Chiến Lược Đối Với Các Nước Lớn


khủng bố, ngăn chặn ảnh hưởng của Libya và Iran ở châu Phi, giúp đỡ các nước châu Phi ổn định và phát triển kinh tế, cải cách dân chủ.

Trong các Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush, châu Phi thậm chí còn trở thành một trong những ưu tiên trong chiến lược của Mỹ vì đây là khu vực có nguồn dầu mỏ lớn. Chính quyền Bush chủ trương củng cố chỗ đứng ở châu Phi nhằm kiểm soát nguồn dầu lửa và vị trí quân sự chiến lược quan trọng của khu vực này đối với thế giới; tính đến việc lấy các nguồn dầu mỏ của châu Phi làm nguồn thay thế cho Trung Đông và xác định dầu mỏ châu Phi là vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia Mỹ. Chính quyền Bush cũng đưa các biện pháp cụ thể, gồm: lấy vấn đề chống khủng bố để quân sự hoá các mối quan hệ của Mỹ đối với châu Phi và để thực hiện kế hoạch tăng thêm quân thường trú ở châu Phi; hối thúc các nước thiết lập quan hệ thương mại tự do song phương với Mỹ, trước hết là xúc tiến việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương Mỹ - Nam Phi và Mỹ - Morocco và duy trì Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Mỹ - Phi; dùng viện trợ để lôi kéo các nước trong khu vực chấp nhận hợp tác với Mỹ; sử dụng các tổ chức quốc tế và lôi kéo các nước cùng Mỹ gây sức ép, bao vây cô lập đối với các nước được cho là chống Mỹ như Libya, Zimbabwe.

Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama chủ yếu đề cập đến châu Phi như một trong những khu vực có liên quan đến lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ. Do đó, Mỹ chủ trương tiếp tục can dự vào khu vực để thúc đẩy lợi ích chiến lược của Mỹ. Các biện pháp ưu tiên trong chính sách của Mỹ là thúc đẩy các nền kinh tế khu vực mở cửa thị trường, ngăn chặn các cuộc xung đột, cải cách dân chủ, chống tham nhũng ở các quốc gia.

2.3.3.2. Chiến lược đối với các nước lớn

- Với Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương thời kỳ sau chiến tranh


lạnh. Đây là mối quan hệ giữa một siêu cường duy nhất còn lại từ khi Liên Xô sụp đổ với một cường quốc đang nổi lên, có tiềm năng thách thức vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ trong thế kỷ 21. Xét về sức mạnh quốc gia tổng hợp, Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn nhất ở khu vực CA-TBD hiện nay và có khả năng trở thành hai cường quốc lớn nhất trên thế giới vào thế kỷ 21. Hơn nữa, mối quan hệ này là quan hệ giữa một siêu cường duy nhất đang nỗ lực thiết lập một thế giới đơn cực, một nền hoà bình theo kiểu Mỹ với những giá trị Mỹ được phổ biến với một cường quốc đang nổi lên và ấp ủ mục tiêu xây dựng một trật tự thế giới đa cực70. Chiến lược an ninh quốc gia của chính

quyền Bill Clinton xác định vai trò của Trung Quốc như sau: Một Trung Quốc cô lập, khép kín sẽ không có lợi cho Mỹ và thế giới. Sự nổi lên của của một nước Trung Quốc ổn định về chính trị, mở cửa về kinh tế và bảo đảm về an ninh sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Triển vọng hòa bình, thịnh vượng ở châu Á phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Trung Quốc như một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống luật pháp và chuẩn mực quốc tế sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế, chính trị của nước này cũng như mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Trung Quốc cần tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Hợp tác với Trung Quốc là cách tốt nhất để đối phó với những thách thức chung như ngăn chặn các vụ thử hạt nhân, giải quyết những bất đồng khác biệt cơ bản như vấn đề nhân quyền. Do đó, Mỹ phải theo đuổi quan hệ đối thoại sâu sắc hơn với Trung Quốc. Trọng tâm của Mỹ là thúc đẩy Trung Quốc hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới theo cơ chế thị trường. Một phần quan trọng trong tiến trình này là làm cho Trung Quốc tháo bỏ chính sách bảo hộ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


70 Lê Ninh Lan, “Quan hệ Mỹ - Trung: Hiện trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33 năm 2000

Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 10


kinh tế thông qua các rào cản thương mại. Việc thúc đẩy Trung Quốc gia nhập WTO sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Mỹ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực chủ chốt như duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên, mở rộng NPT, hoàn thành Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT), chống buôn lậu và buôn bán ma túy. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong chính sách đối với Trung Quốc gồm: duy trì đối thoại chiến lược thông qua các cuộc trao đổi cấp cao tập trung vào các lợi ích cốt lõi của cả hai nước; nối lại đàm phán giữa Trung Quốc và Đài Loan và đảm bảo sự chuyển giao suôn sẻ ở Hong Kong; Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thiết lập một hệ thống kiểm soát xuất khẩu vũ khí toàn diện; vai trò xây dựng của Trung Quốc trong các vấn đề an ninh quốc tế thông qua sự tích cực hợp tác ở các cơ chế đa phương như APEC, ARF và

Đối thoại An ninh Đông Bắc Á71.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush cũng xác định, Mỹ cần thúc giục Trung Quốc hướng đến một nền kinh tế thị trường, chính sách tỷ giá linh hoạt để giúp Trung Quốc hội nhập vào hệ thống kinh tế quốc tế. Mỹ cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để đảm bảo nước này thực thi nghiêm chỉnh các cam kết với WTO, nhất là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Vai trò của Trung Quốc ở các tổ chức quốc tế ngày càng phát huy tính tích cực, chủ động, nhất là với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của Trung Quốc trong giải quyết các thách thức an ninh chung ở khu vực và thế giới, như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí, an ninh năng lượng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có sự lo ngại trước sự phát triển của Trung Quốc, nhất là sự



71 National Security Strategy 1997, tlđd, tr.25


thiếu minh bạch trong chính sách tăng cường tiềm lực quân sự, duy trì chính sách bảo hộ nền kinh tế, vấn đề dân chủ, nhân quyền72.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama khẳng định, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Sự phát triển dân chủ của Trung Quốc là điều rất quan trọng cho tương lai như thế. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục bày tỏ lo ngại về sự gia tăng tiềm lực quân sự của Trung Quốc, cho rằng điều này có thể đe dọa các quốc gia láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc mua một phần tài sản của Mỹ, xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thế giới, thậm chí cả sân sau của Mỹ, nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và thách thức Mỹ ở Đông Á - Tây Thái Bình Dương. Những thách thức của Trung Quốc được xem như sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới. Một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ làm thay đổi cơ cấu quyền lực quốc tế và khu vực. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang gia tăng và sẽ tác động tới các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc trong tương lai không xa sẽ là cường quốc có khả năng thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ. Năm 2011, chính quyền B.Obama tuyên bố rằng, Mỹ cần thiết phải “chuyển trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối ngoại. Theo đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan và chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “trở lại” châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mô quân sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường



72 National Security Strategy 2006, tlđd, tr41-42


xuyên ở Nhà Trắng. Chính sách “tái cân bằng” của Mỹ đối với khu vực diễn ra vào thời điểm mà quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng, trong khi một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Philippines và Nhật Bản, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tuy còn một số lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề cùng quan tâm như chống khủng bố, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, các vấn đề an ninh phi truyền thống…73

- Với Nga: Có thể nói, xuất phát từ vị thế của nước Nga sau Chiến tranh Lạnh, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn này đều có một điểm chung lớn nhất là cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa đối tác chiến lược và đối thủ tiềm tàng trong quan hệ với Nga.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton coi Nga là nước có địa chính trị quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ bởi: Nga nằm trong lục địa Á - Âu, mặc dù diện tích và biên giới của Nga không còn được như thời Liên Xô, nhưng Nga vẫn có vị trí chiến lược đối với Mỹ. Mặt khác, Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, là đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Nga là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc, Nga có vị trí và vai trò ảnh hưởng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, Nga kế thừa tiềm lực do Liên Xô để lại, nhất là về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Với những đặc điểm kinh tế, chính trị của Nga, Mỹ muốn xây dựng một chiến lược tổng thể ở đất nước này với mục tiêu kiềm chế sự phát triển của Nga và khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ trong đó có Nga, nước từng là đối trọng nặng ký của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Do đó, Mỹ cho rằng, việc Nga gia nhập WTO có thể đóng vai trò



73 National Security Strategy 2010, tlđd, tr.43


quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi Nga thành nền kinh tế thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và hội nhập vào kinh tế thế giới. Ngoài ra, chính quyền Bill Clinton cũng thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác NATO - Nga để tăng cường tham vấn, khi có thể, cùng nhau hành động đối phó với những thách thức an ninh chung; góp phần thúc đẩy sự tham gia tích cực của nước Nga dân chủ trong hệ thống an ninh châu Âu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Một trong những vấn đề Mỹ đặc biệt quan tâm trong quan hệ với Nga là cắt giảm các loại vũ khí chiến lược. Mỹ xác định, hợp tác với Nga cắt giảm 80% kho vũ khí hạt nhân có từ thời Chiến tranh Lạnh trong vòng một thập kỷ. Theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược II (START II), Mỹ và Nga duy trì số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược ở mức từ 3.000 - 3.500; thúc đẩy START III, cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn từ 2.000 - 2.500 (cắt giảm 80% kho vũ khí trong thời Chiến tranh; cam kết Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM). Ngoài ra, Mỹ hợp tác chặt chẽ với Nga trong các lĩnh vực ưu tiên môi trường, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush tái khẳng định sự hợp tác của Mỹ với Nga trong các vấn đề chiến lược mà hai bên có cùng lợi ích, thu hẹp những bất đồng khác biệt giữa hai nước. Với sức mạnh và vị trí địa chiến lược, Nga có ảnh hưởng lớn không chỉ ở châu Âu, các nước láng giềng, mà còn ở nhiều khu vực khác có liên quan đến lợi ích sống còn của Mỹ, như Trung Đông, Nam và Trung Á, Đông Á. Do đó, Mỹ cần khuyến khích Nga tôn trọng giá trị tự do và dân chủ ở trong nước, không làm trở ngại đến tiến trình tự do và dân chủ ở những khu vực này. Mỹ cũng cần sự hợp tác của Nga cùng các đối tác EU để gây sức ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích quân sự. Tăng cường phối hợp với Nga cùng các nước liên quan để gây sức ép buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.


Một điểm đáng chú trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush là do Nga chưa thể đe dọa đến vị thế siêu cường của Mỹ, đồng thời Mỹ cần đến vai trò của Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó có chủ nghĩa khủng bố, nên Mỹ không còn coi Nga là đối thủ chiến lược mà thay vào đó là hướng đến một quan hệ chiến lược với Nga. Chiến lược an ninh quốc gia xác định: Với Nga, Mỹ đang xây dựng một quan hệ chiến lược mới dựa trên thực tiễn của thế kỷ 21: Mỹ và Nga không còn là đối thủ chiến lược. Hiệp ước START đã phản ánh sự thay đổi quan trọng trong tư duy của nước Nga, là cơ sở để Mỹ tăng cường hợp tác với Nga trong các vấn đề có liên quan đến lợi ích của hai nước. Mỹ sẽ nỗ lực thúc đẩy Nga gia nhập WTO; tăng cường hợp tác trong đối phó với các nguy cơ, thách thức chung như chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, với sức mạnh tiềm tàng của nước Nga, việc Mỹ xây dựng quan hệ chiến lược với Nga là điều rất khó thực hiện, nhất là sau cuộc xung đột quân sự Nga - Gruzia năm 2008. Và được giới phân tích quốc tế đánh giá là mang đậm dấu ấn giằng co, "ăn miếng trả miếng" giữa Mátxcơva và Washington trong việc tăng cường sự hiện diện và tranh giành ảnh hưởng tại các khu vực

“sân sau” của nhau74.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama nhấn mạnh, Mỹ thúc đẩy xây dựng mối quan hệ ổn định, hiệu quả và đa dạng với Nga dựa trên những lợi ích chung. Mỹ có lợi ích ở một nước Nga cường thịnh, hòa bình, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế. Với tư cách là hai quốc gia hàng đầu về kho vũ khí hạt nhân, Mỹ và Nga sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy ngăn chặn sự phổ biến vũ khí thông qua cắt giảm kho vũ khí hạt



74 Quan hệ Nga Mỹ 2008 “ăn miếng trả miếng” tại địa chỉ: http://tuyengiao.vn/Home/Quocte/sukienvabinhluanqt/4988/Quan-he-Nga-My-2008-An-mieng-tra- mieng


nhân của mỗi nước và hợp tác chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở các khu vực trên thế giới. Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực, nhất là ở Afghanistan. Mỹ cũng sẽ thúc đẩy ký kết các hiệp định hợp tác thương mại, đầu tư mới với Nga để thúc đẩy thịnh vượng ở hai nước. Mỹ ủng hộ những nỗ lực ở trong nước Nga nhằm thúc đẩy luật pháp và các giá trị khác. Cùng với việc thúc đẩy vai trò của Nga như một đối tác có trách nhiệm ở châu Âu và châu Á, Mỹ sẽ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng của Nga.

- Với Ấn Độ: Trước năm 1991, do các mối quan hệ chồng chéo phức tạp của Mỹ và Ấn Độ với các quốc gia khác như Liên Xô, Pakistan khiến quan hệ Mỹ- Ấn Độ rất mờ nhạt. Sau cải cách kinh tế năm 1991, sự lớn mạnh của Ấn Độ đã trở thành một đối trọng không chỉ riêng Trung Quốc mà kể cả Mỹ cũng e ngại. Mặc dù Ấn Độ chưa gây ra nhiều mối đe dọa cho Mỹ trong mối quan hệ song phương như đối với Trung Quốc nhưng từ sau cải cách kinh tế 1991 của mình đến nay, theo ông Jean-Luc Racine, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ và Nam Á, Ấn Độ được đánh giá như một nhân tố nhằm cân bằng thế lực của Trung Quốc tại Châu

Á75. Do đó, nhân tố Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Mỹ được các

Tổng thống Mỹ quan tâm nhiều.

Trong các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, các đời Tổng thống đều nhấn mạnh đến thúc đẩy vai trò của Ấn Độ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ, tuy nhiên, người ta thấy rằng, chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ chứng kiến sự thay đổi từ việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Ấn Độ thành giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc hạt nhân.



75 Ấn Độ: cường quốc mới đối trọng Trung Quốc ở Châu Á tại địa chỉ: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-khu-vuc-khac/1957-n--cng-quc-mi-i-trng-trung-quc-- chau-a

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022