Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 8


để tận dụng quyền tự vệ của chúng ta bằng cách tấn công phủ đầu đối với những tên khủng bố, ngăn chúng làm hại đến người dân và đất nước chúng ta”53. Theo đó, Mỹ sẽ tiếp tục thông qua quan hệ ngoại giao, phối hợp với các đồng minh và đối tác khu vực quan trọng để đối phó với vấn đề chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng nếu cần thiết và theo các nguyên tắc tự vệ, không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực trước khi bị tấn công, ngay cả khi chưa chắc chắn về thời điểm và địa điểm kẻ địch tấn công. Mỹ cho rằng, môi trường chiến lược mới (chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa nguy hiểm nhất) đòi hỏi phải có các biện pháp răn đe và phòng thủ mới54. Chiến lược răn đe của Mỹ không chỉ tập trung giáng một đòn chí mạng vào kẻ thù tiềm tàng mà còn xây dựng khả năng tấn công và phòng thủ cần thiết để ngăn chặn các quốc gia và các tổ chức tấn công vào Mỹ, nếu cần sẽ tiến hành các biện pháp quân sự. “Dù Mỹ không ngừng nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhưng chúng ta sẽ không do dự hành động một mình, nếu cần thiết, để thực thi quyền phòng vệ của chúng ta bằng cách hành động trước”55. “Để chặn trước hoặc ngăn chặn các hành động thù địch của đối thủ, nếu cần thiết, Mỹ sẽ hành động trước để thực thi quyền phòng vệ chính đáng”56.

Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama, rút kinh nghiệm từ những hệ lụy của người tiền nhiệm G.Bush, kể từ khi lên cầm quyền chính quyền B.Obama đã không ngừng vạch ra kế hoạch và điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương. Nếu chính quyền G.Bush lấy chống khủng bố làm trọng tâm, coi hành động đơn phương làm nền tảng, thì chính quyền B.Obama đã điều chỉnh và triển khai chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, thực dụng, coi trọng chủ



53 National Security Strategy 2002, tlđd,tr.6

54 National Security Strategy 2006, tlđd,tr.22

55 National Security Strategy 2002, tlđd,tr.6

56 National Security Strategy 2006, tlđd, tr.18


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

nghĩa đa phương, sức mạnh tập thể nhằm tạo ra một mô hình quan hệ đối tác mở rộng đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ. “Ở bất kỳ thời điểm nào, lực lượng quân sự đều cần thiết để bảo vệ đất nước và đồng minh của chúng ta hay bảo đảm hòa bình, an ninh... Chúng ta sẽ tập trung vào ngoại giao, phát triển, các chuẩn mực, định chế quốc tế để giải quyết bất đồng, ngăn chặn xung đột, duy trì hòa bình, hạn chế tối đa sử dụng vũ lực... Sử dụng vũ lực đôi khi là cần thiết, nhưng chúng ta sẽ triệt để tận dụng các lựa chọn khác trước khi khi tính đến giải pháp chiến tranh và phải thận trọng tính toán đến các nguy cơ và thiệt hại”57. Với vị thế là một siêu cường, sức mạnh quân sự vượt trội, nên

Mỹ không từ bỏ “quyền đơn phương hành động”, nhưng do sức mạnh có sự suy giảm (kinh tế khó khăn, gánh nặng tài chính ở các chiến trường như Iraq, Afghanistan. Cuộc chiến do Mỹ phát động tại Afghanistan và Iraq đã “ngốn” từ 4.000 - 6.000 tỉ USD ngân sách của nước này), việc huy động đồng minh được Chính quyền Barack Obama chú trọng hơn nhằm giảm thiểu gánh nặng cho nước Mỹ.

Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 8

- Về biện pháp xây dựng quân đội: Tình hình quân sự Mỹ thời kỳ Bill Cliton vô cùng lớn. Tổng số quân Mỹ cả tại ngũ và dự bị là hơn 3 triệu người. Trong đó, lực lượng thường trực là 1,6 triệu người gồm 18 sư đoàn thường trực, 536 tàu chiến các loại, trong đó có 31 tàu sân bay hiện đại, 34 liên đội máy bay chiến đấu chiến thuật, 228 máy bay ném bom và 3 sư đoàn lính thủy đánh bộ cùng với 9 Bộ Tư lệnh và gần 2000 căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới58. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định: Mỹ phải duy trì tiềm lực quân sự hùng mạnh. Các lực lượng phải có khả năng




57 National Security Strategy 2010, tlđd,tr.22.

58 Chiến lược cam kết và mở rộng của Bill Clinton tại địa chỉ: http://www.academia.edu/8741225/Chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c_Cam_k%E1

%BA%BFt_v%C3%A0_m%E1%BB%9F_r%E1%BB%99ng_bill_Clinton.


phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả; sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; có khả năng đánh thắng hai cuộc xung đột lớn xảy ra gần như đồng thời. Để xây dựng quân đội mạnh, phải có binh lính được huấn luyện tốt, có động cơ chiến đấu cao, có vũ khí trang bị hiện đại và luôn sẵn sàng chiến đấu, tiến hành huấn luyện binh lính trong điều kiện gần với tình huống chiến đấu thật, bảo đảm cơ động chiến lược, xây dựng và duy trì hệ thống bảo đảm vật chất kĩ thuật chắc chắn.

Do phải đối phó với nhiều mối đe dọa ngày càng phức tạp hơn: chủ nghĩa khủng bố và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự trỗi dậy của Trung Quốc sự nóng lên của vấn đề hạt nhân ở Bản đảo Triều Tiên, nên Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định: Mỹ sẽ xây dựng một lực lượng tương lai có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa từ các quốc gia và phi quốc gia, đồng thời, tăng cường liên kết với các đồng minh và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng cường Lực lượng Tác chiến Đặc biệt và đầu tư phát triển các loại vũ khí thông thường hiện đại. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng phải tự cải tổ để nâng cao năng lực đối phó với bốn loại thách thức, gồm: những thách thức truyền thống đến từ các quốc gia có quân đội mạnh; những thách thức bất thường đến từ các chủ thể quốc gia hoặc phi quốc gia sử dụng các thủ đoạn như khủng bố, lực lượng nổi dậy để chống lại nước Mỹ hoặc dính líu vào các hoạt động tội phạm nhằm tạo ra mối đe dọa an ninh khu vực; những thách thức mang tính phá hoại đến từ các chủ thể quốc gia và phi quốc gia lợi dụng công nghệ (công nghệ sinh học, tác chiến không gian mạng…) để đối phó với ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự của Mỹ.

Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama xác định, Mỹ sẽ củng cố quân đội để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện nay; ngăn chặn và răn đe các mối đe doạ đối với Mỹ, các lợi ích của Mỹ cũng


như các đồng minh, đối tác của Mỹ; sẵn sàng bảo vệ nước Mỹ trong các tình huống xung đột chống lại các chủ thể nhà nước và phi nhà nước. Mỹ sẽ tiếp tục tái cân đối các thực lực quân sự để đảm bảo sức mạnh vượt trội trong chống khủng bố, chống nổi dậy, các chiến dịch bình ổn và đối phó với các mối đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn. Việc xác định chủ nghĩa khủng bố quốc tế là đối tượng chủ yếu đe dọa an ninh quốc gia Mỹ và chủ trương dồn trí lực, tài lực, vật lực, tín lực cho cuộc chiến chống khủng bố là một sai lầm chiến lược. Mỹ đã hao người, tốn của và sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố ở Irắc và Afghanistan. Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc mua một phần tài sản của Mỹ, xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thế giới, thậm chí cả sân sau của Mỹ, nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và thách thức Mỹ ở Đông Á - Tây Thái Bình Dương. Những thách thức của Trung Quốc được xem như sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới. Một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ làm thay đổi cơ cấu quyền lực quốc tế và khu vực. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang gia tăng và sẽ tác động tới các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc trong tương lai không xa sẽ là cường quốc có khả năng thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ. Bên cạnh đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực có tầm quan trọng không ngừng tăng lên trong nền chính trị thế giới và là đầu tàu quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Việc Mỹ củng cố vị thế lãnh đạo và tăng cường hợp tác về kinh tế với các nước khác ở khu vực này là có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ thoát khỏi cảnh khó khăn về kinh tế hiện nay, tạo ra cơ hội việc làm quý giá trong nước. Về lâu dài cũng rất quan trọng đối với việc giữ vững nền tảng kinh tế của bản thân nước Mỹ. Từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay, cách nói thực lực của Mỹ tương đối suy thoái là rất phổ biến trong cộng đồng quốc tế.

Chính vì vậy, ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống B.Obama đã


đưa ra những điều chỉnh lớn về quan niệm, không những nhấn mạnh Mỹ là một quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương mà còn nhấn mạnh mình là “Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”. Ngoại trưởng Hillary Clinton là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên ngay sau khi nhậm chức đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới châu Á vào tháng 2/2009 và là một trong những Ngoại trưởng Mỹ tới châu Á nhiều lần nhất trong năm đầu nhiệm kỳ (với 3 lần tới châu Á - Thái Bình Dương, 2 lần tới Nam Á). Trong chuyến viếng thăm kéo dài 9 ngày tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ ngày 12/1/2010. Bà đã thay mặt chính phủ mới gửi tới thông điệp: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, tương lai của Mỹ gắn chặt vào tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này lại phụ thuộc vào Mỹ.

- Về chống khủng bố: Chống khủng bố là một trong những nội dung ưu tiên trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012. Tuy nhiên, mức độ, phạm vi, biện pháp chống khủng bố có sự khác nhau dưới thời các chính quyền Mỹ. Điều này được thể hiện trước hết ở mức độ đề cập đến cụm từ “khủng bố” trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Do chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ của từng chính quyền có những ưu tiên khác nhau vì vậy vấn đề “khủng bố” ở mỗi chính quyền cũng được đề cập đến một cách khác nhau: Thời kỳ Tổng thống Bill Clinton ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế vì vậy Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton đề cập đến cụm từ “khủng bố” ít nhất (26 lần trong bản chiến lược năm 1994 và 42 lần trong bản chiến lược năm 1997); Nhưng đến thời Tổng thống George W. Bush, do tình hình khủng bố thời kỳ này diễn ra một cách mạnh mẽ và đặc biệt là sau sự kiện 11/9 cho nên trong các Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush đề cập nhiều nhất đến cụm từ này (94 lần trong bản chiến lược năm 2002 và 124 lần trong bản chiến lược năm


2006); Còn đến thời Obama khủng bố vẫn tiếp tục gia tăng nhưng trong chính sách của Obama thời kỳ này chú trọng hơn trong việc chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì vậy Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama đề cập ở mức độ trung bình so với hai chính quyền còn lại (60 lần trong bản chiến lược năm 2010). Điều này phản ánh mức độ nghiêm trọng của khủng bố đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Về biện pháp, chính quyền Bill Clinton cho rằng, cần phải loại bỏ những nơi trú ẩn an toàn của bọn khủng bố, tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn tấn công khủng bố, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong nước (an ninh, quốc phòng, tình báo, ngoại giao…), không chỉ dựa vào các quan hệ đồng minh mà cần phải nâng cao tiềm lực để phát huy vai trò dẫn dắt cộng đồng thế giới và sẵn sàng tự hành động khi cần thiết, tăng cường trừng phạt các quốc gia tài trợ khủng bố… Chính sách chống khủng bố quốc tế của Mỹ dựa trên bốn nguyên tắc: (1) không nhượng bộ trước khủng bố; (2) tạo mọi áp lực đối với các quốc gia tài trợ khủng bố; (3) triệt để khai thác các cơ chế pháp luật để trừng phạt khủng bố quốc tế; (4) giúp đỡ các chính phủ khác tăng cường khả năng chống khủng bố.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định, đánh bại chủ nghĩa khủng bố đòi hỏi một chiến lược lâu dài, vì đây là một kẻ thù mới có quy mô toàn cầu, khó tiêu diệt hoàn toàn. Mỹ không còn có thể đơn thuần dựa vào chiến lược răn đe hoặc phòng thủ để phối phó với khủng bố. Đây là một cuộc chiến có quy mô toàn cầu để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, một cuộc chiến cả trên chiến trường và tư tưởng. Để thành công, Mỹ cần sự ủng hộ và hành động kiên quyết từ các đồng minh và bạn bè; hợp tác với các nước để phá hủy nguồn sống của khủng bố: nơi trú ẩn an toàn, hỗ trợ tài chính, sự bảo hộ của các nhà nước. Mỹ có quyền tấn công các căn cứ của khủng bố ở lãnh thổ của quốc gia chứa chấp. Về ngắn hạn, cuộc chiến sẽ sử


dụng lực lượng quân sự và các công cụ sức mạnh quốc gia khác để tiêt diệt, bắt giam các phần tử khủng bố, vô hiệu hóa nơi trú ẩn an toàn của chúng, ngăn chặn chúng tiếp cận được vũ khí hủy diệt hàng loạt, cắt đứt nguồn viện trợ. Về lâu dài, chiến thắng trong “cuộc chiến chống khủng bố” có nghĩa là chiến thắng trong cuộc chiến về tư tưởng, nói đúng hơn là sự cuồng tín của những kẻ sẵn sàng giết chết những nạn nhân vô tội. Một trong những biện pháp quan trọng của chính quyền George W. Bush là chấm dứt các chế độ độc tài, bảo trợ chủ nghĩa khủng bố ở các nước như CHDCND Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, Belarus, Myanmar và Zimbabwe; các tổ chức được liệt vào danh sách khủng bố như Hamas.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, Chính quyền Barack Obama vẫn xác định khủng bố là một trong những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cách tiếp cận có xu hướng “mềm mỏng” hơn, khi không đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa Hồi giáo. Nhằm “thêm bạn, bớt thù”, “dồn trọng tâm, trọng điểm”, Tổng thống Barack Obama giới hạn đối tượng tác chiến chủ yếu là lực lượng Al-Qaida và Taliban ở Afghanistan và Pakistan. “Afghanistan và Pakistan là trung tâm của chủ nghĩa cực đoạn bạo lực”59. Những biện pháp cụ thể mà chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 đưa

ra gồm: ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ hoặc tiến hành trên đất nước Mỹ; tăng cường an ninh hàng không; ngăn chặn lực lượng khủng bố sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt; không để cho Al-Qaida có đủ khả năng đe dọa người dân Mỹ, đồng minh, đối tác và lợi ích của Mỹ ở nước ngoài; không cho lực lượng khủng bố có chỗ trú ẩn an toàn và tăng cường năng lực cho các quốc gia có nguy cơ bị khủng bố.



59 National Security Strategy 2010, tlđd,tr. 20.


- Về cải cách hệ thống an ninh quốc gia của Mỹ: Đây là một trong những biện pháp mà các chính quyền Mỹ đều rất chú trọng để nâng cao năng lực nhận diện, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, mỗi chính quyền cũng có những ưu tiên khác nhau đối với việc cải cách các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton chủ yếu nhấn mạnh đến việc nâng cao năng lực của các tổ chức tình báo Mỹ. “Năng lực tình báo của chúng ta là công cụ tối quan trọng để thực hiện chiến lược an ninh quốc gia. Các khả năng tình báo toàn diện là rất cần thiết để có thể đưa ra những cảnh báo về những mối đe dọa

đối với an ninh quốc gia Mỹ”60.

Trong khi đó, do phải đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố với mạng lưới phức tạp ở khắp nơi trên thế giới, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ của chính quyền George W. Bush chủ trương cải cách toàn diện các cơ quan an ninh của Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ lập ra Bộ An ninh Nội địa và cơ cấu lại các cơ quan an ninh tình báo61. Theo đó, Mỹ sẽ mở rộng và tăng cường việc cải cách các cơ quan an ninh chủ chốt của Mỹ. Trong bài phát biểu tại phiên họp chung của hai viện của Quốc hội Mỹ ngày 20/9/2001,

Tổng thống G. W. Bush đề nghị tiến hành cải cách các thể chế an ninh quốc gia, bao gồm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chuyên trách đảm bảo an ninh quốc gia, đặc biệt là việc đẩy mạnh thu thập thông tin tình báo vì theo ông Bush đó là “cách phòng vệ đầu tiên chống lại những kẻ khủng bố và mối đe dọa từ các quốc gia thù địch, kết hợp với việc tăng cường thực thi pháp luật để có thể nhanh chóng đối phó với những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Cụ thể, Mỹ sẽ: (1) Tiếp tục thực hiện cải cách Bộ Quốc phòng,



60 National Security Strategy 1997, tlđd,tr. 12

61 Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012), “ Tác động của sự kiện 11/9/2001 đến chính sách an ninh nội địa của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập 88 (số 1), trang 119-139;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022