Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 2


ninh quốc gia của Mỹ; phân tích những nội dung cơ bản của chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ở từng thời điểm; chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đối với từng lĩnh vực, từng khu vực trên thế giới.

Ở trong nước, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cũng là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, vì thế, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến chủ đề này ở những mức độ khác nhau. Một số công trình được xuất bản thành sách tiêu biểu là: Hoa Kỳ can dự và mở rộng của Lê Bá Thuyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997; Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 của Lê Linh Lan (chủ biên. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong nước, tiêu biểu là “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ: từ George Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 của tác giả Hà Mỹ Hương; “Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương của Mỹ: từ Clinton đến Bush”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 8/2003, của Lê Linh Lan; “Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ và tác động của nó đến khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 11/2003, của Phạm Đức Thành; “Bàn về chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 6/2003, của Hoàng Anh Tuấn; “Mỹ và an ninh Đông Nam Á hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 6/2005 của tác giả Lê Đình Tĩnh; “Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi”, Tạp chí Cộng sản, Số 5/2010 của Lê Thế Mẫu. Các công trình này đã tập trung làm rõ sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ qua từng thời kỳ, từ chính quyền này đến chính quyền khác, những điểm mới của một chiến lược an ninh quốc gia so với bản trước đó.

Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu và ấn phẩm khoa học kể trên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được phản ánh trên nhiều khía cạnh, tập trung vào các chủ đề như quá trình hình thành chiến lược an ninh quốc gia


Mỹ, những yếu tố tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, phân tích những nội dung cơ bản trong một chiến lược an ninh quốc gia sau khi được ban hành, nghiên cứu về một số lĩnh vực cụ thể và nội dung chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đối với một số khu vực. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu mang tính tổng thể, so sánh các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, nhất là trong giai đoạn 1993 - 2012. Vì vậy, luận văn lấy chủ đề “Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 - 2012” nhằm mục đích đánh giá một cách tổng quan, hệ thống hóa những điều chỉnh cơ bản trong các bản chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu một cách tổng thể chiến lược an ninh của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012, luận văn tập trung so sánh các bản chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ. Từ đó, luận văn đưa ra những đánh giá về những đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong hai thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh và dự báo khuynh hướng trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong thời gian tới.

Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Nghiên cứu khái niệm an ninh quốc gia nói chung và chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ nói riêng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ từ năm 1993 đến năm 2012.

- So sánh nội dung của các Chiến lược an ninh quốc gia để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong ưu tiên chiến lược của các chính quyền Mỹ trong giai đoạn này, đồng thời lý giải những tương đồng và khác biệt đó.

Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 2


- Cuối cùng, luận văn đánh giá những đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được các Tổng thống Mỹ công bố vào đầu mỗi nhiệm kỳ.

- Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012. Về nội dung, tập trung nghiên cứu năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của ba đời Tổng thống Mỹ (Bill Clinton, George.

W. Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama). Do khuôn khổ hạn chế của một luận văn cao học, luận văn không đi sâu phân tích quá trình triển khai chiến lược an ninh quốc gia qua các đời Tổng thống mà chủ yếu nghiên cứu làm rõ những tương đồng và khác biệt về nội dung và ưu tiên chiến lược trong các bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ và lý giải tại sao lại có những tương đồng và khác biệt đó trên cơ sở phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới việc hoạch định chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, nhằm đánh giá và phân tích một cách khái quát và toàn diện chính sách đối ngoại của Mỹ dưới sự tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp khác như so sánh - đối chiếu, phân tích

- tổng hợp và dự báo.


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Khái niệm chiến lược an ninh quốc gia và nội dung chính các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ: Nêu khái quát các quan niệm về an ninh quốc gia trên thế giới; tìm hiểu khái niệm an ninh quốc gia của Mỹ và tóm lược các nội dung chính trong năm bản Chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn 1993 - 2012.

Chương 2: So sánh các bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 - 2012: So sánh những tương đồng và khác biệt trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton, George.

W. Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama xét trên các yếu tố chính như xác định môi trường chiến lược, mục tiêu chiến lược, biện pháp triển khai chiến lược.

Chương 3: Nhận xét về chiến lược an ninh của Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012. Khái quát những đặc điểm chính trong các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012.


CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA VÀ NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ


1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ

1.1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia

Có nhiều khái niệm về an ninh quốc gia đã được nhiều nhà hoạch định chính sách, học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và đúc kết lại. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi rất nhanh chóng. Dưới đây là một số khái niệm chủ yếu.

An ninh toàn diện: Theo khái niệm này, an ninh được nhận thức không chỉ từ khía cạnh quân sự, mà còn bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thuật ngữ này được chính thức đưa ra ở Nhật Bản dưới thời chính phủ Ohira Masaharu vào năm 19781 và được các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Singapore ủng hộ. Tiền đề cơ bản của nó là an ninh phải được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả các mối đe dọa quân sự và phi quân sự đối với toàn bộ đời sống của một quốc gia. Nó đã thể hiện sự chuyển

hướng trong chính sách của nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ nhấn mạnh các mối quan hệ an ninh tập thể (tham gia hiệp ước, liên minh quân sự để chống lại mối đe dọa hữu hình) và củng cố sức mạnh quân sự, sang phát triển sức mạnh kinh tế và tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định và xây dựng năng lực trong nước cũng như các cơ chế quốc tế để đối phó và ngăn ngừa những bất ổn tiềm tàng. Khái niệm an ninh toàn diện bao gồm: (i) An ninh quốc gia bao gồm an



1 David Dewitt (1994), “Common, Comprehensive and Cooperative Security”, Pacific Review 7: trang 1-15.


ninh đối với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhà nước và nhân dân; (ii) Những vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường và sinh thái, căng thẳng sắc tộc, hoạt động tội ác xuyên quốc gia, an ninh năng lượng và lương thực, an ninh con người, v.v... ngày càng tăng lên; (iii) Không hình thành liên minh quân sự; loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài; thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí2.

An ninh hợp tác: Cùng với an ninh toàn diện, an ninh hợp tác là một quan niệm ngày càng phổ biến. Đề cập sớm nhất thuật ngữ này là tại Hội thảo Lòng chảo Thái Bình Dương năm 1988, trong đó thuật ngữ này được sử dụng đồng nghĩa với hợp tác an ninh. Theo cựu Ngoại trưởng Canada Joe Clark, an ninh hợp tác là sự thay thế nhận thức về an ninh trong Chiến tranh Lạnh dựa trên cơ sở hai cực, răn đe và cân bằng quyền lực bằng một tiến trình và khuôn khổ đa phương trên cơ sở tham khảo ý kiến lẫn nhau3. Còn cựu Ngoại trưởng

Australia G. Evans cho rằng, an ninh hợp tác là một cách tiếp cận nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh cho nhau chứ không phải là răn đe, đề cao chủ nghĩa đa phương và việc hình thành thói quen đối thoại4. Quan điểm an ninh hợp tác nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nhà nước và phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ (NGO), giới kinh doanh và các thực thể xuyên quốc gia khác. Ngoài ra, an ninh hợp tác không chỉ giới hạn trong các vấn đề quân sự mà bao gồm cả các vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường, dân số và các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Tóm lại, những người chủ trương an ninh hợp tác nhấn mạnh cách tiếp cận từng bước, tiệm tiến tiến tới việc



2 Lê Linh Lan, "Châu Âu trong Chiến lược toàn cầu của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI", Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngoại giao, 2015, tr. 18.

3 Ted Gallen Carpenter (2005), America‟s coming war with China, Palgrave MacMillan, New York, p.106.

4 Hà Hồng Hải, “Giới thiệu một số khái niệm an ninh”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33/2000.


thành lập các thể chế đa phương. Theo cách tiếp cận trên, an ninh hợp tác cho phép sử dụng các biện pháp chính thức và không chính thức, song phương và đa phương để đối phó với các vấn đề an ninh.

An ninh tập thể: An ninh tập thể là một “liên minh tiềm tàng thường trực chống lại kẻ thù vô hình”5, nhằm đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia chống lại những quốc gia nào có thể thách thức trật tự hiện hành. Cơ sở của an ninh tập thể là “tất cả chống lại một”6. Các quốc gia tham gia hệ thống an ninh tập thể cam kết: nếu một quốc gia nào đó trong liên minh bị tấn công, thì các thành viên khác cũng coi là bị tấn công và phải có nghĩa vụ tham gia các biện pháp trừng phạt, cấm vận về kinh tế hay quân sự để chống lại kẻ xâm lược đó. Tuy nhiên, đó chỉ là về lý thuyết. Trên thực tế, các thành viên thường bị chia rẽ và có lập trường khác nhau về “hành động xâm lược”7 do khác biệt về lợi ích quốc gia.

Trên thực tế, an ninh tập thể thường bị nhầm lẫn với khái niệm “phòng thủ tập thể”. Phòng thủ tập thể là hình thức các quốc gia hợp tác để loại trừ mối đe dọa từ một kẻ thù đã được xác định, dù là hiện thực hay tiềm tàng. Sự hợp tác này thường dưới hình thức quan hệ liên minh, liên hiệp hay hiệp ước hỗ tương nhằm răn đe kẻ âm mưu xâm lược. Một loạt các cơ chế phòng thủ tập thể được hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II như NATO ở châu Âu và “hệ thống San Francisco” của Mỹ ở châu Á bao gồm Hiệp ước Hợp tác Phòng thủ với Nhật Bản, Australia, New Zealand và Philippines. Về nội dung, hai khái niệm này giống nhau ở chỗ: các quốc gia cam kết giúp đỡ nhau khi một quốc gia bị tấn công; sức mạnh của nước bị xâm lược được bổ sung và



5 John Gerard Ruggie (Summer 1992), “Multilateralism: The Anatomy of an Institution”,

International Organization 46, No.3, p.569.

6 George W. Down (1994), Collective Security beyond the Cold War, University of Michigan, p.43.

7 Collective Security beyond the Cold War, sđd, p.44.


trợ giúp bởi sức mạnh của các quốc gia khác trong một dàn xếp an ninh. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau cơ bản ở cách nhận dạng kẻ thù. Các quốc gia tham gia phòng thủ tập thể để đối phó với các mối đe doạ đối với an ninh của họ từ một nước hoặc một nhóm nước cụ thể, được coi là kẻ thù nào đó, chưa xác định từ bên ngoài. Còn các quốc gia tham gia an ninh tập thể để đối phó với các mối đe doạ từ bất kỳ quốc gia nào khi có hành động xâm lược, dù là đồng minh hay bạn bè, tức là đối phó với mối đe dọa cả bên trong.

An ninh chung: xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và được cụ thể hoá trong báo cáo 1982 của Ủy ban về các vấn đề giải trừ quân bị và an ninh do cố Thủ tướng Thụy Điển, Olof Palme, làm Chủ tịch. Theo báo cáo này, “An ninh chung là một tiến trình lâu dài và thực tế cuối cùng sẽ dẫn đến hoà bình và giải trừ quân bị bằng cách thay đổi tư duy đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường, ngăn cản kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị và được xem như là gây ra xung đột ở mức độ cao”8. An ninh chung được bảo đảm tốt nhất thông qua hợp tác chứ không phải đấu tranh và cân bằng quyền

lực, bao gồm 6 nguyên tắc: (i) Tất cả các dân tộc đều có quyền chính đáng được bảo đảm an ninh; (ii) Sức mạnh quân sự không phải là công cụ chính đáng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia; (iii) Cần phải kiềm chế trong việc thực hiện chính sách quốc gia; (iv) Không thể đạt được an ninh bằng ưu thế về quân sự; (v) Giảm và hạn chế chất lượng vũ khí cần thiết cho an ninh chung; (vi) Tránh gắn thương lượng về vũ khí với các vấn đề chính trị9.

An ninh chung có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin, cụ thể là nhằm giảm căng thẳng Đông-Tây. Các biện pháp này bao gồm sự có mặt của các quan sát viên của cả hai bên tại các cuộc tập trận lớn, tăng tính công khai và chia sẻ thông tin, giảm nguy cơ tấn công



8 Collective Security beyond the Cold War, sđd, p.59.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022