Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Năm 2010 Của Chính Quyền Barack Obama


của quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới ảnh hưởng đến lợi ích, giá trị, an ninh quốc gia (dịch bệnh, gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường).

1.2.3. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền Barack Obama

Năm 2009, Tổng thống B.Obama lên nắm quyền trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Hình ảnh nước Mỹ trên thế giới đang bị sụt giảm nghiêm trọng và nước Mỹ phải chịu những sức ép không nhỏ từ hệ lụy của chủ nghĩa đơn phương thực dụng trong hai nhiệm kỳ Tổng thống G.Bush với gánh nặng từ hai cuộc chiến kéo dài tại Irắc và Afghanistan. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng năm 2008 đã khiến Mỹ thêm chồng chất khó khăn. Trước tình hình đó, Tổng thống B.Obama đã phải có những điều chỉnh hợp lý trong chiến lược với từng khu vực để cải thiện tình hình.

Là Tổng thống thứ 44 của Mỹ, hơn một năm sau khi vào Nhà Trắng, tháng 5/2010, Tổng thống Barack Obama công bố Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Ngoài phần khái quát chiến lược an ninh quốc gia và phần kết luận, văn kiện này gồm hai phần chính là tiếp cận chiến lược và thúc đẩy các lợi ích của Mỹ. Về môi trường chiến lược, văn kiện này đánh giá, nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ không chỉ là chủ nghĩa khủng bố quốc tế mà còn là các mối đe dọa như cuộc chiến về ý thức hệ, dẫn đến các cuộc chiến tôn giáo, sắc tộc, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự bất ổn về kinh tế, biến đổi khí hậu, sự vi phạm các thể chế dân chủ, tội phạm trong không gian ảo. Sự lãnh đạo của Mỹ trong nhiều thập kỷ dựa vào những “thuộc tính” là các liên minh vững chắc, sức mạnh quân sự vô song, nền kinh tế lớn nhất thế giới, nền dân chủ vững mạnh và tính năng động của công dân Mỹ.


Để duy trì một thế giới do Mỹ lãnh đạo, văn kiện đưa ra cách tiếp cận chiến lược như sau: Thứ nhất, xây dựng một nền tảng nước Mỹ vững chắc. Chiến lược coi an ninh quốc bắt đầu từ trong nước, nội lực mạnh sẽ tạo nên sức mạnh của Mỹ ở ngoài nước. Nền tảng đầu tiên là sức mạnh kinh tế; khi nền kinh tế mạnh, Mỹ mới có thể chi cho quân sự, ngoại giao và các nỗ lực phát triển và tạo nguồn lực hàng đầu cho ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Tiếp đến là duy trì thế mạnh quân sự, tính cạnh tranh. Thứ hai, theo đuổi cam kết tổng thể. Nước Mỹ chưa bao giờ thành công thông qua chủ nghĩa biệt lập. Cam kết bắt đầu với những người bạn và các đồng minh thân cận nhất - từ châu Âu sang châu Á, từ Bắc Mỹ tới Trung Đông. An ninh quốc gia của Mỹ phụ thuộc vào các khối đồng minh vững mạnh này, Mỹ coi đó là đối tác tích cực trong việc giải quyết các ưu tiên an ninh toàn cầu và khu vực cũng như khai thác cơ hội mới để nâng cao lợi ích chung. Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các trung tâm ảnh hưởng khác của thế kỷ 21, gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, trên cơ sở lợi ích và tôn trọng lẫn nhau; theo đuổi ngoại giao và phát triển để hỗ trợ các đối tác mới nổi từ châu Mỹ đến châu Phi, từ Trung Đông đến Đông Nam Á. Thứ ba, thúc đẩy một trật tự thế giới bền vững. Sự cam kết của Mỹ sẽ củng cố một trật tự quốc tế bền vững, bởi vì nó thúc đẩy lợi ích chung, đảm bảo quyền và trách nhiệm của các quốc gia. Tính bền vững có được do nó dựa trên các chuẩn mực được chia sẻ rộng rãi và thúc đẩy hành động tập thể để đối phó với những thách thức chung. Mỹ theo đuổi một trật tự quốc tế công nhận các quyền và trách nhiệm của mọi quốc gia. Mỹ sẽ mở rộng hỗ trợ để hiện đại hoá, cải cách các tổ chức quốc tế và sự biến chuyển từ

G-8 đến G-20 để phản ánh thực tế của môi trường quốc tế ngày nay18.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

18 The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 2010, http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf)10.


Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 5

Bản Chiến lược xác định bốn lợi ích quốc gia lâu dài: (1) Bảo đảm an ninh nước Mỹ, công dân Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ; (2) Duy trì một nền kinh tế Mỹ mạnh, năng động và phát triển trong một hệ thống kinh tế quốc tế mở nhằm thúc đẩy thời cơ và thịnh vượng; (3) Tôn trọng các giá trị phổ biến ở trong nước và trên thế giới; (4) Duy trì một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và thời cơ để đối phó với những thách thức toàn cầu. Các lợi ích này gắn bó chặt chẽ với nhau, không lợi ích nào được theo đuổi biệt lập.

Về an ninh, Mỹ tập trung vào các vấn đề sau: (1) Tăng cường an ninh và khả năng phục hồi nội địa. Để đảm bảo an toàn cho người dân của mình, Mỹ phải tăng cường: Bảo vệ các cơ sở hạ tầng quốc gia, các nguồn lực then chốt và an toàn trong không gian ảo; Quản lý hiệu quả những biến cố và rủi ro: xây dựng năng lực đối phó với các thảm hoạ để giảm thiểu và loại trừ các hậu quả lâu dài đối với người dân; Tăng cường năng lực thông tin cho cộng đồng: phòng bị tốt nhất trước các mối đe doạ là cung cấp thông tin cho người dân, cho các tổ chức, cộng đồng; phát triển và đảm bảo an ninh cho các mạng thông tin công cộng; Nâng cao năng lực phục hồi thông qua các đối tác công - tư: khu vực tư nhân sở hữu và vận hành phần lớn các hạ tầng quốc gia và do vậy đang đóng vai trò sống còn trong việc ứng phó và phục hồi từ thảm hoạ.

(2) Phá vỡ, triệt phá và làm thất bại Al-Qaida và các chi nhánh bạo lực cực đoan của nó ở Afghanistan, Pakistan và trên thế giới, đồng thời thúc đẩy hoà bình trong khu vực. (3) Đẩy lùi sự phát triển các loại vũ khí sinh học và hạt nhân và đảm bảo an toàn các nhiên liệu hạt nhân. (4) Tăng cường hoà bình, an ninh và cơ hội cho Đại Trung Đông. (5) Đầu tư vào năng lực của các đối tác mạnh. (6) Đảm bảo an ninh không gian ảo.

Để đảm bảo cho sự thịnh vượng, chiến lược nhấn mạnh các giải pháp:

(1) Tăng cường giáo dục và nguồn nhân lực thông qua: cải thiện giáo dục ở


mọi cấp; đầu tư vào giáo dục, khoa học công nghệ; tăng cường trao đổi quốc tế về giáo dục; theo đuổi cải cách nhập cư toàn diện. (2) Tăng cường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tập trung vào các nội dung: chuyển đổi nền kinh tế năng lượng của Mỹ; đầu tư vào nghiên cứu; mở rộng đối tác khoa học quốc tế; tận dụng công nghệ để bảo vệ quốc gia; phát triển và nâng cao năng lực trong không gian. (3) Đạt được sự tăng trưởng cân đối và bền vững, theo đó Mỹ cần phải: Mỹ cần phải: ngăn ngừa sự bất ổn mới của kinh tế toàn cầu; tiết kiệm và xuất khẩu nhiều hơn; hướng tới tăng cầu nội địa ở các nước, đặc biệt là nước đang phát triển; các thị trường nước ngoài mở cho hàng hoá và dịch vụ, việc mở rộng các thị trường toàn cầu sẽ thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới sáng tạo, là yếu tố then chốt cho sự thịnh vượng của Mỹ; xây dựng hợp tác với các đối tác quốc tế, coi G-20 là diễn đàn hàng đầu cho hợp tác kinh tế quốc tế và qua đó cải cách IMF và WB; xác định các mối đe doạ đối với hệ thống tài chính quốc tế. (4) Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các nội dung: tăng đầu tư cho phát triển; đầu tư vào các nền tảng cho phát triển dài hạn; thực hiện vị thế lãnh đạo của mình trong việc cung cấp hàng hoá công toàn cầu. (5) Chi tiêu tiền của người đóng thuế một cách sáng suốt. Mỹ sẽ tập trung vào các vấn đề: giảm thất thu tài chính và tăng cường minh bạch về chi tiêu từ tiền thuế của dân.

Về thúc đẩy các giá trị. Chính quyền Mỹ cho rằng Mỹ có những giá trị mang tính phổ quát và sẽ thúc đẩy các giá trị này trên toàn thế giới. Trong đó tập trung vào các nội dung: tăng cường sức mạnh của Mỹ; thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài; thúc đẩy để đạt được chân giá trị bằng cách đáp ứng các nhu cầu cơ bản, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược y tế tổng thể toàn cầu.

Về thúc đẩy trật tự thế giới. Mỹ sẽ tập trung vào các nội dung: đảm bảo các liên minh mạnh, tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ; xây dựng hợp tác với các trung tâm có ảnh hưởng


trong thế kỷ 21. Chiến lược coi trọng việc thiết lập quan hệ hợp tác với các quốc gia hàng đầu thế giới, trong đó các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brasil, Nam Phi, Indonexia là những đối tác được ưu tiên bởi những quốc gia này ngày càng có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. Việc hợp tác với những quốc gia này sẽ cho phép Mỹ duy trì được vị thế dẫn đầu trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng; tăng cường các thể chế và cơ chế hợp tác; duy trì hợp tác rộng rãi về các thách thức chính toàn cầu. Theo Chiến lược an ninh quốc gia, Mỹ tiếp tục coi trọng các đồng minh ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan.

Đối với Trung Quốc, Mỹ khẳng định tiếp tục theo đuổi quan hệ tích cực, xây dựng và toàn diện với nước này, đồng thời nhấn mạnh vai trò hàng đầu của nước này trong việc hợp tác với Mỹ và cộng đồng quốc tế trong các vấn đề ưu tiên như phục hồi kinh tế, chống biến đổi khí hậu và giải trừ quân bị. Ở khía cạnh rộng hơn, Mỹ khuyến khích Trung Quốc góp phần vào duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực trong bối cảnh ảnh hưởng của nước này đang gia tăng. Cơ chế đối thoại kinh tế và chiến lược mới được thiết lập gần đây được coi như một kênh hợp tác nhằm giải quyết hàng loạt các vấn đề và tăng cường đối thoại quốc phòng nhằm góp phần giảm sự nghi kỵ lẫn nhau. Mỹ và Trung Quốc không nên để bất đồng cản trở hợp tác trên các lĩnh vực trong các vấn đề có cùng lợi ích bởi một mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có ý nghĩa thiết yếu trong việc giải quyết các thách thức trong thế kỷ 21. Đối với Ấn Độ, Mỹ khẳng định quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên được xây dựng trên cơ sở các lợi ích và giá trị chung cũng như mối liên

hệ gần gũi giữa nhân dân hai nước19.



19 The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 2010, http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf)10.


Tiểu kết

Từ nghiên cứu khái niệm về an ninh quốc gia trên thế giới và khái niệm về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, có thể thấy, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là một văn kiện chiến lược tổng quan, định hướng cho các chiến lược trong từng lĩnh vực cụ thể. Có thể nói, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là chiến lược toàn cầu trong triển khai chính sách của Mỹ. Qua năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của ba chính quyền Mỹ, các bản Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ được ban hành theo quy định của Đạo luật Goldwater-Nichols. Do những bối cảnh khác nhau nên mỗi chính quyền Mỹ, trong từng giai đoạn đều có cơ hội và thách thức khác nhau. Vì thế, chiến lược an ninh quốc gia của mỗi chính quyền, trong từng giai đoạn cũng có cách tiếp cận với nội dung khác nhau. Tuy có phương pháp tiếp cận, hình thức, bố cục khác nhau nhưng tựu trung lại, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đều đề cập đến các nội dung chính gồm: xác định môi trường chiến lược; mục tiêu chiến lược; biện pháp triển khai chiến lược trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, đối ngoại.

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton với mục tiêu bao trùm là “mở rộng cộng đồng các nền dân chủ thị trường”, phục vụ mục tiêu lâu dài là lãnh đạo thế giới. Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã đề ra ba mục tiêu lớn trong chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ, coi đây là ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là: chấn hưng kinh tế; duy trì; và củng cố sức mạnh quân sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền. Nhìn chung, ưu tiên của chính quyền B.Clinton là vấn đề kinh tế.

Chiến lược an ninh của Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush với chính sách đơn phương, cứng rắn và thực dụng, Mỹ thi hành chính sách cứng rắn hơn với các đối thủ. Phương châm sách lược “tiếp xúc và kiềm


chế”, “cây gậy và củ cà rốt” được vận dụng với những nước Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh. Thời kỳ này, chính sách của Mỹ vẫn duy trì sự phát triển kinh tế, củng cố quân sự. Nhưng sau sự kiện 11/9 chính sách quân sự của Mỹ chú trọng hơn trong việc chống khủng bố. Vì vậy, khi nói đến G.W.Bush là nói đến chính quyền chống khủng bố.

Chiến lược an ninh của Obama vẫn chú trọng phát triển kinh tế, quân sự nhằm duy trì vị trí siêu cường của Mỹ. Nhưng do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy, trong Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời kỳ này có sự thay đổi hơn với hai chính quyền tiền nhiệm. Đặc biệt, trong thời kỳ này nổi bật hơn là chính sách “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.


CHƯƠNG 2

SO SÁNH CÁC BẢN CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012


2.1. TRONG XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2.1.1. Tương đồng

Môi trường chiến lược là cơ sở để các chính quyền Mỹ hoạch định chính sách. Vì vậy, các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đều căn cứ vào môi trường chiến lược, cụ thể là xác định những mối đe dọa chính đối với an ninh, lợi ích nước Mỹ để từ đó đưa ra các biện pháp triển khai chiến lược.Về xác định vị thế của nước Mỹ trong bối cảnh chiến lược chung, các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này đều khẳng định: Nước Mỹ là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh với đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1100 căn cứ quân sự trong nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới. Mỹ luôn đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn đủ để có thể biến nhiều ý tưởng quân sự thành hiện thực. Ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế giới (năm 1999 Mỹ chi 2762 tỉ USD, năm 2001 là 318 tỉ USD). Về kinh tế, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong ba trung tâm kinh tế tư bản quốc tế lớn nhất hiện nay. Thập niên 90 của thế kỷ XX là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và khá ổn định, GDP của Mỹ từ chỗ chiếm 21,5% tổng GDP của toàn thế giới năm 1993 tăng lên 31% vào năm 2000, bằng bốn nền kinh tế lớn tiếp sau Mỹ (Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức) cộng lại. Ngoài ra, Mỹ cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022