Hoạt Động Hướng Dẫn Du Lịch Trực Tiếp Tại Địa Phương

Trong giai đoạn đầu, cộng đồng địa phương có thể chỉ mới xem loại hình du lịch nông thôn như là một hoạt động văn hóa mang lại thu nhập phụ cho gia đình trong thời gian nhàn rỗi. Còn hoạt động chính của họ vẫn là sản xuất nông, ngư nghiệp do đó khu vực trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất làng nghề thủ công vẫn đóng vai trò cơ bản vì nó mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Cộng đồng có thể liên kết với nhau để làm phong phú thêm hoạt động tham quan, du lịch. An Giang xác định xây dựng loại hình du lịch nông thôn đa dạng các hoạt động, làng nghề, cảnh quan đặc trưng của môi trường nông thôn. Xác định phát triển du lịch theo hướng bảo tồn, phát triển đặc trưng riêng của từng xã tạo thành tiềm năng thu hút khách du lịch.

3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn

3.2.2.1. Dịch vụ lưu trú tại gia

Để đa dạng các dịch vụ cung cấp, kéo dài thời gian lưu trú tại địa phương của khách du lịch. Cũng như giúp du khách hiểu thêm về đời sống văn hóa của cư dân miền sông nước. Dịch vụ lưu trú tại gia hay còn gọi là dịch vụ homestay cần được nhân rộng ra các địa phương đang triển khai loại hình du lịch nông thôn. Đối với các xã địa phương đã triển khai loại hình dịch vụ lưu trú tại gia trong giai đoạn 1 của dự án thì cần khảo sát, thống kê nhu cầu cũng như số lượng khách lưu trú lại tại các hộ gia đình. Thống kê được công suất sử dụng các trang thiết bị để có hướng phát triển, mở rộng dịch vụ.

Còn đối với các hộ gia đình mới tham gia vào dịch vụ lưu trú tại gia. Bên cạnh việc cải tạo môi trường xung quanh nhà thoáng mát, sạch sẽ. Cần đưa ra các phương pháp cải tạo, xây mới các khu vực chức năng chính để phục vụ khách du lịch, tuy nhiên vẫn giữ được hình ảnh đặc trưng ban đầu của ngôi nhà. Các cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cần triển khai để có thể cơ bản đón tiếp khách:

Phòng vệ sinh và tắm chung: Cần xây dựng hệ thống phòng vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Bình quân 5 khách có một phòng vệ sinh và tắm chung. Các trang thiết bị chất lượng khá và hoạt động tốt bao gồm: tường ốp gạch men 2m, sàn lát bằng vật liệu chống trơn, đèn điện, quạt thông gió, ổ cắm điện an toàn, chậu rửa mặt, gương soi, vòi nước, nước nóng, xà phòng, vòi tắm hoa sen, móc treo

quần áo, trang bị khăn các loại, bàn cầu, giấy vệ sinh, thùng rác có nắp đậy.

Phòng ngủ: cần được trang bị khá và hoạt động tốt. Bài trí hợp lý, thông gió tốt, đèn điện, công tắc bố trí hợp lí, quạt điện, giường hoặc đệm ngủ có kích thước tối thiểu 0.9m x 2m cho một người; 1.5m x 2m cho hai người. Đệm dày 10cm có ga bọc, chất lượng tốt, chăn có ga bọc, gối có ga bọc, màn ngủ. Bình nước uống và cốc thủy tinh cho mỗi khách. Móc treo quần áo, thùng rác có nắp đậy. Trang bị đầy đủ các vật dụng cá nhân cho mỗi khách gồm: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội, xà phòng. Tùy vào diện tích, cách thiết kế và bài trí từng nhà để có sự đầu tư trang thiết bị cho phù hợp.

Ngoài vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ thì còn phải tính đến sự tiện dụngtrong cuộc sống hằng ngày của các thành viên trong gia đình. Hoạt động du lịch nông thôn của các xã trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn này chỉ mới là một hướng phát triển mang lại thu nhập thêm chứ chưa phải là nguồn tạo ra kinh tế chính cho cộng đồng do vậy mọi sự đầu tư, thay đổi đều cần phải tính đến sự linh hoạt trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Sự đầu tư các trang thiết bị như giường có thể là giường xếp tạo sự nhẹ nhàng, linh động trong di chuyển vị trí, gấp lại nếu vào mùa du lịch thấp điểm. Và vốn đầu tư vào các loại giường này thấp hơn các loại giường cố định.

Bàn ghế trang bị trong gia đình, dành cho khách có thể đầu tư là loại ghế làm từ các loại tre nứa tạo sự thân thiện với môi trường, giá thành thấp, được tạo từ các chất liệu dễ tìm và tạo cơ hội cho các làng nghề tre đan của tỉnh An Giang phát triển.

Ngoài ra còn có thể trang bị thêm các vật dụng khác để phục vụ nhu cầu của du khách như là: tủ y tế, tủ đồ cá nhân, tủ áo,.. tạo sự thuận tiện trong quá trình lưu trú cho khách du lịch.

3.2.2.2.Dịch vụ ẩm thực nông thôn

Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với người dân, có thể nhận thấy nguyện vọng tham gia của cộng đồng trong việc tạo thêm các dịch vụ khác để cung cấp cho khách du lịch trong đó có dịch vụ ẩm thực. Đa số là các chị em phụ nữ trong làng xã mong muốn tạo thêm thu nhập cho gia đình từ chính các món ăn hằng

ngày thông qua đôi bàn tay khéo léo của mình. Để ngày càng hoàn thiện dịch vụ ẩm thực cung cấp cho khách cần có sự phối hợp đồng bộ của các Sở, ngành chức năng, sự tham gia hợp tác tích cực của cộng đồng địa phương phối hợp trong việc:

Nghiên cứu lên danh sách thực đơn, phân loại các món ăn đặc trưng của từng xã, từng địa phương, của tỉnh và của cả vùng được chế biến từ các sản vật, nguyên liệu sẵn có củađịa phương.Cần hội ý với các hộ gia đình tham gia để có thể tham khảo ý kiến món ăn ngon, chế biến được và phù hợp với đặc điểm của từng loại khách.

Phối hợp với các trường đào tạo nghề, các trung tâm trong việc mở các khóa tập huấn cho người dân các bước cơ bản đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn. Tập huấn kĩ năng chuẩn bị, trải khăn ăn, trang trí các món ăn sao cho phù hợp và đẹp mắt. Ngoài ra, còn có thể mở thêm các lớp học nấu ăn chuyên sâu, chuyên chế biến các món ăn đặc sản nhằm đa dạng hóa thực đơn phục vụ cũng như đáp ứng nhu cầu, khẩu vị đa dạng của từng loại khách du lịch. Trong giai đoạn đầu, có thể tìm sự hỗ trợ, mời các giảng viên từ trường Cao đẳng nghề An Giang mở các khóa ngắn hạn, dài hạn tùy vào từng nội dung giảng dạy cho người dân tham gia. Hình thức các lớp tập huấn có thể là tập huấn phổ biến tại địa phương cho tất cả người dân bao gồm cách thức phục vụ chuyên nghiệp, cách sắp xếp bàn ăn, xếp khăn trải bàn. Chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Các khóa tập huấn chuyên biệt cho phụ nữ để nâng cao kĩ năng chế biến các món ăn được mở tại trường, thời gian tập huấn kéo dài tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể.

Tìm hiểu điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình tham gia dịch vụ cung cấp ẩm thực cho khách du lịch để có hướng dẫn đầu tư các dụng cụ, thiết bị phù hợp như bàn ghế, tủ chén, dụng cụ ăn uống, khăn ăn, khăn trải bàn phù hợp,…

Tổ chức các cuộc thi ẩm thực tại địa phương giữa các hộ gia đình để tìm ra các món ăn ngon đưa vào danh sách cung cấp cho khách, ngoài ra còn có thể tạo sự cạnh tranh trong việc nâng cao khả năng tay nghề của các chị em. Thông qua cuộc thi có thể tìm thêm nhiều các món ăn truyền thống trong đời sống, công

thức chế biến các đặc sản. Từ đó có thể đa dạng hóa các món ăn cung cấp tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch. Mở hội thi thiết kế logo đặc sản địa phương để có thể giới thiệu đặc sản địa phương ra bên ngoài như một cách quảng bá.

3.2.2.3. Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, nghề thủ công

Vấn đề đưa các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang, cũng như duy trì biểu diễn hoạt động của các làng nghề truyền thống để du khách thưởng thức cũng là một trong những cách giúp các loại hình văn hóa nghệ thuật, các làng nghề truyền thống được duy trì và phát triển.Song song đó là lợi thế hấp dẫn khách du lịch tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn.

3.2.2.4. Hoạt động hướng dẫn du lịch trực tiếp tại địa phương

Trong hai giai đoạn của dự án phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn của tỉnh An Giang, hoạt động hướng dẫn du lịch tại chỗ do chính cộng đồng, người dân tại địa phương tham gia hoạt động chưa phát triển mạnh. Để đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn với sự tham gia của chính những người dân bản địa, những người có thời gian sinh sống lâu, hiểu rõ lịch sử, quá trình hình thành của vùng đất, cũng nhưng những nét văn hóa đặc trưng. Cần tạo điều kiện, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng thông qua các khóa tập huấn kỹ năng hướng dẫn du lịch cho các đối tượng tham gia. Đa dạng đối tượng tham gia và có thể tập trung vào những người trung niên trong cộng đồng, là những người có thời gian rỗi, có sự hiểu biết sâu sắc về địa phương. Đây là đối tượng đã có sẵn những hiểu biết cần thiết về địa phương, qua đó chỉ cần tập huấn những kỹ năng hướng dẫn khách du lịch cơ bản là có thể đáp ứng nhu cầu hướng dẫn cho du khách tới tham quan địa phương. Hoạt động hướng dẫn bên cạnh vấn đề tạo thêm thu nhập cho đối tượng còn tăng lòng tự hào của người dân về địa phương mình đang sinh sống. Trong hai giai đoạn, đã mở được các khóa tập huấn hướng dẫn. Nên việc tiếp tục duy trì những khóa học, lớp tập huấn này sẽ dễ thu hút cộng đồng tham gia.

Tiềm năng du lịch nông thôn chính của tỉnh An Giang hướng đến việc thu hút sự tham quan của khách du lịch quốc tế thì vấn đề tồn đọng cần giải quyết trong khâu hướng dẫn là vấn đề ngôn ngữ.Ngoài ra còn có thể chú ý vào các đối tượng lao

động trẻ trên địa bàn. Là những người trẻ có khả năng học hỏi nhanh chóng, việc mở các khóa học ngôn ngữ giao tiếp như: tiếng Anh, tiếng Trung,.. sẽ giúp các lao động trẻ có thêm nhiều cơ hội việc làm thông qua hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch, nâng cao sự nhận thức, lòng tự hào dân tộc cũng như góp phần giải quyết việc làm cho các lao động trẻ tại địa phương.

3.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch

Đối với cộng đồng, người dân nông thôn kinh doanh loại hình du lịch nông thôn là một hoạt động mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì marketing lại là một khâu vô cùng quan trọng và đóng vai trò quyết định cho sự thành công mô hình kinh doanh,được du khách gần xa tìm hiểu đón nhận hay không? Một loại hình du lịch mới từ trước đến nay muốn được biết đến cần có sự đầu tư trong công tác quảng bá, tuyên truyền và giới thiệu. Tỉnh An Giang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội nông dân cần giúp đỡ các địa phương trong việc giới thiệu về du lịch nông thôn bằng cách cập nhật thông tin trên báo, đài, trang website chính thức của tỉnh, đưa loại hình du lịch nông thôn vào chương trình du lịch chung của tỉnh và tổ chức nhiều sự kiện để thu hút sự chú ý của khách du lịch. Để việc quảng bá, tiếp thị đạt được hiệu quả như mong muốn thì ban quản lý dự án cần xác định các nhiệm vụ công việc cần thiết thực hiện trong thời gian sắp tới, bao gồm:

3.2.3.1. Xác định phương thức tiếp thị

Sử dụng các công cụ của marketing hỗn hợp: Đây là phương pháp sử dụng các công cụ về sản phẩm (product), chiến lược định vị (positioning), phân phối (place), giá cả (price) và quảng bá (promotion) còn gọi là 5P để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.


Sản phẩm

Những sản phẩm nào mà cộng đồng sẽ chào bán cho khách du lịch? Sản phẩm đó có chất lượng tốt và được khách mong muốn không?

Đối tượng khách hàng nào mà các sản phẩm sẽ tập trung vào?

Định vị

Những yếu tố nào giúp cho điểm du lịch nông thôn của mình khác biệt, đặc

trưng hơn so với các điểm du lịch nông thôn khác/loại hình du lịch khác

Phân phối

Làm thế nào khách du lịch dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm/ dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 13



của loại hình du lịch nông thôn tại địa phương


Giá cả

Làm thế nào định được giá tour du lịch nông thôn để có nguồn kinh phí duy trì, phát triển loại hình du lịch đồng thời vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh

trong thị trường du lịch nói chung?


Quảng bá

Đâu là vị trí tốt nhất để quảng bá các tour du lịch nông thôn của địa phương? Thông điệp của tour du lịch là gì?

Địa phương đã sử dụng mạng lưới đối tác nào để truyền tải thông tin về tour

du lịch tại địa phương đến với khách du lịch như thế nào?

3.2.3.2. Quảng bá bằng cách tổ chức FAM tour

Sau khi phát triển các chương trình du lịch, cần mời các công ty du lịch trong tỉnh An Giang và các công ty du lịch ở các vùng lân cận tham dự FAM tour. Trong chương trình FAM tour, Ban quản lý du lịch nông thôn và cộng đồng dân cư giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ sẵn có tại địa phương và các hộ gia đình. Nét đặc trưng, đặc biệt của các tour khi đến với địa phương. Hướng phát triển của loại hình du lịch nông thôn có phù hợp với hướng phát triển, mở rộng thị trường khách của các công ty du lịch, lữ hành hay không? Trong các FAM tour, ban quản lý và người dân bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình còn có thể được nghe, tiếp nhận nhiều thông tin phản hồi về chất lượng các tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ của địa phương thông qua các nhà du lịch chuyên nghiệp. Các đánh giá khách quan, chủ quan về chất lượng dịch vụ sẽ giúp ban quản lý và người dân nhận thức được những yếu kém, sai sót trong các khâu, để dần hoàn thiện chất lượng dịch vụ tại địa phương hơn.

Trong môi trường du lịch gần như bão hòa, các công ty du lịch sẽ rất thích thú với loại hình du lịch mới để tìm một thị trường khách mới, một loại hình du lịch mới nhằm cung cấp cho khách. Do vậy, cùng với một mục đích quảng bá loại hình du lịch nông thôn, hoạt động FAM tour còn giúp Ban quản lý, người dân tìm được thêm nhiều đối tác trong việc tìm nguồn khách cho địa phương thông qua hợp tác với các công ty tổ chức du lịch. Hoạt động song song mang lại hiệu quả và lợi ích cho cả hai bên sẽ giúp mối quan hệ duy trì một cách bền vững, lâu dài. Mang lại hiệu quả kinh tế ổn định giúp loại hình du lịch nông thôn phát triển tốt hơn trong thời gian tới.

3.2.3.3. Quảng bá tại các hội chợ du lịch

Trong giai đoạn nghiên cứu, hình thành và phát triển loại hình du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang. Hội nông dân đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thiết kế, in ấn hơn 30,000 tờ rơi, tập gấp quảng cáo bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Thiết kế các tài liệu, bản đồ du lịch, sản phẩm móc khóa xe, quạt lá thốt nốt,... để giới thiệu cho khách du lịch tại các hội chợ du lịch trong và ngoài tỉnh.

Hàng năm, tổ chức các đoàn xúc tiến quảng bá, kết nối du lịch trong và ngoài nước, cụ thể:

Trong nước:

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.

Huế, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Nha Trang và các tỉnh Nam Trung bộ.

Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ để thu hút khách du lịch bằng đường bộ và đường hàng không.

Quốc tế:

Khu vực Đông Nam Á: Lào, Thái Lan, Cambodia, Singapore, Malaysia, Myanmar, Philippines, Indonesia, Brunei.

Khu vực Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một số nước châu Âu, châu Mỹ, Tây và Nam châu Á.

Xây dựng logo, slogan du lịch với những hình ảnh gây ấn tượng đặc thù, dấu hiệu nhận dạng của An Giang để tiếp thị điểm đến.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch An Giang phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền Trung, Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh - thành phố vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long tổ chức các hội nghị, hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; đồng thời chọn lọc các sự kiện, ngày hội du lịch do Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố tổ chức hàng năm để tham gia.

Liên kết tổ chức xúc tiến điểm đến du lịch tại địa phương thông qua các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh. Huy động các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch An Giang như: Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Quốc tế về Du lịch ITE – thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội trái cây ngon Nam bộ, Lễ hội ẩm thực đất Phương Nam, Hội chợ du lịch biển quốc tế Nha Trang, các hoạt động du lịch trong và ngoài nước theo chương trình hợp tác với thành phố Hà Nội, Đà Nẵng

- Huế - Quảng Nam; hàng năm tham gia chuỗi sự kiện năm du lịch quốc gia, tham gia các hội chợ quốc tế về du lịch.

3.2.3.4. Xây dựng bản đồ du lịch, website quảng bá du lịch

Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các kênh phát thanh truyền hình, tạp chí, báo du lịch, địa chí du lịch, bưu thiếp, DVD, panô quảng bá du lịch tại các khu kinh tế cửa khẩu, các trục đường chính giáp với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.

Tạo trang website riêng cho loại hình du lịch nông thôn và thường xuyên cập nhật thông tin điểm đến, các tour du lịch khởi hành thường xuyên, nét đặc trưng của từng tour, điểm đến du lịch nông thôn, cập nhật giá cả hoặc các sự kiện lễ hội đặc trưng sắp được điễn ra cũng là một cách thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu. Trang website cần sử dụng ít nhất hai loại ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh thông qua các kỹ thuật tối ưu hóa tại các công cụ tìm kiếm, các diễn đàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, khách du lịch luôn muốn tham khảo nhiều nguồn thông tin, tìm hiểu trước thông tin về điểm đến du lịch. Cập nhật thông tin một cách thường xuyên giúp cho các Sở, Ban ngành quản lý hoạt động du lịch có thể khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, sở thích, những tour, tuyến nào hấp dẫn khách du lịch nhiều nhất, du khách thích tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng gì trong tour du lịch. Cải tiến chất lượng, nâng cấp các điểm đến du lịch, cập nhật thêm nhiều dịch vụ mới, nâng cao chất lượng, dần tiến đến hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch.

Tạo mail, website riêng cho các hộ gia đình tham gia loại hình du lịch nông thôn, các hộ tham gia các dịch vụ homestay, nhà hàng nông gia,... để các hộ gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023