đình có thể trực tiếp quảng bá hình ảnh, dịch vụ của chính gia đình. Khách du lịch có thể tìm hiểu thông tin, tự tìm đến như một hình thức khách lẻ có nhu cầu tham quan. Việc ứng dụng mô hình thương mại điện tử để cho khách du lịch có thể tìm kiếm những dịch vụ và đặt hàng ngay tại trang website của các hộ gia đình cũng là một trong những hướng phát triển và marketing đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu phát triển, Hội nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan trong việc thiết kế, lắp đặt 12 bảng quảng cáo tập thể, 21 bảng quảng cáo cá nhân, 03 cổng chào làng du lịch nông dân. Xây dựng 4 khu vực giới thiệu du lịch: Đa Phước - Châu Phong, Ba Chúc, Ô Lâm và An Hảo cũng đã tạo được dấu ấn, sự tìm hiểu nhất định của khách du lịch trong quá trình tìm kiếm loại hình du lịch, thông tin du lịch mới khi đến với An Giang. Cần tiếp tục phát huy các kết quả sẵn có, thiết kế xây dựng thêm các bảng hiệu chỉ dẫn cụ thể, bảng hiệu đón tiếp khách du lịch.
Có nhiều cuốn sổ tay (cẩm nang) hướng dẫn cho khách đi du lịch ở Việt Nam như Exploring Vietnam, Lonely Planet–Vietnam, Vietnam Tourist Guidebook, Trip Advisor, Thorntree, Vietnam Sketch (dành riêng cho khách Nhật Bản),... Hội nông dân tỉnh An Giang cũng như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cần liên lạc với các công ty phát hành các cuốn cẩm nang du lịch này để đưa loại hình du lịch, các tour du lịch đặc trưng vào thông qua các thông điệp, thiết kế ấn tượng.
Ban quản lý loại hình du lịch nông thôn có thểtiếp thị điểm du lịch nông thôn trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Youtube,...là các trang mạng xã hội được nhiều người quan tâm theo dõi nhiều hiện nay.
3.2.4. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Triển khai thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2020. Cụ thể, chia làm 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 2013 đến 2015 đào tạo cho xã hội 120 lao động, cho doanh nghiệp 120 lao động.
Giai đoạn 2: Từ 2016 đến 2020 đào tạo cho xã hội 300 lao động, cho doanh nghiệp 300 lao động.
3.2.4.1. Liên kết mở các khóa tập huấn du lịch cho cộng đồng
Trong hai giai đoạn phát triển loại hình du lịch nông thôn từ năm 2007 – 2014, Hội nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang mở được 37 lớp tập huấn với 28 lớp cơ bản về: Kỹ năng du lịch, tiếp thị, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt, kỹ năng quảng bá – giao tiếp, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng đàm phán – xử lý tình huống. Và 9 lớp nâng cao về: thuyết minh viên, tiếng anh, lái thuyền, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh tại điểm,… Tổng cộng có hơn 921 học viên với 263 học viên nữ.
Trong thời gian tới, vẫn cần tiếp tục duy trì mở thêm nhiều các lớp, khóa học, tập huấn về nhiều mảng trong lĩnh vực du lịch nhằm hoàn thiện kĩ năng, kiến thức về du lịch cho cộng đồng tham gia. Tùy vào từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia vào mảng nào trong hoạt động du lịch để có thể sắp xếp các khóa học phù hợp như:
Nhóm đón tiếp và hướng dẫn khách: có thể cho người dân tham gia vào các khóa học cơ bản hoặc chuyên sâu về các vấn đề như: kỹ năng đón khách, tìm hiểu văn hóa địa phương, ngoại ngữ cơ bản, kỹ năng diễn thuyết/ hướng dẫn, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,..
Nhóm biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống: sẽ được tập huấn về các kỹ năng như kỹ năng đón khách, kỹ năng biểu diễn, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,...
Nhóm sản xuất các sản phẩm hàng hóa/hàng thủ công mỹ nghệ/làng nghề truyền thống tại địa phương: sẽ được tham gia vào các khóa tập huấn như: phát triển sản phẩm mới phục vụ du lịch và gia tăng giá trị sản phẩm (giá trị vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của sản phẩm), đăng ký chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, đóng gói các sản phẩm, kỹ năng đón khách, kỹ năng tiếp thị, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,…
Nhóm ẩm thực: được tham gia tập huấn các kỹ năng về văn hóa ẩm thực và nghệ thuật trưng bày món ăn, kỹ năng đón tiếp, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Nhóm tham gia các dịch vụ homestay/ vận chuyển khách du lịch có thể tham
gia vào các khóa học như: kỹ năng đón khách, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, kỹ năng vận chuyển khách du lịch,…
Đối với Ban quản lý tại các địa phương, xã có thể tham gia các khóa tập huấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng (an toàn, an ninh, lưu trú của khách quốc tế,..), kỹ năng quản lý (nguồn tài chính, nhân lực,..), kỹ năng làm việc, đàm phán, thương lượng với các công ty du lịch, kỹ năng tiếp thị, kỹ năng giám sát và đánh giá, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường,..
3.2.4.2. Chính sách thu hút nguồn lao động nữ hoạt động du lịch
Tỷ lệ học viên nữ chỉ mới chiếm 28,56% trên tổng số học viên tham gia vào hoạt động du lịch. Đây là số lượng thấp cho thấy loại hình du lịch vẫn chưa hút sự quan tâm tham gia của đa số lao động nữ tại các cộng đồng địa phương.
Để thu hút sự quan tâm, tham gia hơn nữa của lao động nữ vào hoạt động du lịch tại các địa phương ban quản lý cần có sự tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết cho phụ nữ về vai trò, tầm quan trọng và khả năng tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình từ các hoạt động thường nhật mà chính bản thân người phụ nữ có thể tham gia một cách dễ dàng. Các dịch vụ như: ẩm thực, đón tiếp khách du lịch, tham gia đội biểu diễn nghệ thuật truyền thống, biểu diễn sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống để khách du lịch tham quan tìm hiểu cũng giúp lao động nữ tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể.
3.2.4.3. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương
Trong giai đoạn đầu của dự án phát triển loại hình du lịch nông thôn, Hội nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp tổ chức 18 chuyến tham quan cho 387 người dân nông thôn học cách làm du lịch tại các tỉnh có loại hình du lịch nông thôn như: Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tp. Hồ Chí Minh, Lào Cai,.. Ngoài ra còn cử 19 cán bộ dự án vá 15 hộ nông dân tham quan du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng, Hội An, Sa Pa để học hỏi kinh nghiệm làm du lịch từ các địa phương có sự tương đồng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, hoạt động kinh tế với tỉnh An Giang. Thông qua các chuyến tham quan học hỏi sẽ giúp cán bộ, người dân có những kiến
thức thực tiễn hơn trong quá trình hoạt động du lịch tại địa phương mình. Những cán bộ dự án được cử đi tham quan học tập, hay những cộng đồng địa phương được cử đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác khi trở về sẽ truyền đạt lại những kinh nghiệm, bài học, những kiến thức học hỏi được giúp cho cộng đồng địa phương có thể tổ chức tốt hơn hoạt động du lịch trong giai đoạn đầu phát triển loại hình này tại địa phương. Bên cạnh đó, việc tổ chức các chuyến tham quan học hỏi giúp cho người dân các địa phương có thể cùng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và tính khả thi của loại hình du lịch nông thôn trong vấn đề giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo thêm nguồn thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của công đồng cư dân thông qua loại hình du lịch từ các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương mình.
Trong thời gian sắp tới, cần tổ chức thêm các chuyến đi tham quan học hỏi kinh nghiệm cho các địa phương mới tham gia vào loại hình du lịch nông thôn từ chính các xã đã hoạt động du lịch nông thôn trước đó trên địa bàn tỉnh An Giang, có thể kết hợp trong các chuyến đi tham quan đó là các khóa tập huấn về kĩ năng phục vụ, marketing, quản lý hoạt động du lịch,… Cũng như vấn đề khai thác, bảo tồn các di tích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống tại các địa phương mà cộng đồng đến tham quan.
3.2.5. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
3.2.5.1. Xây dựng cơ chế tổ chức quản lý du lịch nông thôn
Trong giai đoạn sắp tới, cần có kế hoạch thành lập “Trung tâm du lịch nông thôn tỉnh An Giang” và các Ban quản lý ở các xã địa phương có hoạt động du lịch nông thôn. Các cuộc họp cộng đồng tại các xã đã được tiến hành với sự tham gia đầy đủ của các cấp chính quyền, các thành phần, ban ngành đoàn thể của xã (hội phụ nữ, nông dân,..), các trưởng ấp, các hộ gia đình tham gia vào các dịch vụ khác nhau trong hoạt động du lịch nông thôn
3.2.5.2. Xác định sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng
Khách du lịch luôn kì vọng một sản phẩm du lịch độc đáo của bất kỳ điểm du lịch nông thôn nào đó. Không có một lý do nào mà du khách có thể ghé thăm một điểm du lịch đó không có một điểm khác biệt. Địa phương hoạt động du lịch nông
thôn có các phong cảnh tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương,... nhưng cộng đồng địa phương cần thống nhất sản phẩm, tập trung thể hiện nét đặc sắc riêng cho địa phương mình.
Khu rừng tràm Trà Sư: Hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thiên nhiên. Tổ chức các dịch vụ du lịch phù hợp nhưng không phá vỡ cảnh quan môi trường; mở rộng vùng đệm bên ngoài rừng tràm Trà Sư để phát triển các loại hình du lịch sinh thái truyền thống vùng sông nước Cửu Long như: dỡ chà, bắt cá, câu cá, tham quan rừng tràm bằng xuồng ba lá, tắc ráng..., chế biến các món ăn dân dã.v.v.
Khu du lịch sinh thái búng Bình Thiên: Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ vòng quanh búng Bình Thiên, cầu tàu phục vụ giải trí bơi thuyền; khôi phục làng nghề dệt của đồng bào dân tộc Chăm, hình thành câu lạc bộ bơi thuyền truyền thống, thuyền hiện đại và các môn thể thao dưới nước như mô tô nước, lướt ván,...để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Cụm di tích và du lịch miệt vườn 03 xã Cù LaoGiêng, huyện Chợ Mới (bao gồm 03 xã Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp): Xây dựng cầu tàu đón khách du lịch đường sông xã Tấn Mỹ.Hình thành sản phẩm đặc thù của từng xã; khai thác các di tích như nhà thờ Cù Lao Giêng, Dòng tu Chúa Quan phòng, chùa Ông Đạo Nằm
- xã Tấn Mỹ; du lịch miệt vườn – xã Bình Phước Xuân, xã Mỹ Hiệp để thu hút khách tham quan du lịch, hành hương.
Xây dựng các tour du lịch đặc trưng như:
Khám phá sông núi An Giang
Tour “Săn cá Bông lau”
Tour “Tắm bùn phù sa”
3.2.6. Tăng cường quản lý công tác của địa phương
Triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch An Giang đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh về triển khaithực hiện Chỉthị số 18/CT-TTgcủaThủ tướngChính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.
Hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch, các văn bản của Trung ương và của tỉnh về quản lý nhà nước về du lịch để định hướng và tạo hành lang pháp lý cho các ngành, các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch thuận lợi.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương thực hiện đề án bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh của tỉnh giai đoạn đến năm 2020, gắn việc tham quan học tập tại các di tích, danh thắng với các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tiến hành lập thủ tục để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công nhận các khu, điểm du lịch địa phương (cấp tỉnh) như: Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, di tích lịch sử đồi Tức Dụp, lòng hồ Thoại Sơn, di sản văn hóa Óc Eo, búng Bình Thiên, tiến tới lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận các khu du lịch: Núi Sam, núi Cấm, khu di sản văn hóa Óc Eo là khu du lịch quốc gia và Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là điểm du lịch quốc gia.
Các sở, ngành chức năng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ; vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn, trung tâm thương mại, cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia.
Hiệp Hội Du lịch tỉnh An Giang xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch truyền thống, các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, khu vực. Xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với các khu du lịch có nhiều tiềm năng phát triển như núi Cấm, núi Sam.
Tiến hành quy hoạch đồng thời với rà soát, sửa đổi bổ sung quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương, cụ thể:
Xây dựng quy hoạch các khu du lịch rừng tràm Trà Sư, khu di sản văn hóa
Óc Eo, khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc, khu du lịch sinh thái Cù Lao Giêng.
Sửa đổi, bổ sung quy hoạch các khu du lịch núi Cấm, núi Sam, búng Bình Thiên, sinh thái Mỹ Hòa Hưng và khu lòng hồ Thoại Sơn.
Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, nhà hàng, điểm dừng chân, điểm tham quan và cửa hàng hàng mua sắm tự nguyện đăng ký áp dụng bộ tiêu chí nhãn du lịch xanh bền vững. Qua đó, nhằm đưa các cơ sở trở thành một điểm du lịch xanh, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
3.2.7. Tiến trình thực hiện các giải pháp phát triển du lịch nông thôn
Để du lịch nông thôn trở thành loại hình du lịch mang dấu ấn đặc trưng của tỉnh An Giang, tạo được ấn tượng thu hút khách, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và đáp ứng mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân vùng nông thôncần thực hiện các giải pháp lần lượt theo thứ tự ưu tiên.
Bảng 3.1: Trình tự thực hiện giải pháp phát triển du lịch nông thôn An Giang
Giải pháp | Lý giải | |
1 | Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn | Chất lượng dịch vụ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thu hút khách của loại hình du lịch. Do đó, để tăng khả năng thu hút, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách,tỉnh An Giang cần ưu tiên thực hiện giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ cung cấp cho khách hiện nay tại các xã, địa phương tiến hành hoạt động du lịch nông thôn. |
2 | Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực | Thực hiện song song vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn. Nhân lực góp phần quan trọng trong các hoạt động của du lịch, cũng là một trong những nhân tố giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách. Nguồn nhân lực hoạt động trong du lịch nông thôn cần đủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Quảng Bá Du Lịch Nông Thôn Của An Giang
- Định Hướng, Giải Pháp Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tỉnh An Giang
- Hoạt Động Hướng Dẫn Du Lịch Trực Tiếp Tại Địa Phương
- Kiến Nghị Đối Với Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 16
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 17
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
về số lượng và chất lượng. Vẫn trên cơ sở sử dụng nguồn nhân lực hiện có tại các địa phương và thu hút sự tham gia của lao động trẻ. Do vậy, cần có sự nghiên cứu cách thức tiếp cận, phương pháp tập huấn để đạt được hiệu quả truyền đạt kiến thức về du lịch cho các đối tượng được đào tạo. | ||
3 | Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch | Khi chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực phục vụ đã sẵn sàng, các cơ quan quản lí cần phối hợp với các đơn vị kinh doanh tiến hành xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch. Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mới ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng, do vậy, để thu hút sự quan tâm, chú ý của khách. Các chương trình xúc tiến quảng bá cần được thực hiện rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông bên cạnh đó, nội dung các chương trình cần tập trung nhấn mạnh những điểm khác biệt, mới lạ của loại hình du lịch nông thôn. Các trải nghiệm mới sẽ mang lại cho du khách. Cách thức quảng bá có điểm nhấn sẽ tạo được hiệu quả thu hút khách cho du lịch nông thôn An Giang. |
4 | Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn. Tăng cường | Để du lịch nông thôn phát triển bền vững, trong các giai đoạn tiếp theo, các giải pháp vĩ mô cần bắt đầu được tiến hành triển khai: Tiến hành triển khai các dự án đầu tư nâng cấp đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm,.. Bên cạnh việc phục vụ loại hình du lịch nông thôn ngày càng phát triển thì còn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tại các địa phương. Lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng tại địa phương. Trong quá trình triển khai hoạt động du lịch nông thôn, đúc |