TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Để phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh xứng tầm với các giá trị di sản tương ứng, việc chỉ ra những cơ hội và thách thức cùng với đó là những hành động, giải pháp phù hợp và đúng luật là vấn đề cấp thiết. Căn cứ vào những chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa và huyện Diên Khánh, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đi kèm nhằm phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc…của Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh để phục vụ phát triển du lịch.Các giá trị di sản phải được khai thác một cách tối ưu trong mối tương quan giữa văn hóa và du lịch, giữa văn hóa du lịch với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sinh thái…mà ở đó tôn vinh các giá trị văn hóa cùng chuẩn mực khai thác và bảo tồn chung mục đích và trách nhiệm đối với cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu làm được những điều này, thì việc khai thác phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh còn là sự tri ân của các thế hệ về sau đối với công cuộc của những bậc tiền hiền đi trước đã để lại những giá trị vô vàn quý báu cho muôn đời sau.
KẾT LUẬN
1. Du lịch hiện nay ở Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn tạo ra nhiều giá trị về mặt kinh tế - văn hóa – xã hội. Hòa vào với xu thế phát triển du lịch của thế giới, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc thu hút sự quan tâm của du khách với nhiều loại hình du lịch độc đáo. Du lịch di sản văn hóa là một trong những loại hình du lịch hiện đang rất thu hút khách du lịch bên cạnh loại hình du lịch thiên nhiên và thực tế cho thấy tính hiệu quả cao qua các hoạt động du lịch tại Hội An, Cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Thành nhà Hồ…Trên thực tế cho thấy nhu cầu rất cao của du khách đối với loại hình và sản phẩm du lịch di sản văn hóa, với thế mạnh Việt Nam có nền văn hiến lâu đời hàng ngàn năm đã để lại cho hậu thế hàng loạt các di sản văn hóa là thế mạnh và là chất liệu quan trọng để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù tạo nên sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm, tiếp cận của du khách
2. Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là 2 di tích cấp quốc gia nổi tiếng tại Khánh Hòa với nhiều giá trị phục vụ nhu cầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động phát triển du lịch. Nơi đây đã và đang được khai thác vào hoạt động du lịch với tư cách như là một điểm đến văn hóa của vùng bởi vai trò của địa danh này liên quan đến lịch sử Nam tiến của người Việt cùng với tính chất quan trọng về địa thế trong lịch sử cận đại nước nhà. Các giá trị về lịch sử, kiến trúc, khảo cổ, tư liệu…chẳng những không bị mất đi theo năm tháng mà còn được đem ra sử dụng để phục vụ phát triển du lịch tại địa phương, làm sống dậy nguồn tài nguyên văn hóa ở Khánh Hòa, góp phần đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch cho du khách lựa chọn và tiếp cận.
3. Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là một vấn đề mới mà trước đây chưa từng có ai đề cập đến. Trước tác giả, cũng có một số nhà nghiên cứu lưu tâm nhưng chỉ khoanh vùng trong các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu kiến trúc, nghiên cứu khảo cổ hay sử dụng cho mục đích quy hoạch, bảo tồn...vì vậy mà chưa có một cái nhìn bao quát, toàn diện và khai thác hết các giá trị đích thực của di sản văn hóa đối với kinh tế, cộng đồng địa phương. Mặc dù còn rất nhiều hạn chế, song tác giả đã cố gắng tiếp cận đề tài bằng
nhiều phương pháp: phân tích, đánh giá, khảo sát, tổng hợp, thực địa, điều tra xã hội học…để làm rõ một số vấn đề nhằm khai thác giá trị di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh vào hoạt động du lịch.
4. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về điểm du lịch, di sản văn hóa, vai trò và vị trí của di sản văn hóa đối với hoạt động phát triển du lịch, luận văn đã đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch của Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh ở thời điểm hiện tại dựa trên các giá trị sẵn có và các điều kiện phát triển du lịch như quan hệ cung và cầu trong du lịch, sản phẩm du lịch tại chỗ, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch, công tác quy hoạch và chủ trương phát triển của địa phương... Đây là một vấn đề hết sức then chốt trong việc định hình được cái nhìn tổng thể về mức độ hấp dẫn đến đâu của di sản văn hóa, tiến tới đi tìm một khả năng phát triển du lịch trong tương lai
5. Qua khảo sát thực tế, tìm tòi hệ thống tài liệu cùng những số liệu thống kê, luận văn đã đánh giá và chỉ ra đầy đủ những vấn đề cơ hội, thách thức, hạn chế trong việc khai thác các giá trị di sản văn hóa vào du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh đồng thời đưa ra một số giải pháp có tính then chốt nhằm mở ra một con đường, định hướng mới để hoạt động du lịch ở nơi đây đạt được triển vọng mong muốn như các giải pháp về thị trường khách du lịch; giải pháp về công tác quản lý, bảo tồn, quy hoạch; giải pháp về nguồn nhân lực…Tuy nhiên, các giải pháp này cần phải thực hiện đồng bộ, đúng lộ trình và phảo đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy định của Luật Du lịch và Luật di sản
6. Phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn bởi những chuyển động nhanh chóng của thị trường khách du lịch thế giới đến với Việt Nam nói chung và khách du lịch tại Khánh Hòa nói riêng. Tận dụng được cơ hội, vượt qua những trở ngại, thách thức để đi đến những mục tiêu phát triển du lịch là điều mà những người đang trức tiếp làm du lịch mong muốn nhưng không phải một sớm một chiều có thể giải quyết một cách rốt ráo mà cần phải có lộ trình từng bước cụ thể phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức từ nhiều phía trong đó có những nhà khai thác du lịch, khách du lịch, chính
Có thể bạn quan tâm!
- Về Thông Tin Đánh Giá Của Du Khách Và Các Thành Phần Xã Hội Khác
- Một Số Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Du Lịch Tại Thành Cổ Và Văn Miếu Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
- Bảng Câu Hỏi Dành Cho Nhà Quản Lý Và Chuyên Gia Du Lịch Đại Học Quốc Gia
- Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 15
- Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
quyền địa phương và cộng đồng dân cư…trên quan điểm phát triển bền vững để làm sao cho Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh xác lập được vị trí và thương hiệu của mình trên bản đồ di sản văn hóa, xứng đáng với các giá trị đã được nhà nước công nhận và tôn vinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1.] Ando Katshuiro (2014), Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát huy giá trị di sản văn hóa phát triển du lịch, và việc áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí kiến trúc
[2.] Ban điều phối vùng Duyên hải miền Trung, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa (2013), Kỷ yếu hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung”.
[3.] Boniface, P. & Fowler, P. (1993). Heritage and Tourism in ’the Global Village’. London & New York: Routledge.
[4.] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch (2009), Đề án xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2010, tầm nhìn đến năm 2030, Phần phụ lục.
[5.] Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục
[6.] Chu Viết Luận (chủ biên) (2004), Khánh Hòa thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7.] Đào Thị Thanh Huyền (2013), Nha Trang điểm hẹn, Nxb Văn hóa- Nghệ thuật , TP. Hồ Chí Minh.
[8.] Đỗ Văn Ninh (1983), Thành cổ Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội [9.] Đường Ngọc Hà (2012), Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục
vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ
[10.] Hà Văn Siêu (2018), Di sản văn hóa với phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch [11.] Herbert, D. T. (1995). Heritage, Tourism and Society. London: Mansell. [12.] Huyện uỷ Diên Khánh (1987), Di tích và thắng cảnh Diên Khánh
[13.] Lê Thị Minh Quế (2009), Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch, Luận văn thạc sĩ
[14.] Lê Thị Thanh Thuỷ (2015), Khai thác di sản văn hóa Triều đại Tây Sơn phục vụ phát triển du lịch Bình Định, Luận văn thạc sĩ
[15.] Luật Di sản văn hoá (2013), Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
[16.] Luật Du lịch (2017), Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
[17.] Luck, D. J. và Rubin, R. S. (Phan Văn Thăng và Nguyễn Văn Hiến lược dịch và biên soạn), 2005. Nghiên cứu marketing, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh
[18.] Lưu Trần Tiêu (2019), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững, ĐHQG Hà Nội
[19.] Nhất Thanh (2015), Đất lề quê thói, NXB Hồng Đức
[20.] Nguyễn Công Bằng (2005), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa, Sở Văn hóa -Thông tin Khánh Hòa, Khánh Hòa.
[21.] Nguyễn Đình Tư (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [22.] Nguyễn Phạm Hùng (2017), Văn hoá du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội
[23.] Nguyễn Phạm Hùng (2010): Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.
[24.] Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10.
[25.] Nguyễn Phạm Hùng (2012): Bảo tồn di sản văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức ngày 06/4/2012.
[26.] Nguyễn Phạm Hùng (2016), Văn hóa du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[27.] Nguyễn Văn Dung (2010), Nghiên cứu tiếp thị, NXB Lao động, Tp Hồ Chí Minh
[28.] Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[29.] Nhiều tác giả (2005), Những tục thờ và lễ hội tiêu biểu ở Khánh Hòa – Nha Trang, Nxb Sở Văn hóa -Thông tin Khánh Hòa.
[30.] Phạm Côn Sơn (2006), Cẩm nang du lịch thành phố biển Nha Trang, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[31.] Nguyễn Thị Thống Nhất (2016), Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hoá thế giới vật thể, NXB Đà Nẵng
[32.] Nguyễn Thị Sao (2012), Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương, Luận văn thạc sĩ
[33.] Nguyễn Thị Anh Tú (2016), Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định, Luận văn thạc sĩ
[34.] Nguyễn Văn Siêu (1959), Phương Đình dư địa chí, NXB Tự do
[35.] Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2018), Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
[36.] Poria, Y. (2001). Challenging the Present Approach to Heritage Tourism: Is Tourism to Heritage Places Heritage Tourism? Tourism Review, Vol 56 (1-2)
[37.] Quách Tấn (1969), Xứ Trầm Hương, NXB Lá Bối
[38.] Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí, NXB Lao động [39.] Richards, G. (1996). Production and Consumption of European Cultural
Tourism. Annals of Tourism Research, Vol 23 (2)
[40.] Richards, G. (2000). Tourism and the World of Culture and Heritage.
Tourism Recreation Research, Vol 25 (1)
[41.] Saunders M., Lewis P. và Thornhill A. (Dịch giả Nguyễn Văn Dung) 2010,
phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB Tài chính
[42.] Sở Văn hoá Thông tin Khánh Hoà (2007), Khánh Hoà địa chỉ văn hoá và danh thắng
[43.] Teo, P. & Yeoh, B. (1997). Remaking Local Heritage for Tourism. Annals of Tourism Research, Vol 24 (1)
[44.] Thụy Khuê (2017), Vua Gia Long và người Pháp, NXB Hồng Đức
[45.] Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa (2017), Giáo trình Địa lý du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội
[46.] Trần Quốc Vượng (2015), Văn hóa Việt Nam – Những hướng tiếp cận liên ngành, NXB Văn học Hà Nội
[47.] Trung tâm truyền thông Thái Bình Dương (2013), "Nha Trang - lựa và chọn", Tạp chí truyền thông, NXB Thông Tấn.
[48.] Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Sở văn hóa và thể thao (2018), Tài liệu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị Thành cố Diên Khánh, Lưu hành nội bộ
[49.] Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2006), Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
[50.] Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ, Tp Cần Thơ
[51.] Vũ Ngọc Phương (2004), Khánh Hòa Nha Trang một tiềm năng một hiện thực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.