công tác quản lý,... | rút kinh nghiệm trong thực tiễn để Hội nông dân tỉnh An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những quy hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Ngoài ra cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch nông thôn đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền vững và đúng định hướng ban đầu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng, Giải Pháp Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tỉnh An Giang
- Hoạt Động Hướng Dẫn Du Lịch Trực Tiếp Tại Địa Phương
- Liên Kết Mở Các Khóa Tập Huấn Du Lịch Cho Cộng Đồng
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 16
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 17
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 18
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2015
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch
3.3.1.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp Bộ và Tổng cục
Nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về loại hình du lịch nông thôn, văn bản hướng dẫn thực hiện.
Xây dựng, ban hành và hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện các quyết định, hướng dẫn, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống. Đặc biệt là đưa ra bộ tiêu chuẩn xếp hạng loại hình lưu trú homestay, nhà hàng nông dân.
Tăng cường xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch nông thôn thông qua các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Mời các đơn vị có uy tín xây dựng các video, hình ảnh quảng cáo trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia, đưa hình ảnh du lịch nông thôn đến với mọi người.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang,
Liên kết, hợp tác với Cambodia trong việc tạo thuận lợi cho khách du lịch nước bạn tham gia du lịch nông thôn An Giang từ các vùng cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông.
3.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương
Phổ biến, lập kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các nghị quyết, chính sách của các cơ quan chức năng trong quá trình phát triển du lịch nông thôn tại địa phương.
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án, kế hoạch về xúc tiến, quảng bá du lịch An Giang nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng,xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn. Song song đó tiến hành quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách.
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhân dân tham gia kinh doanh du lịch tại địa phương.
Bố trí nguồn vốn đảm bảo thực hiện kế hoạch, ưu tiên vốn đối ứng nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn từ kêu gọi đầu tư và nguồn vốn ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng du lịch ở các vùng nông thôn.
Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh An Giang, Hội nông dân xây dựng các chương trình ngoại giao văn hóa, các hoạt động quảng bá du lịch trong và ngoài nước.
Giáo dục ý thức cho cộng đồng lòng tự hào về quê hương, các giá trị truyền thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử.
Hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề tổ chức triển khai đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực du lịch và giáo dục các bên tham gia.
3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch
Các doanh nghiệp, tổ chức, công ty du lịch trên địa bàn và ở các địa phương khác cần tăng cường giao lưu, hợp tác với địa phương, ban quản lý, hộ dân tham gia du lịch nông thôn để có sự tìm hiểu, đánh giá nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch nông thôn có chất lượng, mới mẻ, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhiều đối tượng khách.
Thường xuyên khảo sát khách du lịch của doanh nghiệp để nhận được các ý kiến đóng góp, phản hồi giúp địa phương cải thiện chất lượng sản phẩm trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Cùng với ban quản lý, các Sở, Ban, Ngành thường xuyên mở các khóa tập huấn các chủ đề: tâm lý du khách, nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết trình tại điểm, quy
trình đón tiếp và phục vụ khách,... Hỗ trợ cộng đồng trong việc quảng bá tiếp thị, giới thiệu hình ảnh địa phương, gia đình thông qua các kênh thông tin truyền thông của doanh nghiệp.
Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa, các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Tránh chạy theo lợi nhuận khi tự ý gia tăng sức chứa điểm đến gây tác động xấu đến địa phương.
Tham gia, tuân thủ đóng góp đầy đủ các loại thuế, phí tham quan để tạo nguồn thu cho cộng đồng bảo tồn các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, hỗ trợ người dân duy trì và phát triển làng nghề.
3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng, tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn từ các Sở, Ban, Ngành đến với các hộ gia đình.
Quản lý, kiểm tra, giám sát số lượng khách du lịch trong quá trình lưu trú tại địa phương. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đề phòng các trường hợp quấy nhiễu cộng đồng, tuyên truyền các thông tin sai lệch gây hoang mang cho người dân.
Tuyên truyền giáo dục, khuyến khích người dân bảo tồn các giá trị truyền thống, tránh thương mại hóa các nghi thức, lễ hội, giữ gìn sạch sẽ vệ sinh môi trường.
Bảo vệ quyền lợi cho người dân, là cầu nối giúp cộng đồng phản ánh, đóng góp ý kiến về hoạt động du lịch nông thôn.
3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương
Để du lịch nông thôn phát huy được hiệu quả kinh tế, giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn thì vai trò, sự tham gia tích cực của người dân là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định cho sự thành công của mô hình.
Tại các xã, địa phương triển khai du lịch nông thôn cộng đồng cần tạo ra môi trường du lịch thân thiện, hiếu khách, an ninh, an toàn. Người dân Việt Nam thân thiện mến khách, cư dân vùng nông thôn với lối sống giản dị, hài hòa với thiên nhiên cũng là một yếu tố gia tăng giá trị thu hút khách lựa chọn loại hình du lịch nông thôn và lựa chọn đến với vùng nông thôn.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường. Môi trường nông thôn sạch sẽ, thông thoáng không chỉ thuận lợi để hoạt động du lịch mà quan trọng hơn là tạo bộ mặt mới cho địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mỗi gia đình nên xây dựng hệ thống vệ sinh khép kín, sạch sẽ. Địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi tập trung dọn dẹp vệ sinh quanh làng xã, phát quan bụi rậm, trồng hoa cây kiểng dọc theo các lối đi quanh thôn làng tạo mỹ quan cho địa phương, vừa tạo dấu ấn riêng cho mỗi hộ gia đình,
Cộng đồng dân cư đặc biệt là phụ nữ cần thường xuyên tham gia các khóa học, lớp tập huấn nâng cao kỹ năng chế biến các món ăn, cách trình bày, vệ sinh an toàn thực phẩm,... do Hội nông dân tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình tham gia du lịch.
Khi hộ dân có nhu cầu tham gia kinh doanh du lịch cần tham khảo ý kiến của chính quyền và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Liên kết với các hộ kinh doanh khác để có thông tin tư vấn cho khách thêm nhiều lựa chọn khi tham gia du lịch tại địa phương. Cùng nhau chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch để giảm sự phân biệt, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ gia đình với nhau. Giúp các hộ dân vừa tham gia du lịch, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, hàng thủ công truyền thống bảo tồn được các làng nghề tại địa phương. Tạo được sự phát triển bền vững cho mô hình du lịch nông thôn.
3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch
Du khách cần tôn trọng pháp luật của Việt Nam, các quy định, quy chế tại địa phương và tại các điểm tham quan. Cần ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường điểm đến, tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa bản địa.
Sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của địa phương như: nông sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí, quà lưu niệm...góp phần gia tăng thu nhập, hỗ trợ cộng đồng địa phương về tài chính và xóa đói giảm nghèo. Tham gia du lịch nông thôn như một loại hình du lịch có trách nhiệm.
Phản hồi về chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn với người dân, chính quyền địa phương, các công ty du lịch là một cách giúp hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn. Giới thiệu với gia đình, bạn bè về các sản phẩm du lịch nông thôn ở An Giang và Việt Nam.
*Tiểu kết chương 3
Các giải pháp, kiến nghị của chương 3 được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm, thực tiễn mô hình phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và của một số địa phương ở Việt Nam. Từ kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng địa phương, các chủ thể tham gia cần đóng góp ý kiến, đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Du lịch nông thôn ở An Giang đã và đang thiếu quy hoạch, mang tính chất tự phát. Để bảo tồn và khai thác các nguồn lực phát triển du lịch nông thôn, cần có một hệ thống các giải pháp để thực hiện đồng bộ lâu dài. Về cơ chế chính sách, quy hoạch đúng đắn, tổ chức và quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch, xúc tiến phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ cảnh quan vùng nông thôn.
Một số kiến nghị đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch nông thôn ở các địa phương trong tỉnh An Giang nhằm đảm bảo hài hòalợi ích phát triển nói riêng và mục tiêu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang nói chung.
KẾT LUẬN
Trong một vài năm trở lại đây, du lịch nông thôn dần nhận được sự quan tâm không chỉ của du khách như một loại hình du lịch mang lại những trải nghiệm mới về cuộc sống nông thôn, lối sinh hoạt canh tác nông nghiệp, tìm hiểu nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được nhìn nhận như một chiến lược hiệu quả tạo ra hướng sinh kế mới, góp phần giải quyết các vấn đề tạo nguồn việc làm cho lao động vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, duy trì đảm bảo số lượng đất canh tác nông nghiệp Việt Nam trước nguy cơ đô thị hóa nông thôn đang ngày càng lan rộng. Du lịch nông thôn ra đời, phát triển như một loại hình du lịch có trách nhiệm và trở thành xu hướng chiến lược phát triển du lịch ở các quốc gia có tài nguyên nông thôn trong đó có Việt Nam.
An Giang là tỉnh sản xuất nông nghiệp, cung cấp sản lượng lương thực lớn cho cả nước. Tiềm năng, thế mạnh của du lịch nông thôn An Giang là có nhiều làng, xã, địa phương nông thôn còn lưu giữ được cảnh quan, hoạt động canh tác nông nghiệp lâu đời, nhiều làng nghề thủ công vẫn còn duy trì hoạt động với kỹ năng tinh xảo, những di tích lịch sử, văn hóa ẩm thực sông nước đặc trưng, các lễ hội, phong tục tập quán nông thôn được lưu giữ qua nhiều thế hệ, người dân nông thôn chất phác, thân thiện, mến khách là những tiềm năng lớn về du lịch,…
Du lịch nông thôn được tiến hành triển khai ởcác địa bàn nông thôn trong tỉnh An Giang đã thu được một số kết quả khả quan. Người dân có thêm thu nhập khi tham gia cung cấp các dịch vụ trong thời gian nông nhàn. Ý thức chung của cộng đồng trong các vấn đề bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn, bảo tồn, khôi phục hoạt động làng nghề, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử,… gia tăng khi có sự thăm viếng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn được đầu tư nâng cấp. Bên cạnh sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương là sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của các công ty du lịch, các tổ chức trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình phát triển du lịch nông thôn ở An Giang còn gặp những khó khăn, hạn chế. Du lịch nông thôn chưa có một
hệ thống cơ sở lý thuyết tiêu chuẩn làm nền tảng pháp lý để tiến hành khai thác, hoạt động phù hợp với từng mô hình, điều kiện nông thôn cụ thể, việc tổ chức quản lý còn mang tính chất hình thức, thiếu các cơ chế chính sách thuận lợi, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nhiều vùng nông thôn An Giang chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch chưa cao, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp, kinh doanh du lịch còn mang tính chất mùa vụ chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách, thu nhập từ hoạt động du lịch chưa ổn định.
Nguồn tài nguyên khai thác phục vụ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, các làng nghề thủ công chưa tận dụng được hoạt động du lịch để quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ gia đình, văn hóa ngoại lai có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến một bộ phận trẻ tại nông thôngây ra sai lệch trong hành vi ứng xử, các truyền thống văn hóa, lễ hội, phong tục có nguy cơ bị thương mại hóa để phục vụ du lịch.
Trên cơ sở tiềm năng và hiện trạng của du lịch nông thôn ở An Giang, đề tài đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự phát triển của du lịch nông thôn trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào giải quyết, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho du lịch nông thôn.Việc thực hiện các giải pháp và những kiến nghị đối với các chủ thể du lịch nông thôn, các cấp, các ngành được thực hiện đồng bộ, kiên trì, đúng định hướng sẽ mang lại hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, bảo tồn khôi phục làng nghề và văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường cảnh quan vùng nông thôn và chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hiệu quả, bền vững cho tỉnh An Giang nói riêng và các vùng nông thôn ở Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tiếng Việt
1. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), Phát triển du lịch nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông – công nghiệp, Tạp chí khoa ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 tr.261 – 268.
2. Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan) (2006), Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội 2006.
3. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Bùi Thị Lan Hương (2010), Du lịch nông nghiệp và Du lịch nông thôn, Nội san năm 2010 (số 1) – Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2, tr.51-53.
5. Bùi Thị Lan Hương (2012), Quan niệm và hành vi khách du lịch nông thôn: khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học 2012:24B, tr.210-218, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
7. Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lú luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Mạnh – Trần Huy Đức (2010), Phát triển du lịch nông thôn để thúc đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội.
9. Bùi Xuân Nhàn (2009), Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 17 tháng 9/2009.
10. QĐ 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
“Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
11. Quốc hội Việt Nam khóa XI (2005), Luật Du lịch, NXB Tư pháp Hà Nội.
12. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.