Tỉ Lệ Ăn Nhau (%) Của Cá Lóc Đen Bột Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Có

a

b

bc

c

30


25


Tỉlệăn nhau (%)

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


15

Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) - 7


10


5


0

Đối chứng Dịch cá Dầu mực Dị ch trùn quế

Nghiệm thức


Hình 4.11: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có

bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm


Cá lóc là loài cá dữ, nếu thức ăn không hấp dẫn được cá thì chúng sẽ tấn công những cá thể nhỏ hơn trong quần đàn. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chất dẫn dụ đã hạn chế được hiện tượng ăn nhau trong quần đàn, trong đó dịch cá thuỷ phân thể hiện khả năng nâng cao tính hấp dẫn của thức ăn tốt nhất. Theo Nguyễn Văn Triều và ctv. (2008) việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi. Các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn sử dụng thức ăn nhân tạo cho cá bột và trong khẩu phần ăn có vị ngon kém (Papatryphon and Soares, 2000). Sử dụng chất dẫn dụ có thể làm tăng vị ngon của thức ăn khi thức ăn không thể kích thích khả năng bắt mồi của cá (Xue and Cui, 2001). Một số báo cáo khác cũng có kết luận tương tự như trên cá chẽm (Dicentrarchus labrax) việc bổ sung dịch cá vào khẩu phần ăn tạo điều kiện cho quá trình tập ăn trên cá được dễ dàng hơn (Cahu et al., 1999), trên cá chép (Carassius auratus gibelio) (Xue and Cui, 2001) và trên cá hồi (Salmo salar) (Toften et al., 1995) dầu gan mực có tác dụng kích thích khả năng bắt mồi mạnh mẽ.

4.2.5 Sự phân cỡ về khối lượng

Cá lóc là một trong những đối tượng nuôi thường xảy ra hiện tượng phân hoá về kích cỡ. Hình 4.12 cho thấy ở các nghiệm thức đều xuất hiện 3 nhóm kích cỡ cá khác nhau.


16.4

29

7.19

35.7

58.5

42.5

76.4

52

32.2

28.5

9.26

12.3

100%


90%


80%


70%


> 2g

1g - ≤ 2g

≤ 1g

Tỉlệphân đàn (%)

60%


50%


40%


30%


20%


10%


0%

Đối chứng Dị ch cá Dầu mực Dị ch trùn quế

Nghiệm thức


Hình 4.12: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức

ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm


Sự phân cỡ về khối lượng thể hiện rò nhất ở nghiệm thức đối chứng với sự tập trung của nhóm cá cỡ nhỏ (≤ 1 g) chiếm tỉ lệ 76,4% và nhóm cá cỡ lớn (> 2 g) là 16,4%, nhóm cá cỡ trung bình (1 g - ≤ 2 g) chỉ chiếm 7,19%. Sự chênh lệch lớn về khối lượng giữa nhóm cá nhỏ và nhóm cá lớn là điều kiện để những cá lớn tấn công cá nhỏ, từ đó dễ gây hao hụt trong quần đàn do vậy tỉ lệ sống ở nghiệm thức này thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức có bổ sung chất dẫn dụ đều có nhóm cá nhỏ chiếm tỉ lệ (9,26%-28,5%) thấp hơn so với đối chứng (76,4%) và tỉ lệ nhóm cá trung bình (32,2%-52%) và nhóm cá cỡ lớn (29%-58,5%) cao hơn so với đối chứng (7,19% và 16,4%). Nghiệm thức sử dụng dịch cá, cá phần lớn tập trung ở cỡ lớn (58,5%) và cỡ trung bình (32,2%), kết quả cho thấy ở nghiệm thức này cá tăng trưởng nhanh và sự tập trung chủ yếu của cá ở 2 nhóm cỡ này không tạo ra sự chênh lệch lớn về khối lượng trong quần đàn. Sử dụng

thức ăn có bổ sung dầu gan mực và dịch trùn quế cũng cho kết quả cá tập trung ở nhóm cỡ lớn (> 2 g) lần lượt là 35,74% và 29,01% và cỡ trung bình (1 g - ≤ 2 g) lần lượt là 51,98% và 42,47%. Tuy nhiên ở 2 nghiệm thức này nhóm cá cỡ lớn (> 2 g) thấp hơn và nhóm cá cỡ trung bình (1 g - ≤ 2 g) và cỡ nhỏ (≤ 1 g) cao hơn so với nghiệm thức bổ sung dịch cá thuỷ phân.

Kết quả thí nghiệm cho thấy cá ăn thức ăn chế biến có bổ sung chất dẫn dụ hạn chế được sự chênh lệch kích cỡ trong quần đàn hơn so với thức ăn chế biến thông thường. Trong quá trình thí nghiệm, cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn theo nhu cầu (cho ăn thoả mãn). Theo Papatryphon and Soares (2000) nếu thức ăn có vị hấp dẫn sẽ làm gia tăng phản xạ sử dụng thức ăn của cá. Do vậy, những nghiệm thức có bổ sung chất dẫn dụ sẽ kích thích cá bắt mồi hơn, từ đó cá được sử dụng thức ăn đồng đều hơn nên đã hạn chế được tính phân đàn của cá và giảm hiện tượng ăn lẫn nhau.

Tóm lại: Dựa vào kết quả về tỉ lệ sống, tăng trưởng và tỉ lệ ăn nhau của thí nghiệm 2 cho thấy thức ăn chế biến có bổ sung chất dẫn dụ sẽ nâng cao chất lượng của thức ăn mà cụ thể là mùi của thức ăn hấp dẫn hơn. Điều này kích thích khả năng bắt mồi của cá và tăng lượng thức ăn cá ăn vào từ đó đã cải thiện được tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá bột trong thời gian tập ăn thức ăn chế biến. Trong 3 chất dẫn dụ được sử dụng trong thí nghiệm (dịch cá thuỷ phân, dầu gan mực và dịch trùn quế) thì dịch cá thuỷ phân cho thấy là chất dẫn dụ hiệu quả đối với cá lóc đen giai đoạn bột qua việc thức ăn chế biến được bổ sung dịch cá thuỷ phân đã cho tỉ lệ sống (79,33%), tốc độ tăng trướng cao nhất (8,89%/ngày) và tỉ lệ ăn nhau thấp nhất (6,67%).

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 Kết luận

Cá lóc đen giai đoạn bột có khả năng sử dụng thức ăn chế biến trong

quá trình ương.

Thời điểm thích hợp để cá bột sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến là 17 ngày tuổi, cho tỉ lệ sống và tăng trưởng không khác biệt (p>0,05) so với sử dụng thức ăn là cá tạp.

Trong cùng một thời điểm tập ăn, phương thức tập ăn bằng cách thay thế 10% TĂCB/ngày cho tỉ lệ sống, tăng trưởng cao hơn và tỉ lệ ăn nhau thấp hơn so với phương thức thay thế 20% TĂCB/ngày.

Thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ (dịch cá thuỷ phân, dầu gan mực và dịch trùn quế) giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng cho cá bột.

Dịch cá thủy phân là chất dẫn dụ hiệu quả nhất trong thời gian tập ăn thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột. Thức ăn có bổ sung dịch cá đã cho tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng cao nhất và tỉ lệ ăn nhau thấp nhất trong thời gian ương cá bột.

5.2 Đề xuất

Nghiên cứu thêm các chất bổ sung như men tiêu hóa, acid amin, vitamin…nhằm hỗ trợ giai đoạn tập ăn thức ăn chế biến của cá lóc đen bột đạt hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Aksnes, A., B. Hope, E. Jönsson, B.T. Björnsson and S. Albrektsen, 2006a. Sizefractionated fish hydrolysate as feed ingredient for rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) fed high plant protein diets. I: Growth, growth regulation and feed utilization. Aquaculture, 261: 305-317.

Aksnes, A., B. Hope, O. Hostmark and S. Albrektsen, 2006b. Inclusion of size fractionated fish hydrolysate in high plant protein diets for Atlantic cod, Gadus morhua. Aquaculture, 261: 1102-1110

Alves Jr., T. T, V. R. Cerqueira and J. A. Brown, 2006. Early weaning of fatsnook (Centropomus parallelus Poey 1864) larvae. Aquaculture, 253: 334-342

Appelbaum, S., 1989. Can inert diets be used more successfully for feeding larval fish? (Thoughts based on indoor feeding behavior observations) Pol. Arch. Hydrobiol, 36: 435-437.

Appelbaum, S and P. Van Damme, 1988. The feasibility of using exclusively artificial fry feed for the rearing of Israeli Clarias gariepinus (Burchell, 1822) larvae and fry. J. Appl. Ichthyol, 4: 105-110

Baskerville-Bridges, B. and L.J. Kling, 2000. Early weaning of Atlantic cod (Gadus morhua) larvae onto a microparticulate diet. Aquaculture 189, 109-117.

Berge, G. M. and T. Storebakken, 1996. Fish protein hydrolyzate in starter diets for Atlantic salmon (Salmo salar) fry. Aquaculture, 145: 205- 212

Bui, M. T., A. B. Abol-Munafi, M. A. Ambak and P. Ismail, 2004. Effect of different diets on growth and survival rates of snakehead (Channa striata, Bloch 1797) larvae. Korean J Biol Sci, 8: 313-317

Cahu, C. L. and J. Z. Infante, 2001. Substitution of live food by formulated diets in marine fish larvae. Aquaculture, 200: 161-180

Cahu, C. L., J.L. Z. Infante, P. Quazuguel and M.M. L. Gall, 1999. Protein hydrolysate vs. fish meal in compound diets for 10-day old sea bass Dicentrarchus labrax larvae. Aquaculture, 171: 109-119

Canãvate, J. P. and C. F. Diáz, 1999. Influence of co-feeding larvae with live and inert diets on weaning the sole Solea senegalensis onto commercialdry feeds. Aquaculture, 174: 255-263.

Carvalho, A.P., A. M. Escaffre, T. A. Oliva and P. Bergot, 1997. First feeding of common carp larvae on diets with high levels of protein hydrolysates. Aquaculture International, 5: 361-367

Cui, Y. and M. Xue, 2001. Effect of several feeding stimulants on diet preference by juvenile gibel carp (Carassius auratusgibelio), fed diets with or without partial replacement of fish meal by meat and bone meal. Aquaculture, 198: 281-292.

Cuvier-Péres, A. and P. Kestemont, 2002. Development of sovme digestive enzymes in Eurasian perch larvae Perca fluviatilis. Fish Physiology and Biochemistry, 24 : 279-285.

Dabrowska, H., C. Grudniewski and K. Dabrowski, 1979. Artificial diets for common carp: effect of the addition of enzyme extracts. The Progressive Fish-Culturist, 41: 196-200

Dabrowski, K., 1984. The feeding of fish larvae: present state of the art and perspectives. Reprod. Nutr. Dév, 24: 807-833.

Day, O.J., B.R. Howell and D.A. Jones, 2008. The effect of dietary hydrolyzed fish protein concentrate on the survival and growth of juvenile Dover sole, Solea solea (L.), during and after weaning. Aquaculture Research, 28: 911-921.

DeAngelis, D.L., D.K. Cox and C.C. Coutant, 1979. Cannibalism and size dispersal in young-of-the-year largemouth bass: experiment and model. Ecological Modelling, 8: 133-148.

Dou, S., T. Seikai and K. Tsukamoto, 2000. Cannibalism in Japanese flounder juveniles, Paralichthys olivaceus, reared under controlled conditions. Aquaculture, 182: 149–159

Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.

Espe, M., H. Sveier, I. Hogoy and E. Lied, 1999. Nutrient absorption and growth of Atlantic salmon (Salmo salar L.) fed fish protein concentrate. Aquaculture, 174: 119–137

Fagbenro, O., K. Jauncey and G. Haylor, 1994. Nutritive value of diets containing dried lactic acid fermented fish silage and soybean meal for juvenile Oreochromis niloticus and Clarias gariepinus. Aquat. Living Resour, 7: 79–85.

Felix, N. and M. Sudharsan, 2004. Effect of glycine betaine, a feed attractant affecting growth and feed conversion of juvenile freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture Nutrition, 10: 193 – 197.

Fermin, A.C. and M.E.C. Bolivar, 1991. Larvae rearing of the Philippine freshwater catfish, Clarias macrocephalus (alternative Gunther) fed live zooplankton and artificial diet: a preliminary study. Bamidgeh, 43: 87-94.

Fernandez-Diaz, C. and M. Yufera, 1997. Detecting growth in gilthead seabream Sparus aurata L. larvae fed microcapsules. Aquaculture, 134: 269-278.

Gatesoupe, F.J., 1983. Weaning of sole (Solea solea) before metamorphosis achieved with high growth rates. Aquaculture, 32: 401-404.

Genc, M. A., E. Yilmaz, N. Tekelioglu, Y. Yanar and A. O. Hunt, 2006. Effect of dietary betaine on growth performance and body composition of

Oreochromis aureus reared in fresh and sea water A comparative study. Journal of Animal and Veterinary Advances, 5: 1185 – 1188.

Gomes, E., J. Dias and S.J. Kaushik, 1997. Improvement of feed intake through supplementation with an attractant mix in European sea bass fed plant protein rich diets. Aquat. Living Resour, 10: 385–389.

Govoni, J.J., G.W. Boehlert, and Y. Watanabe, 1986. The physiology of digestion in fish larvae. Environmental Biology of Fishes, 16: 59–77.

Guillaume, J., S. Kaushik, P. Bergot, R. Metailler and J. Watson, 2001. Nutrition and Feeding of Fish and Crustaceans. Springer Praxis Books

- Food Sciences. 408 p.

Hamlin, H.J. and L.J. Kling, 2001. The culture and early weaning of larval haddock (Melanogrammus aeglefinus) using a microparticulate diet. Aquaculture, 201: 61-72.

Hart, P. R. and G. J. Purser, 1996. Weaning of hatchery-reared greenback flounder ( Rhombosolea tapirina Gunther) from live to artificial diets: Effects of age and duration of the changeover period. Aquaculture, 145: 171 – 181.

Hecht, T. and A.G. Pienaar, 1993. A review of cannibalism and its implications in fish larvaculture. World Aquaculture Society, 24: 246- 261.

Hecht, T. and S. Appelbaum, 1987. Notes on the growth of Israeli sharptooth catfish during the primary nursing phase. Aquaculture, 63: 195– 224.

Herbert, B. and P. Graham, 2003. Use of Artermiaa, Frozen Zooplankton and Artificial Food for Weaning Fingerlings of the Freshwater Fish Golden Perch Macquaria ambigua ambigua (Percichthyidae). Asian Fisheries Science, 16: 85 – 90

Hrada, K., T. Miyasaki., S. Kawashima and H. Shiota, 1996. Studies on the feeding attractants for fishes and shellfishes. XXVI. Probable feeding attractants in allspice Pimenta officinalis for black abalone Haliotis discus. Aquaculture, 140: 99- 108.

Infante, J. L. Z, C.L. Cahu and A. Péres, 1997. Partial substitution of di-and tripeptides for native proteins in seabass diet improves Dicentrarchus labrax larvae development. The Journal of Nutrition 127: 608-614.

Katavic, I., J. J. Dujakovic and B. Glamuzina, 1989. Cannibalism as a Factor Affecting the Survival of Intensively Cultured Sea Bass (Dicentrarchus larax) Fingerlings. Aquaculture, 77: 135-143.

Kestemont, P., X. Xueliang, N. Hamza, J. Maboudou and I. I. Toko, 2007. Effect of weaning age and diet on pikeperch larviculture. Aquaculture, 264: 197 – 204.

Kestemont. P., S. Jourdanb, M. Houbarta, C. Mélardc, M. Paspatisd, P. Fontainec, A. Cuviera, M. Kentourid and E. Barasc, 2003. Size

heterogeneity, cannibalism and competition in cultured predatory fish larvae: biotic and abiotic influences. Aquaculture, 227: 333–356.

Kling, L. J. and H. J. Hamlin, 2001. The culture and erly weaning of larval haddock (Melanogrammus aeglefius) using a microparticulate diet. Aquaculture, 201: 61-72.

Kolkovski, S., A. Tandler and M.S. Izquierdo, 1997. Effects of live food and dietary digestive enzymes on the efficiency of microdiets for seabass (Dicentrarchus labrax) lavae. Aquaculture, 148: 313-322.

Kotzamanis, Y. P., E. Gisbert, F. J. Gatesoupe, J. Z. Infante and C. Cahu, 2007. Effects of different dietary levels of fish protein hydrolysates on growth, digestive enzymes, gut microbiota, and resistance to Vibrio anguillarum in European sea bass (Dicentrarchus labrax) larvae. Comparative Biochemistry and Physiology, part A 147: 205–214

Le, T. H., Nguyen Anh Tuan, P. Cacot and J. Lazard, 2002. Larval rearing of the Asian Catfish, Pangasius bocourti (Siluroidei, Pangasiidae): alternative feeds and weaning time. Aquaculture, 212: 115–127

Liang, M., J. Wang, Q. Chang and K. Mai, 2006. Effects of different levels of fish protein hydrolysate in the diet on the nonspecific immunity of Japanese sea bass, Lateolabrax japonicus (Cuvieret Valenciennes, 1928). Aquaculture Research, 37: 102–106.

Mohanty, S.S and K. Samantaray, 1996. Effect on varying levels of the dietary protein on the growth perfprmance and feed conversion efficiency of snakehead (Channa striatus) fry. Aquaculture nutrition (United Kingdom), 2: 89-94.

Munilla-Morán, R., J. R. Stank and A. Brabour, 1990. The role of exogenous enzymes on the digestion of the cultured turbot larvae, Scophthalmus maximus L. Aquaculture, 88: 337-350.

Murthy, H. S., R. Shanka, P. Pavadi and K. Thanuja, 2008. Effect of betaine as a feed attractant on growth, survival, and feed utilization in fingerlings of the Indian Major Carp, Labeo rohita. The Israeli Journal of Aquaculture-Bamidgeh, 60: 95-99.

Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes). Luận văn Cao học. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Triều, Dương Nhật Long và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loại thức ăn khác nhau. Tạp chí khoa học 2008 (2): 67-75. Trường Đại học Cần Thơ.

Nues, A.J.P., M.V.C. Sá, F.f. Andriola-Neto and D. Lemos, 2006. Behavioral response to selected feed attractants and stimulants in Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei. Aquaculture, 260: 244-254.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022