Mục Tiêu Chiến Lược Là Bất Biến


câu trả lời khi xác định các mục tiêu cơ bản là phục hưng nền kinh tế Mỹ; tăng cường thực hiện kiềm chế Nhật Bản và Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ; thúc đẩy Nga và các nước Đông Âu chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu Phương Tây; chuyển trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao sang đối phó với tình hình các khu vực, giải quyết các cuộc xung đột khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ83.

Trong nhiệm kỳ hai, chính quyền Tổng thống Bill Clinton có cách tiếp cận khác về môi trường chiến lược trong những năm bản lề bước vào thế kỷ 21: sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn “vô song” và Mỹ đã có một nền kinh tế năng động toàn cầu; nhưng an ninh nước Mỹ đang đối mặt với nhiều nguy cơ rất phức tạp và chưa có tiền lệ. Đó là xung đột sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức tội phạm, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự hủy hoại môi trường, tốc độ gia tăng dân số thế giới. Có thể thấy, trong bối cảnh mới, Mỹ đã định hình rõ hơn những lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực chủ yếu. Vì thế, lợi ích quốc gia được Mỹ xác định trong “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới” được chia theo các mức độ quan trọng khác nhau, gồm: những lợi ích sống còn; những lợi ích quốc gia và những lợi ích nhân đạo. Như vậy, lợi ích quốc gia trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1997 được xác định toàn diện hơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Việc đảm bảo lợi ích này nhằm đảm bảo duy trì vị trí siêu cường số một của Mỹ trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh gay gắt. Từ đó, Mỹ có thể thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn bất cứ nước nào đe dọa đến lợi ích an ninh của Mỹ.

Việc căn cứ vào bối cảnh chiến lược để xây dựng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ tiếp tục được thể hiện trong nhiệm kỳ Tổng thống George



83 Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 181


W. Bush. Bước vào Nhà Trắng trong năm đầu của thế kỷ 21, Tổng thống George W. Bush kế thừa nhiều thành quả to lớn từ chính quyền Bill Clinton như: nền kinh tế vĩ mô ổn định với mức lạm phát và thất nghiệp đều ở mức thấp kỷ lục; kim ngạch ngoại thương tăng với nhịp độ 8 - 10%/năm trong suốt thời kỳ tăng trưởng, khu vực thương mại hiện chiếm 25% GDP (2000); đầu tư cho nguồn nhân lực nói chung và giáo dục, khoa học công nghệ nói riêng ngày càng tăng, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 2,5%/năm trong thập kỷ 90 - cao gấp đôi tốc độ của hai thập kỷ trước. Theo đó, sức mạnh tổng hợp của nước Mỹ tiếp tục được khẳng định là vị thế siêu cường. Kinh tế Mỹ đạt được nhiều thành tựu to lớn, bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ bắt đầu từ năm 1992 và kéo dài liên tục cho tới tận đầu năm 2001. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 chứng kiến chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 3%/năm, riêng giai đoạn 1996 - 2000

đạt trên 4%/năm84. Tuy nhiên, có lẽ một kẻ thù mà nước Mỹ không thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

“lường trước” trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh lại là chủ nghĩa khủng bố. Trước khi trở thành tổng thống, khi được hỏi điều gì sẽ là những thách thức cơ bản trong chính sách của mình, George W. Bush trả lời chắc chắn: “Tôi tin rằng, những vấn đề lớn là về Trung Quốc và Nga… Về lâu dài, an ninh trên thế giới gắn với việc giải quyết như thế nào với Trung Quốc và giải quyết như thế nào với Nga”85. Tuy nhiên, cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 đã làm thay đổi mọi tư duy về nguy cơ an ninh quốc gia của Mỹ. Nói cách khác, đó là sự thay đổi về nhận thức mối đe dọa đến từ các đối thủ, cường quốc có thể đe dọa vị thế siêu cường Mỹ sang mối đe dọa đến từ các tổ chức khủng bố


Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 12


84 Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống G.W.Bush tại địa chỉ: http://123doc.org/document/2590506-su-dieu-chinh-chinh-sach-doi-ngoai-cua-hoa-ky-duoi-thoi- tong-thong-george-w-bush.htm?page=28

85 Maureen Dowd, “Liberties; Freudian Face-Off”, New York Times, June 16, 1999 http://www.nytimes.com/1999/06/16/opinion/liberties-freudian-face-off.html


quốc tế được xác định trong chiến lược an ninh quốc gia. Chính vì thế, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được Tổng thống George

W. Bush xác định là chủ nghĩa khủng bố, đi kèm với chúng là vũ khí hủy diệt hàng loạt và được bảo trợ bởi các quốc gia bất hảo.

Đến thời Barack Obama, mối đe dọa khủng bố vẫn còn hiện hữu nhưng không gay gắt như cách đó một thập kỷ. Cuộc chiến chống khủng bố, cùng chiến lược “đánh đòn phủ đầu” của chính quyền Mỹ tiền nhiệm vừa làm cho ngân sách quốc gia thâm hụt nghiêm trọng, vừa làm xấu đi hình ảnh của một nước Mỹ được cho là “diều hâu”, “hiếu chiến”, “đơn phương” trong con mắt của cộng đồng quốc tế, kể cả đồng minh của Mỹ. Trong khi đó, do tiến trình toàn cầu hóa đã đi vào chiều sâu, các đặc tính đa dạng, phức tạp và xuyên quốc gia của các vấn đề toàn cầu như an ninh phi truyền thống, ngày càng rõ nét, nên thậm chí cường quốc số một như Mỹ cũng khó có thể ứng phó một cách đơn độc. Việc cùng chia sẻ các vấn đề quốc tế đã trở thành một đặc tính rõ nét trong thời đại mới. Chính vì vậy, khi lên nắm chính quyền Tổng thống B.Obama đã đưa ra chính sách xoay trục châu Á nhằm mục đích: (1) Mỹ muốn làm bạn với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương, chính quyền B.Obama vẫn tiếp tục chủ trương tăng cường hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thúc đẩy quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực này; (2) Mỹ đã vượt qua các mối quan hệ với các đồng minh truyền thống ở châu Á - Thái Bình Dương để kết nối với những nền kinh tế mới nổi trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia. Đáng chú ý, thỏa thuận quân sự với Australia, việc tăng cường hợp tác quân sự và thông qua Đối tác toàn diện Mỹ - Indonesia, cùng cái bắt tay chiến lược với Ấn Độ là những ví dụ cụ thể nhất cho bước tiến của nước Mỹ.

(3) Mỹ nỗ lực định hình các thể chế đa phương trong khu vực, mà điển hình là vai trò của Mỹ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP. Ngoài


ASEAN và một số thể chế kinh tế, Mỹ còn phối hợp với một loạt các khối tiểu khu vực như Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương, Hội nghị Thượng đỉnh sông Mê Công. Tuy nhiên, sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược và biện pháp triển khai của chính quyền Tổng thống Barack Obama có thể coi là “thức thời”.

3.1.3. Mục tiêu chiến lược là bất biến

Với Mỹ, cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới, một trong những cơ sở xây dựng chiến lược là lợi ích quốc gia của Mỹ trước mắt cũng như lâu dài: lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và phổ biến giá trị Mỹ. Lợi ích lâu dài và xuyên suốt của Mỹ vẫn là “lãnh đạo thế giới”, giữ vững vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, phổ biến giá trị và lối sống Mỹ trên toàn thế giới. Lợi ích chiến lược của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là duy trì vị trí siêu cường số một trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực, từ đó thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn không để cho bất cứ một nước nào có thể trở thành đối thủ có khả năng đe doạ vị trí, vai trò và nền an ninh của Mỹ.

Chiến lược an ninh quốc gia trước hết phải thúc đẩy những lợi ích quốc gia và được xây dựng chủ yếu trên nền tảng của chính những lợi ích quốc gia này. Như vậy, dù đó là chính quyền của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà, thì lợi ích quốc gia của Mỹ đều phản ánh và phục vụ tham vọng bá chủ thế giới của giai cấp thống trị Mỹ với mục tiêu chiến lược xuyên suốt là xác lập quyền lãnh đạo thế giới, duy trì vị trí siêu cường duy nhất, ngăn chặn bất cứ nước nào hoặc thế lực nào nổi lên thách thức vai trò của Mỹ. Mặt khác, sự khác nhau về nội dung hay mức độ ở các chính quyền khác nhau là vì lợi ích quốc gia Mỹ được xác định trên một số cơ sở nhất định, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, các đảng phái, trường phái và phe cánh chính trị khác nhau trong nội bộ Mỹ; yếu tố tiềm lực và sức mạnh quốc gia; và các yếu tố tác động từ bên ngoài. Ví dụ, khi đảng Dân chủ lên cầm


quyền, chính sách của nước Mỹ thiên về thúc đẩy mục tiêu kinh tế, do đó biện pháp triển khai mang tính mềm dẻo hơn; khi đảng Cộng hòa lên nắm quyền, chính sách của Mỹ thiên về phát triển sức mạnh quân sự, sẵn sàng đơn phương hành động nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu đã xác định.

Tuy nhiên, dù là đảng nào lên nắm quyền, về cơ bản, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cơ bản được xây dựng trên 3 trụ cột chính là an ninh quốc gia, sức mạnh kinh tế - quân sự và chính trị (dân chủ nhân quyền kiểu phương Tây là cốt lõi). Từ đó, các mục tiêu chiến lược hay lợi ích quốc gia được xác định trong các chiến lược an ninh quốc gia cũng được chia thành ba loại chính: (1) lợi ích sống còn; (2) lợi ích quan trọng; (3) các lợi ích khác (toàn cầu, nhân đạo, giá trị) theo cách phân loại của đảng Dân chủ; hay theo cách phân loại của đảng Cộng hoà từ trước đến nay là liệt kê một loạt các lợi ích, theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy có 3 nhóm: (1) nhóm lợi ích chủ quyền lãnh thổ và an ninh - quân sự; (2) lợi ích kinh tế - thương mại; (3) lợi ích khác. Chính sự khác nhau về cách phân loại (có thể chính quyền này sắp một loại lợi ích nhất định vào hàng ưu tiên nhất nhưng chính quyền khác lại có thể đưa xuống hàng ưu tiên thấp hơn) đã dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược của chính quyền Dân chủ hay Cộng hoà.

3.1.4. Biện pháp triển khai là vạn biến

Dưới thời Bill Clinton, Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở rộng 1994 và Chiến lược an ninh quốc gia cho một thế kỷ mới 1997 đã xác định ba trụ cột chủ yếu trong chiến lược an ninh quốc gia là: an ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Hai giáo sư khoa học chính trị Barry R. Posen và Andrew L. Ross lý giải: “Cụm từ „can dự và mở rộng‟ thể hiện cách thức và mục đích, hay tầm nhìn, của bản chiến lược: Mỹ phải can dự vào thế giới để mở rộng cộng đồng các quốc gia có nền kinh tế tự do,


dân chủ”86. Cách tiếp cận này cho thấy, lợi ích kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dù ưu tiên mục tiêu chấn hưng nền kinh tế Mỹ, nhưng Chính quyền Clinton khẳng định an ninh quốc gia và sức mạnh kinh tế không thể tách rời nhau. Sự thịnh vượng trong nước của Mỹ phụ thuộc vào việc can dự tích cực ở nước ngoài và sức mạnh ngoại giao của Mỹ, khả năng duy trì ưu thế quân sự vượt trội, sức “hấp dẫn” của những giá trị Mỹ ở nước ngoài. Điểm đáng chú ý trong chiến lược này là kinh tế trong và ngoài nước được cho là gắn bó hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, nhằm thúc đẩy hơn nữa các lợi ích kinh tế với các đối tác bên ngoài lãnh thổ Mỹ, chính quyền Clinton xem “tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực” như một mục tiêu quan trọng. Ba nội dung này gắn bó hữu cơ với nhau và có tác động thúc đẩy lẫn nhau. Tựu trung lại nó phục vụ mục tiêu bao trùm của Mỹ là thiết lập vai trò lãnh đạo thế giới, nắm bắt thời cơ chiến lược sau Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ là siêu cường duy nhất còn lại, mối đe doạ về một cuộc chiến tranh thế giới đã lùi lại và những giá trị cơ bản của Mỹ; dân chủ và kinh tế thị trường; đã được truyền bá ở nhiều nơi trên thế giới.

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002 và 2006 của chính quyền George W. Bush phản ánh rất rõ sự tái nhận thức, hay xác định lại thứ tự ưu tiên các mối đe doạ đối với nước Mỹ. Đó là “Chiến lược an ninh quốc gia mới trong một thời đại của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia bất hảo và vũ khí hủy diệt hàng loạt” như tựa đề cuốn sách của tác giả Lawrence J. Korb87. Theo đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe doạ hàng đầu. Hơn nữa, dường như lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính quyền Bush lại tìm được một mối đe doạ hiện hữu, rõ ràng để trở thành tiêu



86 Barry R. Posen and Andrew L. Ross, “Competing Visions for U.S. Grand Strategy”,

International Security, 21 (1996), p. 44.

87 Lawrence J. Korb, A New National Security Strategy in an Age of Terrorists, Tyrants, and Weapons of Mass Destruction, Council on Foreign Relations Press, 2003.


điểm của chiến lược đối ngoại của Mỹ sau một thời gian chuyển tiếp sau Chiến tranh Lạnh khi mối đe doạ cộng sản không còn. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số một của nước Mỹ và nước Mỹ sẽ chiến đấu trong một thời gian không hạn định, trên phạm vi toàn cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố. Cùng với sự nhận thức lại về mối đe doạ là sự thay đổi ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại. Chiến lược An ninh quốc gia mới của chính quyền Bush cho thấy rõ cuộc chiến chống khủng bố trở thành ưu tiên hàng đầu, thành chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách cũng như quan hệ đối ngoại của Mỹ. Bên cạnh đó, các quốc gia bất hảo cũng được “nâng cấp” về thứ bậc trong đánh giá về những mối đe doạ đối với lợi ích của Mỹ. Mối đe doạ về khả năng những nước này phát triển vũ khí giết người hàng loạt được đặt trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố, tạo thành “bộ ba” nguy cơ đối với an ninh nước Mỹ. Đó cũng là cơ sở để học thuyết “đánh đòn phủ đầu” lần đầu tiên được chính thức đưa vào chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2010 dưới chính quyền Barack Obama khác biệt so với chính quyền tiền nhiệm trên ba khía cạnh: Một là, nếu “cường quyền và đơn phương” là thương hiệu của chính sách đối ngoại dưới chính quyền Bush thì “sức mạnh thông minh” trở thành thương hiệu của chính quyền Obama. Hai là, chính quyền Obama đã chính thức từ bỏ thuyết “đánh đòn phủ đầu”, học thuyết vốn đã làm cho nước Mỹ xấu đi rất nhiều trong quan hệ quốc tế. Ba là, từ bỏ cách nói về “cuộc chiến chống khủng bố” của chính quyền Bush, giới hạn hơn về kẻ thù của nước Mỹ, không quy kết tất cả các tổ chức thánh chiến hay các tín đồ Hồi giáo, mà chỉ đích danh mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaida và Taliban.


3.2. XU HƯỚNG CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ TỪ SAU NĂM 2012

3.2.1. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2015

Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015, chính quyền Tổng thống Barack Obama nhận định rằng, thế giới 5 năm qua đã có rất nhiều biến đổi, như sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), vấn đề Ukraine, quan hệ “xuống dốc không phanh” với Nga và sự “trỗi dậy” của Trung Quốc… nên chiến lược mới phải có “tầm nhìn và sách lược mới cho việc tận dụng vị thế lãnh đạo mạnh mẽ và bền vững của Mỹ để thúc đẩy lợi ích quốc gia, giá trị phổ biến và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”88.

Do đó, trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015, Tổng thống Barack Obama kế thừa những nội dung trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 và bổ sung, nhấn mạnh một số điểm, như hợp tác với các đối tác đang nổi (Trung Quốc, Ấn Độ) trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh truyền thống. Đồng thời, Mỹ chủ trương chuyển trọng tâm hợp tác kinh tế quốc tế với tổ chức G-20 chứ không chỉ chú trọng tới nhóm các nước phát triển G-7 như trước đây. Mặc dù bản chiến lược có đề cập tới việc tạm dừng biện pháp quân sự đơn phương, nhưng tuyên bố, Mỹ sẽ bảo lưu sự lựa chọn hành động đơn phương trong những tình huống cấp thiết.

Chiến lược xác định thách thức cấp bách nhất hiện nay là chủ nghĩa cực đoan, bạo lực, sự “gây hấn” của Nga, tấn công mạng và biến đổi khí hậu, đồng thời, đặt ra các nguyên tắc, những công việc ưu tiên để Mỹ có cách thức “lãnh đạo” thế giới một cách hiệu quả, thiết thực hơn trong 4 vấn đề chủ yếu, đó là: an ninh, thịnh vượng, giá trị và trật tự quốc tế với cách tiếp cận có những điểm mới.



88National Security Strategy 2015, https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/2015_national_security_strategy.pdf,tr.1

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí