ, nhà bình luận văn học nổi danh đời Đường. Ông cho rằng: “cảnh không phải là một ngọn cỏ, một loài cây, một bông hoa, một trái chín mà là nguyên khí lưu động từ cội nguồn tạo hóa tự nhiên” [336; 120]; Mặt khác, ông cũng ghi nhận “ý cảnh là cảnh giới ý thức của nội tâm”.

Thi cách của Vương Xương Linh, Thi thức của Thích Hiệu Nhiên, và Thi

phẩm của Tư Không Đồ đều ít nhiều bàn về phạm trù “ý cảnh” trong thơ.

Vương Xương Linh viết trong Thi cách như sau: “Xếp ý làm thơ thì nên lắng đọng lòng, mắt nhìn thấy vật thì đem lòng diễn tả vật ấy, đi sâu vào cảnh giới” [336; 119]. Còn Thi thức của Hiệu Nhiên thì cho rằng: “Khi đạt (dụng cảnh), đến chỗ chí nan chí hiểm, lúc đầu thấy những câu lạ, sau khi thành bài thơ, xem khí mạo của bài thơ, thong thả nhàn nhã, không nghĩ mà được, đó mới là cao thủ”[336; 119]. Tư Không Đồ, chia sẻ với Đới Thúc Luân quan niệm “Tượng ở ngoài tượng, cảnh ở ngoài cảnh” mà đặc biệt xem trọng sự hàm súc thi ca. Cuốn Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc do Khâu Chấn Thanh biên soạn

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí