Thiên Nhiên Và Những Biểu Tượng Thiền Học


Trong thế giới thơ thiền, một cánh hoa được nhắc tới không phải để chia sầu chuốc hận, một ánh trăng được nhìn thấy không phải để nhắc nhớ một mối tình ly biệt. Kinh nghiệm trong thơ thiền không thuộc về các xúc cảm xã hội hay thời cuộc, không phải là một thứ kinh nghiệm để kết thúc một bài học, không phải là kinh nghiệm thuộc về thời gian thường nhật và thế sự, mà là một dạng

kinh nghiệm thường trực về sự có mặt của con người, kinh nghiệm tham dự vào sự

sống, kinh nghiệm về năng lượng. Hình ảnh con thuyền không; hoa sen trong lửa; trăng soi đáy nước; con vượn bắt bóng; con trâu đất; ẩn dụ đóa mai; cảm nghiệm về mùi hương; hình ảnh mây trắng (là hình ảnh phổ biến và có khả năng biến ảo về nội dung biểu đạt) … đều là những mô-đun tư tưởng mà người đọc có thể soi chiếu và tham chiếu trong nhiều phương diện tâm linh của đời sống.

Một cái nhìn bất chợt vào sự sống, dù sự sống ấy chỉ là một cánh hoa dại bé nhỏ bên đường, một cánh cò mất hút trong chiều, hay một sợi cát đằng vô danh cũng đều phản chiếu một thứ kinh nghiệm sâu kín của nhà thơ-thiền sư về khả năng nhận biết và tham dự vào một cuộc sống toàn mãn, cuộc sống như nó là. Cành mai Mãn Giác, đám mây tự tại của Tuệ Trung, ánh trăng của Trần Nhân Tông, con thuyền không của Tuệ Trung… chính là những tâm gương thiên nhiên trong trẻo nhất phản ánh trung thực bước đường tu chứng của các nhà thơ- thiền sư. Qua đó, thiên nhiên còn phản ánh sự trưởng thành về Tâm và Kiến.

Yêu mến thiên nhiên cũng là cách làm nảy nở tâm từ bi. Từ - bi hỷ - xả

bốn công cụ chính của đức Bồ Tát khi bước vào còi chúng sinh. Thể hiện trong thơ thiền tinh thần này là lòng yêu quí cây cỏ, côn trùng, lắng nghe âm thanh thế giới, hòa bản tâm vào thế giới. Thiên nhiên như là tiếng nói khác, nằm ngoài dục vọng sân hận của con người. Bên cạnh đó, từ bi còn là sự hồn nhiên yêu mến, nhìn thiên nhiên trong vẻ đẹp dung dị của tâm ta và tâm người, của tâm ta và tâm vạn vật. Thơ thiền Nhật Bản, đặc biệt trong thơ Haiku, người ta đã khám phá ra


một thế giới vô cùng sinh động của những con vật bé nhỏ, ngây thơ, từ chú chuột nghịch ngợm cho đến cành triêu nhan lặng lẽ. Đó là hình hài của tự nhiên tụ lại trong một cái nhìn từ bi. Đối với thơ thiền Việt Nam, thiên nhiên Phật hay những cảm nghiệm về sự bình yên hoặc an lành của chúng sinh là yếu tố thường được nhắc đến.

2.1.2. Thiên nhiên và những biểu tượng thiền học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Thiên nhiên trong cái nhìn thơ ca trung đại thực sự là một nơi di dưỡng tinh thần, là quê hương chân thật và vĩnh hằng của con người. Những lớp học trong rừng, trên núi của các bậc đại sư (Guru) Ấn Độ ngày xưa, cho đến những chốn lam tuyền ẩn mình của người Trung Hoa cổ… đều là dấu ấn của những nền văn minh hướng về thiên nhiên. Nhiều tâm sự lớn lao được nuôi dưỡng trong lòng thiên nhiên. Sông Hằng linh thiêng, núi Himalaya vĩ đại, dãy Lư Sơn trùng điệp, núi Yên Tử huyền mộng… chính là biểu tượng cho nơi cất giữ tâm linh của những người hành đạo, tu tâm. Thiên nhiên, trong quan niệm Nho gia, cũng là nơi giữ gìn khí tiết, gột rửa tâm hồn, thậm chí là nơi nương tựa trong những khúc quanh bất trắc chốn quan trường… Trở về thiên nhiên chính là trở về nguồn cội. Người thầy vĩ đại này có lúc được nhìn như biểu tượng về bản thể, là Đạo, là Tâm. Thiên nhiên hữu hình là vạn pháp của một thiên nhiên vô hình. Thiên nhiên soi chiếu và đánh thức những phần sâu kín trong năng lượng hòa nhập và ý chí con người.

Thiên nhiên không chỉ là thầy, thiên nhiên cũng là người bạn tri âm của tâm hồn con người. Nhờ thiên nhiên nói hộ lòng mình, tìm thiên nhiên để bộc lộ mọi biến cố tinh tế của nội tâm – cách hành xử này của con người cho thấy thiên nhiên có một sức mạnh vô hạn trong việc lắng nghe và nâng đỡ những ai muốn cậy nhờ nó. Thiên nhiên là tri âm còn ở ý nghĩa không thay đổi phù phiếm và toan tính như lòng người. Vì vậy mà các bậc nhân sĩ xưa thường lấy chuyện tùng

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 12


cúc làm sự dưỡng tâm, lấy mây trắng núi cao làm nơi tiên cảnh cho tâm hồn hướng về cái đẹp.

Không thể hình dung một phong cách sống nhàn tản, ẩn dật mà lại không có thiên nhiên. “Nhàn” rất gần với sự cô tịch, đơn sơ của Thiền. Vì vậy, trong tư thế ẩn dật, nhà nho, thiền sư và đạo sĩ cũng thường gặp nhau ở giấc mơ xa đời, tránh đời. Và dường như chỉ khi nói về thiên nhiên, các nhà Nho mới tìm thấy tâm tình gần gũi với tinh thần Lão - Trang và Thích Ca, cũng như trong hình ảnh thiên nhiên, các thiền sư có có hội gặp gỡ chiều sâu nhân cách nho gia và đạo sĩ. Thiên nhiên giúp cho họ cùng đi trên một con đường của Đạo Tâm. …

Thiên nhiên trong thơ thiền thường được chia làm hai loại: thiên nhiên biểu tượng và thiên nhiên hiện thực.

Thiên nhiên hiện thực trong thơ thiền có thể hiểu đơn giản là thiên nhiên được mô tả một cách trực tiếp, không câu nệ biểu tượng. Cảm hứng sáng tác của nhà thơ thuần túy có tính chất nghệ thuật, không đặt nặng yếu tố ẩn dụ tôn giáo. Ranh giới tinh tế giữa thiên nhiên hiện thực và thiên nhiên biểu tượng nằm ở chỗ: khi nhà thơ cố tìm biểu tượng trong cảnh thì sẽ đối mặt với nguy cơ hạn chế sức cảm nhận vô tư của người đọc. Nhưng nếu cái thiên nhiên hiện thực ấy của nhà thơ không đủ sức chứa đựng đằng sau nó một ý tưởng sâu xa, một triết lý kín đáo hoặc một kinh nghiệm mỹ cảm nào đó thì nó cũng dễ dàng bị bỏ quên trong sóng thời gian và trong lòng người đọc. Biểu tượng phải đạt đến mức “vô tâm” thì mới thực sự gây ấn tượng nghệ thuật và tư tưởng cho người tiếp nhận. Vì vậy, sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối.

Tóm lại, thiên nhiên biểu tượng chiếm phần lớn trong thơ thiền, từ những gợi ý cho đến những ẩn dụ đậm đặc. Tính biểu tượng, gợi ý, ẩn dụ của thiên nhiên trong thơ thiền là sự xuất hiện tất yếu của loại hình thơ ca có chức năng tôn giáo và mang màu sắc triết học. Ngay cả những câu thơ của thiền sư Viên Chiếu


hoặc trong các ngữ lục, đối cơ, nếu có vận dụng hình ảnh thiên nhiên (và mặc dầu được thể hiện khá tự nhiên), thì cảm hứng của các nhà thơ – thiền sư vẫn thiên về hứng thú giảng giải và tỏ bày niềm tin đạo pháp chứ không phải là hứng thú sáng tạo thuần túy.

Có thể xét đến các biểu tượng cơ bản sau:

- Biểu tượng bản thể: Thiên nhiên hiện thân cho bản thể (núi, trăng soi đáy nước, tiếng vượn rừng sâu);); Thiên nhiên với Tâm người (Hoa sen, hoa mai).

- Biểu tượng tu chứng : cụm hình ảnh trâu, ngựa, hình ảnh con đường, …

- Biểu tượng khai ngộ : hoa đào, mùa xuân…

Thiên nhiên biểu tượng trong thơ thiền góp phần quan trọng tạo nên “linh hồn” của thơ thiền. Thiên nhiên đó không thuộc về thế giới được mô tả, được kể lại. Thiên nhiên đó luôn là tiếng nói, là người đại diện cho luồng “tâm đạo” bên trong của những thiền sư – thi sĩ. Về ấn tượng thiên nhiên và bản chất thiên nhiên trong thiền, nhà nghiên cứu mỹ học thiền tông nổi tiếng Blyth trong Thiền

và những tác phẩm Thiền cổ điển (Zen and Zen classics) viết: “Thiền mang đến

cho chúng ta “lời giảng pháp trên hòn đá và cuốn sách trong dòng suối chảy”. Có thể nói, thiên nhiên thực sự đã tạo nên không gian tâm linh và trí tuệ trong thơ thiền.

Con mắt của thơ thiền là con mắt trầm mặc, không thích đầy mà thích trống, không thích chói lọi mà thích u huyền. Dạng vận động và hình ảnh thường được nhắc đến trong các kinh điển Phật giáo như: một ngón tay chỉ xuống làm ba ngàn thế giới rung động, một sợi lông chứa tam thiên thế giới, một giọt sương lấp lánh hồi quang của còi người, đều ít nhiều để lại dấu vết của chúng trong thi hứng và cảm xúc sáng tạo của các thiền sư-nhà thơ. Các nhà thơ-thiền sư ấy chuộng sự đơn sơ, tịch lặng; có thể họ chỉ dùng vài ba hình ảnh đã trở thành biểu tượng hoặc vài ba mô-típ hình tượng có thể thống kê ra được, nhưng lại tạo được


một sự sống thực sự sinh động đằng sau tất cả sự giản đơn sâu kín ấy25. Phân tích quan điểm này, Kenneth viết: “Vì các nhà thơ thiền tin rằng mọi hiện tượng cuộc đời (dharmas, nghĩa là các pháp) đều là những tồn tại nhỏ nhoi của một hiện thực vẹn toàn nên xem ra họ có thể chọn bất kỳ một đối tượng nào cho bài thơ của mình nhằm diễn đạt cái toàn vẹn ấy. Tuy nhiên, trên thực tế, họ có xu hướng dè dặt cao độ trong sự lựa chọn chủ đề và hình ảnh, dựa trên một số khuôn mẫu nào đó để gợi lên sự hưởng ứng từ phía người đọc. Sự lặng lẽ mộc mạc của các thiền sư, sự chừng mực giản dị và môi trường hòa mục phù hợp với sự biểu tượng hóa trạng thái thiền định của tâm trí nhà thơ, giải phóng họ ra khỏi những giá trị và hệ lụy thế tục” [302; 118]. Như vậy, ý nghĩa biểu tượng trong thơ thiền đối với Kenneth còn mở rộng ra thành quá trình “biểu tượng hóa” trạng thái thiền định dựa trên sự giản dị của chất liệu sáng tạo.

Nhìn tổng quan, không gian thiên nhiên trong thơ thiền bao gồm các lớp biểu tượng, các lớp nghĩa và thể hiện dày đặc một thị kiến sâu sắc, hồn nhiên của thiền sư-thi nhân. Thiên nhiên không còn là cảnh tượng, cảnh vật, mà trở thành cảnh giới. Thiên nhiên không đơn giản chỉ phản chiếu nội tâm con người, không chỉ là nơi ký thác cảm xúc và ước mong. Thiên nhiên trong thơ thiền là kỳ tích tinh thần của những hành giả thiền - những người đã nhìn thấy đất trời hoa cỏ như một biểu hiện tâm linh và cũng là phương tiện sống còn để nuôi dưỡng đạo tâm. Sự thấy biết, cảm nghiệm Thiên nhiên ở đây gắn với sự thực hiện bản thể trong chính bản thân mỗi thiền sư, cư sĩ hoặc thi nhân chịu ảnh hưởng thiền tông.


25Quan điểm này của chúng tôi có phần khác với quan điểm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phạm Hùng: “quan niệm về “tam thiên đại thiên thế giới” của nhà Phật rất xa lạ với quan niệm thế giới lấy Trung Quốc làm trung tâm của nhà Nho. Thời gian nghệ thuật của thơ Thiền luôn vận động, biến đổi, do quan niệm của nhà Phật về sự luân hồi và biến chuyển vô thường của vũ trụ. Cho nên câu thơ thiền thường hoạt hơn câu thơ của các nhà Nho”[92; 75]. Chúng tôi lại cho rằng, các nhà thơ thiền sư khi sáng tạo thơ thiền cũng chỉ sử dụng một số điển tích công cụ, thậm chí còn ít ỏi hơn kho tàng điển tích của nhà Nho, để diễn đạt một nội dung khác với nội dung thơ Nho, chứ không phải vì thoát ly khỏi hệ thống ước lệ của cộng đồng thẩm mỹ để đạt tới tính cá biệt thẩm mỹ mà sáng tác của họ trở nên phong phú hơn.


2.2 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống

Văn học Phật giáo là khái niệm gồm cả kinh điển lẫn tác phẩm văn học có ảnh hưởng triết lý Phật giáo. Yếu tố ẩn dụ trong văn học Phật giáo nói chung, ẩn dụ bản thể nói riêng, đều bị chi phối bởi đặc điểm ngôn ngữ Phật giáo với hệ tư duy và triết học đặc thù. Nếu cho rằng có ba loại ngôn ngữ chính được sử dụng trong các kinh điển gồm: ngôn ngữ phủ định, ngôn ngữ trực chỉ và ngôn ngữ hình ảnh thì ngôn ngữ ẩn dụ và thí dụ thuộc vào loại thứ ba (ngôn ngữ hình ảnh)26. Như vậy, ẩn dụ bản thể nằm trong hệ thống ngôn ngữ ẩn dụ và triết học Phật giáo. Ẩn dụ bản thể vì thế vừa mang tính chất nghệ thuật ngôn từ, vừa là tiêu điểm chứa

đựng chiều sâu triết lý bản thể của Phật giáo nói chung. Chúng là một bộ phận không thể thiếu được đối với loại hình văn học tôn giáo, ở đây là thơ thiền. Không có gì lạ khi thơ thiền có nội dung bản thể luận chiếm đến 55% vào thời Lý Trần (trên tổng số 210 bài và 50 đơn vị thơ rải rác trong các ngữ lục được chọn) và 60% vào thời Đường Tống (trên tổng số 300 bài). Chúng tôi nhận thấy có thể tìm hiểu ẩn dụ bản thể trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống từ các góc độ sau:

- Bản thể gắn với những biểu tượng, hình ảnh linh hoạt về thế giới giải

thoát, cảnh giới giải thoát.

- Bản thể được hình dung là nơi trở về của con người, do đó, cũng là con đường sâu thẳm kêu gọi sự thực hiện bản thể, hay thể nghiệm bản thể, trong chính đời sống.

- Bản thể là vẻ đẹp tịch lặng và vô tư của thiên nhiên và thế giới nói

chung.

Các biểu hiện chính nêu trên làm toát lên tinh thần “bản thể luận” hết

sức sâu sắc của các tác phẩm văn học Phật giáo.


26Xem thêm Khái quát về ngôn ngữ kinh điển Phật giáo, Thanh Châu, NCPH, số 6-2003.


Thưởng thức vẻ đẹp của bản thể không đồng nghĩa với việc thưởng thức một cảnh đẹp thiên nhiên thông thường. Từ quan niệm đời sống như là còi tạm, và giải thoát là trở về với ngôi nhà bản tâm, người đọc cần hình dung “ngôi nhà” như một biểu tượng bản thể hàm chứa rất nhiều yếu tố triết học và tâm linh tinh tế; đó là “ngôi nhà” kiên cố nhưng rỗng rang, bao dung lồng lộng nhưng mơ hồ khắc nghiệt; do vậy, “nhà” là đích đến cuối cùng của những khách trần khi đã

tìm được vào nơi trú ngụ duy nhất.

Xuất phát từ tính chất “hướng nội”, “nội quán”, “nội chứng” của Thiền Phật giáo, các ẩn dụ bản thể có trong những bài thơ thiền đa phần đòi hỏi một trực giác cảm nhận nhiều hơn là tri thức kinh điển. Một dòng sông trong vắt tĩnh lặng, một đám mây trắng bay cuồn cuộn trong chiều, một ngọn núi sừng sững thâm u… là những hình ảnh thiên nhiên có thực; song, khi nó xuất hiện trong thơ thiền, những hình ảnh này vẫn có thể được khoác thêm biểu tượng về bản thể, khơi sâu thêm tinh thần triết học Thiền lẫn vẻ đẹp mỹ học Thiền trong cấu trúc nghệ thuật của thơ thiền.

Triết lý bản thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thơ thiền. Các hình tượng nghệ thuật hàm ý bản thể như: mây trắng, vầng trăng, núi vắng, vượn rừng sâu, suối nguồn, khuôn mặt xưa nay… có thể tìm thấy rất nhiều trong thơ thiền của cả hai triều đại lớn Lý Trần và Đường Tống. Cảm hứng triết lý trong thơ thiền phần lớn thuộc về cảm hứng tìm về bản thể.

2.2.1 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Lý - Trần

Di sản thơ thiền Lý Trần hiện nay còn lưu lại được phần lớn được trích dẫn từ các nguồn: Thiền uyển tập anh, Thượng sĩ ngữ lục, Khóa hư lục… Tinh yếu nhất vẫn là Thiền uyển tập anh. Ít nhất đã có ba công trình tìm hiểu về Thiền uyển tập anh của các tác giả Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Hữu Sơn và Lê Mạnh Thát. Trong đó, đặt vấn đề yếu tố bản thể trong các bài thơ thuộc Thiền uyển tập anh


bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Sơn, nhan đề: Quan niệm về bản thể ở bộ phận “Tàng trữ giá trị thi ca” trong Thiền uyển tập anh (TCNCPH, số 2 – 1998). Nhận xét chung, tác giả viết:

“Xem xét bộ phận thơ ca được tàng trữ trong Thiền uyển tập anh nói riêng – trong toàn bộ triết học và văn học Phật giáo nói chung – vấn đề “bản thể” thường xuyên được đặt ra và giữ vị trí trọng yếu. Điều này thể hiện trước hết bởi nó liên quan trực tiếp đến nhận thức, cách hiểu và cách giải thích thế giới (vật chất, hiện tượng, tâm linh…) và cuối cùng là chính các biện pháp nghệ thuật, các hình thức thể hiện in đậm sắc thái thi ca – triết học Phật giáo về vấn đề bản thể”[180; 25].

Nhận định này gợi ra cách tiếp cận “bản thể” cho thơ thiền rất đáng lưu tâm. Tác giả triển khai phân tích chủ yếu trên các bài thơ thiền của các thiền sư đời Lý như Đạo Huệ, Huệ Sinh, Lý Thái Tông, Bản Tịnh, Cứu Chỉ, Đạo Hạnh, Tô Minh Trí, Bảo Giác. Toàn bộ phân tích trên đều tập trung lý giải “tâm là gốc vạn pháp” thông qua các khái niệm pháp, thân, tự thể, ngã, thức, tâm

Để hình dung thêm tính chất thiền học đời Lý Trần, có thể tìm thấy nhiều gợi ý từ cuốn Thiền đạo tu tập của Chang Cheng-chi. Ở trang 114, tác giả cuốn sách cho biết mãi đến gần cuối đời Tống vào thế kỷ XI, lối tham Thoại Đầu mới được phổ biến nhờ công lao của sư Tông Cảo (1089- 1163). Nhiều nhà chép sử cũng đã ghi lại việc các vua đời Lý sai người sang nhà Tống xin Tam Tạng Kinh. Như vậy, nếu đến cuối đời Tống lối tham Công án mới tràn ngập Trung Quốc thì rất khó có độ ảnh hưởng sâu bền và rò rệt đối với người Đại Việt vào ngay thời điểm đó (thời điểm tương đương với vương triều nhà Lý). Cho đến triều nhà Trần (1225 - 1400), nghĩa là khoảng gần 100 năm sau sự xuất hiện của Tông Cảo, đồng thời cũng là lúc hệ thống tham Thoại Đầu trở nên phổ biến và vững chắc ở Trung Quốc, thì ảnh hưởng công án và các lối tu thiền, hành thiền đậm màu sắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022