Tăng Trưởng Về Khối Lượng Của Cá Từ 1 Ngày Tuổi Đến 30 Ngày Tuổi

Trong thí nghiệm của Vinh (2008) chiều dài trung bình của cá sau 30 ngày ương dao động từ 6,07- 6,65 cm/con. Như vậy thí nghiệm này cho kết quả tăng trưởng cao hơn thí nghiệm đã nêu. Nguyên nhân có thể là do khác nhau về cách chăm sóc và địa điểm thực hiện dẫn đến khác nhau về các yếu tố môi trường.


Hình 4 1 Đo chiều dài cá bột bằng thước đo cm ở ngày tuổi thứ 30 4 2 2 Tăng 1

Hình 4.1: Đo chiều dài cá bột bằng thước đo cm ở ngày tuổi thứ 30


4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức I, II, III với mức ý nghĩa p>0,05 cho ta thấy khối lượng trung bình của cá giai đoạn 30 ngày tuổi cũng không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức. Ở mật độ thưa thì cá cũng tăng trưởng nhanh hơn ở mật độ dày.Cụ thể, ở mật độ 1 con/L cá có khối lượng trung bình lớn nhất 4,5 g/con, kế đó là ở mật độ 2 con/L- 3,77g/con, và thấp nhất là mật độ 3 con/L- 3,07g/con. Trong thí nghiệm trước của Vinh (2008) thì trọng lượng trung bình của cá sau 30 ngày ương chỉ dao động từ 1,24- 1,63 g/con. Như vậy tăng trưởng về khối lượng trong giai đoạn 30 ngày tuổi ở thí nghiệm này vẫn cho kết quả cao hơn thí nghiệm trước.

4.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá giai đoạn thừ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi

Từ Bảng 4.3 và Hình 4.8 giúp ta thấy rõ mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng chiều dài và tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở các NTI (1 con/L), NTII (2 con/L) và NTIII (3 con/L). Cả tốc độ tăng khối lượng và tốc độ tăng chiều dài của cá đều tuân theo một qui luật, là giảm dần các giá trị theo sự tăng dần của mật độ ương. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối trung bình ở nghiệm thức I là 0,13 g/ngày, nghiệm thức II là 0,01 g/ngày, nghiệm thức III là 0,08 g/ngày. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình ở 3 nghiệm thức I, II,

III lần lượt là 0,2 cm/ngày, 0,19 cm/ngày, 0,18 cm/ngày. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê với mứ ý nghĩa p>0,05. Điều này cho thấy, mật độ càng cao thì sự tăng trưởng chiều dài nhanh hơn sự tăng trưởng về khối lượng và không có sự chênh lệch lớn về tăng trưởng giữa các mật độ trong giai đoạn 30 ngày tuổi.

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá ở 2 giai đoạn 1-30 ngày tuổi và 30-60 ngày tuổi.


Các chỉ tiêu tăng trưởng


Nghiệm thức



I

II

III

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình giai đoạn 1-

0,13±0,03

0,1±0,02

0,08±0,04

30 (g/ngày)




Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình giai đoạn 1-

0,2±0,02

0,19±0,01

0,18±0,03

30 (cm/ngày)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình giai đoạn 30-

0,07±0,01a

0,04±0,01b

0,01±0,00c

60 (g/ngày)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình giai đoạn 30-

0,08±0,01a

0,06±0,01ab

0,05±0,02b

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

60 (cm/ngày)


(Những giá trị trong cùng một hàng có những chữ cái a, b, c khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05)


4.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng của cá ương từ 30 ngày tuổi

đến 60 ngày tui.


4.3.1 Tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá từ 30 đến 60 ngày tuổi

Trong giai đoạn 30- 60 ngày tuổi, mặc dù cá vẫn được chăm sóc đầy đủ và đều đặn về các yếu tố môi trường nước và chế độ ăn nhưng kết quả việc nuôi cá ở những mật độ khác nhau lại cho ra những giá trị tăng trưởng về chiều dài của cá không giống nhau. Sự khác biệt giữa nghiệm thức I và nghiệm thức II là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sự khác biệt giữa nghiệm thức II và nghiệm thức III cũng là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Chỉ nghiệm thức I và nghiệm thức III là khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Như vậy chiều dài trung bình của cá trong giai đoạn từ 30-60 ngày tuổi cũng không có sự khác biệt lớn nhưng nó vẫn tuân theo qui luật giảm dần như ở giai đoạn 30 ngày tuổi. Cụ thể ở mật độ 1 con/L cá có tăng trưởng chiều dài trung bình là 10,12 cm/con, ở mật độ 2 con/L là 9,08 cm/con, ở mật độ 3 con/L là 8,18 cm/con. Ta thấy sự sai khác về chiều dài trung bình của cá giữa các nghiệm thức chính là do mật độ khác nhau. Bởi vì ở mật độ dày cá phải cạnh tranh và

cá phải thường xuyên vận động nên năng lượng tiêu tốn của cá sẽ nhiều hơn, khi đó năng lượng tích lũy giảm, dẫn đến tăng trưởng chiều dài của cá giảm.

4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá từ 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi.

Với điều kiện nuôi tương đối giống nhau về chất nước, chế độ dinh dưỡng (loại thức ăn, lượng thức ăn và tần suất cho ăn) và kích cỡ ban đầu tương đối như nhau nhưng tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức lại không đều nhau. Việc ương cá ở các mật độ khác nhau có thể là những nguyên nhân chính của sự khác biệt đó. Cá ở mật độ thưa tăng trưởng về khối lượng nhanh nhất cụ thể như ở nghiệm thức I (1 con/L) có khối lượng trung bình là 6,68 g/con. Nghiệm thức III cá có khối lượng trung bình nhỏ nhất 3,31 g/con. Nghiệm thức II có độ tăng khối lượng trung bình ở mức trung bình so với 2 nghiệm thức I, III với độ tăng khối lượng trung bình là 4,82 g/con (Bảng 4.2). Và sự khác biệt giữa các nghiệm thức I và II, I và III là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khác biệt giữa nghiệm thức II và III là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cũng giống như ở giai đoạn 1-30 ngày tuổi, giai đoạn cá từ 30- 60 ngày tuổi có khối lượng trung bình cũng giảm dần theo sự tăng dần của mật độ ương.

4.3.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá từ 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi.

Theo qui luật tự nhiên khi thả ương cá ở mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn và môi trường sống giữa các cá thể cùng loài sẽ cao, đồng thời sự tích lũy vật chất hữu cơ từ chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ cao. Đây có thể là nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm của cá ở nghiệm thức II, III.

Ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bìnhvề khối lượng ở mật độ 3 con/l là thấp nhất 0,01 g/ngày. Mật độ 2 con/L là 0,04 g/ngày, và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình cao nhất ở mật độ 1 con/L là 0,07 g/ngày. Và sự khác biệt giữa các nghiệm thức I, II, III là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mật độ càng thưa tốc độ tăng trưởng về khối lượng càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật tự nhiên. Nếu so với giai đoạn 30 ngày tuổi (ở NTI: 0,13 g/ngày; ở NTII: 0.1 g/ngày; ở NTIII: 0,08 g/ngày) thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá giai đoạn này bị giảm lại. Điều này có thể giải thích là do sự chuyển đổi qua loại thức ăn mới (trùn chỉ sang cá tạp) nên cơ thể cá chưa kịp thích ứng. Do đó làm giảm độ tăng trọng của cá. Như vậy ở giai đoạn này ta cần chú ý thời gian chuyển đổi thức ăn phải kéo dài để đa số cá có thể kịp thời thích ứng.

Bảng 4.2 cho ta thấy sự khác biệt giữa nghiệm thức I và nghiệm thức II, giữa nghiệm thức II và nghiệm thức III là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chỉ nghiệm thức I và nghiệm thức III là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở mật độ 2 con/L là lớn nhất (0,08 cm/ngày), kế đó là mật độ 2 con/L (0,06 cm/ngày), thấp nhất là ở mật độ 1 con/L (0,05 cm/ngày). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chiều dài giữa các nghiệm thức chênh lệch không lớn. Từ các kết quả trên ta có thể kết luận trong giai đoạn 30- 60 ngày tuổi tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng trung bình của cá nhỏ hơn giai đoạn 1-30 ngày tuổi. Và ở mật độ càng thưa tốc độ tăng trưởng của cá càng lớn.

4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức


4.4.1 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 30 ngày tuổi


Sau 30 ngày tuổi tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức rất cao, cụ thể ở mật độ 3 con/L tỉ lệ sống trung bình của các nghiệm thức lập lại là cao nhất 94,3%, ở mật độ 1 con/L tỉ lệ sống là 94%, ở mật độ 2 con/L tỉ lệ sống là 86%. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức II và nghiệm thức I, nghiệm thức II là khác biệt có ý nghĩa thống kê, với mức ý nghĩa p< 0,05. Giữa nghiệm thức I và nghiệm thức III là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong thí nghiệm của Vinh (2008) tỉ lệ sống của cá ở 3 nghiệm thức (88%, 76%, 72%) đều thấp hơn tỉ lệ sống đạt được trong thí nghiệm này. Cũng giống như các yếu tố tăng trưởng, cách chăm sóc và điều kiện môi trường khác nhau là nguyên nhân của sự khác biệt này. Nhìn chung tỉ lệ sống của cá sau 30 ngày tuổi trong thí nghiệm này không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức. Nguyên nhân của sự khác biệt tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức không phải là do cá bị bệnh mà cá chết là do cá bị xây xát nhiều trong lúc mới vận chuyển về và lúc tiến hành đo chiều dài và cân trọng lượng cá bột.

Bảng 4.4: Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 60 ngày tuổi


Tỉ lệ sống

Nghiệm thức I II III

Tỉ lệ sống trung bình sau 30 ngày ương 94±20a 86±3,61b 94,3±5,10a

Tỉ lệ sống trung bình sau 60 ngày ương 78,7±3.06ab 61,7±10,12a 88,2±10,65b


(Những giá trị trong cùng một hàng có những chữ cái a, b, c khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05)

4.4.2 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 60 ngày tuổi


Tỉ lệ sống của cá ở mật độ 3 con/l là 88,2% là cao nhất so với hai mật độ 1 con/L và 2 con/L. Tuy nhiên ở mật độ 1con/l tỉ lệ sống vẫn cao 78,7%, ở mật độ 2 con/l tỉ lệ số thấp nhất 61,7%. Sự khác biệt giữa nghiệm thức II và III là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giữa nghiệm thức I và nghiệm thức II, nghiệm thức I và nghiệm thức III là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức sau 60 ngày tuổi có chênh lệch nhiều so với tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn 30 ngày tuổi. Ở mật độ 3 con/L có mức chênh lệch thấp nhất 6,5%, mật độ 1 con/L mức chênh lệch là 15,3%, mật độ 1 con/L mức chênh lệch cao nhất là 24,3%. Mức chênh lệch này là do cá ở các bể có mật độ 1 con/L phóng ra ngoài và chết nhiều hơn các bể còn lại. Tỉ lệ sống của cá trong thí nghiệm này cũng không chênh lệch lớn so với nhiều thử nghiệm ương với mật độ khác nhau trên đối tượng Thát Lát Còm đã qua. Trong thí nghiệm 1 (Nguyễn Hoàng Vinh, LVTNĐH 2008) có điều kiện ương tương đối giống với thí nghiệm đã tiến hành trong đề tài này, với mật độ bố trí lần lượt 25 con, 50 con, 75 con thí nghiệm đã cho kết quả tỉ lệ sống đạt 76%, 72%, 93% là tương đối cao hơn so với tỉ lệ sống trung bình 79%, 62%, 88% ở mỗi mật độ tương ứng 50 con, 100 con, 150 con trong thí nghiệm đang được tiến hành. Điều đó có thể là do mật độ bố trí ở mỗi nghiệm thức khác nhau lần lượt 0,42 con/L, 0,83 con/L, 1,25 con/L trong thí nghiệm trước tương ứng với mật độ 1con/L, 2con/L, 3con/L trong thí nghiệm này; sự sai khác mật độ ương gần gấp đôi nên ta không thể kết luận tỉ lệ sống ở thí nghiệm đang tiến hành thấp hơn thí ngiệm đã qua.

Theo quan sát, cá chết nhiều ở giai đoạn đầu của quá trình thí nghiệm do nhiều nguyên nhân như vận chuyển xa, giai đoạn cá chuyển từ tiêu hóa noãn hoàn sang ăn thức ăn tự nhiên nên hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Một số nghiên cứu đã cho thấy hoạt tính của enzyme tiêu hóa thấp ở ngày đầu ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác, và các giai đoạn chuyển đổi thức ăn cá bắt mồi yếu dẫn đến cắn nhau và ăn nhau. Nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức không phải do cá bệnh mà do hai nguyên nhân chủ yếu: những con cá nhỏ bị chết lúc mới chuyển về, lúc lấy mẫu và ở giai đoạn chuyển thức ăn từ trùn chỉ sang cá tạp; nhưng đa số những con to khỏe chết là vì chúng phóng ra khỏi bể.

Phần 5


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 Kết luận


Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm tương đối ổn định và phù hợp cho sự phát triển của cá ương. Nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng 26,9oC- 27,6 oC trong buổi sáng; 28,2 oC - 29 oC trong buổi chiều là hoàn tòan nằm trong khoảng nhiệt độ cho phép trong ương nuôi cá. Cùng với sự biến động của nhiệt độ pH cũng không có sự biến động lớn, buổi sáng pH trong khoảng 7,6- 7,8; buổi chiều pH trong khoảng 7,9- 8,1 cũng nằm trong khoảng pH thích hợp cho cá phát triển. Hai yếu tố COD và NH+4 nằm ở giá trị 0,5 mg/L trong suốt thời gian thí nghiệm.

Kết quả nghiệm thức I (1 con/L) với khối lượng trung bình của cá là 6,68 g/con, chiều dài trung bình cá là 10,12 cm/con, và tỉ lệ sống là 78,7% sẽ mang lại kết quả tối ưu hơn so với mật độ 2 con/L và 3 con/L. Do đó nông dân tự ương cá để lấy giống tiếp tục nuôi thương phẩm thì nên ương ở mật độ 1 con/L là thích hợp nhất.

Nghiệm thức III (3 con/L) cho tỉ lệ sống cao nhất (88,2%) so với nghiệm thức I (1 con/L) (78,7%) và nghiệm thức II (2 con/L) (61,7%) sau 60 ngày ương. Như vậy ở mật độ 3 con/L sẽ đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất cho nhà sản xuất giống.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục các thí nghiệm về ương giống cá Thát Lát Còm ở các mật độ và thức ăn khác nhau để xác định nhân tố ương giống cá Thát Lát Còm đạt tỷ lệ sống và năng suất cao nhất.

Thử nghiệm ương cá Thát Lát Còm ở các diện tích lớn hơn trong bể, giai và ao

đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam.Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Ngọc Đoan Trang, 1996. Khai thác tuyển chọn và thuần dưỡng cá Còm (Notopterus Chitala). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Văn Kiểm, 1999 . Kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đại học Cần Thơ.

4. Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Bài giảng kỹ thuật nuôi thức

ăn tự nhiên, ĐHCT.

5. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Cần Thơ.

6. Dương Nhựt Long, 2004. Tập bài giảng kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

7. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Tủ sách đại học Cần Thơ.

8. Phân bố và sinh thái một số loài cá quan trọng ở hạ lưu sông Mekong. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005.

9. Nguyễn Văn Nam, 2005. Thị trường xuất- nhập khẩu thủy sản. Nhà xuất bản thống kê.

10. Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Nàng Hai. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp TPHCM.

11. Trần Bảo Trang, 2006. Thử nghiệm ương cá Lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1885) với các mật độ khác nhau. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.

12. Trần Thị Hạnh Dung, 2006. Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống cá Thát Lát Còm (Notopterus Chitala). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.

13. Tạp chí khoa học. Số đặt biệt, chuyên đề thủy sản, quyển 2.2006.

14. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Giáo trình quản lí chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.

15. Phạm Phú Hùng, 2007. Nghiên cứu biện pháp sản xuất giống cá Thát Lát Còm (Chitala Chitala). Luận án thạc sỹ. Đại học Cần Thơ.

16. Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Lóc Bông (Channa Micropeltes) giai đoạn bột lên giống ương trong bể xi- măng. Tạp chí khoa học, 2008, số 2: 11-19.

17. Nguyễn Hoàng Vinh, 2008. Ảnh hưởng mật độ lên tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá Thát Lát Còm (Notpterus Chitala) ương trong xô nhựa và ao đất lót bạt ở Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.

18. Phạm Minh Thành, Phạm Phú Hùng và Nguyễn Thanh Hiệu, 2008. Nghiên cứu sự thành thục trong ao và kích thích cá Còm (Chitala chitala) sinh sản. tạp chí khoa học, 2008, số 2: 59-66.

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 27/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí