Định Hướng, Giải Pháp Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tỉnh An Giang

giai đoạn 2007- 2014 khi loại hình du lịch nông thôn được triển khai lần đầu tiên tại An Giang.

An Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch nông thôn. Luận văn tập trung khai thác, phân tích các yếu tố vị trí địa lý, các tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và tập trung nhấn mạnh vào nguồn tài nguyên du lịch ở các vùng nông thôn khai thác trong tỉnh An Giang.

Luận văn nghiên cứu quy trình và phương pháp của mô hình du lịch nông thôn ở An Giang từ các bước lập kế hoạch khảo sát, xây dựng mô hình, thiết kế sản phẩm và quy trình giám sát hoạt động du lịch nông thôn. Hoạt động nghiên cứu giúp đánh giá được tiềm năng tại các địa phương tìm kiếm mô hình phát triển phù hợp với đặc điểm, không gian của từng làng xã và đảm bảo được chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn. Tập trung đánh giá thực trạng phát triển của du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, hoạt động tuyên truyền quảng bá và những hiệu quả du lịch nông thôn mang lại cho các địa phương ở An Giang.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn An Giang sẽ là cơ sở, nền tảng để luận văn đưa ra các định hướng, giải pháp chung và giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để có sự phát triển đồng bộ, toàn diện và hiệu quả trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang

3.1.1. Định hướng phát triển chung cho loại hình du lịch nông thôn

Xác định các thế mạnh trọng tâm của tỉnh về loại hình du lịch nông thôn, từ đó đầu tư có trọng điểm nhằm tạo nên hiệu quả đối với phát triển du lịch nông thôn.

Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông thôn dựa trên việc mở rộng các loại hình đào tạo, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, kết hợp với việc học hỏi và phổ biến kinh nghiệm về phát triển du lịch nông thôn trong nước và trên thế giới cho cộng đồng, nông dân, các chủ trang trại, làng nghề,…

Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm du lịch nông thôn. Kết hợp với các tiềm năng về sinh thái, tự nhiên, nhân văn, các hoạt động sản xuất, làng nghề tạo thành một chuỗi các sản phẩm đặc trưng riêng cho du lịch nông thôn An Giang. Xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù, tạo lợi thế so sánh để thu hút khách đối với các tỉnh khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, hệ thống chính sách, các ưu đãi nhằm thu hút hơn nữa việc đầu tư vào phát triển du lịch nông thôn. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh việc quảng bá xúc tiến du lịch.

3.1.2. Xây dựng mô hình kinh tế nông thôn

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 12

Xã hội ngày càng phát triển đã tạo nên khoảng cách ngày càng lớn giữa các khu vực thành thị, nông thôn, giữa các vùng miền trên cả nước. Khu vực nông thôn với các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống ngày càng trở thành các ngành vất vả hơn và ít lợi nhuận hơn cho đa số người dân. Các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang cũng không nằm ngoài xu thế chung. Để giải quyết các vấn đề: đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách xã hội giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo nguồn lao động trong nông nghiệp và giảm tỷ lệ lao động nông thôn di cư ra các thành phố lớn,…đang là vấn đề cần giải quyết triệt để nhằm xây dựng mô hình nông thôn bền vững theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng đang là hướng đi mới giúp tỉnh An Giang có thể giải quyết tốt cả hai vấn đề đảm bảo phát triển bền vững kinh tế vùng nông thôn và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo định hướng chung. Bên cạnh những lợi ích như cải thiện chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng, y tế - sức khỏe, giáo dục,.. từ nguồn thu phí tham quan địa phương. Du lịch nông thôn giúp cho hoạt động trao đổi văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, các di tích lịch sử văn hóa có tại địa phương. Song song đó, hoạt động du lịch cũng mang lại cho cư dân địa phương hướng phát triển kinh tế mới, tăng nguồn thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống từ các hoạt động: cung cấp dịch vụ ẩm thực cho du khách từ chính các sản phẩm thu hoạch được tại ruộng, vườn– một hình thức quảng bá, xuất khẩu tại chỗ mang lại giá trị cao cho sản vật của cư dân; dịch vụ homestay cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà người dân sẽ là một trải nghiệm mới cho khách. Ngoài ra, cư dân địa phương còn tăng thêm thu nhập bằng các hoạt động kinh tế khác khi tham gia vào loại hình du lịch nông thôn như: cung cấp cho khách du lịch trải nghiệm hoạt động nông nghiệp, tham gia hoạt động hướng dẫn khách tham quan nông thôn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng nông gia,…

Song song với các dịch vụ cung cấp cho khách, cư dân địa phương còn có thể cải tạo những khu vườn cây ăn trái, những cánh đồng canh tác nông nghiệp, những ao cá, vuông tôm vốn là thu nhập chính của gia đình thành mô hình tham quan điển hình vùng nông thôn. Mang lại sự trải nghiệm chân thật, sinh động cho du khách. Các mô hình kinh tế nông nghiệp “Vườn – Ao – Chuồng” nếu được cải tạo vệ sinh, thông thoáng môi trường cảnh quan sẽ là một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với khách. Thành lập hợp tác xã, duy trì các làng nghề thủ công truyền thống, tạo các mặt hàng thủ công như một hoạt động thương mại, quảng bá bán các sản phẩm thủ công như một mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn địa phương và duy trì hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công trong cộng đồng. Đây cũng là một cách giúp người dân bảo tồn được các giá trị văn hóa của họ.

Có thể xây dựng rất nhiều mô hình kinh tế dựa vào tài nguyên nông thôn giúp người nông dân tạo thêm nguồn thu cho bản thân cũng như cho gia đình. Bên

cạnh đó vẫn duy trì môi trường cảnh quan nông thôn vốn có, tạo sự gắn bó của người dân với vùng nông thôn, với các hoạt động chính vẫn là từ nông, lâm, ngư nghiệp. Sự phát triển của mô hình du lịch nông thôn sẽ tạo sự phát triển bền vững cho các vùng nông thôn Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng.

3.1.3. Khuyến khích người dân nông thôn tham gia làm du lịch

Với việc phát triển loại hình du lịch nông thôn thì sự tham gia của cộng đồng người dân là điều không thể thiếu khi tiến hành hoạt động du lịch.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và người dân về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch nông thônlà chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn của cộng đồng đang sinh sống. Các hộ gia đình đều có thể tham gia vào nhiều hoạt động trong loại hình du lịch để tăng thêm giá trị kinh tế.Việc chuyển từ làm nông nghiệp cá nhân, nhỏ lẻ sang kết hợp với nhau tạo thành các chương trình khép kín phục vụ khách du lịch, song song với việc vẫn duy trì các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập chính cho hộ gia đình.

Tạo động cơ, thúc đẩy cá nhân trong cộng đồng mong muốn được tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn. Du lịch nông thôn là một loại hình, một hướng hoạt động kinh doanh mới mẻ đối với phần lớn người dân sinh sống trên địa bàn. Bởi từ trước đến nay, người dân chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán các nông sản thu hoạch được. Khuyến khích người dân tham gia hoạt động du lịch từ chính mảnh đất, vườn cây, ao cá, từ các nghề thủ công truyền thống của gia đình. Sự tham gia, ủng hộ của người dân, cộng đồng địa phương sẽ là tiền đề quan trọng để loại hình du lịch nông thôn phát triển dựa trên các điều kiện tự nhiên, văn hóa và con người sẵn có.

Để thúc đẩy, tạo động lực cho người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch thì các Sở, Ban, Ngành cần phối hợp một cách đồng bộ với chính quyền địa phương trong công tác khảo sát, tổ chức các chương trình tham quan kinh nghiệm làm du lịch thực tiễn tại các địa phương khác để cộng đồng nhận thức được các lợi ích thực tế từ hoạt động du lịch. Cần có những chỉ dẫn cụ thể hướng dẫn người dân từng bước tham gia vào mô hình,những văn bản hướng dẫn, chương trình tập huấn

về quản lý chung cũng như các nghiệp vụ cần thiết để giúp cộng đồng, người dân địa phương thoát khỏi lúng túng trong thời gian đầu tham gia. Để người dân có thể thấy được mô hình du lịch nông thôn sẽ là một giải pháp tốt giải quyết tình trạng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững khi người dân làm kinh doanh dịch vụ trên chính mảnh đất, làng nghề truyền thống của mình. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan chính quyền cần theo dõi sát sao và kịp thời giúp đỡ về kiến thức cũng như hỗ trợ tài chính cho người dân trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa ra các lợi ích hấp dẫn mà cộng đồng địa phương có thể thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch thì cũng cần chỉ ra các thách thức, khó khăn cũng như những rào cản mà người dân sẽ gặp phải khi tham gia vào lĩnh vực mới này.Nêu ra những khó khăn, rào cản cũng là một biện pháp để người dân có thể định hướng giải quyết nếu phát sinh các vấn đề trong quá trình hoạt động, giảm thiểu được tối đa thiệt hại nếu có.

3.1.4. Phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên

Với ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng thì môi trường tự nhiên và cảnh quan khu vực nông thôn cũng được xem làdạng tài nguyên thu hút khách du lịch. Môi trường nông thôn với thiên nhiên không khí trong lành, cảnh quan đặc trưng vùng miền, đời sống sinh hoạt truyền thống của cư dân là một trong những nét hấp dẫn du khách sống tại các khu vực đô thị, các du khách nước ngoài từ trước chỉ biết về cuộc sống nông thôn qua sách, báo hay thông qua các kênh truyền hình.

Hoạt động bảo vệ môi trường, duy trì cảnh quan nông thôn cần được tuyên truyền đến khách du lịch từ các hoạt động diễn giải để du khách nhận thức được vai trò, trách nhiệm giữ gìn môi trường bằng việc: cung cấp các tờ rơi, đặt thùng rác ở những nơi du khách nghỉ chân, thiết kế các thùng rác thân thiện với môi trường, phân loại rác thải. Ngoài ra còn có thể diễn giải cho du khách các loại rác thải hữu cơ có thể sử dụng để tái chế hoặc làm phân bón hữu cơ cho cây trồng trong vườn nhà như một cách hoạt động du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là nhân tố quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì cảnh quan đặc trưng vùng nông thôn. Cần diễn giải để giúp người dân địa phương hiểu được cảnh quan xung quanh cũng là một dạng tài nguyên du lịch để thu hút khách. Khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch, xây dựng, trang bị hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn bên cạnh việc để đón tiếp du khách, còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Thường xuyên phát động những phong trào làm sạch môi trường tự nhiên, thu gom rác thải trong cộng đồng. Tổ chức các cuộc thi thiết kế sân vườn, hàng rào, cổng nhà bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, làm đẹp thêm cảnh quan quanh khu vực nông thôn.

Chính quyền địa phương cần có chính sách quản lý chặt chẽ với những dự án đang được triển khai, yêu cầu ban quản lý dự án phải có cam kết tác động đánh giá tới môi trường và có những biện pháp bảo vệ môi trường. Các hoạt động xây dựng, cải tạo môi trường nông thôn để khai thác du lịch cần có sự tham khảo ý kiến các chuyên gia nhằm duy trì cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng. Tránh tình trạng quy hoạch phá vỡ các kiến trúc cảnh quan làm mất dần hình ảnh ban đầu của địa phương.

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn

3.2.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

3.2.1.1. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tranh thủ các dự án đầu tư từ vốn ODA,Tổ chức Agriterra (Hà Lan), dự án đầu tư của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, kết hợp với các khoản đầu tư từ ngân sách tỉnh để từng bước xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, hệ thống đường sá, điện nước, mạng lưới thông tin liên lạc tại các địa phương được chọn đầu tư phát triển loại hình du lịch nông thôn trên toàn địa bàn tỉnh An Giang. Việc hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giúp cải thiện mới bộ mặt nông thôn, bên cạnh đó giúp cho khách du lịch tiếp cận đến với các điểm du lịch dễ dàng, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa điểm tham quan trong tỉnh, giữa các đầu mối giao thông lớn đến với An Giang như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cambodia.

Đầu tư đồng bộ hệ thống nhà vệ sinh đúng quy chuẩn phục vụ khách du lịch tại các địa điểm du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể cần hỗ trợ các hộ gia đình tham gia dịch vụ homestay, dịch vụ nhà hàng nông gia xây dựng các nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch.

Ngành Giao thông - Vận tải phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành các công trình giao thông đường bộ, đường thủy đến các khu, điểm du lịch, cụ thể: đường từ chợ Quốc Thái đến búng Bình Thiên, đường vòng quanh búng Bình Thiên, huyện An Phú; mở rộng đường nông thôn liên xã Mỹ Hòa Hưng, bến phà Trà Ôn qua Mỹ Hòa Hưng; đoạn đường từ thị trấn Núi Sập đến Ba Thê (Óc Eo); đoạn từ phà An Hòa đến ngã ba kinh Cựu Hội; đoạn đường từ thị trấn Nhà Bàng đến núi Cấm; tuyến Lộ Tẻ đến thị trấn Tri Tôn, nhà mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp; đầu tư cầu tàu du lịch tại xã Tấn Mỹ và cầu tàu du lịch Long Xuyên để đón khách du lịch tham quan trên đường sông.

Đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư nâng cấp Quốc lộ 91 từ Trà Nóc đến cầu Cái Sắn giáp Long Xuyên, quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc đến cửa khẩu Tịnh Biên, quốc lộ 91C từ cầu Cồn Tiên đến cửa khẩu Khánh Bình.

Bên cạnh đó, Trung tâm du lịch nông dân, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cần phối hợp đồng bộ với Sở Thông tin và truyền thông trong việc xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, hệ thống internet tại các khu vực nông thôn. Nơi vốn còn hạn chế nhiều trong việc cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc. Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho người dân tại các vùng nông thôn mà còn giúp hoàn thiện dần các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch trong quá trình diễn ra hoạt động du lịch tại địa phương.

Loại hình du lịch nông thôn với không gian hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phân tán trên khắp 15 huyện thị của tỉnh An Giang, là những nơi còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận các loại hình dịch vụ thiết yếu cho đời sống như dịch vụ y tế, điện nước, thông tin liên lạc,.. Việc phát triển hoạt động du lịch, khai thác loại hình du lịch nông thôn sẽ giúp cải thiện chất lượng các loại dịch vụ cung cấp cho người dân địa phương song song với việc phục vụ cho hoạt động du lịch.

3.2.1.2. Quy hoạch cải tạo môi trường cảnh quan nông thôn

Trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng, cải tạo môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn để triển khai hoạt động du lịch cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Việc nâng cấp, xây dựng nếu không có sự nghiên cứu cẩn thận có thể phá hoại cảnh quan môi trường tự nhiên tại nông thôn, đánh mất tiềm năng cũng như tài nguyên du lịch của địa phương. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến của các hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch, ý kiến từ các cấp chính quyền địa phương.Trong quá trình cải tạocần tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương vì đây sẽ là môi trường sinh sống và lao động hằng ngày của cư dân. Tạo sự thoải mái, thuận tiện, thân thiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng là một cách thu hút khách du lịch đến trải nghiệm cuộc sống tại nơi đây.

Phát động phong trào cải tạo môi trường cảnh quan xung quanh khu vực nông thôn. Làm sạch các tuyến đường chính trong thôn, ấp, xã. Cải tạo, làm sạch hoặc xây mới các nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh tại các điểm mà du khách dừng chân. Đầu tư các thùng rác, xe thu gom rác thải, hỗ trợ hệ thống ghế đá cho khách dừng chân, các dụng cụ phục vụ bữa ăn truyền thống. Xây dựng các biển chỉ dẫn, hình thành các bãi đỗ xe. Nghiên cứu triển khai đầu tư từng bước phù hợp với nhu cầu và mục đích tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của từng hộ gia đình để có hướng hỗ trợ đầu tư cơ sở phù hợp. Nhằm mục đích giúp đỡ các hộ gia đình tham gia bằng cách hoạch định, hỗ trợ một phần các trang thiết bị tạo cơ sở bước đầu để phục vụ khách du lịch. Có thể quy hoạch thành các khu khác nhau nhưng cơ bản bao gồm:

Khu trồng trọt: những cánh đồng lúa của các hộ nông dân, các khu vườn nuôi trồng các loại cây ăn quả đặc sản, có thể thêm các khu vườn ươm, nhà kính.

Khu chăn nuôi: gồm các chuồng trại chăn nuôi gia súc, ao cá

Khu trưng bày: bán các mặt hàng nông sản thu hoạch được tại các hộ gia đình. Có thể kết hợp với nhà trưng bày các sản vật, dụng cụ hoặc bảo tàng trưng bày, giới thiệu về lịch sử hình thành của vùng đất, các sản vật đặc trưng của địa phương để du khách tham quan và hiểu hơn về địa phương mà mình đã đến.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí