Được Định Hướng Bởi Đạo Luật Goldwater-Nichols


Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo Ấn Độ và Pakistan tham gia Hiệp ước CTBT; thuyết phục Ấn Độ và Pakistan giảm nguy cơ xung đột và kiểm soát chương trình hạt nhân và tên lửa theo chuẩn mực cấm phổ biến vũ khí của quốc tế. Sự ổn định ở khu vực và sự cải thiện mối quan hệ giữa hai nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush cần thúc đẩy hợp tác với các đầu tàu kinh tế thế giới như Ấn Độ để thúc đẩy cải cách, mở cửa thị trường và ổn định tài chính. Mỹ đã gác bỏ những bất đồng giữa hai nước và đặt quan hệ với Ấn Độ vào một lộ trình mới. Ấn Độ là một nền dân chủ lớn và những giá trị chung giữa hai nước chính là nền tảng cho việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp này. Mỹ đã có những bước tiến lớn trong thay đổi mối quan hệ với Ấn Độ, đáng kể nhất là Hiệp định Hợp tác Hạt nhân Dân

sự (ANC) Mỹ - Ấn Độ năm 2005, đánh dấu sự vươn lên trở thành cường quốc của Ấn Độ76.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama coi Ấn Độ là một trong những cường quốc dân chủ trong thế kỷ 21, do đó, Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ với quốc gia này lên tầm cao mới. Mỹ cũng nhấn mạnh đến việc cần có những bước đi thích hợp để giảm sự đối đầu quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ đang hướng đến một nền kinh tế tự do. Mỹ và Ấn Độ là hai nền dân chủ lớn nhất trên thế giới, chia sẻ những lợi ích chung về tự do thương mại, trong đó có tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương, chống chủ nghĩa khủng bố và tạo dựng một châu Á ổn định về chiến lược.



76 http://www.varans.vn/tin-tuc/1928/Chung-quanh-Hiep-dinh-hop-tac-hat-nhan-dan-su-(ANC)- giua-An-Do-va-My.html


2.3.4. Lĩnh vực Dân chủ, nhân quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

2.3.4.1. Tương đồng

Trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới luôn là một trong những ưu tiên nhằm đem lại lợi ích, an ninh cho nước Mỹ. Có thể nói, dân chủ, nhân quyền là một trong ba trụ cột (cùng với an ninh - quân sự, kinh tế) trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các quốc gia trên thế giới. Mỹ muốn thúc đẩy, áp đặt giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do trên toàn thế giới; coi vấn đề dân chủ hóa là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ luôn cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới vi phạm dân chủ và nhân quyền và luôn áp đặt “dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ” để bắt các nước tuân thủ theo, quốc gia nào mà chống lại quy tắc này thì Mỹ sẽ liệt vào danh sách các nước vi phạm dân chủ và nhân quyền. Đó là nét đặc trưng trong hầu hết các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.

Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 11

2.3.4.2. Khác biệt

Ngoài sự tương đồng trên, vấn đề “dân chủ, nhân quyền” được các Tổng thống Mỹ tiếp cận theo các cách khác nhau để làm công cụ phục vụ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cụ thể:

Các Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Bill Clinton xác định, mọi lợi ích chiến lược của Mỹ được hỗ trợ bởi việc mở rộng cộng đồng các quốc gia dân chủ và thị trường tự do. Vì vậy, hợp tác với các quốc gia dân chủ mới ở Đông Âu và Trung Á để giúp họ phát triển kinh tế tự do, tôn trọng nhân quyền là một phần chủ chốt trong chiến lược an ninh quốc gia. “Chiến lược an ninh quốc gia của chúng ta vì vậy dựa trên việc mở rộng cộng đồng các nền dân chủ thị trường trong khi ngăn chặn và hạn chế một loạt những đe doạ đối với quốc gia của chúng ta, đồng minh của chúng ta và lợi ích của


chúng ta”77. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, mục tiêu mở rộng không chỉ bản thân các nền dân chủ mà còn là dân chủ thị trường. Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 và 1997 cho rằng, thị trường và dân chủ bao hàm lẫn nhau. Điều này có nghĩa là nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế tạo ra các giá trị và thể chế dân chủ. Như vậy, dân chủ thị trường, tự do kinh tế được chính quyền Bill Clinton ưu tiên thúc đẩy. Nói cách khác, vấn đề dân chủ, tự do được chính quyền Bill Clinton sử dụng như một công cụ để thúc đẩy mục tiêu, lợi ích an ninh kinh tế. Đó chính là điểm khác biệt căn bản bản trong chiến lược an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Nó phù hợp với mục tiêu chiến lược hàng đầu của Bill Clinton là phát triển kinh tế, thúc đẩy sự thịnh vượng cho nước Mỹ.

Đến thời Tổng thống George W. Bush, do mục tiêu chiến lược hàng đầu được xác định trong chiến lược an ninh quốc gia là bảo đảm an ninh gắn với chống khủng bố, các quốc gia bất hảo và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nên cách tiếp cận về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Tổng thống George

W. Bush cũng có sự thay đổi. Thúc đẩy dân chủ, thị trường tự do, nhân quyền ra toàn thế giới là một phần của chiến lược nhằm thúc đẩy mục tiêu an ninh cho nước Mỹ. “Chúng ta sẽ bảo vệ hoà bình bằng cách đánh khủng bố và những tên độc tài. Chúng ta sẽ duy trì hoà bình bằng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cường quốc. Chúng ta sẽ mở rộng hoà bình bằng thúc đẩy các xã hội mở và tự do trên mọi lục địa78. Các nhà nước bất hảo được xác định như những nhà nước phi dân chủ thù địch với Mỹ và thế giới văn minh, không tuân thủ luật pháp quốc tế và trách nhiệm quốc tế, nuôi dưỡng hệ tư

tưởng thù địch và khủng bố bằng cách đe doạ một cách vô lí và liều lĩnh bằng việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhằm ngăn chặn các nhà nước phi dân



77 National Security Strategy 1994, tlđd, tr.2

78 National Security Strategy 2002, tlđd, tr.3


chủ giúp đỡ khủng bố, tìm kiếm hay giúp đỡ các nước khác có được vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ sẽ “hoạt động tích cực mang lại hi vọng về dân chủ, phát triển thị trường tự do và tự do thương mại tới mọi ngóc ngách của thế giới”79. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002 cũng nhấn mạnh: “Đói nghèo, thể chế yếu kém và tham nhũng có thể làm các nhà nước yếu kém dễ bị tổn thương trước các mạng lưới khủng bố và các tập đoàn buôn lậu ma tuý trong đường biên giới”80. Có thể thấy, thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài là tấm khiên đảm bảo cho một nước Mỹ và một thế giới an ninh hơn và hoà bình hơn theo quan điểm của chính quyền George W. Bush. Đó cũng là đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush.

Trong khi đó, chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama coi thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là một trong những biện pháp để củng cố vai trò, vị thế của Mỹ. “Để xây dựng nền móng vững chắc hơn cho vị thế lãnh đạo của chúng ta, thì một trong những cách hiệu quả nhất là thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền và luật pháp”81. Để phổ biến giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ ra bên ngoài, chính quyền Barack Obama đưa ra các biện pháp cụ thể như đảm bảo các nền dân chủ mới có sự cải thiện cho công

dân của họ, can dự có nguyên tắc vào các chế độ phi dân chủ, thừa nhận tính hợp pháp của mọi phong trào dân chủ hòa bình, ủng hộ quyền phụ nữ, tăng cường các chuẩn mực quốc tế về chống tham nhũng, mở rộng liên minh các chủ thể (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và thể chế đa phương) để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, luật pháp.



79 National Security Strategy 2002, tlđd, tr.4 80 National Security Strategy 2002, tlđd, tr.4 81 National Security Strategy 2010, tlđd, tr. 2


Tiểu kết

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Bill Clinton được coi là chiến lược an ninh quốc gia chính thức đầu tiên của Mỹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chiến lược đã đánh dấu sự thay đổi lớn về đường lối chính sách của Mỹ. Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ loại bỏ được một đối thủ và Mỹ ngày càng khẳng định được vị trí siêu cường số một thế giới của mình. Tuy nhiên, khi lên nhậm chức Bill Clinton phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía cả ở trong nước và ngoài nước, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế Mỹ. Vì vậy, ưu tiên chiến lược hàng đầu của chính quyền Bill Clinton là chấn hưng nền kinh tế Mỹ, sức mạnh kinh tế là nền tảng của sức mạnh quốc gia, đạt được mục tiêu kinh tế, thì cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các mục tiêu khác như đảm bảo an ninh, thúc đẩy giá trị Mỹ.

Cũng như Bill Clinton khi lên nắm chính quyền Tổng thống G.W.Bush vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn của Mỹ đó là củng cố vị trí siêu cường số một của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, được thừa hưởng nguồn thặng dư ngân sách do chính quyền Bill Clinton để lại nhưng chính quyền Tổng thống Bush lại gặp phải vấn đề khủng bố nghiêm trọng. Đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9 khiến cho chính quyền Tổng thống Bush phải điều chỉnh lớn đối với Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Vì vậy, có thể thấy ưu tiên chiến lược hàng đầu của chính quyền George W. Bush là cuộc chiến chống khủng bố và Mỹ sẽ huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu này, sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu” nếu cần thiết.

Tổng thống Obama nhậm chức trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng xuất phát từ nước Mỹ và lan ra toàn cầu, đẩy nền kinh tế thế giới lầm vào suy thoái nghiêm trọng. Vì vậy, chính quyền Obama đã có điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại theo hướng thực dụng hơn với chính sách


“Ngoại giao thông minh” , phát huy sức mạnh kinh tế, quân sự và “sức mạnh mềm”, thực hiện chủ nghĩa đa phương mềm dẻo và linh hoạt, tăng cường hợp tác với các nước đồng minh.Vì vậy, chính quyền Barack Obama xác định ưu tiên chiến lược là an ninh, kinh tế, dân chủ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Từ những ưu tiên chiến lược đó, dẫn đến những biện pháp triển khai chiến lược khác nhau của các chính quyền Tổng thống Mỹ. Đó là sự “can dự và mở rộng” của chính quyền Bill Clinton, học thuyết “đánh đòn phủ đầu” của chính quyền George W. Bush và “sức mạnh thông minh”, chiến lược “xoay trục châu Á” của Chính quyền Barack Obama.


CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƯỢC AN NINH CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012 VÀ XU HƯỚNG CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ TỪ SAU NĂM 2012


3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012

Trong giai đoạn 1993 - 2012, các chiến lược an ninh quốc gia được các chính quyền Mỹ ban hành đã cho thấy sự linh hoạt về cách tiếp cận, sự đa dạng trong xác định biện pháp triển khai chiến lược, mang đậm dấu ấn của các đời Tổng thống Mỹ. Nhìn chung, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm chính như sau:

3.1.1. Được định hướng bởi Đạo luật Goldwater-Nichols

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được pháp lý hóa bởi Đạo luật Goldwater-Nichols. Do đó, các chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn 1993 - 2012 đều không nằm ngoài khuôn khổ này. Phần mở đầu các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton chỉ rõ: “Báo cáo này được đệ trình theo Khoản 603 của Đạo luật Tái cơ cấu Bộ Quốc phòng Goldwater-Nicholas năm 1986, đặt ra một chiến lược an ninh quốc gia để thúc đẩy những lợi ích quốc gia của chúng ta trong thời kỳ của những thời cơ và nguy cơ độc đáo này”82. Mặc dù không phải chính quyền Mỹ nào cũng tuân thủ đúng thời hạn

đệ trình văn kiện chiến lược này, nhưng nhìn chung, các chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ, nhất là bản chiến lược đầu tiên được công bố vào đầu mỗi nhiệm kỳ đã cơ bản đáp ứng được những định hướng chiến lược của nước Mỹ trong từng giai đoạn cụ thể. Các chiến lược này cơ bản đáp



82 National Security Strategy 1997, tlđd, tr. 2


ứng được các yêu cầu theo quy định của Đạo luật Goldwater-Nichols đối với một chiến lược an ninh quốc gia, gồm: xác định lợi ích, mục tiêu trên phạm vi toàn thế giới có liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ; định hướng chính sách đối ngoại, cam kết quốc tế và khả năng quốc phòng của Mỹ nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tới an ninh quốc gia; đề xuất sử dụng trong ngắn hạn và dài hạn các yếu tố về chính trị, kinh tế, quân sự và các yếu tố khác trong sức mạnh quốc gia Mỹ để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích và mục tiêu đã được xác định; sử dụng một cách thích hợp các khả năng của sức mạnh quốc gia để triển khai chiến lược an ninh quốc gia Mỹ; cung cấp đầy đủ thông tin trước Quốc hội về những vấn đề liên quan đến chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.

3.1.2. Xuất phát từ bối cảnh chủ quan và khách quan

Từ các chiến lược an ninh quốc gia của ba đời Tổng thống Mỹ, có thể thấy, bối cảnh khách quan (hay môi trường chiến lược theo cách gọi của Mỹ) là một trong những cơ sở để hoạch định chiến lược an ninh quốc gia, nhất là liên quan đến xác định mục tiêu chiến lược, lợi ích chiến lược, ưu tiên chiến lược và các biện pháp triển khai để đạt được các mục tiêu đã xác định.

“Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở rộng” ra đời trong bối cảnh trật tự thế giới chuyển từ lưỡng cực sang đơn cực, theo đó, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, có sức mạnh vượt trội trên tất cả các lĩnh vực, không còn đối thủ trực tiếp là Liên Xô như trước. Nói cách khác, cục diện chiến lược thế giới phát triển từ chỗ có thể dự đoán sang khó nắm bắt. Rõ ràng, trong một trật tự thế giới đang thay đổi như vậy, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cần tập trung trả lời cho những câu hỏi sau: Mỹ sẽ phải đối phó với đối thủ nào hay mối đe dọa nào? Mỹ sẽ làm như thế nào để củng cố khối đồng minh khi đối thủ duy nhất là Liên Xô không còn nữa? Nước Mỹ sẽ làm gì để củng cố vai trò lãnh đạo thế giới trong tình hình mới với xu thế toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh? Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 đã đưa ra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022