không thích hợp, cá không sử dụng được thức ăn được cung cấp nên ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày cá bột đã thể hiện tính ăn nhau rất cao (93,3%). Bên cạnh đó, theo báo cáo của Quin and Fast (1996b), khi con mồi là những cá thể nhỏ trong quần đàn thì sẽ dễ bị phát hiện và kích thích thị giác hơn so với thức ăn được cung cấp, đồng thời chúng cũng mang lại cho cá săn mồi nhiều năng lượng hơn/con mồi. Như vậy cá bột ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày tuy có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn so với các nghiệm thức còn lại nhưng lại có tỉ lệ sống thấp nhất và tỉ lệ ăn nhau cao nhất nên có thể nhận thấy sự tăng trưởng của cá bột ở nghiệm thức này chủ yếu là do sự ăn lẫn nhau chứ không phải từ việc sử dụng thức ăn chế biến. Mặc khác những nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến còn lại có tăng trọng và tăng trưởng DWG không khác biệt (p>0,05) so với đối chứng (sử dụng cá tạp) cho thấy việc sử dụng thức ăn chế biến không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá bột.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tăng trưởng đặc biệt của cá lóc đen trong thí nghiệm cao hơn so với thí nghiệm của Bui et al. (2004) trên cùng đối tượng đã có SGR là 6,1%/ngày khi tập ăn ở 15 ngày tuổi và cũng cao hơn so với cá móp (Centropomus parallelus) khi tập ăn ở ngày tuổi thứ 35 nhưng SGR chỉ đạt 5,53%/ngày (Alves et al., 2006). Tuy nhiên SGR của cá lóc đen lại thấp hơn so với báo cáo của một số loài cá khác như cá vược măng (Sander lucioperca) là 18,54%/ngày và 16,43%/ngày khi tập ăn ở ngày tuổi thứ 19 và thứ 12 (Kestemont et al., 2007), trên cá basa (Pangasius bocourti) là 20,8%/ngày khi sử dụng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 2 (Le et al., 2002) và cá kết (Micronema bleekeri) ở ngày thứ 7 là 17,75%/ngày (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008).
4.1.6 Tỉ lệ chết
Trong thời gian thí nghiệm, số cá chết được siphon và ghi nhận 2 lần/ngày. Qua theo dòi thí nghiệm cho thấy cá thường chết khi thời tiết lạnh và chết do bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi.
Kết quả thí nghiệm được mô tả ở Hình 4.7 cho thấy tỉ lệ chết cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (32,7%). Ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến, trong cùng một thời điểm tập ăn tỉ lệ chết khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức thay thế 10% và 20% TĂCB/ngày, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức tập ăn ở thời điểm khác.
a
a
a
a
ab
bc
c
d
d
40
35
30
Tỉlệchết (%)
25
Đối chứng
10% TĂCB/ngày
20% TĂCB/ngày
20
15
10
5
0
10 ngày tuổi 17 ngày tuổi 24 ngày tuổi
Thời điểm tập ăn
Hình 4.7: Tỉ lệ chết (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời
điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm.
Nghiệm thức tập ăn ở ngày tuổi thứ 24 có tỉ lệ chết trung bình là 27% và 31%, khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức tập ăn lúc 10 ngày tuổi và 17 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày. Trong khi đó tập ăn tại thời điểm 17 ngày tuổi có tỉ lệ chết tương đối thấp lần lượt là 19% và 16%, thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với đối chứng, nhưng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với tập ăn ở thời điểm 10 ngày tuổi. Tập ăn ở ngày tuổi thứ 10 có tỉ lệ chết (5,67% và 4,33%) thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, tuy nhiên ở nghiệm thức này lại có tỉ lệ ăn nhau rất cao, lần lượt là 79% và 93,3%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu trên cá trê (C. gariepinus) đã cho rằng trong điều kiện dinh dưỡng không thích hợp thì tỉ lệ chết do ăn nhau sẽ cao hơn so với tỉ lệ chết do tự nhiên (Hecht and Appelbaum, 1987).
Hình 4.8: Sưởi ấm hệ thống bể thí nghiệm bằng đèn điện
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các nghiệm thức tập ăn thức ăn chế biến thì thời điểm tập ăn càng muộn sẽ có tỉ lệ chết càng cao. Tỉ lệ cá chết trong thí nghiệm chủ yếu là do điều kiện tự nhiên (thời tiết, bệnh). Ghi nhận trong thời gian thí nghiệm thấy rằng ở nghiệm thức đối chứng hoặc những nghiệm thức tập ăn muộn (trong thời gian còn sử dụng cá tạp trước khi tập ăn thức ăn chế biến) cá dễ mẫn cảm với thời tiết và mầm bệnh hơn so với những nghiệm thức đang sử dụng thức ăn chế biến, do vậy sẽ có tỉ lệ chết cao hơn so với những nghiệm thức tập ăn ở thời điểm sớm hơn. Điều này phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Triều và ctv. (2008) cho rằng việc chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn nhân tạo được thực hiện càng sớm càng tốt nếu nó không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá bột và nếu cá sử dụng tốt thức ăn nhân tạo sẽ hạn chế được mầm bệnh lây nhiễm từ thức ăn tự nhiên. Kết quả của thí nghiệm này khác với kết quả nghiên cứu trên cá vược măng (Sander lucioperca) khi tập ăn với phương thức tương tự ở ngày tuổi thứ 12, 19 và 26 có tỉ lệ chết lần lượt là 68,6%; 48,1% và 57,8% (Kestemont et al., 2007) - có tỉ lệ chết khá cao so với cá lóc đen trong thí nghiệm và tỉ lệ chết giảm dần theo thời điểm tập ăn.
Tóm lại: Dựa vào kết quả về tỉ lệ sống, tăng trưởng và tỉ lệ ăn nhau của thí nghiệm 1 cho thấy thức ăn chế biến sử dụng trong thí nghiệm này là thức ăn tốt để ương cá lóc đen. Điều này mở ra một triển vọng mới trong việc thay thế thức ăn tươi sống bằng thức ăn chế biến trong ương nuôi cá lóc đen. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thức ăn tươi sống là không thể thiếu trong quá trình ương, đặc biệt là những ngày đầu khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài. Thời điểm sử dụng và phương thức tập ăn hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột trong thí nghiệm này là 17 ngày tuổi với phương thức thay thế dần cá tạp bằng thức ăn chế biến với tỉ lệ 10% TĂCB/ngày.
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột
Kết thúc thí nghiệm 1, kết quả cho thấy thời điểm và phương thức tập ăn hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột là 17 ngày tuổi và phương thức thay thế dần cá tạp bằng thức ăn chế biến với tỉ lệ 10% TĂCB/ngày. Thí nghiệm 2 được bố trí dựa trên kết quả của thí nghiệm 1: cá bột được tập ăn ở thời điểm 17 ngày tuổi và phương thức thay thế 10% TĂCB/ngày với các nghiệm thức thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau.
4.2.1 Các yếu tố môi trường
Các yếu tố lý hoá trong môi trường nuôi với hệ thống nước chảy tràn được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm
Sáng | Chiều | |
Nhiệt độ (oC) | 27,3±0,36 | 28,8±0,4 |
pH | 7,7±0,25 | 7,84±0,27 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Trong Quá Trình Tập Ăn
- Thời Điểm Và Phương Thức Tập Ăn Của Các Nghiệm Thức Trong Thí
- Tỉ Lệ Phân Cỡ Về Khối Lượng (%) Của Cá Lóc Đen Bột Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Ở Các Thời Điểm Và Phương Thức Tập Ăn Khác Nhau Sau 5 Tuần
- Tỉ Lệ Ăn Nhau (%) Của Cá Lóc Đen Bột Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Có
- Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) - 8
- Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) - 9
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
NH3 (mg/l) 0,003 - 0,05
NO2- (mg/l) < 0,5
Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ trung bình trong ngày vào buổi sáng là 27,3±0,36 oC và buổi chiều là 28,8±0,4 oC, dao động nhiệt độ trong ngày không vượt quá 2oC. pH trung bình trong ngày vào buổi sáng là 7,7±0,25 và buổi chiều là 7,84±0,27, dao động pH trong ngày không vượt
quá 0,5. Hàm lượng NH3 dao động trong khoảng 0,003 - 0,05 mg/l. Hàm lượng NO2- luôn luôn nhỏ hơn 0,5 mg/l. Tất cả các yếu tố này đều dao động ở mức giới hạn cho phép cho sự tăng trưởng và phát triển của cá (Trương
Quốc Phú, 2000).
4.2.2 Tỉ lệ sống
Sau 4 tuần thí nghiệm, nghiệm thức đối chứng (không bổ sung chất dẫn dụ) có tỉ lệ sống thấp nhất là 61% và thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Hình 4.9).
Ở các nghiệm thức có bổ sung chất dẫn dụ, nghiệm thức bổ sung dịch cá thuỷ phân, dầu gan mực và dịch trùn quế lần lượt có tỉ lệ sống 79,3%, 73,7% và 71,3%, giữa các nghiệm thức này không có sự khác biệt (p>0,05)
với nhau và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chất dẫn dụ vào thức ăn đã cải thiện tỉ lệ sống của cá bột.
a
a
a
b
90
80
70
Tỉlệsống - SR (% )
60
50
40
30
20
10
0
Đối chứng Dị ch cá Dầu mực Dịch trùn quế
Nghiệm thức
Hình 4.9: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng việc thay thế hoàn toàn thức ăn tự nhiên bằng thức ăn nhân tạo không thể thực hiện được trong ương nuôi hầu hết các loài cá nguyên nhân do thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác cá đồng thời thức ăn nhân tạo không có mùi hấp dẫn cá (Person le Ruyet et al., 1993). Cá rất khó bắt mồi là thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết (Appelbaum and Damme, 1988). Quan sát trong thời gian thí nghiệm cho thấy ở các nghiệm thức được bổ sung chất dẫn dụ có tỉ lệ sống cao có thể là do ở các nghiệm thức này thức ăn có mùi hấp dẫn cá nên khi cho ăn cá chủ động bắt mồi rất nhanh đã hạn chế sự hoà tan của thức ăn chế biến trong khi cho cá ăn và tăng lượng thức ăn cá ăn vào, điều này thể hiện rò ở nghiệm thức có bổ sung dịch cá thuỷ phân. Trái lại, ở nghiệm thức đối chứng thì cá bắt mồi chậm và yếu hơn. Kết quả này tương tự với báo cáo trên cá hồi (Salmo salar), các chất dẫn dụ đã cải thiện được tình trạng giảm ăn của cá khi chuyển cá từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn (Toften et al., 2003).
Hình 4.10: Cá tập trung tại sàn ăn để bắt mồi (NT2 - bổ sung dịch cá)
Trong thí nghiệm, ở các nghiệm thức sử dụng chất dẫn dụ thì nghiệm thức bổ sung dịch cá thuỷ phân cho tỉ lệ sống (79,3%) cao hơn so với dầu gan mực (73,7%) và dịch trùn quế (71,3%). Một số nghiên cứu cho rằng ở giai đoạn bắt đầu ăn ngoài, các men tiêu hoá của cá bột không đủ khả năng tiêu hoá thức ăn chế biến, chính vì vậy các men ngoại sinh được cung cấp từ thức ăn tự nhiên là cần thiết cho cá ở giai đoạn này (Dabrowski and Glogowski, 1977; Cahu and Infante, 2001). Theo Kotzamanis et al. (2007) việc bổ sung protein thuỷ phân vào khẩu phần ăn ngoài việc đóng vai trò như chất dẫn dụ, protein thuỷ phân cũng bổ sung thêm các acid amin thiết yếu cho cá bột nhất là ở giai đoạn tập ăn thức ăn nhân tạo, các acid amin này có thể thay thế các acid amin có trong thức ăn tươi sống của loài. Một số nghiên cứu khác về dịch cá thuỷ phân đã chứng minh rằng việc đưa dịch cá thuỷ phân vào thức ăn nhân tạo còn được xem là phương pháp khắc phục khả năng tiêu hoá kém của cá bột (Dabrowski, 1984; Govoni et al., 1986). Kết quả của thí nghiệm tương tự với các nghiên cứu trên cá chép (Carvalho et al., 1997), cá bơn (Solea solea) (Day et al., 2008) và cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Kotzamanis et al., 2007) đều có tỉ lệ sống cao hơn khi bổ sung dịch cá thuỷ phân vào khẩu phần ăn của cá.
4.2.3 Tăng trưởng
Bảng 4.4 cho thấy nghiệm thức đối chứng có tăng trọng (WG) và tăng trưởng đặc biệt (SGR) thấp nhất (lần lượt là 0,99g và 7,03%/ngày) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, các nghiệm thức có bổ sung chất dẫn dụ có tăng trọng và SGR cao hơn lần lượt là 1,82 g, 1,6 g và 1,51 g; 8,98%, 8,56% và 8,38%/ngày, giữa các nghiệm thức này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nhau. Nghiệm thức bổ sung dịch cá có tăng trọng và SGR cao nhất (1,82 g và 8,98%/ngày) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Thức ăn có bổ sung dầu mực cho tăng trọng và SGR (1,6 g và 8,56%/ngày) cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế và đối chứng nhưng thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức bổ sung dịch cá. Sử dụng dịch trùn quế làm chất dẫn dụ có tăng trọng và SGR (1,51g và 8,38%/ngày) thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với sử dụng dịch cá và dầu mực nhưng vẫn cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với không bổ sung chất dẫn dụ.
Bảng 4.4 : Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến
có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau trước và sau 4 tuần thí nghiệm
Wi (g) | Wf (g) | WG (g) | DWG (g/ngày) | SGR (%/ngày) | |
Đối chứng | 0,16 | 1,15±0,04d | 0,99±0,04d | 0,035±0,001d | 7,03±0,11d |
Dịch cá thuỷ phân | 0,16 | 1,98±0,03a | 1,82±0,03a | 0,065±0,001a | 8,98±0,05a |
Dầu gan mực | 0,16 | 1,76±0,03b | 1,60±0,03b | 0,057±0,001b | 8,56±0,06b |
Dịch trùn quế | 0,16 | 1,67±0,03c | 1,51±0,03c | 0,054±0,001c | 8,38±0,07c |
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Như vậy việc bổ sung chất dẫn dụ vào thức ăn đã cải thiện tăng trưởng của cá bột. Một vài nghiên cứu trước đã chứng minh chất dẫn dụ có tác dụng nâng cao vị ngon của thức ăn đối với cá, chính vì vậy lượng thức ăn cá sử dụng tăng lên từ đó đã có tác động tích cực đến tăng trưởng của cá (Oliva- Teles et al., 1999). Một số báo cáo tương tự khác về ảnh hưởng của chất dẫn dụ trên cá chình Nhật Bản (Takii et al., 1986), trên cá trác vàng (Sparus aurata) (Tandler et al., 1982) và cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Gomes et al., 1997) cũng cho thấy sự cải thiện về hiệu quả sử dụng thức ăn và sự tăng trưởng của cá.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức sử dụng dịch cá thuỷ phân làm chất dẫn dụ có khả năng cải thiện tăng trưởng tốt nhất (1,82 g và SGR=8,98%/ngày). Dịch cá thuỷ phân ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng
tiêu thụ thức ăn còn cải thiện mùi của thức ăn (Berge and Storebakken, 1996). Lượng thức ăn cá ăn vào sẽ tăng lên khi thức ăn được bổ sung dịch cá thuỷ phân. Bên cạnh đó hàm lượng các acid amin trong thức ăn có bổ sung dịch cá cao hơn so với thức ăn không bổ sung, do vậy dẫn đến việc sử dụng protein hiệu quả hơn và cá tăng trưởng nhanh hơn (Refstiea et al., 2004). Báo cáo trên nhiều loài cá khác như cá hồi (Salmon salar) (Berge and Storebakken, 1996; Refstiea et al., 2004; Espe et al., 1999), cá bơn sao (Scophthalamus maximus) (Oliva-Teles et al., 1999), cá tuyết (Gadus morhua) (Aksnes et al., 2006b), cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Kotzamanis et al., 2007), cá rô phi (Fagbenro et al., 1994), cá chép (Carvalho et al., 1997) và cá mú Nhật bản (Lateolabrax japonicus) (Liang et al., 2006) dịch cá thuỷ phân cũng chứng minh có tác dụng như chất kích thích bắt mồi hiệu quả đồng thời cải thiện đáng kể đến tăng trưởng của cá.
4.2.4 Tỉ lệ ăn nhau
Ăn nhau là hiện tượng không thể tránh khỏi trong ương nuôi cá lóc. Nếu cá được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng thấp, cá được cung cấp thức ăn không thích hợp, thì lúc này chúng thể hiện tính ăn nhau rất lớn (Victor and Akpocha, 1992).
Dựa vào mô tả của Hình 4.11 cho thấy ở thí nghiệm này có tỉ lệ ăn nhau khá thấp, chỉ trong khoảng 6,67%-22,33%. Kết quả này là do thí nghiệm đã sử dụng thời điểm tập ăn (17 ngày tuổi) và phương thức tập ăn (10% TĂCB/ngày) thích hợp nên cá bột đã có thể sử dụng tốt thức ăn chế biến được cung cấp. Sau 4 tuần thí nghiệm, tỉ lệ ăn nhau cao nhất ở nghiệm thức không bổ sung chất dẫn dụ (đối chứng) là 22,33% và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức thức ăn có bổ sung dịch cá thuỷ phân, dầu gan mực và dịch trùn quế lần lượt có tỉ lệ ăn nhau là 6,67%, 11,33% và 14%, các tỉ lệ này đều thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (22,33%). Trong đó nghiệm thức sử dụng dịch cá thuỷ phân có tỉ lệ ăn nhau thấp nhất (6,67%), khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức sử dụng dầu mực (11,33%), nhưng thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức sử dụng dịch trùn quế (14%). Tỉ lệ ăn nhau khác nhau không có ý nghĩ (p>0,05) giữa 2 nghiệm thức sử dụng chất dẫn dụ là dầu gan mực và dịch trùn quế.