Thời Điểm Và Phương Thức Tập Ăn Của Các Nghiệm Thức Trong Thí

Đối chứng

10 ngày tuổi

10% TĂCB/ngày


10 ngày tuổi

20% TĂCB/ngày


17 ngày tuổi

10% TĂCB/ngày

17 ngày tuổi

20% TĂCB/ngày

24 ngày tuổi

10% TĂCB/ngày

24 ngày tuổi

20% TĂCB/ngày

Ngày tuổi 5

10

17

24

31

38

45



Nghiệm thức

Ghi chú:


Moina Cá tạp


Thức ăn chế biến


Hình 3.3: Thời điểm và phương thức tập ăn của các nghiệm thức trong thí

nghiệm 1



Hình 3 4 Cá bột cá lóc đen 10 ngày tuổi trái và hệ thống bể thí nghiệm 1Hình 3 4 Cá bột cá lóc đen 10 ngày tuổi trái và hệ thống bể thí nghiệm 2

Hình 3.4: Cá bột cá lóc đen 10 ngày tuổi (trái) và hệ thống bể thí nghiệm (phải) trong thí nghiệm 1

3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột

Kết thúc thí nghiệm 1 sẽ xác định được thời điểm và phương thức thay thế thức ăn chế biến hiệu quả nhất. Thí nghiệm 2 được bố trí dựa trên kết quả của thí nghiệm 1: cá bột được tập ăn ở thời điểm và phương thức thay thế thức ăn chế biến hiệu quả nhất với các nghiệm thức thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau.


A B

1

2

3

Hình 3 5 A Các chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm 2 1 Dịch cá thuỷ phân 3


Hình 3.5: A. Các chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm 2

(1: Dịch cá thuỷ phân; 2: Dầu gan mực; 3: Dịch trùn quế)

B. Thức ăn chế biến sau khi bổ sung chất dẫn dụ


Bảng 3.3: Xuất xứ và thành phần hoá học chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm


Chất dẫn dụ

Thành phần hoá học

(Theo nhãn hàng nơi sản xuất)

Nơi sản xuất



Dịch cá thuỷ phân Protein (30%), Acid béo Omega-3 (2,1%), Amino acid (22,63%)

Omega Protein, Inc. (USA)


Dầu gan mực Ethioxyquin (300 ppm), Acid value 50 mg KOH Young Shin Industrial

Co. (Korea)


Dịch trùn quế Calcium (1,13%), Lysine (1,04%), Glysin

(0,27%), Glutamic (0,78%), Nitơ (1,2%),

Acid béo-C12 (3,94%), Acid béo-C16 (10,82%),

Acid béo-Omega 3 (47,47%)

Trại trùn quế An Phú

(Việt Nam)


Thí nghiệm được bố trí như sau:

Thí nghiệm được bố trí trong bể composit thể tích 100 lít/bể.

Cá thí nghiệm là cá lóc đen bột, cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào các bể với mật độ 100 con/bể.

Thời gian thí nghiệm là 4 tuần.

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Nghiệm thức đối chứng: TĂCB không bổ sung chất dẫn dụ

Các nghiệm thức còn lại: khác nhau về chất dẫn dụ được bổ sung trong TĂCB. Các nghiệm thức lần lượt được bổ sung 2% dịch cá thuỷ phân, 2% dầu gan mực hoặc 2% dịch trùn quế.


Hình 3 6 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2 3 3 3 Chăm sóc và quản lý  Trong 4

Hình 3.6: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2


3.3.3 Chăm sóc và quản lý

Trong thời gian thí nghiệm cá được cho ăn theo nhu cầu. Cho cá ăn 4 lần/ngày lúc 7, 10:30, 14 và 17:30 giờ.

Hàng ngày theo dòi và ghi nhận các hoạt động ăn, bơi lội, bắt mồi của cá và đếm số cá chết.

Thức ăn thừa và phân cá được siphon 2 lần/ngày. Các bể thí nghiệm có sục khí và nước chảy tràn liên tục.

3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu

Mẫu cá được cân 100 con ngẫu nhiên để xác định trọng lượng ban đầu.

Thu mẫu cuối đợt thí nghiệm bằng cách cân từng con trong mỗi bể, cân bằng cân điện tử 4 số lẻ và ghi nhận kết quả.

Các yếu tố thủy lý hóa của nước bể: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế (2 lần/ngày lúc 9 giờ và 14 giờ) và pH đo bằng máy đo pH (2 lần/ngày). Sử dụng test SERA xác định chỉ tiêu NO2-, NH4+ (từ giá trị NH4+ dựa vào pH và nhiệt độ để xác định NH3 theo hướng dẫn của SERA test kit) được thực hiện 7 ngày/lần.

Các chỉ tiêu thành phần hóa học của thức ăn bao gồm độ ẩm, đạm thô, chất béo thô, bột đường, chất tro được phân tích bằng các phương pháp thông thường theo AOAC (2000)

+ Chất đạm: đạm thô bao gồm protein, peptitidae, polypeptide, nucleic acid, acid amin tự do... đạm thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl. Phương pháp này xác định được nitơ tổng số sau đó suy ra hàm lượng đạm thô trong thức ăn.

+ Chất béo: chất béo thô bao gồm lipid, các thành phần khác của lipid như: photpholipid, sterol, vitamin tan trong dầu…Phương pháp xác định chất béo thô là chiết xuất mẫu trong dung môi hữu cơ như chlorofom, hexane…(phương pháp Soxhlet)

+ Chất khoáng (tro): bao gồm các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng. Chất khoáng được xác định bằng cách nung mẫu ở nhiệt độ trên 550oC

+ Xơ thô: chất xơ là thành phần phổ biến trong thức ăn thực vật. Chất xơ thô bao gồm một lượng lớn cellulose, ligine,...Chất xơ được xác định sau khi xử lý mẫu trong môi trường acid và bazơ loãng và trừ đi lượng khoáng trong mẫu

+ Dẫn xuất không đạm (NFE): Phần lớn là tinh bột và đường, chúng dễ tiêu hóa và hấp thu trong đường tiêu hóa của tôm cá. Dẫn xuất không đạm thường được gọi là chất bột đường và được xác định bằng phương pháp loại trừ. Nghĩa là lượng NFE sẽ bằng 100% trừ đi phần trăm ẩm độ, đạm thô, chất béo thô, khoáng và xơ thô trong mẫu.

3.3.5 Các chỉ tiêu tính toán

a. Tỉ lệ sống (%) (Survival rate)

SR (%)= (số cá ngày thu mẫu/số cá ban đầu) × 100

b. Tỉ lệ chết (%)

TLC (%) = (số cá chết được ghi nhận/số cá ban đầu) × 100

c. Tỉ lệ ăn nhau (%)

TLAN (%) = 100 – [tỉ lệ sống (%) + tỉ lệ chết tự nhiên (%)]


d. Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate)

SGR = 100 × (ln Wf – lnWi)/t Trong đó:

t : thời gian thí nghiệm Wi: khối lượng đầu

Wf: khối lượng cuối


e. Tăng trọng (Weight Gain)

WG = Wf – Wi


f. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain)

DWG = WG/t hay (Wf – Wi)/t

g. Sự phân cỡ về khối lượng: là tỉ lệ phần trăm số cá thể theo nhóm khối lượng

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng chương trình phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0. So sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích ANOVA một nhân tố và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa p<0,05.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột

4.1.1 Các yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường có vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi động vật thuỷ sản, nó không chỉ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cá mà nó còn tác động đến quá trình trao đổi chất, khả năng bắt mồi hay khả năng sử dụng thức ăn của cá.

Bảng 4.1 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm


Yếu tố

Sáng

Chiều

Nhiệt độ (oC)

26,3±1,1

27,8±1,14

pH

7,8±0,26

7,9±0,27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

NH3 (mg/l) 0,009 - 0,15

NO2- (mg/l) < 1


Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ trung bình trong ngày vào buổi sáng là 26,3±1,1 và buổi chiều là 27,8±1,14, dao động nhiệt độ trong ngày không vượt quá 2oC. pH trung bình dao động trong ngày vào buổi sáng là 7,8±0,26 và buổi chiều là 7,9±0,27, dao động pH trong ngày không vượt quá

0,5. Hàm lượng NH3 dao động trong khoảng 0,009-0,15 mg/l. Hàm lượng NO2- luôn luôn nhỏ hơn 1 mg/l (Bảng 4.1). Tất cả các yếu tố này dao động trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá (Trương

Quốc Phú, 2000).


4.1.2 Tỉ lệ sống

Sau 5 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá có sự khác nhau theo ngày tuổi tập ăn lẫn phương thức tập ăn của các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng (ăn cá tạp) và nghiệm thức 17 ngày tuổi-10% TĂCB/ngày đều đạt tỉ lệ sống cao nhất là 64,7% (Hình 4.1).

Tại các thời điểm tập ăn khác nhau thì tỉ lệ sống cũng khác nhau. Nghiệm thức 10 ngày tuổi có tỉ lệ sống thấp nhất (15,3% và 2,33%) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Quan sát tình trạng bắt mồi của cá ở nghiệm thức này cho thấy khi cho ăn cá nghe tiếng động vẫn tập trung tại sàng ăn nhưng chỉ có một số ít cá bắt mồi, số còn lại bắt

mồi và phun ra sau đó di chuyển khỏi sàng ăn, điều này thể hiện rò hơn ở nghiệm thức thay thế với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Cá bột không sử dụng thức ăn chế biến từ đó đã ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức này. Theo Walford and Lam (1993) cá bột có hoạt tính men tiêu hoá thấp ở những ngày đầu ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác. Do vậy ở giai đoạn đầu cá bột không đủ men để tiêu hoá được thức ăn chế biến (Cahu and Infante, 2001).


a

a a a

a

ab

b

c

d

80


70


60


Tỉlệsống - SR (%)

50


Đối chứng

10% TĂCB/ngày

20% TĂCB/ngày

40


30


20


10


0

10 ngày tuổi 17 ngày tuổi 24 ngày tuổi

Thời điểm tập ăn


Hình 4.1: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm cho thấy ở thời điểm 10 ngày tuổi hệ thống tiêu hoá của cá lóc đen bột chưa hoàn thiện để có thể sử dụng thức ăn chế biến. Nghiên cứu này tương tự như báo cáo của Bui et al. (2004) trên cá lóc đen chỉ có tỉ lệ sống 10% khi tập ăn ở ngày tuổi thứ 15. Một số loài cá khác khi tập ăn thức ăn chế biến ở giai đoạn quá sớm cũng cho kết quả tương tự như trên cá kết bột (Micronema bleekeri) có tỉ lệ sống là 11,85% khi cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến vào ngày đầu tiên sử dụng thức ăn ngoài (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008) và cá thát lát còm (Chitala chitala) cho ăn thức ăn chế biến vào ngày thứ 10 sau khi nở thì tỉ lệ sống là 10,4% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008). Tuy nhiên tỉ lệ sống khi tập ăn lúc 10 ngày

tuổi của cá lóc đen bột thấp hơn so với một số loài cá khác như cá lóc bông (Channa micropeltes) bột tập ăn thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 10 là 91,8% (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004), cá basa (Pangasius bocourti) tập ăn lúc 5 ngày tuổi cho tỉ lệ sống từ 88,1% đến 96,2% (Le et al., 2002) và cá trê phi (Clarias gariepinus) đạt tỉ lệ sống 62,9% khi sử dụng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 4 (Olurin and Oluwo, 2010).

Nghiệm thức tập ăn ở ngày tuổi thứ 17 cá đạt tỉ lệ sống cao nhất trong các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến (63,7% và 64,7%), cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức tập ăn ở 10 ngày tuổi và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (64,7%). Quan sát thí nghiệm cho thấy ở thời điểm này khả năng bắt mồi của cá tương đương với nghiệm thức sử dụng cá tạp (là thức ăn của loài). Thời gian cá sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến chịu ảnh hưởng lớn vào sự hoàn thiện của ống tiêu hoá cũng như sự phát triển chức năng sinh lý của ống tiêu hoá ở giai đoạn cá bột (Cuvier-Péres and Kestemont, 2002). Kết quả thí nghiệm cho thấy ở ngày tuổi thứ 17 cá lóc đen bột đã có hệ hống tiêu hoá sẵn sàng cho việc sử dụng thức ăn chế biến. Kết quả này tương tự với kết quả đạt được khi ương cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 20 (74%) (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008) và cao hơn so với cá vược măng (Sander lucioperca) có tỉ lệ sống chỉ 15,3% khi tập ăn ở 19 ngày tuổi (Kestemont et al., 2007). Ngoài ra, kết quả này cũng cho thấy thời điểm sử dụng tốt thức ăn chế biến của cá lóc đen sớm hơn so với cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefius) là 42 ngày tuổi với tỉ lệ sống đạt tương đương (65%) (Kling and Hamlin, 2001) và trên cá móp (Centropomus parallelus) là 40 ngày tuổi (Alves et al., 2006).

Ở nghiệm thức tập ăn muộn nhất (24 ngày tuổi) có tỉ lệ sống là 56,7% và 47,7%. Một số nghiên cứu cho rằng thời điểm bắt đầu tập ăn thức ăn chế biến muộn hơn sẽ cho tỉ lệ sống cao hơn (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008). Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tập ăn ở ngày tuổi thứ

24 tuy muộn hơn nhưng vẫn có tỉ lệ sống thấp hơn so với khi tập ăn ở 17 ngày tuổi (63,7% và 64,7%). Kết quả này tương tự với báo cáo trên cá bơn xanh ( Rhombosolea tapirina Gunther), có thể tập ăn thức ăn chế biến hiệu quả ở 23 ngày tuổi với tỉ lệ sống 82,2% mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng nhưng nếu tập ăn ở giai đoạn trễ hơn sẽ có tỉ lệ sống kém hơn (Hart and Purser, 1996). Tỉ lệ sống ở thời điểm 24 ngày tuổi của cá lóc đen thấp hơn so với cá còm (Chitala chitala) khi tập ăn thức ăn chế biến ở thời điểm tương đương (25 ngày tuổi) là 88,4% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022