Thúc đẩy xây dựng một châu Âu hòa bình, đoàn kết, dân chủ; (2) Thúc đẩy cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương ổn định và phát triển; (3) Duy trì sự lãnh đạo của Mỹ như lực lượng quan trọng nhất của thế giới vì hòa bình; (4) Tạo nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho người dân Mỹ thông qua một hệ thống thương mại cạnh tranh và rộng mở hơn, đồng thời đem lại lợi ích cho người dân các nước khác trên thế giới; (5) Tăng cường hợp tác trong đối phó với những nguy cơ an ninh mới; (6) Tăng cường sức mạnh công cụ ngoại giao và quân sự để đối phó với những thách thức này.
Để đạt được những lợi ích quốc gia, Mỹ cần tăng cường an ninh và thúc đẩy sự thịnh vượng. Văn kiện xác định những mối đe dọa đối với lợi ích, an ninh nước Mỹ, gồm: các mối đe dọa tầm mức khu vực và quốc gia; những mối đe dọa xuyên quốc gia; những mối đe dọa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Để đối phó với những mối đe dọa này, ngoài việc tăng cường tiềm lực quốc gia, Mỹ cần thúc đẩy quan hệ an ninh với các quốc gia chủ chốt trên thế giới, nhấn mạnh đến sự hợp tác với các nước bạn bè và đồng minh nhằm đối phó với các mối đe dọa; định hình môi trường quốc tế có lợi cho lợi ích của Mỹ và an ninh toàn cầu thông qua chính sách ngoại giao, viện trợ quốc tế, kiểm soát vũ trang, các sáng kiến ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các hoạt động quân sự. Văn kiện xác định các mối đe dọa xuyên quốc gia ảnh hưởng đến lợi ích, an ninh nước Mỹ, gồm: chủ nghĩa khủng bố, tội phạm ma túy, tội phạm quốc tế có tổ chức, những vấn đề về an ninh và môi trường và biến cố quy mô nhỏ. Nước Mỹ cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho một tương lai không thể lường trước. Để tăng cường khả năng định hình môi trường quốc tế, đối phó khủng hoảng, Mỹ cần tập trung nâng cao năng lực và khả năng tình báo, không gian, hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống thông tin quốc gia và khả năng sẵn sàng đối phó với những tình huống an ninh quốc gia khẩn cấp.
Để đạt được mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ, đòi hỏi phải có sự nỗ lực ở trong và ngoài nước. Lợi ích kinh tế và an ninh có mối ràng buộc không thể tách rời. Sự thịnh vượng ở trong nước phụ thuộc vào sự lãnh đạo của nước Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Do đó, văn kiện đưa ra các biện pháp chính như sau: (1) Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ (mở rộng sự tiếp cận ra các thị trường nước ngoài, phát huy hiệu quả của Tổ chức Thương mại Thế giới, các định chế hợp tác đa phương, các đối tác thương mại chủ chốt ở các khu vực, cải cách chiến lược xuất khẩu hàng hóa);
(2) Tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô; (3) Bảo đảm an ninh năng lượng; (4) Thúc đẩy phát triển bền vững ở nước ngoài.
Ngoài ra, chiến lược an ninh quốc gia năm 1997 cũng nhấn mạnh đến mục tiêu thúc đẩy nền dân chủ, nhân quyền ở các nước trên thế giới.
Về quan hệ đối ngoại, với châu Âu và Á - Âu, Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của NATO, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trong ngăn chặn xung đột và quản lý khủng hoảng; tăng cường hợp tác với các đối tác châu Âu trong giải quyết các mối đe dọa an ninh phi quân sự; thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế. Với Đông Á và Thái Bình Dương, Mỹ cần gia tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực; coi các nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Philippines là nền tảng để duy trì an ninh Mỹ; xác định những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là mối đe dọa chính đối với hòa bình và ổn định ở Đông Á nên cần thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thông qua các cơ chế đàm phán song phương và đa phương; thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của Trung Quốc đối với an ninh, ổn định ở khu vực thông qua các cơ chế hợp tác trong giải quyết các vấn đề quốc tế; thúc đẩy hợp tác với ASEAN và từng nước trong Hiệp hội. Với Tây Bán Cầu, Mỹ cần tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh với khu vực thông qua đối thoại an ninh song phương, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), các cuộc diễn tập quân sự;
tìm kiếm giải pháp hòa bình để thúc đẩy nền dân chủ ở Cuba. Với Trung Đông, Tây Nam Á và Nam Á, Mỹ sẽ thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh khu vực, nhất là từ Iraq và Iran; thúc đẩy dân chủ và ổn định ở Nam Á. Với châu Phi, Mỹ sẽ tập trung ngăn chặn các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia đến từ châu Phi như chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy, tội phạm quốc tế, dịch bệnh., đồng thời hỗ trợ các nước châu Phi phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 1
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 2
- Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Của Chính Quyền Bill Clinton
- Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Năm 2010 Của Chính Quyền Barack Obama
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 6
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 7
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
1.2.2. Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền George W. Bush
Khi lên nhậm chức mặc dù được thừa hưởng một nguồn thặng dư ngân sách do chính quyền Bill Clinton để lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước Mỹ lúc này đã bắt đầu có dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế và đang ở giai đoạn cao trào của cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, cuộc chiến này lại bộc lộ những điểm yếu cơ bản của Mỹ như: Không nhận được sự ủng hộ lâu dài của các đồng minh; Sa lầy tại chiến trường Iraq và Afganistan; Kinh tế bắt đầu suy thoái; Cạnh tranh giữa Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga bắt đầu cho thấy Mỹ suy yếu. Là Tổng thống thứ 43 của Mỹ với hai nhiệm kỳ từ năm 2001 đến 2008, Tổng thống George W. Bush đã công bố hai bản chiến lược an ninh quốc gia vào năm 2002 và 2006. Nội dung chính của hai bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới thời George W. Bush như sau:
- Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002: Ra đời trong bối cảnh nước Mỹ chịu nhiều tổn thất nặng nề sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, chiến lược này xác định, nước Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức an ninh mới, đến từ các nhà nước độc tài, chủ nghĩa khủng bố và các vũ khí hủy diệt hàng loạt ở trong tay khủng bố. Do đó, mục tiêu của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là: (1) Bảo đảm tự do kinh tế và chính trị; (2) Thúc đẩy quan hệ hòa bình với các quốc gia; (3) Thúc đẩy nhân quyền.
Để thúc đẩy những mục tiêu trên, Mỹ sẽ: Thứ nhất, bảo vệ những khát vọng nhân quyền. Mỹ phải đứng ra bảo vệ tự do và công bằng cho mọi người dân trên thế giới thông qua những quy tắc của luật pháp, giới hạn quyền lực của nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, bình đẳng giới, tôn trọng quyền sở hữu cá nhân. Những biện pháp cụ thể: lên tiếng trước những vi phạm về nhân quyền, sử dụng viện trợ nước ngoài để thúc đẩy tự do, thúc đẩy các thể chế dân chủ, áp dụng những nỗ lực đặc biệt để thúc đẩy tự do tôn giáo. Thứ hai, tăng cường phối hợp với các đồng minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, hợp tác ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ và các đối tác. Ưu tiên của Mỹ là tiêu diệt tận gốc các tổ chức khủng bố quốc tế cùng với sự phối hợp của các nước đối tác ở các khu vực và hợp tác với các đồng minh để cô lập các tổ chức khủng bố. Mỹ sẽ tiêu diệt các tổ chức khủng bố thông qua các biện pháp: hành động trực tiếp và liên tục bằng tất cả yếu tố sức mạnh quốc gia và quốc tế; bảo vệ nước Mỹ, người dân Mỹ, lợi ích quốc gia bằng cách nhận diện và tiêu diệt mối đe dọa trước khi nó đến biên giới nước Mỹ; ngăn chặn sự bảo trợ của các quốc gia đối với các tổ chức khủng bố. Mỹ cũng phát động một cuộc chiến tranh tư tưởng để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Thứ ba, hợp tác với các nước khác nhằm ngăn chặn xung đột khu vực. Với mỗi trường hợp cụ thể, Mỹ sẽ can thiệp dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: (1) Đầu tư thời gian và nguồn lực trong việc xây dựng các quan hệ và thể chế quốc tế có thể xử lý các cuộc khủng hoảng cục bộ khi nổi lên; (2) Luôn thực tế trong việc xem xét hỗ trợ những quốc gia không đủ khả năng xử lý. Theo đó, Mỹ sẽ tập trung vào điểm nóng như: xung đột Israel - Palestine ở Trung Đông; Ấn Độ - Pakistan ở Nam Á; Indonesia ở Đông Nam Á; Mexico, Brazil, Canada, Chile và Colombia ở Tây Bán Cầu; châu Phi. Thứ tư, ngăn chặn kẻ thù đe dọa nước Mỹ, đồng minh và bạn bè đối tác bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các quốc gia
bất hảo và chủ nghĩa khủng bố ngày càng trở nên phức tạp hơn khi sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chiến lược tổng thế của Mỹ trong ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt là: (1) Đi đầu trong những nỗ lực chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; (2) Thúc đẩy những nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm ngăn chặn các quốc gia bất hảo và tổ chức khủng bố có trong tay vũ khí hủy diệt hàng loạt; (3) Quản lý có hiệu quả những hệ lụy nhằm đối phó với những tác động khi các tổ chức khủng bố hay các quốc gia thù địch sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mỹ có thể sử dụng đòn tấn công phủ đầu nếu thấy mối đe dọa là hiện hữu. Để sẵn sàng cho đòn tấn công phủ đầu, Mỹ sẽ: củng cố hệ thống tình báo, hợp tác chặt chẽ với đồng minh để đánh gia mối đe dọa nguy hiểm nhất, tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự để đảm bảo khả năng đánh nhanh, thắng nhanh. Thứ năm, tạo ra một kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới thông qua các nền kinh tế thị trường và tự do thương mại. Thứ sáu, mở rộng quy mô phát triển bằng cách mở rộng các xã hội và xây dựng các nền tảng dân chủ. Thứ bảy, đưa ra các chương trình hợp tác với những trung tâm quyền lực khác, gồm: NATO, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Thứ tám, thay đổi các thể chế an ninh quốc gia Mỹ để đối phó với những thách thức, tận dụng những thời cơ trong thế kỷ 21.
- Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2006: Chính quyền George W. Bush nhấn mạnh bối cảnh triển khai chiến lược an ninh quốc gia là nước Mỹ đang trong giai đoạn thời chiến, cụ thể là cuộc chiến chống khủng bố. Vì vậy, ưu tiên trong chiến lược của Mỹ là chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố; thúc đẩy dân chủ, tự do trên thế giới với việc xóa bỏ các chế độ độc tài, quân phiệt; xây dựng một thế giới mới theo những giá trị Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 đánh giá những thành tựu đạt được, những thử thách gặp phải trong thực hiện tám nhiệm vụ chính trong chiến
lược an ninh quốc gia năm 2002, định hướng cho những năm tiếp theo, đồng thời bổ sung thêm nhiệm vụ: tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa.
Thứ nhất, bảo vệ những khát vọng nhân quyền. Mục tiêu của Mỹ là chấm dứt các chế độ mà Mỹ gọi là độc tài, như CHDCND Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, Belarus, Miến Điện và Zimbabwe; giúp xây dựng các chế độ dân chủ mới một cách hiệu quả; thúc đẩy quyền tự do con người dựa trên nguyên tắc mục tiêu không thay đổi, biện pháp có thể ứng biến. Thứ hai, tăng cường phối hợp với các đồng minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, hợp tác ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ và các đối tác. Bản chiến lược đánh giá, căn cứ đầu não của các mạng lưới khủng bố đã bị phá hủy, nhưng những tên khủng bố vẫn rải rác ở nhiều nơi như Afghanistan, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Israel, Jordan, Morocco, Pakistan, Russia, Saudi Arabia, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Thúc đẩy tự do, nhân quyền thông qua nền dân chủ là giải pháp lâu dài đối với chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia. Trước mắt, Mỹ cần thực hiện bốn bước sau: (1) Ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố trước khi chúng xảy ra; (2) Ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi vào tay các quốc gia bất hảo và các tổ chức khủng bố; (3) Ngăn chặn các nhóm khủng bố nhận được sự bảo trợ và chứa chấp của các quốc gia bất hảo; (4) Ngăn chặn các tổ chức khủng bố kiểm soát bất kỳ quốc gia nào để có thể sử dụng làm căn cứ và phát động tấn công khủng bố. Thứ ba, hợp tác với các nước khác nhằm ngăn chặn xung đột khu vực. Giải pháp lâu dài để ngăn chặn và giải quyết xung đột là thúc đẩy nền dân chủ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ can thiệp nếu xung đột ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia Mỹ, đồng thời nhấn mạnh đến sự ổn định và tái thiết sau xung đột. Thứ tư, ngăn chặn kẻ thù đe dọa nước Mỹ, đồng minh và bạn bè đối tác bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các đối tượng tiếp tục tìm cách sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm: Iran, CHDCND Triều Tiên,
các tổ chức khủng bố. Mỹ cam kết sẽ không để cho loại vũ khí nguy hiểm nhất lọt vào tay những đối tượng nguy hiểm nhất. Đó là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học. Thứ năm, tạo ra một kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới thông qua các nền kinh tế thị trường và tự do thương mại. Để tiếp tục thúc đẩy tự do và thịnh vượng, vượt qua những thách thức, thời gian tới, nước Mỹ cần: mở rộng thị trường, hội nhập với các nước đang phát triển; mở rộng, hội nhập và đa dạng hóa các thị trường năng lượng nhằm đảo bảo sự độc lập về năng lượng; cải cách hệ thống tài chính quốc tế nhằm đảm bảo ổn định và phát triển. Thứ sáu, mở rộng quy mô phát triển bằng cách mở rộng các xã hội và xây dựng các nền tảng dân chủ. Mỹ sẽ: tăng cường ngoại giao chuyển hóa và dân chủ hiệu quả; tăng cường hiệu quả của viện trợ nước ngoài. Thứ bảy, đưa ra các chương trình hợp tác với những trung tâm quyền lực khác, dựa trên năm nguyên tắc: (1) Các mối quan hệ được đặt trong bối cảnh thích hợp; (2) Các mối quan hệ này được hỗ trợ bởi các định chế khu vực, quốc tế thích hợp để tăng cường hiệu quả của sự hợp tác; (3) Không thể cho rằng, sự đối xử của các nhà nước đối với người dân nước họ không ảnh hưởng đến lợi ích nước Mỹ; (4) Mỹ không phán xét lựa chọn của các nhà nước mà tìm cách tác động đến những tính toán mà các quốc gia này lựa chọn; (5) Mỹ sẵn sàng đơn phương hành động nếu cần thiết. Với Tây Bán Cầu, làm sâu sắc mối quan hệ với Canada và Mexico; thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng; củng cố quan hệ chiến lược với các nhà lãnh đạo Trung và Nam Mỹ, Caribbean. Với châu Phi, mục tiêu của Mỹ là châu lục này biết đến tự do, hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Với Trung Đông, Mỹ cam kết ủng hộ nỗ lực của các nhà cải cách nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho khu vực; tìm kiếm khuôn khổ pháp lý để Israel và Palestine tồn tại như hai quốc gia dân chủ; tiếp tục ủng hộ nỗ lực thúc đẩy cải cách, tự do của các đồng minh truyền thống như Ai Cập và Saudi Arabia; chống lại các chế độ độc tài
như Iran và Syria. Với châu Âu, NATO tiếp tục là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ; quan hệ hợp tác với châu Âu được xây dựng dựa trên cơ cở giá trị và lợi ích chung. Với Nga, Mỹ tăng cường hợp tác chặt chẽ với Nga trong các vấn đề chiến lược có chung lợi ích và giải quyết các vấn đề khác biệt về lợi ích. Với Nam và Trung Á, mục tiêu của Mỹ là làm cho khu vực này được dân chủ, thịnh vượng và hòa bình, trong đó chú trọng thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ và Pakistan. Với Đông Á, sự ổn định và thịnh vượng ở khu vực phụ thuộc vào sự can dự của Mỹ: duy trì các quan hệ đối tác, tăng cường hội nhập kinh tế và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền; phát huy vai trò của các định chế, cơ chế như APEC, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đàm phán sáu bên và Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) để đối phó với những thách thức chung. Tại Đông Nam Á, Mỹ sẽ thúc đẩy nền dân chủ ở Myanmar, hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác chủ chốt, gồm: Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore và Thái Lan. Với Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy Trung Quốc cải cách và mở cửa, tăng cường vai trò, trách nhiệm với khu vực, thế giới, hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích chung, giải quyết các thách thức. Thứ tám, thay đổi các thể chế an ninh quốc gia Mỹ để đối phó với những thách thức, tận dụng những thời cơ trong thế kỷ
21. Ở trong nước, Mỹ sẽ theo đuổi ba ưu tiên: (1) Tiếp tục cải cách các Bộ: Quốc phòng, An ninh nội địa, Tư pháp, Cục Điều tra Liên Bang, Cộng đồng Tình báo; (2) Tiếp tục định hướng cho Bộ Ngoại giao về ngoại giao chuyển đổi; (3) Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý khủng hoảng ở các khu vực và những thách thức lâu dài. Ở ngoài nước, Mỹ sẽ theo đuổi ba ưu tiên: (1) Thúc đẩy cải cách Liên hợp quốc; (2) Tăng cường vai trò của các nền dân chủ và thúc đẩy dân chủ thông qua các định chế quốc tế; (3) Thiết lập những đối tác mới có định hướng nhằm đối phó với những thách thức mới. Thứ chín, tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức