Các Làng Nghề Tiểu Thủ Công Nghiệp Truyền Thống Tỉnh An Giang

Bảng 2.4: Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang


TT

Tên lễ hội

Thời gian

1

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (Lễ Vía Bà)

23-27/04 âm lịch

2

Lễ hội Choi Chnam Thmay

12-15/04 âm lịch

3

Hội đền Nguyễn Trung Trực

18-19/10 âm lịch

4

Lễ hội đua bò của người dân tộc Khmer (Lễ hội

đua bò Bảy Núi)

9-10/10 âm lịch

5

Lễ hội Hát Gi (Hatgi hay Royal Hadji)

7-10/12 lịch Hồi giáo

6

Lễ hội Kì an đình Châu Phú

10/5 âm lịch

7

Lễ Ramadan của đồng bào Chăm

1-30/9 lịch Hồi giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 8

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014

Với tính phong phú của các lễ hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cần có sự đầu tư vào chiều sâu trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian trong từng lễ hội thông qua nghiên cứu cẩn thận các giá trị thể hiện trong trang phục, các điệu múa dân gian, tập tục, nghi thức thờ cúng để có sự ghi chép cũng như thực hiện các nghi lễ một cách chuẩn xác.Đây không chỉ là khai thác để phát triển du lịch mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, bảo tồn giá trị văn hóa của các lễ hội dân gian tỉnh An Giang.

2.2.3.3. Văn hóa ẩm thực

Ẩm thực có những nét rất riêng của An Giang khi có sự hòa hợp trong văn hóa ẩm thực của 4 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Du khách sẽ có dịp thưởng thức và khám phá những món ngon do chính bàn tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc Chăm với món Tung Lò Mò (xúc xích bò), món canh chua lá vang của đồng bào Khmer và những sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu nổi tiếng của vùng sông nước là con cá Ba Sa của người Kinh. Ngoài ra, còn những món ăn mang đậm nét miền sông nước Nam bộ, mang tính độc đáo, hương vị đặc sắc, đặc trưng của địa phương chế biến. Đặc biệt nhất là những món ăn chế biến từ cá nước ngọt như cá Ba Sa, cá Chẽm, cá Thác Lát, cá Linh, … với một số sản phẩm đặc thù của tỉnh và được nhiều du khách biết đến như mắm thái và khô cá lóc chế biến từ nguồn cá lóc tự nhiên, mắm linh được chế biến từ cá linh đánh bắt, đường thốt nốt; độc

đáo nhất là mỗi khi đến mùa nước nổi, thiên nhiên cung cấp cho tỉnh lượng cá linh rất lớn, vào mùa này khách du lịch có thể đánh bắt cá linh để chế biến các thức ăn hấp dẫn, …Nói chung, các món ăn của tỉnh An Giang thật sự là độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét thiên nhiên, mộc mạc của miền sông nước.

2.2.3.4. Các làng nghề thủ công truyền thống

An Giang có nhiều làng nghề thủ công truyền thống sản xuất các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của cư dân vùng sông nước từ việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Có 34 làng nghề tiểu thủ công, trong có có 25 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận với 6.300 hộ tham gia, thu hút trên 18.600 lao động.An Giang quy tụ nhiều nghệ nhân và nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công. Các sản phẩm của làng nghề tập trung vào 5 nhóm: dệt, sản xuất tư liệu lao động, vật dụng sinh hoạt gia đình, mộc và đan lát. Hình thành những làng nghề nổi tiếng như: nghề mộc chạm trổ ở Chợ Thủ (Chợ Mới), nghề dệt lụa ở Tân Châu, nghề rèn ở Phú Mỹ (Phú Tân), nghề vẽ tranh trên kiếng ở Long Điền B (Chợ Mới). Đặc biệt nhất là làng nuôi cá bè với mô hình nhà nổi trên sông (Châu Đốc, Long Xuyên).

Bảng 2.5: Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh An Giang


TT

Làng nghề tiểu thủ công truyền thống

Huyện/Tp

1

Chiếu Uzu

Tân Châu

2

Đóng ghe xuồng Mỹ Hiệp

Chợ Mới

3

Lợp cua Mỹ Đức

Châu Phú

4

Nhang Bình Đức

Long Xuyên

5

Chằm nón lá Hòa Bình

Chợ Mới

6

Tợ lụa Tân Châu

Tân Châu

7

Rập chuột An Châu

Châu Thành

8

Mộc, chạm khắc gỗ gia dụng

Chợ Mới

9

Lưỡi câu Mỹ Hòa

Long Xuyên

10

Lò trấu Long Điền B

Chợ Mới

11

Dây keo Mỹ Hội Đông

Chợ Mới


12

Đan lát Mỹ An

Chợ Mới

13

Bánh tráng Mỹ Khánh

Long Xuyên

14

Sản xuất đường Thốt Nốt

An Phú

15

Bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh

Thoại Sơn

16

Bó chổi bông sậy cồn Nhỏ

Phú Tân

17

Rèn Phú Mỹ

Phú Tân

18

Bánh phồng Phú Mỹ

Phú Tân

19

Dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo

Tịnh Biện

20

Dệt thổ cẩm Châu Phong

Tân Châu

Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh An Giang, 2014

Ở những làng nghề các nghệ nhân tài giỏi đã liên tục đào tạo ra các thế hệ thợ tiếp nối, nhiều nghề có tính chất cha truyền con nối.Các nghệ nhân đã và đang tạo ra các sản phẩm truyền thống phục vụ cho xã hội và phát triển du lịch. Tuy nhiên, các sản phẩm thủ công hiện nay dần bị mai một bởi sự đa dạng các sản phẩm thay thế, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, giá thành tạo ra sản phẩm cao, nguồn tiêu thụ không ổn định…

Do đó, để phát triển du lịch tỉnh cần khôi phục một số làng nghề truyền thống như: làng nghề dệt ở xã Đa Phước, Nhơn Hội, Vĩnh Trường và Quốc Thái (An Phú), hiện nay hầu như không còn do sản phẩm sản xuất bằng thủ công với công cụ thô sơ, giá thành cao không cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường. Làng nghề đá thủ công núi Sập (Thoại Sơn) do việc chấm dứt khai thác đá đã dẫn đến ngưng hoạt động đối với các sản phẩm đá chẻ, đá xây dựng. Làng nghề nắn nồi đất, cà ràng của đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Ngoài ra, một số làng nghề thủ công đã hình thành chưa lâu, quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng sản phẩm ít chủ yếu làm theo dạng kinh tế phụ, sản xuất những sản phẩm mang tính đặc trưng, mới lạ như tranh lá thốt nốt, đồ mỹ nghệ tre bông, tranh gỗ ghép, tranh lá cây, thắt lục bình, khô cá tra, … những sản phẩm này cần phải sắp xếp, đầu tư để phát triển thành làng nghề truyền thống đưa vào khai thác du lịch.Làng nghề và các sản phẩm thủ công sẽ là điểm nhấn ấn tượng thu hút du khách đến với du lịch nông thôn tỉnh An Giang.

2.2.3.5. Các loại hình nghệ thuật

An Giang là nơi quy tụ tinh hóa văn hóa độc đáo của 4 cộng đồng dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Với nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống khác nhau hình thành bức tranh văn hóa nghệ thuật sinh động, nhiều màu sắc. Người Khmer có loại hình nghệ thuật đặc trưng như hát Dù Kê, múa trống, múa Chằng,.. Người Kinh nổi tiếng với Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể. Người Chăm có loại hình nghệ thuật dân ca Chăm và biểu diễn kèn Saranai, trống Pànà, Paranưng theo phong cách Hồi giáo. Người Hoa với nghệ thuật múa dù, múa quạt, múa lân sư rồng và hát Hồ Quảng. Sự đa dạng của các loại hình nghệ thuật truyền thống trên địa bàn tỉnh là một tiềm năng lớn để du lịch An Giang khai thác các hoạt động du lịch tạo sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách.

2.2.4. Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp

Tỉnh An Giang có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề khai thác phát triển du lịch nông nghiệp trong loại hình du lịch nông thôn. An Giang là một trong hai tỉnh có diện tích trồng lúa cao nhất đồng bằng sông Cửu Longvà cả nước, chiếm 14,9% diện tích và 41,1% sản lượng lúa của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích các loại cây ăn quả ngày càng mở rộng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu trồng trọt. Bên cạnh đó, An Giang còn là một trong các tỉnh dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng và cả nước. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, hộ gia đình và trang trại ngày càng được chú trọng phát triển. An Giang là tỉnh có số lượng trang trại lớn, trong đó chủ yếu là dạng trang trại cây trồng lâu năm và trang trại chăn nuôi thủy sản. Sự phát triển của các loại hình trang trại trong nông nghiệp đã thúc đẩy hiệu quả kinh tế sản xuất, đồng thời tạo ra tiền đề bước đầu cho việc xây dựng các tour du lịch tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giữa nông dân các vùng trên cả nước.

Trên cơ sở khai thác thế mạnh về nông nghiệp, nhiều sản phẩm du lịch được tạo ra từ sản xuất nông nghiệp có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các loại hình du lịch sinh thái, các tour tham quan mô hình trang trại, miệt vườn, tham gia sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, chài lưới trên sông,… đầu tư phát triển và ngày càng hấp dẫn du khách. Nhìn chung sự phát triển về nông nghiệp và thủy

sản đã tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng các loại hình du lịch nông thôn đa dạng. Việc phát triển hoạt động nông nghiệp gắn liền với hoạt động du lịch có tác động to lớn trong việc phát huy thế mạnh, nâng cao thu nhập, đa dạng hóa cơ cấu sản xuất giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển trong thời gian tới.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang

Loại hình du lịch nông thôn cũng chỉ mới được triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang trong những năm gần đây, thực sự rất khó để đánh giá toàn diện ảnh hưởng, vai trò cũng như tầm quan trọng của loại hình du lịch này trong định hướng phát triển chung của ngành du lịch tỉnh. Ngoài ra loại hình du lịch cũng chưa thực sự được triển khai rộng rãi đến tất cả vùng nông thôn trên địa bàn mà chỉ mới bước đầu được triển khai tại một số điểm nông thôn điển hình. Do đó, để đánh giá được hiệu quả của loại hình du lịch nông thôn trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, tạo thêm mô hình kinh doanh mới giúp người nông dân tăng thu nhập cho gia đình chỉ mới là khảo sát sơ bộ của học viên thông qua việc phát bảng hỏi, phỏng vấn các hộ gia đình, phát bảng hỏi tìm hiểu nhu cầu, sự hiểu biết của khách du lịch về loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát giúp ngành du lịch An Giang có được cái nhìn sơ bộ, đánh giá được bước đầu về hiệu quả, tính khả thi của loại hình du lịch nông thôn mang lại cho du lịch tỉnh nói riêng và cho các vùng nông thôn tiềm năng cả nước nói chung.

2.3.1. Quy trình phát triển của mô hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang

2.3.1.1. Lập kế hoạch, khảo sát các địa phương tiềm năng

Để khai thác tiềm năng du lịch nông thôn tỉnh An Giang, giai đoạn 2007- 2009, tổ chức Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) đã triển khai đầu tư dự án Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 1 tại 3 tỉnh Lào Cai, Tiền Giang và An Giang. Trên cơ sở đó, Hội nông dân tỉnh An Giang đã tiến hành khảo sát trên toàn địa bàn tỉnh An Giang, những địa phương, làng, xã tiềm năng có thể tiến hành hoạt động du lịch.

Bảng 2.6: Đặc trưng vùng nông thôn để phát triển loại hình du lịch nông thôn


TT

Huyện/TP

Sản phẩm đặc trưng khai thác du lịch nông thôn


1


Mỹ Hòa Hưng-Long Xuyên

Khu lưu niệm Bác Tôn

Tham quan địa hình vùng cù lao Ông Hổ, vườn cây ăn trái, chợ nổi bằng xe đạp, xe lôi, thuyền,..

Lưu trú tại nhà dân (homestay)

Tìm hiểu đời sống nông thôn, phương thức sản xuất nông nghiệp, thu hoạch hoa màu trên cánh đồng

Tìm hiểu các làng nghề truyền thống tại địa phương như: nuôi trồng nấm rơm, đan lát,…

Tham gia các hoạt động câu cá, tát mương, giăng lưới, tắm bùn phù

sa, mò ốc,..


2


Tịnh Biên

Tham quan đặc trưng sinh thái rừng tràm Trà Sư. Tìm hiểu hệ động thực vật trong rừng

Tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực truyền thống của đồng bào Khmer.

Tìm hiểu hoạt động làng nghề dệt thổ cẩm của người Khmer

Tham quan khu du lịch (KDL) Lâm Viên Núi Cấm với các công trình: hệ thống cáp treo đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tượng phật Di Lặc, chùa Phật lớn, hồ Thủy Liêm,..

Tham quan mua sắm các mặt hàng lưu niệm, hàng hóa, đặc sản tại

khu vực của khẩu như: đường Thốt Nốt, ..


3


Tân Châu

Tham quan các thánh đường Hồi giáo

Tìm hiểu đời sống văn hóa, lễ hội truyền thống,..Thưởng thức ẩm thực đặc trưng của đồng bào Chăm như: cà ri bò, Tung Lò Mò, bánh Chăm,…

Tham quan tìm hiểu các làng nghề truyền thống như: làng nghề dệt chiếu Uzu, thổ cẩm Châu Giang, tơ lụa Tân Châu

Tham quan cửa khẩu quốc tế đường sông, chợ nổi trên sông


4


An Phú

Tham quan đặc trưng làng, nhà bè nổi dọc theo hai bên sông Tìm hiểu hoạt động sản xuất nuôi cá da trơn trên hệ thống nhà bè

Tham quan KDL Búng Bình Thiên - hồ nước ngọt lớn với sự đa dạng




sinh thái (mùa nước nổi)

Thưởng thức các món ăn tươi sống tại các nhà dân


5


Chợ Mới

Tìm hiểu các làng nghề truyền thống như: mộc chạm khắc gỗ, đan lát, nghề làm tranh kiếng,..

Tham quan địa hình cù lao Giêng, vườn cây ăn trái, các cánh đồng trồng lúa, hoa màu ven các bãi bồi bên sông,..

Tham gia các hoạt động canh tác nông nghiệp, tự tay thu hoạch, chế biến các sản phẩm,..

Tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc lăng Ba Quan Thượng Đẳng, kiến trúc nhà thờ Cù Lao Giêng - nhà thờ đầu tiên của xứ Nam kì,đình thần Tấn Mỹ, di tích lịch sử cách mạng Cột Dây Thép,..

Thưởng thức các sản vật địa phương như: dưa xoài, dưa cóc,..


6


Thoại Sơn

Tìm hiểu khu di chỉ Óc Eo - vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam

Tham quan chùa Linh Sơn, núi Ba Thê với Thạch đại đao (đao đá lớn một mặt đá bén như lưỡi dao khổng lồ,..

Khám phá cảnh quan lòng hồ núi Sập


7


Tri Tôn

Tham quan, tìm hiểu làng cốm dẹp TaBang Kh-leng của đồng bào Khmer. Nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt, trang phục truyền thống, lễ hội, văn hóa của người dân

Di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp Viếng chùa Phi Lai - Tam Bửu

Nhà mồ Ba Chúc - chứng tích chiến tranh vụ thảm sát thời kì Khmer

đỏ


8


Châu Đốc

Viếng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Thưởng thức các sản vật nổi tiếng địa phương như: mắm Châu Đốc, bún cá Châu Đốc,..

Tham gia lễ hội đền Nguyễn Trung Trực

9

Địa phương

khác

Tham quan Thạnh Mỹ Tây - Tượng đài quản cơ Trần Văn Thành

(Châu Phú)

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014

Quá trình khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia du lịch, chính quyền địa phương các cấp, doanh nghiệp du lịch trong quá trình nhận định các địa phương hội đủ điều kiện để tiến hành đầu tư hoạt động du lịch nông thôn. Từ kết quả khảo sát, Hội nông dân An Giang tiến hành phối hợp với chính quyền tại các vùng, mở các buổi hội thảo có sự tham gia của chính người dân địa phương, lấy ý kiến của cộng đồng về quá trình tổ chức triển khai hoạt động du lịch, cải tạo môi trường cảnh quan, thái độ của người dân khi có sự tham gia của khách du lịch đến địa phương,… Tiến hành lấy ý kiến của các hộ gia đình mong muốn tham gia kinh doanh du lịch và tiến hành các khóa tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho người dân tham gia.

2.3.1.2. Mô hình cơ chế tổ chức của du lịch nông thôn An Giang

Nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn An Giang đã nêu ra các mục tiêu: đảm bảo lợi ích của các bên tham gia (cộng đồng địa phương, chính quyền, các doanh nghiệp), phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị tài nguyên của địa phương. Hội nông dân và Tổ chức Nông nghiệp Hà Lan đã bắt tay triển khai, xây dựng hệ thống cơ chế tổ chức quản lý chung cho mô hình du lịch nông thôn và do chính Hội nông dân An Giang chỉ đạo quản lý trong giai đoạn đầu hoạt động.

Cơ quan hành chính Cộng đồng, doanh nghiệp


Các trưởng nhóm du lịch

Nhóm biểu diễn làng nghề

Nhóm dịch vụ homestay

Nhóm dịch vụ ăn uống

Dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển

Doanh nghiệp du lịch

Văn phòng (4 người)

Hội nông dân tỉnh An Giang

P. Dự án du lịch

nông thôn

Phụ trách bảo tồn làng nghề

Phụ trách dịch vụ du lịch

Phụ trách hoạt động marketing, liên kết các doanh nghiệp du lịch

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức du lịch nông thôn tỉnh An Giang

Cơ cấu tổ chức du lịch nông thôn tỉnh An Giang hiện nằm trong sự quản lí của Hội nông dân tỉnh An Giang. Là cơ quan chuyên trách các hoạt động nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023