Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Du Lịch Ở Một Điểm Tham Quan

+ Lê Thị Thanh Thuỷ (2015), Khai thác di sản văn hóa Triều đại Tây Sơn phục vụ phát triển du lịch Bình Định;Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội;

+ Đường Ngọc Hà (2012), Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp;Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội;

Tựu chung, ở các luận văn, luận án của các tác giả đã rất nỗ lực đi vào tập trung nghiên cứu và đánh giá các giá trị di sản văn hoá trong đó chủ yếu là các di tích lịch sử còn hiện diện, chỉ ra được những thế mạnh hiện có tuỳ theo từng đặc thù của địa phương hoặc vùng lãnh thổ; đồng thời phân tích thực trạng và đề ra giải pháp làm sao đó khai thác một cách tốt nhất, hiệu quả nhất vào hoạt động du lịch đối với từng địa phương cụ thể. Và có điểm hạn chế chung là tất cả đều chỉ nêu ra được giải pháp nhưng chưa đưa ra được các yếu tố bền vững để tối ưu hóa các giải pháp này.

Trước đây, Thành cổvà Văn miếu Diên Khánh được ghi chép nhiều lại trong các cuốn chính sử và địa chí của nước ta như Đại Nam nhất thống chí (thời Nguyễn), Phương Đình dư địa chí (thời Nguyễn) cho đến thời hiện đạinhư Việt sử: xứ Đàng Trong. Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (Phan Khoang), Xứ Trầm Hương (Quách Tấn)…đều có những mô tả khá chi tiết nhưng những ghi chép đó đều ngắn gọn và mang tính chất biên niên sử hoặc dư địa chí được trình bày rải rác ở những thời kỳ lịch sử khác nhau.

Hiện nay, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh nhưng chỉ dừng lại ở mức khảo cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, quân sự…được trình bày dưới dạng bài báo, chuyên đề, tiểu luận, đa dạng ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, khảo cổ, văn hóa học…Tuy vậy, những công trình nghiên cứu đặt Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là đối tượng nghiên cứu để phát triển du lịch hầu như không có hoặc chỉ được nhắc đến khi bàn về các giải pháp bảo tồn trong một số bài tham luận gần đây tại “Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị Thành cổ Diên Khánh năm 2018”do Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức cũng chỉ dừng lại ở một vài mức độ gợi ýban đầu một

số giải pháp, còn phần cụ thể hóa các giải pháp đó như thế nào thì chưa được sâu và kỹ hoặc có tính ứng dụng cao

Về phương diện khai thác du lịch, Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh cũng được đưa vào một số trang thông tin quảng cáo tour với dung lượng và thông tin còn rất sơ sài và chỉ có tính chất khái quát, chung chung...

Như vậy, việc nhìn nhận Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh dưới góc độ du lịch học vẫn chưa đươc thấu đáo. Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng đóng góp được phần nào khoảng trống nghiên cứu trên.

Nhìn chung, những nghiên cứu về Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh đa dạng về thể tài lịch sử, văn học, địa lý...mang dưới dạng tư liệu, biên khảo nhưng lại có một vị trí rất quan trọng và có giá trị trong việc xác lập quan điểm về lịch sử hình thành vùng đất Khánh Hòa trong những buổi đầu những cư dân Đại Việt trên đường Nam tiến đứng chân và tiếp biến, hỗn dung văn hóa với những người dân Chàm bản địa nơi đây

Nhìn từ góc độ du lịch, Khánh Hòa vốn là nói nổi tiếng với loại hình du lịch nghỉ dưỡng nhưng cũng có rất nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật và khảo cổ như là chất liệu quan trọng tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù thu thút sự quan tâm của khách du lịch. Trong đó, Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Theo khảo sát của tác giả, cho đến thời điểm này thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan sẽ được trình bày ở phần sau. Tuy nhiên, để đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch, tạo thế cạnh tranh trên thị trường khách du lịch nên Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh cũng được các hãng lữ hành, đại lý du lịch công bố trên các website riêng của mình để giới thiệu những nét đặc sắc, các giá trị của 2 di tích này. Những thông tin cơ bản về Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh được các công ty khai thác chủ yếu từ các website như: https://ditichkhanhhoa.org.vn; baokhanhhoa.vn; baodulich.net.vn; cùng nhiều các website của riêng các công ty, đại lý lữ hành khác...

1.2. Cơ sở lý luận phát triển du lịch ở một điểm tham quan

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 3

1.2.1. Một số khái niệm

Tài nguyên du lịch:Luật Du lịch (2017) quy định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.

Điểm tham quan là nơi có tài nguyên du lịch mà khách du lịch trong ngày tới thăm với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch đó

Di sản văn hoá

Có khá nhiều khái niệm khác nhau về di sản văn hoá, điều đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận và quan điểm của mỗi một cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo UNESCO, Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học). Đối với Việt Nam, khái niệm di sản đã được định nghĩa một cách khái quát trong Luật Di sản (2013): “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”;

Di tích lịch sử văn hoá

Như vậy, ta có thể thấy rằng di sản văn hoá vật thể bao gồm nhiều thành tố có giá trị về mặt văn hoá còn hiện diện như đã được định nghĩa ở trên. Và, di tích lịch sử văn hoá là một trong các thành tố đó, đồng thời cũng được định nghĩa như sau: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Du lịch văn hoá

Theo Luật du lịch (2017), du lịch văn hoá được định nghĩa là: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.

1.2.2. Phát triển du lịch

Hiểu theo cách thông thường, phát triển du lịch là sử dụng các động lực kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm kích thích các hoạt động đầu tư, xúc tiến, khai thác du lịch để hướng tới việc thu lại lợi nhuận, gia tăng thu nhập từ du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng ngày nay, câu chuyện phát triển du lịch được nhìn nhận không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà còn dành việc phát triển này cho các thế hệ tương lai về sau được kế thừa và thụ hưởng các giá trị của việc khai thác du lịch mang lại. Vì vậy, sau khi điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện thực tế, Luật du lịch (2017)đã phát triển khái niệm “phát triển du lịch” gắn liền với yếu tố “bền vững”“Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.

1.2.3. Các điều kiện phát triển du lịch

Khi nghiên cứu sự phát triển du lịch tại một điểm, vùng, tuyến du lịch thì việc làm trước tiên là phải xem xét các điều kiện phát triển du lịch. Đó là cơ sở để xác định, đánh giá về mức độ phát triển và là cơ sở để đưa ra các giải pháp, định hướng đúng đắn trong tương lai hoặc trong một giai đoạn nhất định

1.2.2.1. Điều kiện chung

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: du khách chỉ có thể yên tâm thực hiện các hành vi, hoạt động du lịch tại những nơi có điều kiện an ninh chính trị ổn định, không xảy ra các biến động, bất trắc ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch cũng như các giá trị về vật chất và tinh thần. Đồng thời, việc an toàn xã hội cũng thúc đẩy du khách tham gia nhiều hơn các hoạt động trong khi đi du lịch, không có cảm giác bất an, lo lắng bởi du lịch vốn là đi hưởng thụ, trải nghiệm các giá trị...

Điều kiện kinh tế:nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Do kinh tế du lịch là kinh tế tổng hợp chịu sự tác

động của nhiều thành phần kinh tế khác trong xã hội nên chịu sự ảnh hưởng rất lớn. Nó quyết định đến một số yếu tố để phát triển kinh tế du lịch bao gồm: sự đồng bộ về đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch; mức độ chi tiêu của du khách trong chuyến đi du lịch; sự lựa chọn chuyến đi hay sản phẩm du lịch...

Chính sách phát triển du lịch: những định hướng, chính sách phát triển đúng đắn sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển chung của ngành du lịch của quốc gia đó. Chính sách có tác động ảnh hưởng to lớn đến việc kêu gọi, phát triển đầu tư du lịch từ doanh nghiệp và các thành phần xã hội; hệ thống hành lang pháp lý đồng thời đưa ra những tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch trong từng thời kỳ, thích ứng với nhu cầu và xu hướng du lịch chung ở trong nước và trên thế giới. Ví dụ, để thúc đẩy phát triển du lịch, ở Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thời gian rỗi: đây là một điều kiện quan trọng bởi con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian gian rỗi. Thời gian rỗi quyết định đến việc lựa chọn kéo dài thời gian chuyến đi, lưu trú, phương tiện di chuyển hay là sự lựa chọn các sản phẩm du lịch

Điều kiện giao thông vận tải: đây là một trong những nhân tố chính quyết định đến sự phát triển du lịch. Bản chất hoạt động du lịch là sự di chuyển liên tục, vì vậy sự đồng bộ về hạ tầng giao thông và phương tiện vận chuyển ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn chuyến đi du lịch (có thể nhằm rút ngắn thời gian di chuyển, đảm bảo về mặt sức khoẻ, đảm bảo chất lượng hoạt động tham quan tại một số điểm du lịch). Sự đa dạng các loại đường giao thông cũng như phương tiện vận chuyển giúp du khách có nhiều sự chọn lựa trong hoạt động du lịch

1.2.2.2. Điều kiện riêng

Môi trường tự nhiên: đây là một yếu tố rất quan trọng hình thành nên tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm địa hình (quyết định đến sự đa dạng và cảnh đẹp tại địa phương đó); khí hậu (những nơi có khí hậu ôn hoà thường thu hút được nhiều khách du lịch, hoạt động du lịch cũng đa dạng); thực vật (đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cảnh quan xung quanh, sự đa dạng về số lượng và chủng loại các loài như rừng, có nhiều hoa, thảm thực vật đặc trưng...); động vật (một trong những

yếu tố có thể góp phần thu hút khách du lịch); các nguồn nước khoáng (đây là yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành sản phẩm loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh...)

Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế: có ý nghĩa đặc trưng, là yếu tố thu hút sự quan tâm và là động lực thúc đẩy các hoạt động du lịch của du khách tại điểm tham quan. Trên thực tế, động lực thúc đẩy du khách thực hiện chuyến đi đến điểm du lịch là yếu tố “lạ”, cảm thụ những cái mà họ chưa từng được biết đến hoặc có giá trị nhất định đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần nên những yếu tố này luôn được xem như là lực hút du khách.

Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: được thể hiện ở 3 nhóm điều kiện chính đó là vế tổ chức nhân lực (số lượng và chất lượng, trình độ tay nghề qua đào tạo của những người đang làm việc trong ngành du lịch, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng và đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch của du khách, quyết định một phần đến việc lựa chọn quay trở lại lần hai...), về kỹ thuật (đảm bảo về các nhu cầu ăn, lưu trú, đi lại...tương xứng với số tiền mà du khách bỏ ra, đồng thời quyết định đến việc du khách có lựa chọn lưu trú lại qua đêm tại điểm quan quan hay không...); về kinh tế (sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển về mọi mặt trong đời sống và ngược lại, kinh tế ảnh hưởng đến đời sống dân cư, thái độ đón tiếp du khách trong các hoạt động du lịch, thông thường trình độ phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng gắn liền với tư duy, nhận thức của người dân bản địa nếu đời sống của họ được hưởng lợi và nâng cao từ chính các các hoạt động du lịch này)

1.3. Sự hấp dẫn của điểm tham quan

Như vậy, như phần khái niệm đã nêu ở trên chúng ta có thể hiểu là một điểm du lịch có nhiều điểm tham quan. Nhiều nơi muốn xây dựng hình ảnh những điểm tham quan một cách đặc sắc, đa dạng nhằm mục đích lưu giữ chân du khách ở lại lâu để có điều kiện tiêu dùng những sản phẩm du lịch, tìm hiểu, nâng cao nhận thức về mọi mặt đời sống của cộng đồng địa phương.

Điểm tham quan càng nhiều, càng đa dạng và đặc sắc càng thu hút được đồng đảo du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, các hãng lữ hành có cơ sở để xây dựng, làm mới hoặc thiết kế đa dạng các chương trình du lịch phục vụ du khách bởi

thị hiếu của du khách vô cùng phong phú. Có thể phân loại các điểm tham quan theo những tiêu thức của phân loại điểm đến du lịch và cũng có thể rộng hơn, nhưng về cơ bản như sau: điểm tham quan là các di tích lịch sử, điểm tham quan là công trình văn hóa, điểm tham quan là các công viên chuyên đề, điểm tham quan là những làng nghề truyền thống, điểm tham quan là các công trình nghệ thuật, điểm tham quan là những nơi mua sắm của khách du lịch, điểm tham quan là những nơi chữa bệnh hoặc phục hồi sức khỏe…

Nhưng điều quan trọng nhất là phải làm nổi bật tính hấp dẫn của điểm tham quan, ngoài những yếu tố “phần cứng” đã nói ở trên để hấp dẫn khách du lịch thì chúng ta còn phải tính đến việc đảm bảo các nguyên tắc khi quy hoạch và tổ chức các điểm tham quan theo tiêu chí cơ bản như: lưu giữ khách tham quan ít nhất từ 3 - 5giờ; đảm bảo cho khách có thể xem, ngắm, nhìn và chiêm ngưỡng; đảm bảo cho khách có thể nghe, tạo ra những ấn tượng và cảm xúc; đảm bảo cho khách có thể mua quà lưu niệm để nhớ mãi nơi đã đến tham quan.

1.4. Vai trò của di sản văn hóa trong hoạt động phát triển du lịch

1.4.1. Di sản văn hóa trong hoạt động phát triển du lịch

Với một quốc gia có bề dày về văn hoá, lịch sử như Việt Nam thì đi bất cứ nơi đâu cũng điều thấy có sự hiện diện của các di sản văn hoá với mật độ và cấp độ khác nhau. Di sản văn hoá được coi như là thành tố quan trọng trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước, do đó có một vị trí nhất định trong sự phát triển du lịch hiện nay và trong tương lai. Bởi vậy, Nguyễn Phạm Hùng (2017) có nhận định rằng:“…trong ngành du lịch, di sản văn hoá là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng bậc nhất”. Vì vậy, đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của di sản văn hoá đối với sự phát triển du lịch giúp cho những người khai thác du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch có cái nhìn bao quát và tổng thể hơn, có hướng đi rõ ràng hơn

Việc định vị vai trò của di sản văn hóa giúp những người làm du lịch xác định được hiện chúng đang nằm ở đâu trong không gian hoạt động du lịch, đồng thời có ý nghĩa nhất định trong việc định hướng khai thác trong tương lai. Ở đây có thể chỉ ra vai trò của di sản văn hóa ở các phương diện cụ thể như sau:

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định thị trường du lịch.Bởi thị trường du lịch rất đa dạng, phong phú do thị hiếu của khách hàng và không phải nơi nào cũng có được sự đa dạng tài nguyên hay sản phẩm du lịch hoặc chỉ có một hay vài di sản giá trị nhất định đối với một thị trường khách nào đó. Ví dụ như thị trường khách du lịch Á Đông gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan rất quan tâm đến loại hình du lịch văn hóa trong đó có hệ thống di sản văn hóa. Vì vậy mà dòng khách thị trường này luôn có một sự quan tâm rất lớn từ các đơn vị khai thác du lịch trong việc xác định, lựa chọn thị trường mục tiêu để quảng bá, khai thác hoạt động du lịch

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định các tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch chỉ thực sự có giá trị khi nó được khai thác và sử dụng đúng mục đích, việc nó có tồn tại hay không tồn tại hoặc duy trì dưới dạng nào, được haykhông được nhiều người quan tâm biết đến,tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nó trong hệ thống tài nguyên du lịch, nếu không thì theo thời gian cũng sẽ bị mai một hoặc bị biến đổi dưới một dạng khác. Điều đó mất đi các giá trị cốt lõi và tài nguyên du lịch có phong phú đa dạng hay không tùy thuộc vào các biểu hiện trên nhiều mặt của di sản văn hóa

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định các dịch vụ du lịch thích hợp. Nếu hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa lấy di sản văn hóa làm trọng tâm khai thác thì các dịch vụ du lịch kèm theo phải phù hợp với bối cảnh khai thác du lịch tại di sản văn hóa đó, nó giúp cho không gian du lịch được cô đọng, đúng chủ đề và mục đích tham quan. Việc này góp phần đảm bảo tính hệ thống trong trạng thái cảm nhận giá trị di sản của du khách khi đi du lịch mà không làm hỗn tạp, pha loãng không gian, tạo ra sự nhàm chán, chắp vá và hiện tượng một đi không trở lại của du khách đối với điểm đến

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định các sản phẩm du lịch đặc thù. Bản chất của sản phẩm du lịch được cấu thành bởi 2 yếu tố bao gồm tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch văn hóa và tài nguyên du lịch tự nhiên) và dịch vụ du lịch. Sản phẩm văn hóa thì có nhiều nhưng không phải cái nào cũng có tính độc đáo, giá trị để đảm bảo yếu tố “lạ” “duy nhất” để trở thành sản phẩm du lịch văn hóa

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí