Số Lượng Nhà Nghỉ Homestay Tại Các Huyện/tp Của An Giang

Qua bảng tổng hợp nhận thấy các cơ sở lưu trú chủ yếu phân bố ở hai thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc. Các cơ sở đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định là 93 khách sạn với tổng số phòng là 2.563 và 4.151 giường. Các khách sạn được xếp hạng từ khách sạn đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch đến khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Tuy nhiên, bảng số liệu chỉ dừng lại ở việc thống kê các cơ sở đạt tiêu chuẩn, là một trong các hình thức lưu trú phổ biến của khách du lịch. Mà chưa đánh giá xếp hạng được các cơ sở, nhà nghỉ homestay tại các địa phương. Bất cập trong vấn đề thẩm định xếp hạng chất lượng gây ảnh hưởng lớn trong việc quảng bá, thu hút khách đến lưu trú tại địa phương.

Bảng 2.13: Số lượng nhà nghỉ homestay tại các huyện/Tp của An Giang


Huyện/TP

Số lượng homestay

Mỹ Hòa Hưng-Long Xuyên

5

Văn Giáo-Tịnh Biên

5

Ô Lâm-Tri Tôn

4

Đa Phước-An Phú

4

Núi Sam-Châu Đốc

3

Óc Eo-Thoại Sơn

2

Châu Phong-Tân Châu

2

Tổng

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 10

Nguồn: Hội nông dân An Giang, 2014

Theo số liệu thống kê được từ việc phát bảng hỏi khảo sát khách du lịch trong quá trình tham gia hoạt động du lịch nông thôn thì chỉ có 21,7% số khách được hỏi muốn chọn loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) trong quá trình du lịch, là kết quả thấp so với các loại hình lưu trú khác mà bảng hỏi nêu ra.

Bảng 2.14: Khảo sát loại hình lưu trú của khách du lịch


Nếu có thời gian lưu trú lại địa phương, ông (bà) muốn chọn loại hình lưu trú nào?

Kết quả

Tỷ lệ (%)

Khách sạn đạt tiêu chuẩn (từ 1 – 5sao)

80

26.7

Nhà nghỉ

155

51.7

Lưu trú tại nhà dân (homestay)

65

21.6

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014

Kết quả khảosát phù hợp với quá trình phỏng vấn nhanh khách du lịch tìm ra được các nguyên nhân chủ yếu: khách du lịch chưa có nhiều thông tin về loại

hình dịch vụ lưu trú mới, hệ thống niêm yết giá chưa được công bố rộng rãi để du khách tham khảo, so sánh trong quá trình tìm thông tin điểm đến du lịch. Thời gian lưu lại của du khách không kéo dài do các chương trình hầu như là tour trong ngày. Các cơ sở homestay chủ yếu nằm tại các vùng hẻo lánh, dịch vụ về đêm hầu như không có, hạn chế các yếu tố phụ trợ trong hoạt động của khách. Bên cạnh đó, các nhà nghỉ homestay với sức chứa còn hạn chế chưa thể cùng lúc đón tiếp được các đoàn khách với số lượng đông, là một hạn chế chủ yếu của mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn nhiều các yếu tố nhỏ lẻ làm loại hình kinh doanh homestay chưa đạt được kết quả khả quan.

Trong giai đoạn 2 của dự án phát triển du lịch nông thôn, Hội nông dân đã khảo sát và hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí bên cạnh số vốn của các hộ gia đình bỏ ra trong việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, cải tạo môi trường sống xung quanh nhà để xây dựng mô hình kinh doanh homestay nhằm phục vụ khách du lịch. Kinh phí được phân chia đều cho 25 hộ đăng kí tham gia cung cấp dịch vụ.

Bảng 2.15: Các hạng mục trang thiết bị đầu tư cho dịch vụ homestay


STT

Trang thiết bị

Số lượng

1

Nhà vệ sinh + nhà tắm

45

2

Phòng ngủ + giường ngủ

53

3

Bộ chăn nệm

63

4

Quạt gió

46

5

Tủ đồ cá nhân

9

6

Các vật dụng khác


Nguồn: Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014

Hội nông dân và các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát trong quá trình trang bị cho dịch vụ homestay. Các trang thiết bị phục vụ được đầu tư đầy đủ về số lượng, chất lượng, nhưng vẫn tạo được sự đồng bộ, tinh tế, phù hợp với thiết kế của từng ngôi nhà về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,… Các thiết bị được đặt từ các làng nghề mộc, chạm khắc gỗ trong tỉnh, thiết kế tạo mẫu riêng phù hợp cho từng ngôi nhà. Trong quá trình đầu tư, hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm dành cho khách đã được chú trọng xây dựng, cải tạo mới ở hầu hết toàn bộ 25 hộ tham gia. Nhà vệ sinh xây mới đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách quốc tế, tạo sự thoải mái trong quá trình lưu trú của khách. Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh homestay là 1.267

triệu đồng. Bước đầu đã bổ sung vào loại hình du lịch nông thôn thêm một dịch vụ đặc trưng bên cạnh các nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn truyền thống.

Quá trình khảo sát bảng hỏi thu được kết quả có 16,9% hộ dân hiện đang tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ homestay, đón tiếp chủ yếu là khách nước ngoài. Và số lượng hộ gia đình mong muốn được tham gia ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ý kiến đóng góp của các công ty du lịch về tiềm năng phát triển của dịch vụ homestay là cao, chiếm tỷ lệ 14,3% trong tất cả các dạng tiềm năng khai thác. Khi nhận thức được điểm yếu của dịch vụ cung cấp từ việc tham khảo ý kiến du khách, cộng đồng địa phương, sẽ giúp khắc phục hạn chế tồn đọng của loại hình kinh doanh dịch vụhomestay,mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân tham gia.

b. Thực trạng cơ sở dịch vụ ăn uống

Bên cạnh dịch vụ homestay, du lịch nông thôn An Giang tạo sự đa dạng thông qua việc xây dựng quán ăn sinh thái, nhà hàng nông gia chuyên chế biến các món ăn truyền thống của địa phương để phục vụ du khách. Cả hai giai đoạn của dự án có 27 hộ gia đình tham gia hoạt động phục vụ ăn uống kết hợp với tham quan vườn cây sinh thái.

Tổng kinh phí mà Hội nông dân cùng với các hộ gia đình đóng góp để trang bị các dụng cụ chế biến, trang trí món ăn phục vụ khách, sửa sang nhà ăn, nhà bếp là 906,363 triệu đồng. Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, dự án cũng kết hợp với các cơ sở, trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh An Giang mở các khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bày trí các món ăn, quy trình chế biến món phù hợp và đạt tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức hội thi tay nghề nấu nướng, chế biến sản vật địa phương, thiết kế bao bì, logo đóng gói sản phẩm, đăng ký thương hiệu, sản phẩm trí tuệ,…nhằm mục đích gia tăng giá trị cho các sản vật địa phương.Đặc biệt dự án phối hợp với các cơ sở đào tạo, hộ gia đình sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, công ty du lịch, khách du lịch trong việc thống nhất thực đơn, đưa các món ăn truyền thống của địa phương vào giảng dạy chế biến. Quá trình này không chỉ giúp các hộ kinh doanh ăn uống dần hoàn thiện quy trình, chất lượng phục vụ khách mà còn giúp bảo tồn văn hóa ẩm thực địa phương, quảng bá các món ăn ngon cho khách du lịch.

Bảng 2.16: Đánh giá của KDL về các món ăn truyền thống (%)



Rất tốt

Tốt

Chấp nhận

Tệ

Rất tệ

Các món ăn truyền thống tại địa phương đặc sắc, hấp dẫn, ngon

miệng.


24


36.3


34


3.7


2

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014

Theo khảo sát thống kê được thì đa số khách du lịch thích thú với các món ăn truyền thống địa phương do chính tay người dân chế biến từ các sản phẩm hiện có trong vườn nhà. Hoạt động du khách tham gia thu hoạch sản vật trong vườn và đưa cho người dân chế biến là hoạt động thu hút nhiều du khách tham gia hơn cả.

c. Thực trạng loại hình kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Thực hiện phương châm đa dạng hóa dịch vụ trong du lịch nông thôn nhằm thu hút khách. Trong cả hai giai đoạn, dự án cũng đã chú trọng vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân mua các phương tiện vận chuyển để phục vụ quá trình tham quan của khách tại địa phương. Đầu tư cải tạo bến tàu, bãi đỗ xe tạo sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển, đi lại tham quan của khách trong thời gian lưu trú tại địa phương.

Bảng 2.17: Các hạng mục đầu tư phương tiện vận chuyển của du lịch nông thôn tỉnh An Giang

STT

Danh mục đầu tư

Số lượng

1

Thuyền chèo

15

2

Dù che

10

3

Xe đạp + Thùng xe lôi

41

4

Thuyền máy chở khách

1

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014

Tổng kinh phí để trang bị cho 25 hộ tham gia hoạt động vận chuyển khách du lịch là 932,450 triệu đồng. Các phương tiện được nghiên cứu đầu tư phù hợp với địa hình của từng vùng nông thôn như: thuyền cho Mỹ Hòa Hưng với đặc trưng sông nước bao quanh, cảnh quan ven hai bờ sông phù hợp cho phương tiện chuyên chở bằng thuyền để khách tham quan, tạo sự thích thú cho du khách. Ở các phum, sóc của đồng bào Khmer, Chăm thì xe đạp, xe bò kéo, xe lôi sẽ là phương tiện được du khách ưa chuộng, phù hợp với địa hình đồi núi. Ngoài ra dự án cũng đã đầu tư cải tạo các bến thuyền du lịch, quy hoạch các bến bãi đỗ xe dành cho các

loại xe khách có trọng tải lớn. Việc đỗ xe đúng nơi quy định hạn chế tình trạng ùn tắc do hệ thống giao thông địa phương chủ yếu là các con đường nhỏ, gây tâm lý khó chịu cho cư dân địa phương. Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn này khá đa dạng, cung cấp cho du kháchnhiều lựa chọn trong hoạt động di chuyển đến điểm tham quan, tạo thêm nhiều nguồn thu cho các hộ gia đình trong dự án.

2.3.2.4. Phát triển làng nghề phục vụ du lịch nông thôn

Các làng nghề thủ công truyền thống giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của địa phương nói chung và của hoạt động du lịch nói riêng. Trong cả hai giai đoạn thực hiện dự án đã đầu tư tổng kinh phí là 1.0388,197 triệu đồng giúp khôi phục 7 làng nghề truyền thống tại các địa phương điển hình như: làng nghề làm đường Thốt Nốt, làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm, Khmer,..Ngoài thời gian sản xuất phục vụ khách du lịch tham quan, cư dân vẫn tiếp tục duy trì sản xuất làng nghề như một hoạt động kinh tế thêm giúp tạo thu nhập cho gia đình.

Quá trình phỏng vấn cộng đồng đang thực hiện làng nghề cũng như khách du lịch đều thu được các ý kiến, nhận xét, đóng góp về làng nghề là: Hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống thực sự rất hấp dẫn đối với khách du lịch, khách thích thú tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất, làm ra các sản phẩm bằng phương pháp thủ công truyền thống vẫn còn được lưu truyền. Bên cạnh đó, du khách cũng rất hào hứng tập thực hiện một vài công đoạn trong quá trình thực hiện các sản phẩm và thử ngay tại xưởng các mặt hàng ẩm thực như đường Thốt Nốt, bánh phồng, bánh tráng,..Do vậy, có thể nhận thấy được, tiềm năng của các tour “Một ngày làm thợ thủ công”sẽ là chương trình có khả năng thu hút sự quan tâm, tham gia của khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, nghiên cứu làng nghề.

Song song đó, hoạt động du lịch đã giúp làng nghề truyền thống của An Giang tiếp tục được duy trì, các sản phẩm được xuất khẩu tại chỗ, tìm được thị trường trực tiếp, ổn định. Sự quảng bá sản phẩm thông qua khách du lịch đến địa phương ra các vùng lân cận hay quốc tế giúp vực dậy các làng nghề tưởng đã bị mai một. Khi thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn của sản phẩm, thì hoạt động du lịch đã góp phần giải được bài toán quan trọng giúp làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển trong tương lai.

2.3.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực hoạt động du lịch nông thôn An Giang hiện nay vẫn chiếm phần lớn là nông dân, dân ngụ cư tại các vùng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Các hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, làng nghề, hoạt động biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc trong du lịch đã góp phần tạo cơ hội việc làm cho 2.000 người dân nông thôn trong giai đoạn 2 của dự án,giúp gia tăng thu nhập cho người dân. Mục tiêu của dự án là xây dựng được mô hình kinh tế mới, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho cư dân vùng nông thôn. Dự án thu được kết quả đáng kể, nguồn việc làm cho lao động nữ tại nông thôn được gia tăng, cải tạo bộ mặt xã hội vùng nông thôn là một phản hồi tích cực để mô hình du lịch nông thôn tiếp tục được phát triển tại các địa phương tiềm năng khác trên cả nước.

Bảng 2.18: Các lớp tập huấn nhân lực cho du lịch nông thôn


Mục tiêu

Các khóa tập huấn

Số lượng

Đào tạo nhân viên của trung tâm quản lý du lịch, quảng bá và tiếp thị, quản lý và đánh giá,…

Đào tạo thuyết minh viên cho cán bộ, cộng tác

viên dự án.


8 học viên

(5 nam, 3 nữ)

Đào tạo tiếng Anh cho cán bộ và cộng tác viên dự

án

Xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán

bộ và các hộ dân tham gia dự án.

Đào tạo các điều phối viên địa phương làm việc nhóm, giao tiếp, thiết kế tour du lịch, tiếp thị, quản lý và

đánh giá

Cử cán bộ dự án tập huấn về điều hành tour, quản

lý trang web, quảng bá các chương trình tour du lịch.


2 học viên

Xây dựng quy chế thành lập câu lạc bộ Du lịch – Ngoại ngữ


20 học viên

Đào tạo cho nông dân trong kỹ năng du lịch cơ bản, kỹ năng chuyên môn, tiếp thị và tiếng

Anh,..

Lớp về kỹ năng du lịch cơ bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ ẩm thực phục vụ du khách (tổ chức tại các xã: Ba Chúc, Ô Lâm, TT Núi Sập, TT

Óc Eo, Bình Phước Xuân, Long Điền A)

263 học

viên (145

nam, 123 nữ)

Tổ chức lớp hướng dẫn phục vụ khách tại điểm

26 học viên



cho các hộ dân tại 5 xã: Mỹ Hòa Hưng, Văn Giáo,

Đa Phước, An Hảo, Ô Lâm.

(17 nam, 9

nữ)

Mở lớp kỹ năng làm việc nhóm cho cán bộ dự án và hộ dân

22 học viên

(17 nam, 5 nữ)

Mở các lớp kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch

độc đáo riêng biệt


100 học viên

(64 nam, 36 nữ)

Kỹ năng quảng bá giao tiếp thu hút khách du lịch,.

Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh

Kỹ năng đàm phán và xử lý tình huống cho các

cán bộ và các học viên của các hộ gia đình đang kinh doanh dịch vụ homestay

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014

Tuy nhiên trong thời gian tới, khi hoạt động du lịch phát triển hơn thì vấn đề cần quan tâm là cần phải nâng cao kiến thức, sự hiểu biết cho cộng đồng để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao kiến thức cho các hộ nông dân, thì hoạt động du lịch nông thôn cũng cần phải thu hút, tạo thêm việc làm nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ của địa phương tham gia. Giải quyết bài toán việc làm cho nguồn lao động trẻ tại nông thôn, song song việc giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề vững tạo sự phát triển bền vững cho loại hình du lịch nông thôn An Giang trong tương lai.

2.3.2.6. Đánh giá thực trạng khai thác các tour du lịch nông thôn

Tại các địa phương thực hiện mô hình homestay, các gia đình được đầu tư trang bịđể đạt tiêu chuẩn phục vụ cho khách du lịch với sức chứa khoảng 5-7 khách ở mỗi hộ. Các hộ gia đình tham gia đều đã được khảo sát và tập huấn các khóa học nghiệp vụ về các quy trình đón tiếp khách du lịch. Nhà ở đón tiếp khách đều sạch sẽ, diện tích rộng, thoáng mát, hệ thống điện nước đầy đủ, người dân tính tình dễ mến, gần gũi, thân thiện, có những hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn gốc địa phương, các phong tục tập quán, truyền thống đặc trưng của gia đình, cộng đồng hoặc các làng nghề mà gia đình hiện đang tham gia sản xuất. Đặc biệt có yêu cầu riêng về khu vệ sinh của gia đình.

Các hoạt động mà du khách khi đến địa phương được khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống của cộng đồng như: tham quan các công trình kiến trúc truyền thống của người dân vùng đồng bằng sông nước Nam bộ, thăm làng cổ, hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, cảnh quan vùng nông thôn, đền chùa, khu lưu niệm danh thắng,.. tham gia các lễ hội văn hóa của địa phương, tìm hiểu phong tục tập quán, các màn trình diễn nghệ thuật dân tộc. Bên cạnh đó du khách còn được tham gia các hoạt động sinh hoạt thường nhật các hộ dân, cùng nghe người dân kể về lịch sử, nguồn gốc địa phương, thưởng thức các món ăn đặc trưng chính gia chủ, tham gia các hoạt động nông nghiệp, cày cấy, thu hoạch các loại trái cây, hoa màu, đánh bắt các loài thủy sản trên sông,…Ngoài ra du khách còn có thể tự tham quan địa phương bằng các loại phương tiện sẵn có như xe lôi, xe đạp, thuyền,.. để cảm nhận được cuộc sống bình dị, hiền hòa tại các vùng quê. Kết quả phỏng vấn cho thấy khách du lịch đều rất thích các hoạt động này. Số lượng lớn khách tham gia vào loại hình du lịch này là kiều bào trở về thăm quê hương, học sinh, sinh viên từ các địa phương khác đến tham quan tìm hiểu cuộc sống của người dân, khách quốc tế muốn tìm hiểu, khám phá Việt Nam.

Các tuyến du lịch chính hiện đang được đưa vào khai thác trong loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang bao gồm:

Tuyến du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - Châu Đốc - rừng tràm Trà Sư - Núi Cấm-Óc Eo.

Tuyến du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - Vàm Nao - núi Sam - Bà Chúa Xứ

Tuyến du lịch Cù lao Giêng - Phú Tân - làng Chăm Tân Châu

Tuyến Khu lưu niệm bác Tôn - Thoại Sơn - Tri Tôn - Tịnh Biên - Châu Đốc Từ các tuyến du lịch, nhiều chương trình tour du lịch nông thôn(4)đã được

Hội nông dân phối hợp với các doanh nghiệp, công ty du lịch khai thác hoạt động phục vụ khách. Các chương trình du lịch đã mang đến cho khách nhiều trải nghiệm thú vị về vùng nông thôn, về cuộc sống làng quê, hoạt động canh tác nông nghiệp,…Sự thành công từ các chương trình du lịch đã phần nào khẳng định được tiềm năng du lịch nông thôn của An Giang.

(4) Phụ lục 4: Một số tour du lịch nông thôn ở tỉnh An Giang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023