Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH‌

Ảnh 5.1.1. Sơ đồ Thành cổ Diên Khánh xưa (Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà) 104

Ảnh 5.1.2. Bản đồ Huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: Internet) 104

Ảnh 5.1.3. Bản đồ du lịch văn hóa Khánh Hòa (Nguồn: Internet) 105

Ảnh 5.1.4. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: Inetrnet) 105

Ảnh 5.1.5. Bia di tích quốc gia thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 105

Ảnh 5.1.6. Bia Văn Miếu Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 105

Ảnh 5.1.7. Cửa Tây Thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 106

Ảnh 5.1.8. Cửa Đông Thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 106

Ảnh 5.1.9. Cửa Nam Thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 106

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Ảnh 5.1.10. Cửa Bắc Thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 106

Ảnh 5.1.11. Một góc tường Thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 106

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 2

Ảnh 5.1.12. Một góc tường Thành cổ Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 106

Ảnh 5.1.13. Một góc khuôn viên Văn miếu Diên Khánh đã được trùng tu (Nguồn: Tác giả) 107

Ảnh 5.1.14. Đạo dụ, sắc phong thời nhà Nguyễn bên trong Văn miếu Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 107

Ảnh 5.1.15. Đạo dụ, sắc phong thời nhà Nguyễn bên trong Văn miếu Diên Khánh (Nguồn: tác giả) 107

Ảnh 5.1.16. Thủ bút của Vua Gia Long trên cây đòn dông mái bên trong Văn miếu Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 108

Ảnh 5.1.17. Chính điện thờ Khổng Tử bên trong Văn miếu Diên Khánh (Nguồn: Tác giả) 108

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đã từ lâu, văn hoá đã trở thành một trong những chất liệu quan trọng trong việc xây dựng các mô hình sản phẩm du lịch đặc trưng hoặc là yếu tố thu hút sự quan tâm và tìm hiểu của khách du lịch trong và ngoài nước. Có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau dựa trên những điều kiện hiện có về di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể), để tạo thành sản phẩm du lịch văn hoá vừa nhằm khai thác hiệu quả các giá trị về văn hoá, lịch sử, thẩm mỹ vừa thúc đẩy phát triển du lịch. Vì vậy, các di tích lịch sử văn hoá không chỉ là những chứng nhân của lịch sử, của những thời kỳ thịnh suy đã qua mà bản thân nó là những thông điệp của thời gian, có khả năng tự “nuôi sống” và tự “bảo tồn” nếu biết khai thác một cách hợp lý, bền vững nhằm mục đích phục vụ du lịch.

Những năm gần đây, Việt Nam có những cố gắng trong việc khai thác các giá trị di sản văn hoá, trong đó có các di tích lịch sử văn hóa để phục vụ phát triển du lịch. Điều đó vừa giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa góp phần quảng bá các giá trị, bản sắc văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua hoạt động du lịch. Tuy vậy, vấn đề khai thác hợp lý và hiệu quả các giá trị của di tích lịch sử văn hoá trong du lịch còn có nhiều vướng mắc vì nhiều lý do khác nhau làm cho việc phát triển du lịch vẫn còn ở chừng mực nào đó, chưa tương xứng với tiềm năng và bề dày lịch sử, văn hoá phong phú, đa dạng của đất nước hiện có.

Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là hai trong số rất nhiều di tích lịch sử, kiến trúc lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung đã và đang được sử dụng khai thác vào hoạt động du lịch. Thành cổ Diên Khánh - một quần thể kiến trúc quân sự được hình thành trong lịch sử giao tranh của vương triều Tây Sơn – Nguyễn Ánh cho đến nay đã 225 năm, với nhiều giá trị về lịch sử, khảo cổ và kiến trúc mỹ thuật...Và Văn miếu Diên Khánh, một địa chỉ văn hoá lâu đời của con người đất Khánh Hoà với sự tự hào về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người xưa chứa đựng rất nhiều các giá trị nhân văn.

Hai di tích kể trên đều là những di dản có giá trị đối với vùng đất Khánh Hoà, rất cần được bảo vệ và được công chúng biết đến rộng rãi. Dẫu vậy, trong

những năm qua ngành văn hoá có nhiều nỗ lực trong công công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị những kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn. Và một trong những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản là phát triển du lịch nhưng đến nay vấn đề này vẫn còn đang bị bỏ ngỏ, cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nhằm phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh.

Do vậy, việc Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòalà một việc làm có tính cấp thiết. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này cho luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung vào những mục đích sau:

- Nhằm gia tăng việc thu hút khách du lịch đến Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh nói riêng góp phần phát triển du lịch Khánh Hoà nói chung;

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lí luận về phát triển du lịch văn hoá của một điểm tham quan;

- Khảo sát thực trạng, phân tích đặc điểm và đánh giá các điều kiệnphát triển du lịchThành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

- Đề xuất định hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Sự hấp dẫn của các giá trị di sản tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh đối với khách tham quan

Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn lãnh thổ : Toàn bộ Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Giới hạn nội dung :

Chỉ nghiên cứu sự hấp dẫn (giá trị) của các di sản văn hóa đối với khách mà họ có thểtham quan khi đến Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

Giới hạn thời gian : từ 2015 đến 2019, giải pháp đến năm 2030

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu thứ cấp

Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng quan tài liệu có được, kế thừa từ những nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Vì vậy đây là phương pháp thường được sử dụng trước tiên và khá phổ biến, đóng vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Các số liệu được thu thập từ kết quả điều tra hoạt động du lịch hàng năm và một số cuộc điều tra khác từ Phòng Văn hoá Xã hội huyện Diên Khánh từ năm 2015 đến 2019; số liệu chính thức của Sở Du lịch Khánh Hoà; từ các trang thông tin điện tử chuyên ngành

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này đòi hỏi bảng hỏi phải được thiết kế sẵn với chủ yếu là các câu hỏi có đáp án sẵn lựa chọn. Phương pháp này yêu cầu người thiết kế bảng hỏi có kiến thức sâu về chuyên môn, am hiểu địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập hoặc phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, do lượng khách bình quân đến điểm tham quan Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh chỉ từ 50-150 khách/ngày là số lượng không nhiều nên tác giả chỉ chọn mẫu điều tra khảo sát với 140 phiếu nhằm vào 3 đối tượng chủ yếu là khách du lịch (100 phiếu bao gồm 80 khách nội địa và 20 quốc tế); 20 phiếu dành cho Hướng dẫn viên đã đưa khách đến tham quan du lịch tại Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh; 20 phiếu là dành cho chuyên gia là cán bộ quản lý ngành du lịch thuộc một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Phương pháp thống kê

Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong luận văn này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. Về mặt nghiên cứu các vấn đề di sản văn hoá, du lịch văn hoá phương pháp này hỗ trợ xử lí các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp cho nhiệm vụ đã đặt ra.

Phương pháp thực địa

Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra, chỉnh lí và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu tố hợp phần của mô hình tổ chức quản lý, khai thác phát triển du lịch ở Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

5. Bố cục luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch ở khu vực di sản văn hoá

Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

6. Đóng góp của luận văn

Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” đã đạt được kết quả mà mục tiêu đã đề ra:

Một là: đề tài đã nghiên cứu và khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài như là: các khái niệm công cụ về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, phát triển du lịch, điểm du lịch…để làm công cụ cho vấn đề khai thác di sản văn hóa vào hoạt động phát triển du lịch;

Hai là: đề tài đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh từ khi được công nhận là di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa cho đến nay, qua đó đưa ra một số đánh giá về những thành tựu đạt được cùng những hạn chế của hoạt động du lịch tại đây;

Ba là: đề tài đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn, quản lý, tôn tạo và gìn giữ phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa để khai thác một cách có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU VỰC DI SẢN VĂN HOÁ

1.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

Thành cổ Diên Khánh là một di tích lịch sử cấp quốc gia, và để được công nhận điều đó thì phải có những cứ liệu cụ thể trong suốt tiến trình hình thành và tồn tại trên suốt hơn 200 năm. Có nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: sử học, khảo cổ, văn hóa, địa lý...quan tâm nghiên cứu. Địa danh cũ của Diên Khánh vốn tên là phủ Diên Ninh được chép trong Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn). Đến năm 1742, phủ Diên Ninh đổi tên thành Phủ Diên Khánh và cho đến năm 1793 được Nguyễn Ánh cho xây dựng thành được gọi tên là Thành Diên Khánh từ đó. Kể từ sau, các nhà viết sử, viết sách địa lý thường nhắc đến thành Diên Khánh trong các tài liệu như: Đại Nam thực lục (Quốc sử quán Triều Nguyễn); Đại Nam Nhất Thống Chí (Quốc sử quán Triều Nguyễn); Phương Đình Dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu). Việt sử: xứ Đàng Trong. Cuộc Nam tiến của dân tộc (Phan Khoang), Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim), Non nước Khánh Hòa (Nguyễn Đình Tư) hoặc là Xứ Trầm Hương (Quách Tấn)...Về sau này, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bổ sung cứ liệu để bảo tồn và phát huy giá trị thành cổ vào các mục đích khác nhau trong đó có có ý tưởng phát triển du lịch mà một số nhà nghiên cứu đã khai thác trên nhiều thể loại các đề tài phong phú: Thành cổ Diên Khánh trong lịch sử (Nguyễn Huyền Linh); Thành Diên Khánh (Nguyễn Thị Hồng Tâm); Vua Gia Long và người Pháp (Thụy Khuê), Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Khánh Hòa (Nguyễn Đình Đầu); Địa chí Khánh Hòa (UBND tỉnh Khánh Hòa); Thành Vauban ở Việt Nam (Tôn Đại và Phạm Tấn Long)...

Cách Thành cổ không xa khoảng 3km là Văn miếu Diên Khánh, có lẽ tài liệu sớm nhất nói về Văn miếu Diên Khánh là “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định, về sau này Văn miếu Diên Khánh cũng được Quách Tấn (1969) đề cập đến trong cuốn Xứ Trầm Hương. Do lịch sử hình thành và tồn tại trải qua các biến cố thăng trầm bởi chiến tranh trong nhiều thời kỳ, cùng với thiên tai, lại trải qua nhiều giai đoạn phục dựng nên bài viết nghiên cứu chuyên sâu về Văn miếu Diên Khánh không nhiều, chỉ mang tính chất tư liệu lịch sử, địa lý, khảo cổ...có thể

phải kể đến những bài viết sau này như: Văn miếu Diên Khánh (Nguyễn Thị Hồng Tâm), Văn miếu Diên Khánh (Nguyễn Man Nhiên), Tìm hiểu Văn miếu Diên Khánh (Phạm Phú Viết và Võ Nhân)...

Trên thế giới, đã có rất nhiều nhà nghiên cứuquan tâm, đánh giá và làm rõ mối quan hệ tương quan giữa di sản, di tích lịch sử văn hoá đến sự phát triển du lịch. Richard (1996) đã coi mối tương quan giữa du lịch và di sản văn hoá như là đồng nhất, gắn bó với nhau cùng tồn tại. Quan điểm này được ông kết nói với nối với công ước của UNESCO, đồng thờiđưa ra các thông tin về khách du lịch văn hoá và di sản cũng như giải thích những xu thế hiện tại và hướng đi tương lai của loại hình du lịch này. Nhưng Poria (2001) cũng có cách tiếp cận mới mẻ hơn so với những quan điểm hiện có về du lịch di sản văn hoá bằng việc nghiên cứu hoạt động và nhận thức của khách du lịch tại điểm đến. Mặt khác, khi nhấn mạnh tầm quan trọng của cảnh quan địa phương, cụ thể là các di sản văn hoá, lịch sử phải được quy hoạch và làm lại, hay nói cách khác là trùng tu, tôn tạo thì mới có thể khai thác tốt được là chủ đề mà hai tác giả Teo và Yeoh (1997) theo đuổi để làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, Tiêu đề cuốn sách "Di sản, Du lịch và Xã hội" của Herbert (1995) đã cho thấy một cách tiếp cận rộng hơn cho vấn đề này, mặc dù nó có giá trị lớn về mặt chuyên ngành đối với người quản lý di sản hơn là người hành nghề du lịch vì nó liên quan đến thăm dò khái niệm di sản và mối liên hệ phức tạp với du lịch.

Có thể thấy, các tác giả phương Tây và phương Đông có sự nhìn nhận và đánh giá rất cao các giá trị của di sản, di tích lịch sử văn hoá đối với sự phát triển du lịch.Họ đặt mối quan tâm của mình vào di sản văn hoá như một thước đo các giá trị sống của mỗi một con người, coi việc giữ gìn các giá trị di sản trong mối tương quan với hoạt động khai thác du lịch như là vấn đề then chốt, cần phải bảo vệ di sản mà cũng phải có trách nhiệm quyền lợi của mỗi bên liên quan. Đó cũng là quan điểm của Boniface và Fowler (1993) viết về di sản và du lịch. Thực sự, dù đứng trên quan điểm nhìn nhận nào về mối quan hệ giữa di sản văn hoá và phát triển du lịch thì cũng cho thấy đây là một chủ đề nóng mà rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu một cách toàn diện.

Ở Việt Nam,việc phát triển du lịch dựa trên các giá trị di sản, di tích lịch sử văn hoá hiện nay đang được khai thác nhiều và cũng là xu thế chung của thế giới bởi tận dụng được những nguồn lực có sẵn, cộng với sự đa dạng văn hoá ẩm thực, làng nghề truyền thống tại địa phương. Đó là những nét chấm phá tạo nên những hoạt động du lịch sôi nổi như tham quan, học tập, nghiên cứu, thẩm định các giá trị chân – thiện – mỹ…Do đó, việc nghiên cứu các giá trị di tích lịch sử văn hoá phục vụ phát triển du lịch và khai thác du lịch văn hoátrong vòng 5 năm trở lại đây đã có nhiều đề cập đến thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học như:

+ Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa với chiến lược phát triển bền vững”(2017);Hội thảo “Quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam” (2014); Hội thảo “Du lịch có trách nhiệm và Di sản văn hóa” (2015);Hội thảo “Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và hình ảnh điểm đến du lịch tại các tỉnh miền Trung” (2015); Hội thảo “Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập” (2017)...Nhìn chung, qua các cuộc hội thảo, tuy tên gọi có sự khác nhau và nội dung hướng tới nhiều mục đích cụ thể nhưng đều xoay quanh những chủ đề cơ bản về việc quản lý, bảo tồn di sản văn hoá, hướng đi và giải pháp khai thác các giá trị của di sản văn hoá vào hoạt động du lịch. Dù ít dù nhiều, cũng nên ghi nhận sự nỗ lực của các bên liên quan trong việc định hướng phát triển; nhưng điều đáng nói hơn là trong xu hướng gần đây người ta bắt đầu chú ý đến việc khai thác di sản văn hoá trong hoạt động du lịch một cách bền vững và có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, là một số nghiên cứu, luận văn chú ý và đề cập đếnvấn đề khai thác di sản văn hoá phục vụ du lịch như:

+ Lê Thị Minh Quế (2009), Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch; Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội;

+ Nguyễn Thị Sao (2012), Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương;Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội;

+ Nguyễn Thị Anh Tú (2016), Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định;Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội;

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí