Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Được Xếp Hạng Cấp Quốc Gia

mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang khối khí biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm dồi dào, mưa nhiều, chiếm 90% lượng mưa của cả năm, tập trung cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Với đặc điểm nằm sâu trong đất liền nên An Giang ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Đây là điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệp giúp cho An Giang là một trong những tỉnh sản xuất lúa gạo nhiều nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới ẩm cao đòi hỏi các nhà du lịch, nhà kiến trúc lưu ý trong việc quy hoạch các vùng thể kiến trúc du lịch, đảm bảo yêu cầu thoáng mát, có cây xanh phù hợp. Căn cứ vào chỉ số sinh khí hậu đối với con người, các yếu tố khí hậu của An Giang cho thấy mức độ thích nghi và phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tham quan, vui chơi, giải trí,…

2.2.2.3. Thủy văn

Nguồn nước mặt và nước ngầm ở An Giang rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông rạch và kênh lớn, mật độ 0.72 km/km2. Song chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mekong. Hàng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến tháng 11 gọi là “mùa nước nổi” nước dâng cao từ 1 – 3m, có năm lên đến 4,5m thời gian ngập lụt kéo dài từ 2 – 4 tháng. Hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Đây là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh trong nước, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. Lợi thế về hệ thống nguồn nước nổi lớn từ ao, hồ, kênh, rạch, sông lớn tạo tiền đề cho An Giang phát

triển các loại hình du lịch liên quan đến sông nước, miệt vườn, chợ nổi, làng bè, nhà trên sông,…

Cùng với cảnh núi rừng hoang sơ, An Giang còn là vùng đất của sông nước do hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của sông Mekong chảy qua. An Giang có hơn

2.500 km đường thủy, đặc biệt ở những sông lớn bao quanh các cù lao như Mỹ Hòa Hưng – quê hương chủ tịch Tôn Đức Thắng, bên cạnh có những kênh rạch nổi tiếng

như Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu ngày xưa và các kênh T4, T5, T6, … ngày nay đã tạo điều kiện cho du lịch sông nước An Giang phát triển.

An Giang có mùa nước nổi từ 2 – 4 tháng hàng năm. Tỉnh An Giang đã tác động nhiều chính sách để khai thác mùa nước nổi thông qua các mô hình sản xuất phong phú như nuôi cá, trồng ấu tạo tính đa dạng đặc thù của miền sông nước. Đây cũng là lợi thế lớn giúp đa dạng hoạt động du lịch nông thôn An Giang và giải quyết việc làm vào mùa nước nổi cho người dân trong vùng.

Nhìn chung, hệ thống thủy văn của tỉnh An Giang đã góp phần làm nên cảnh quan sông rạch phong phú. Vì vậy, trong phát triển ngành du lịch cần khai thác nét độc đáo của nền văn hóa sông nước đặc thù An Giang để góp phần vào việc duy trì và bảo tồn những bản sắc truyền thống của địa phương. Đây là một trong những phương thức tạo ra sản phẩm thay thế, tăng tính đa dạng của sản phẩm du lịch là một trong những cách giữ lại nét đặc thù của tỉnh, kết hợp với nét riêng biệt để thu hút du khách đến với du lịch An Giang.

2.2.2.4. Sinh vật

An Giang có diện tích rừng khá lớn gần 12.000 ha. Hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú bao gồm kiểu rừng khớp ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây nguyên. Bên cạnh đó là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ - Mianmar xâm nhập vào vùng núi cao phía Tây của miền Bắc Việt Nam và tràn xuống phía Nam Việt Nam theo dọc sườn phía Tây của dãy Trường Sơn xuống cực Nam Trung Bộ phần đuôi của NamTrường Sơn kéo dài đến vùng Bảy núi. Việt Nam có 8 ngành thực vật bậc cao thì vùng Bảy núi cũng đã có đại diện của 5 ngành, chiếm 62.5% (khảo sát 815 loài thực vật rừng ghi nhận được thì có 116 loài cây gỗ lớn, 149 loài cây gỗ nhỏ, 208 loài cây bụi, tiểu mộc, 105 loài dây leo, 178 loài cây dạng cỏ, 34 loài khuyết thực vật, 25 loài thực vật kí sinh, phụ sinh). Các cánh rừng tự nhiên ở các núi Phú Cường, núi Cấm, núi Cô Tô còn được bảo quản tốt tạo môi trường cho các loài động vật hoang dã về sinh sống như khỉ, heo rừng, chồn, thỏ, trăn và các loài chim,...Các khu rừng tràm đồng bằng ngoài chức năng phòng hộ cho nông nghiệp, còn là nơi trú ngụ và sinh sản lý tưởng cho các loài chim nước. Đặc biệt rừng tràm Trà Sư là nơi quy tụ 11 sinh cảnh thực vật rừng. Hệ thực vật nơi

đây cũng rất phong phú và đa dạng với 140 loài, thuộc 52 họ và 102 chi; trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh. Nếu xét theo tỉ lệ tổng số loài thực vật so với tổng diện tích khu vực điều tra thì khu vực này có tỷ tệkhá cao, đứng thứ hai khu bảo tồn thiên nhiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau Xẻo Quít của tỉnh Đồng Tháp. Trong nhiều năm qua, hệ thống rừng trên địa bàn tỉnh An Giang không bị cháy, không bị chặt phá và ít bị tác động bởi những hoạt động của con người. Chính vì vậy, nơi đâyđã tập trungnhiều loài chim quý hiếm, cá, thuỷ sinh vật đặc trưng tìm đến khi lũ tràn về, chọn làm nơi cư trú thích hợp để sinh sản.

Khu hệ chim thì có thể nói là rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, đây là nơi cư trú của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó nhiều nhất là bộ sẻ với 26 loài; đặc biệt có 2 loài chim quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam là cò Lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) và Cổ rắn Điêng Điểng (Anhingamelanogaster).Trên những vùng hiện còn rừng, Trà Sư vẫn còn lưu giữ trên 62 loài chim nước, nhiều loài quí hiếm đang bị đe doạ trong vùng hay toàn cầu. Đó là Diệc lửa (A. purpurea) đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ròng rộc vàng (Ploceus hypoxanthus) cũng là loài gần bị đe dọa toàn cầu, phân bốrất ít điểm ở đồng bằng sông Cửu Long(như Tràm Chim, Trà Sư), loàiVạc Nycticorax nycticorax và Cốc đế nhỏ Phalacrocorax niger.

Ngoài ra, nơi đây còn là nơi di trú theo mùa của Sếu đầu đỏ (Sarus crane), được phát hiện từ những năm 1992, hay loài Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis) và loài sắp bị đe dọa toàn cầu là Giang sen (Mycteria leucocephala)nay vẫn tìm về hàng năm, với số lượng gần trăm con trong mùa nước rút.Ngoài chim muông, theo số liệu khảo sát bước đầu của một số nhà khoa học cho biết, về hệ động vật hoang dã đã tồn tại, nơi đây đã có đến 11 loài thú trong 6 họ và 4 bộ.Ngoài ra, còn có 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, là những loài phổ biến cũng xuất hiện trong khu vực. Về loài cá thì có 23 loài, là những loài có giá trị kinh tế cao

. Ngoài tác động của rừng đối với môi trường, làm thay đổi khí hậu trong vùng có lợi cho con người và thiên nhiên, rừng và hệ thống động, thực vật trong rừng còn mang lại giá trị to lớn trong hoạt động du lịch.Các hoạt động tham quan rừng, tìm

hiểu sự đa dạng sinh thái trong rừng, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ,…chắc chắn sẽ thu hút sự tham gia của số lượng đông khách du lịch yêu thiên nhiên, muốn tìm về môi trường tự nhiên.

2.2.3. Tiềm năng nhân văn

Nếu tiềm năng tự nhiên làm tăng tính hấp dẫn cho các hoạt động khám phá tự nhiên thì tiềm năng nhân văn sẽ làm tăng tính hấp dẫn du khách tìm về cội nguồn văn hóa bản địa. Nguồn tài nguyên văn hóa gồm có thành phần văn hóa vật chất và phi vật chất mang lại những giá trị nhân văn nhất định và tạo nét đặc trưng cho sản phẩm du lịch. Các giá trị văn hóa thể hiện qua bề dày lịch sử của quá trình hình thành và phát triển các di tích, phong tục tập quán, … tất cả sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển các loại hình du lịch vì nó thể hiện giá trị của sự sáng tạo, phong phú và văn hóa được kết tinh lại tạo sức thu hút cao. Phân loại các tiềm năng nhân văn một cách cụ thể giúp cho du lịch An Giang có được sự định hướng phát triển trong việc quy hoạch nguồn tài nguyên, xác định thị trường khách trọng tâm cũng như có hướng bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa một cách tốt nhất.

2.2.3.1. Di tích lịch sử, văn hóa

Tỉnh An Giang có 27 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh, tập trung:

Thành phố Long Xuyên

Khu lưu niệm Bác Tôn ở cù lao Mỹ Hòa Hưng, xã Mỹ Hòa Hưng, đình Mỹ Phước, đình Ông Bắc là những di tích kiến trúc nghệ thuật.

Thành phố Châu Đốc

Thuộc cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh gồm: di tích lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu bà Chúa Xứ, di tích chùa Tây An, di tích chùa Hang, đình Châu Phú.

Huyện Tri Tôn

Là cụm di tích cách mạng nằm trong khu vực xã Ba Chúc gồm: Nhà mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai, đồi Tức Dụp, chùa Xò Tón (chùa Khmer).

Huyện Phú Tân:

Gồm Chùa Giồng Thành ( Long Hưng Tự) là di tích lịch sử thuộc xã, Chùa Chăm là di tích khiến trúc nghệ thuật thuộc xã Phú Hiệp.

Huyện Châu Phú:

Gồm Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành là di tích lịch sử, xã Thạnh Mỹ Tây.

Huyện Chợ Mới:

Gồm Chùa Đạo Nằm xã Tấn Mỹ, Chùa Bà Lê ( tức Phước Hội tự) là di tích lịch sử thuộc xã Hội An, Cột Dây Thép là di tích lịch sử thuộc xã Long Điền A.

Huyện Thoại Sơn:

Gồm 2 bia đá tượng Phật 04 tay là di tích kiến trúc nghệ thuật, xã vọng Thê, Bia Thoại Sơn là di tích lịch sử thuộc thi trấn Núi Sập.

Huyện Tịnh Biên:

Có Hòa Thành Cổ Tự là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật ở xã Nhơn Hưng.

Bảng 2.3: Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia


STT

Di tích

Số lượng

1

Di tích khảo cổ

03

2

Di tích văn hóa – lịch sử

11

3

Di tích kiến trúc

11

4

Di tích danh thắng

01

5

Di tích lưu niệm danh nhân

01

Tổng

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 7

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014

Phát triển du lịch là một trong những hướng đi mới của tỉnh. Vì vậy, những năm gần đây tỉnh đã và đang tập trung đầu tư khai thác phát triển các khu, điểm di tích lịch sử văn hóa như:

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Miếu Bà Chúa Xứ ở khu danh thắng Núi Sam, tại chân núi Sam - thuộc xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc. Miếu được lập vào đầu thế kỷ XIV ( khoảng 1820- 1825), khi ấy còn làm bằng tre lá đơn sơ. Qua nhiều lần nâng cấp đến năm 1972 Miếu được xây dựng lại qui mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có bốn tầng mái cong lợp ngói ống, tráng men xanh. Nghệ thuận chạm trổ rất tinh xảo. Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến trúc truyền thống, dân tộc và hiện đại.

Vì vậy, Miếu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đây là một lễ hội dân gian lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2001 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchđã chính thức công nhận lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong 15 lễ hội tiêu biểu của cả nước.

Bia Thoại Sơn

Bia Thoại Sơn là một di tích lịch sử do Thoại Ngọc Hầu xây dựng vào năm 1822. Năm 1817, Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh và chủ trương đào con kênh dẫn đến Rạch Giá, kênh dài hơn 30 Km, có một vị trí quan trọng trong việc giao thông vận tải và phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, kinh tế của nhân dân trong vùng. Ông được triều đình khen ngợi và cho lấy tên Ông đặt tên cho con kênh là Thoại Hà.

Để đánh dấu công trình trọng đại này, Thoại Ngọc Hầu đã soạn bài văn và cho khắc vào bia đá. Năm 1822, ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ sơn thần tại triền Núi Sập. Bia có chiều cao 3 mét, ngang 1,2 mét, bề dày 0,2 mét, mặt bia chạm đúng 629 chữ. Bia Thoại Sơn đến nay vẫn còn ở vị trí ban đầu, nét chữ Hán trên mặt bia vẫn còn sắc nét. Đây là một trong ba công trình di tích lịch sử loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.

Khu di chỉ Óc Eo

Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, là một khu di tích cổ rộng lớn gắn liền với vết tích vật chất của Vương quốc Phù Nam một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.

Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500 ha còn có một số vùng ở miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, Châu Đốc, Kiên Giang. Hiện nay, Khu di tích Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu. Nơi này còn thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa.

Đồi Tức Dụp

Tức Dụp thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là ngọn đồi của dãy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn). Tuy là một ngọn đồi nhỏ với chiều cao khoảng 300 mét, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những hang trên núi ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt nàyTức Dụp đã trở thành một căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ.

Suốt 128 ngày đêm, với một lực lượng hùng hậu máy bay, pháo binh, bộ binh nhưng kẻ địch vẫn không thể đánh thắng được. Để rồi Mỹ phải thảm bại và cái tên “Ngọn đồi 2 triệu đô la” là số tiền Mỹ đã bỏ ra để mua bom đạn trút xuống ngọn đồi. Đến đây du khách có thể tham quan những địa danh như hang C6, hang Quân y, hang thanh niên, Hội trường Tỉnh Ủy…Đồi Tức Dụp ngày nay là một khu tham quan. giải trí lý tưởng .

An Giang còn nhiều các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị truyền thống được phân bố rải rác khắp tỉnh, là một trong những tiềm năng để bổ sung, khai thác làm phong phú hoạt động du lịch nông thôn tỉnh An Giang khi cung cấp thêm cho khách hoạt động tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa lịch sử có tại địa phương.

2.2.3.2. Cư dân, dân tộc và các lễ hội sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ An Giang, người Kinh chiếm đông nhất (94,30%), người Khmer (4,07%), người Hoa (1.009%) và người Chăm (0.65%). Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa, lễ hội riêng của mình. Từ điều kiện lịch sử nên cơ cấu lễ hội tại tỉnh An Giang rất phong phú, ngành du lịch cần quan tâm tận dụng thế mạnh này để khai thác lễ hội các dân tộc nhằm phục vụ du lịch. Trong năm tỉnh An Giang có các lễ cách mạng là ngày Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào ngày 14/8 hằng năm và 14 lễ hội dân gian được tổ chức. Trong đó, có một lễ hội thuộc cấp Bộ quản lí và 6 lễ hội thuộc cấp tỉnh quản lí. Đặc biệt, lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam hằng năm thu hút rất đông khách du lịch đến chiêm bái, tín ngưỡng. Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Châu Phú, Phú Tân có các lễ hội:Romadol, lễ Hatgi (Roya Hadji),.. Người Khmer sống tập trung ở hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn thường tổ chức các lễ hội như: đua bò Bảy Núi, tết Cholchnamthmay, lễ dolta, lễ cúng trăng và hội đua ghe,..

Tại An Giang còn có các tôn giáo như: Phật, Cao đài, Công giáo, Hòa Hảo với nhiều lễ hội dành riêng cho các tôn giáo này tạo thêm nhiều nét chấm phá cho bức tranh lễ hội của tỉnh An Giang.Một số lễ hội tiêu biểu cụ thể như là:

a. Lễ hội của người Chăm

Người Chăm ở An Giang hầu hết là tín đồ Hồi giáo (Islam). Vì vậy, các lễ hội của người Chăm tiến hành theo Hồi lịch và được tổ chức hàng năm tại các Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một trong những lễ hội lớn tập trung nhiều người dân tham gia.

Lễ Ramadan còn gọi là tháng thánh lễ bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 Hồi lịch. Người Chăm gọi lễ này là “Pănơh” có nghĩa là “tháng nhịn ăn” hay “tháng ăn chay”.

b. Lễ Dolta và Hội đua bò của dân tộc Khmer

Lễ Dolta tức là lễ “cúng ông bà” của người Khmer nhằm mục đích cầu siêu cho người đã chết, lễ diễn ra từ ngày 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 1 tháng 9 âm lịch. Trong dịp này, hội đua bò được tổ chức, đây là môn thể thao đậm đà bản sắc dân gian của đồng bào Khmet vùng Bảy núi. Tục đua bò đã có từ lâu đời. Cuộc đua thường tổ chức trên các ruộng lúa đã gặt, nước xâm xấp, gọi là “đua bò bừa”. Ngày xưa, ngày lễ Dolta trùng vào dịp xuống giống vụ lúa Thu Đông nên bà con nào trong phum, sóc có bò mang đến bừa cho thửa ruộng của ngôi chùa gọi là “bừa công quả”.

Về sau, hình thành tục đua bò được tổ chức tự phát ở nhiều nơi trong 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, thu hút cả chủ bò người Kinh tham gia. Đến năm 1992 chính quyền 2 huyện thống nhất tập hợp và tổ chức “lễ hội đua bò”. Hàng năm luân phiên tổ chức tại 2 trường đua thuộc xã Lương Phi (Tri Tôn) và Vĩnh Trung (Tịnh Biên) với quy mô lớn.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí