Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 6


chủ chốt của thế giới20. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1994, Tổng thống Bill Clinton khẳng định: “Chúng ta là cường quốc ưu việt nhất thế giới”21. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2002, Tổng thống George W. Bush tái khẳng định: “Ngày nay, nước Mỹ đang có một vị thế sức mạnh quân sự vô song và tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị”22. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2002, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh: “Chiến lược an ninh quốc gia của chúng ta cần tập trung vào việc làm mới lại sự lãnh đạo của nước Mỹ để chúng ta có thể duy trì một cách hiệu quả hơn những lợi ích của chúng ta trong thế kỷ 21”23. Việc cả ba chính quyền Mỹ đều có chung nhận định, đánh giá về vị thế siêu cường của nước Mỹ như trên là do từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Mỹ vẫn là cường quốc trong dẫn đầu về kinh tế và quân sự.

Từ xác định vai trò, vị thế của nước Mỹ như vậy, các chính quyền Mỹ trong giai đoạn này đều xác định, nước Mỹ phải phát huy vai trò, trách nhiệm nhằm đảm bảo an ninh, thịnh vượng chung, thúc đẩy tự do, dân chủ trên toàn thế giới. Bởi vì, Mỹ luôn xác định lợi ích của Mỹ có ở khắp nơi trên thế giới. Vì thế, chiến lược của Mỹ là chiến lược toàn cầu, nước Mỹ sẽ can dự vào bất kỳ khu vực nào trên thế giới nếu nó liên quan đến lợi ích hay an ninh nước Mỹ.

Ngoài xác định vai trò, vị thế của nước Mỹ, việc xác định các nguy cơ đe dọa đến an ninh, lợi ích quốc gia của nước Mỹ cũng được đề cập khá cụ thể ngay trong phần đầu của các bản chiến lược an ninh quốc gia. Nhìn chung, những nguy cơ, mối đe dọa chủ yếu được xác định trong các bản chiến lược




20 Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993-2001tại: http://123doc.org/document/2566115- chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-giai-doan-1993-2001.htm?page=4

21 National Security Strategy 1994, tlđd,tr.1

22 The National Security Strategy of the United of America, The White House, Setember 2002, http://georgewbush-whitehouse.archives.gov/nsc/nss/2002, tr.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

23 The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 2010,

http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf)10, tr.1

Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 6


an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này gồm: chủ nghĩa khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, xung đột tôn giáo, sắc tộc, tội phạm xuyên quốc gia, hủy hoại môi trường.

Nguyên nhân có sự tương đồng trong việc xác định vai trò “lãnh đạo” thế giới của nước Mỹ cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ trong các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 là xuất phát từ thực tế khách quan trong bối cảnh Liên Xô tan rã, nước Mỹ mất đi đối thủ tranh tranh trực tiếp. Mặt khác các mối đe dọa chuyển từ cụ thể (Liên Xô) sang đa dạng, phức tạp hơn, nhất là chủ nghĩa khủng bố cùng với sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

2.1.2. Khác biệt


Các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ có những đánh giá khác nhau về môi trường chiến lược. Các Bản chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton và George W. Bush coi vị thế lãnh đạo của Mỹ là hiển nhiên vì sức mạnh của nước Mỹ trong giai đoạn đó có ưu thế vượt trội. Bởi vì, sau “Chiến tranh Lạnh”, Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, trên thế giới chỉ còn lại một cực là Mỹ. Đây là cơ hội để Oa-sinh-tơn thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo24. Tuy nhiên, chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama cho rằng, mặc dù vẫn là siêu cường số một, nhưng ưu thế vượt

trội của nước Mỹ đã không còn là chuyện hiển nhiên nữa vì sức mạnh của Mỹ đã suy giảm tương đối và nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc khác ngày càng diễn ra quyết liệt. Chiến lược An ninh quốc gia công bố năm 2010 có một luận điểm hoàn toàn mới là công nhận trật tự thế giới đa cực.


24 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noi- dung-co-ban-van-kien/2011/12102/Nhan-thuc-ve-quan-diem-cuc-dien-the-gioi-da-cuc-trong.aspx


Chiến lược mới khẳng định: Mỹ sẵn sàng chấp nhận nguyên tắc trật tự thế giới đa cực và quan hệ đa phương. Tổng thống Mỹ Obama chủ trương xây dựng “trật tự thế giới đa đối tác”, “hoặc trật tự thế giới mạng”25. Chính quyền và người dân Mỹ cũng thừa nhận rằng, Mỹ đã không thể một mình tự giải quyết và mặc sức can dự vào những vấn đề liên quan an ninh thế giới như chống chủ nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của I-ran và Bắc Triều Tiên, khôi phục kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu. Vì thế, cần triển khai một chiến lược thích hợp để “làm mới vị thế lãnh đạo của Mỹ” trong thế kỷ 21. “Sự vĩ đại của nước Mỹ không còn chắc chắn… Câu hỏi của tương lai cần được chúng ta trả lời… Và nước Mỹ sẵn sàng lãnh đạo (thế giới) một lần nữa”26.

Về xác định những nguy cơ, mối đe dọa, thách thức an ninh đối với nước Mỹ, các chính quyền Mỹ có những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau, nhất là về mức độ đe dọa của từng nguy cơ, thách thức. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 xác định, những nguy cơ an ninh thời Chiến tranh Lạnh không còn nữa; trong kỷ nguyên mới, những mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ trở nên đa dạng hơn, nhưng chủ yếu là xung đột sắc tộc, sự nổi lên của các quốc gia bất hảo, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, những “hiện tượng” xuyên quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy, hủy hoại môi trường, gia tăng dân số, người tị nạn. Chiến lược an ninh quốc gia năm 1997 tái khẳng định những thách thức này, nhưng nhấn mạnh hơn về tính chất phức tạp của chúng.

Đến thời Tổng thống George W. Bush, trong bối cảnh nước Mỹ gánh chịu những tổn thất nặng nề sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 đã gây thiệt hại cho nước Mỹ hơn 100 tỉ USD.



25 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noi- dung-co-ban-van-kien/2011/12102/Nhan-thuc-ve-quan-diem-cuc-dien-the-gioi-da-cuc-trong.aspx 26 National Security Strategy 2010, tlđd,tr. iii


Nhưng nếu tính cả chi phí cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ thì cái giá của 11-9 có thể lên đến 4.000 tỉ USD27, cùng với đó là nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 đưa chủ nghĩa khủng bố và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt lên thành những đe dọa chính đối với an ninh quốc gia Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 tái khẳng định mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, xác định rõ đối tượng tác chiến của Mỹ là mạng lưới khủng bố Al-Qaida và Taliban. Đó cũng là lý do khiến Chính quyền George W. Bush tăng cường “cuộc chiến chống khủng bố” trên

phạm vi toàn cầu mà trọng điểm là Afghanistan và Iraq. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 khẳng định: “Afghanistan và Iraq là tiền tuyến của cuộc chiến chống khủng bố. Chiến thắng của cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi phải chiến thắng trong các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq”28.

Sau khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền, chủ nghĩa khủng bố quốc tế chỉ được coi là một trong những nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ, chứ không còn là mối đe dọa hàng đầu. “Không có mối đe dọa nào đối với người dân Mỹ lớn hơn vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhất là nguy cơ vũ khí hạt nhân lọt vào tay các tổ chức cực đoan”29.

Nguyên nhân Barack Obama loại bỏ cụm từ “cuộc chiến chống khủng bố” trong chiến lược an ninh quốc gia xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, cuộc chiến chống khủng bố do Tổng thống George W. Bush phát động, nhất là chiến dịch quân sự ở Afghanistan (2001) và sau đó là Iraq (2003) đã làm suy yếu mạng lưới Al-Qaida và Taliban. Thứ hai, cuộc chiến chống khủng bố đã khiến cho nước Mỹ ngày càng bị sa lầy ở chiến trường Iraq và Afghanistan, khiến sức mạnh của nước Mỹ bị suy giảm, cả về kinh tế và quân



27 http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cai-gia-cua-vu-khung-bo-11-9-2011090709554734.htm

28 The National Security Strategy of the United of America, The White House, March 2006, http://nssarchive.us/national-security-strategy-2006, tr.12

29 National Security Strategy 2010,tlđd, tr. 4


sự. Bởi vì, Các cuộc chiến tranh kéo dài hơn 1 thập kỷ ở Afghanistan (từ năm 2001 đến nay) và Iraq (từ 2003-2011) đã tiêu tốn 6.000 tỉ USD, tức mỗi hộ gia đình Mỹ mất trắng 75.000 USD. Số tiền nêu trên bao gồm cả chi phí chăm sóc y tế lâu dài và đền bù cho hàng trăm ngàn binh sĩ mất khả năng lao động do bị tổn hại về thể chất và tâm lý cũng như các thiệt hại về kinh tế - xã hội30. Chiến lược an ninh quốc gia 2010 nói rõ: “Nước Mỹ đang phải chiến đấu trong hai cuộc chiến với hàng nghìn đàn ông và phụ nữ phải dấn thân vào nơi nguy hiểm, hàng trăm tỷ USD đã đổ vào những cuộc chiến này”31. Thứ ba, học thuyết “đánh đòn phủ đầu” và phương châm tự do hành động của chính quyền tiền nhiệm đã làm cho hình ảnh nước Mỹ ngày càng xấu đi trong cộng đồng quốc tế. Tại hội nghị thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tháng 3-2006, chính khách của nhiều nước đã lên án Mỹ là nước vi phạm dân chủ, nhân quyền lớn nhất thế giới. Họ cũng vạch rõ, chiến lược “dân chủ hóa thế giới” của Mỹ là chính sách thực dân kiểu mới, lấy dân chủ, nhân quyền làm phương tiện “đánh phủ đầu” chống các nước, phục vụ cho mưu đồ thống trị thế giới32. Chiến lược đó là nguyên nhân chính gây chia rẽ, xung đột, đe dọa đến an ninh, ổn định của các nước, các khu vực và thế giới. Chính khách của nhiều nước cũng cảnh báo, nếu Chính quyền Mỹ không thay đổi, vẫn tiếp tục sử dụng sức mạnh để áp đặt dân chủ, nhân quyền lên nước khác, thì chỉ tự làm cho uy tín của họ suy giảm ở trong nước và trên trường quốc tế33.

Các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush chủ yếu tập trung vào các nguy cơ an ninh từ bên



30 http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-lay-dai-bac-giet-muoi-13-nam-6000-ti- usd-20140918213637651.htm

31 National Security Strategy 2010, tlđd,tr. 8.

32 National Security Strategy 2010, tlđd.

33 Đồng Đức - Đỗ Dũng, Mấy nét về chiến lược an ninh quốc gia và đối ngoại của Chính quyền Mỹ hiện nay, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Toàn dân, 2011,

http://tapchiqptd.vn/zh/an-pham-tap-chi-in/may-net-ve-chien-luoc-an-ninh-quoc-gia-va-doi-ngoai- cua-chinh-quyen-my-hien-nay/2756.html.


ngoài, trong khi đó, chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 xác định, nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ còn là những vấn đề xuất phát từ ngay trong nước. Cụ thể, lần đầu tiên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thừa nhận tội phạm trong không gian ảo và những kẻ khủng bố trong nước là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của Mỹ. “Ở trong nước, Mỹ theo đuổi một chiến lược có thể đối phó với hàng loạt mối đe dọa như chủ nghĩa khủng bố, thảm họa thiên nhiên, các cuộc tấn công mạng quy mô lớn và dịch bệnh... Giải pháp phụ thuộc vào những nỗ lực chung của chúng ta trong việc nhận dạng các mối đe dọa; ngăn chặn những kẻ thù có thể hoạt động ở bên trong nước

Mỹ, khủng bố xuyên quốc gia”34.

Xuyên suốt các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 là sự đề cập đến chủ nghĩa khủng bố như một trong những mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, cách đánh giá về mối nguy cơ này cũng có sự biến đổi theo tình hình thực tiễn. Do chủ nghĩa khủng bố chưa phát triển đến mức đe dọa trực tiếp đến an ninh nước Mỹ, nên Chính quyền Bill Clinton xếp khủng bố tương đương với những nguy cơ khác, bởi vì trong thời gian cầm quyền, cho dù nước Mỹ vẫn thực hiện và hỗ trợ đồng minh tấn công các nhóm khủng bố trên thế giới, tuy nhiên, quy mô và mức độ của sự hỗ trợ này còn ở mức độ thấp. Nước Mỹ cũng chưa phải đối mặt với sự tấn công khủng bố trực diện, kinh hoàng và toàn diện, gây thiệt hại lớn về người và vật chất như vụ khủng bố 11/9/2001. Biện pháp chống khủng bố của Mỹ là ngăn chặn, tiêu diệt các hoạt động khủng bố trước khi chúng xảy ra; giúp đỡ các quốc gia tăng cường khả năng chống chủ nghĩa khủng bố. Sau sự kiện tấn công khủng bố 11/9/2001, Chính quyền George W. Bush đưa chủ nghĩa khủng bố lên mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh Mỹ, bởi vì vụ khủng bố



34 National Security Strategy 2010, tlđd, tr.18


11/9/2001 tấn công nước Mỹ cho thấy, những kẻ khủng bố và cực đoan đã xác định Mỹ là mục tiêu, là kẻ thù để tấn công. Chính quyền Mỹ cũng nhận ra rằng, nguy cơ chủ nghĩa khung bố thực sự hiện hữu và đe dọa trực tiếp an ninh của nước Mỹ. Cụm từ “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố” được chính quyền George W. Bush sử dụng trong các chiến lược an ninh quốc gia nhằm thể hiện quyết tâm của nước Mỹ trong xóa bỏ mối nguy cơ này. Thậm chí các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ còn gắn cuộc chiến chống khủng bố với cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, chính quyền George W. Bush còn nhấn mạnh đến việc ngăn chặn các quốc gia tài trợ khủng bố như: Cuba, Iran, Libya, Bắc

Triều Tiên, Sudan và Syria35. Điều này có nghĩa là, chống khủng bố không

chỉ là chống cá nhân, tổ chức, mạng lưới mà còn là chống quốc gia tài trợ khủng bố. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, Chính quyền Barack Obama đã loại bỏ cụm từ “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố”, bỏ mối liên hệ giữa chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và xác định rõ đối tượng tác chiến của Mỹ là tổ chức khủng bố Al-Qaida và Taliban. Bởi Tổng thống Barack Obama đã nhận ra nguy cơ nước Mỹ sẽ phải đối mặt với cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới. Việc gắn chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan như chính quyền George

W. Bush đã xác định trong quá trình triển khai cuộc chiến chống khủng bố đã vô tình đẩy nước Mỹ đứng trước nguy cơ tuyên chiến với thế giới Hồi giáo.

2.2. TRONG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

2.2.1. Tương đồng

Nhìn chung, mục tiêu chiến lược được xác định trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là không thay đổi. Bởi vì, sức mạnh vượt trội về kinh tế và


35 http://web.archive.org/web/20050209104919/http://www.state.gov/s/ct/c14151.htm


quân sự là tiền đề để các chính quyền Mỹ thúc đẩy mục tiêu duy trì vị siêu cường số 1 của nước Mỹ. Những mục tiêu này có thể khái quát thành: địa vị, an ninh, kinh tế, dân chủ. Cụ thể: Một là, duy trì vai trò lãnh đạo thế giới, ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào đe dọa đến vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ trên thế giới. Hai là, bảo đảm an ninh nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ trước mọi thách thức, đe dọa trên phạm vi toàn thế giới. Ba là, duy trì sự lớn mạnh của nền kinh tế Mỹ nhằm đem lại thịnh vượng. Bốn là, phổ biến giá trị Mỹ, thúc đẩy tự do, dân chủ trên toàn thế giới. Bởi vì, Mỹ vẫn cho rằng giá trị của mình là chuẩn mực, là điển hình mà các nước phải noi theo.

2.2.2. Khác biệt

Sự khác nhau trong xác định mục tiêu chiến lược trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 chủ yếu xuất phát từ những cơ hội và thách thức đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 và năm 1997 của chính quyền Tổng thống Bill Clinton xác định tập trung ưu tiên vào ba mục tiêu chiến lược, gồm: tăng cường an ninh nước Mỹ; thúc đẩy thịnh vượng ở trong nước; thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 xác định ba mục tiêu chiến lược, gồm: bảo đảm tự do kinh tế và chính trị; thúc đẩy quan hệ hòa bình với các quốc gia; thúc đẩy nhân quyền. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 xác định những mục tiêu chiến lược sau: chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố; thúc đẩy dân chủ, tự do trên thế giới với việc xóa bỏ các chế độ độc tài, quân phiệt; xây dựng một thế giới mới theo những giá trị Mỹ.

Do nước Mỹ đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo đối mặt với nhiều thách thức, nên dưới chính quyền Brack Obama, các mục tiêu trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 được xác định một cách tổng thể hơn, gồm: bảo đảm an ninh nước Mỹ, công dân Mỹ và đồng minh, đối tác của Mỹ; duy trì nền kinh

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí