Thực Trạng Kinh Tế - Xã Hội Ở Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa

áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.

* Trang phục nữ giới Ê đê: áo và váy

Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Raglai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).

Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là m'iêng đếch, rồi đến m'iêng Drai, m'iêng piơk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.

c/ Về tôn giáo, tín ngưỡng

Trong đời sống tâm linh, như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ê đê coi Giàng (Trời) là đấng thần linh tối cao và từ xa xưa người Ê đê coi các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có vị thần riêng như: thần mưa, thần núi, thần sông, thần rừng...và theo quan niệm của đồng bào, mỗi vật từ cỏ cây đến ngôi nhà, những chiếc cồng, chiêng…đều có hồn ở bên trong. Hiện nay, dân tộc Ê đê ở Khánh Vĩnh đa phần theo Đạo Thiên chúa;

Người Ê Đê coi số 7 là con số linh thiêng, và con số tận trong hàng đơn vị tiếng Ê-Đê cùng sau con số 7 đều là những số ghép. Người Ê-đê theo Tin Lành thờ phượng đúng vào ngày Thứ Bảy mà họ gọi là “Hrue Sabbath”: Ngày Nghỉ ngơi - Trùng vào ngày Chủ nhật trong Công Lịch. Những ngày này đa số tín đồ thường

kiêng không làm việc nương rẫy hay lao động chân tay khác. Đạo Tin Lành truyền thống của người Ê-đê hòa trộn nhiều tín ngưỡng bản địa có trước với nhiều quy tắc kiêng kỵ khá nghiêm ngặt: Cấm hôn nhân ngoại giáo, không ăn thịt động vật chết hay thú vật cắn, không ăn thực phẩm liên quan cúng tế ngoại giáo, cấm thờ ảnh, tượng; không ăn huyết động vật và những thức ăn chế biến từ huyết động vật, cấm dùng đồ uống có men như rượu, bia và thuốc lá, đưa tang ma vào lúc 9 giờ buổi sáng theo quan niệm phải mặt trời (ánh bình minh) chiếu xuống huyệt góc 60 độ về

hướng Tây.25

d/ Lễ hội truyền thống

Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê đó là lễ cúng bến nước. Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ê đê là một lễ hội truyền thống mang màu sắc tâm linh. Ý nghĩa của lễ cúng bến nước là lời cầu mong của dân làng gửi đến thần nước, mong thần nước luôn ban sức khỏe cho dân làng, luôn để nguồn nước được chảy sạch chảy trong, cầu mong cho các cá nhân trong cộng đồng người Ê đê luôn yêu thương đùm bọc nhau như người một nhà. Lễ cúng bến nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm (vào cuối tháng chạp) để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Ê đê.

Có thể thấy, nét đặc trưng văn hóa của huyện Khánh Vĩnh chính là nét đặc trưng văn hóa của người Raglai, tộc người chiếm đa số trong thành phần dân cư của huyện Khánh Vĩnh.

Chính những nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc đã tạo nên sự độc đáo, đa dạng và phong phú trong tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Khánh Vĩnh. Là yếu tố giúp Khánh Vĩnh khai thác đưa vào phát triển hoạt động du lịch.

2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa. Cũng là

một trong hai huyện nghèo nhất của tỉnh với khá đông đồng bào dân tộc thiểu số


25 Dân tộc Ê Đê. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. Truy cập 14/07/2019

sinh sống. Trong những năm gần đây huyện miền núi Khánh Vĩnh đã có nhiều đổi thay, chất lượng đời sống của người dân dần được cải thiện và nâng cao, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đã được chuyển dần sang nền kinh tế dịch vụ - du lịch. Tình hình kinh tế xã hội ở huyện Khánh Vĩnh đã có sự thay đổi nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Khánh Vĩnh theo hướng giảm nghèo đa chiều.

Khánh Vĩnh là một huyện miền núi với diện tích tự nhiên là 1165 km2, trong đó rừng và đất rừng chiếm hơn ¾ diện tích, dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc Raglai, Ê đê, T’Rin, kinh tế chủ yếu tập trung vào nông – lâm nghiệp. Từ năm 2017 đến nay kinh tế Khánh Vĩnh có sự chuyển hướng và phát triển khởi sắc. Tổng sản lượng lương thực năm 2019 đạt 5.165 tấn, bằng 94,4% so với kế hoạch đề ra và bằng 97,4% so với năm 2018.26 Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch từ sản xuất cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung về trồng trọt, chăn nuôi; ứng dụng

khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Một số loại cây ăn quả đã được đưa vào trồng thực nghiệm, bước đầu đã phát huy hiệu quả, điển hình như cây bưởi da xanh, cây sầu riêng, cây xoài, cây mít. Bên cạnh đó, trong những năm qua, được sự đầu tư của Nhà nước, cộng với các nguồn vốn khác, huyện đã chú trọng đầu tư nhiều công trình, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống kênh mương nội đồng; hệ thống giao thông nông thôn... góp phần đáp ứng nhu cầu nước tưới cho vùng sản xuất lúa, vùng trồng cây công nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và tạo thuận lợi trong khâu thu hoạch, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.

Song song với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn cũng được huyện quan tâm đầu tư, phát triển nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thay đổi tập quán sản xuất, canh tác cho cư dân nông thôn. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, kiên cố, đáp


26 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của huyện Khánh Vĩnh

ứng điều kiện đi lại, học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao của người dân trong huyện. Cùng với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, các cuộc vận động, các phong trào thi đua được đẩy mạnh gắn với xây dựng gia đình văn hóa, thôn, xã văn hóa… đã thay đổi từng bước diện mạo nông dân, nông thôn ở Khánh Vĩnh.

Đến nay, 100% số xã được phủ sóng truyền thanh - truyền hình, có trạm y tế và hệ thống trường học từ mẫu giáo đến tiểu học, 99% số hộ dân ở nông thôn được sử dụng điện, gần 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; số hộ có phương tiện và các thiết bị hiện đại phục vụ sinh hoạt ngày càng nhiều. Số hộ giàu ở nông thôn tăng lên, số hộ nghèo giảm, cụ thể: Năm 2008 toàn huyện 2.538 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,7%, đến năm 2015 có 452 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ năm 5,1% và đến năm 2017 theo tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Khánh Vĩnh tăng lên khá cao, chiếm tỷ lệ 52,1%. Đến cuối năm 2019 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 3.194 hộ, giảm 1.007 hộ so với đầu năm, giảm 11,1% và vượt 21,3% so với kế hoạch được giao. Tổng thu ngân sách đạt 108,1 triệu đồng, thu ngoài quốc doanh đạt 65 tỷ đồng. Huyện cũng tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương, của tỉnh để từng bước hoàn thành việc xóa nhà tranh tre, nhà tạm cho hộ nông dân nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã còn khó khăn. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn, huyện cũng chú trọng đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2008, số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 2.018 người, chiếm tỷ lệ 12,2% so với lao động đang tham gia hoạt động kinh tế; đến năm 2017, số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 5.296 người, chiếm tỉ lệ 28,5% so với tổng số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế, tăng 3.278 người so với năm 2008. Đặc biệt, lần đầu tiên, huyện

Khánh Vĩnh đã xuất khẩu được lao động sang làm việc tại thị trường Ả rập Xê út.27

Nhiều hộ gia đình nông dân ở Khánh Vĩnh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây Bưởi da xanh. Mặt khác, để ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, huyện Khánh Vĩnh đã quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình hợp tác, liên



27 Đề án giảm nghèo bền vững huyện Khánh Vĩnh, giai đoạn 2018-2020

kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, số lượng, đầu ra và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 13 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, 01 Hợp tác xã nông nghiệp và hiện nay đang xúc tiến thành lập thêm 02 Hợp tác xã nông nghiệp khác. Huyện cũng kêu gọi các công ty trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay đã có một số công ty quan tâm và đầu tư trên địa bàn huyện như Công ty TNHH Nhật Minh, Công ty TNHH Nông nghiệp thương mại bền vững Diệp Châu, Công ty Cổ phần thủy sản Thông Thuận, Công ty Dược liệu Liên Sơn, Công ty cá Tầm Đà Lạt…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Nghị quyết tam nông trên địa bàn huyện còn một số khó khăn, hạn chế như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, quy mô còn nhỏ lẻ. Kinh tế một số xã vẫn mang nặng tính thuần nông; ngành nghề nông thôn, dịch vụ nông nghiệp phát triển còn chậm; kinh tế trang trại tuy có phát triển nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa thật sự là những nhân tố thúc đẩy nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mặt khác, đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường nên giá nông sản thường bấp bênh, không ổn định, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực trong từng giai đoạn, đến đời sống người nông dân, nhịp độ sản xuất và các đơn vị sản xuất kinh doanh gắn với nông nghiệp trên địa bàn huyện; một bộ phận người dân còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước

nên chưa tích cực trong việc phát huy nội lực để thoát nghèo28

2.3. Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh‌

Khánh Hòa

2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa‌

Huyện Khánh Vĩnh có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, đó là sự đa dạng của các di tích lịch sử cùng bề dày truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương với các phong tục truyền thống, những làn điệu dân ca, điệu múa, các lễ hội truyền thống của đồng bào; cùng với điều kiện thời

28 Đổi thay ở Khánh Vĩnh qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn-cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh (truy cập ngày 23/07/2019)

tiết ôn hòa, lý tưởng…. tất cả đã làm nên sự đa dạng, phong phú và mang đến những cảm giác mới lạ cho khách du lịch khi đến Khánh Vĩnh. Bên cạnh tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch, hoạt động du lịch ở huyện Khánh Vĩnh còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục và giải quyết. Thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Khánh Vĩnh chưa được khai thác hiệu quả. Đặc biệt hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái gắn với liền với du lịch cộng đồng vẫn chưa được chú trọng phát triển, chưa được đầu tư và khai thác đúng mức. Chưa khai thác triệt để và hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên cho phát triển du lịch. Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa phù hợp và chưa tương xứng với tài nguyên du lịch của địa phương.

Các điểm du lịch tại huyện Khánh Vĩnh mới chỉ tập trung khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn theo góc độ của du lịch sinh thái và lồng ghép vào đó các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, chứ chưa thật sự phát triển hoạt động du lịch cộng đồng. Cũng có điểm du lịch do người dân địa phương xây dựng nhưng cũng chủ yếu là du lịch sinh thái chứ chưa phải là du lịch cộng đồng, như điểm du lịch suối Lách – Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh là một ví dụ. Đây là điểm du lịch do Mà Giá, một già làng dân tộc Raglai đầu tư xây dựng, theo hình thức tự phát, manh mún, nhỏ lẻ với loại hình du lịch sinh thái, chứ chưa được đầu tư phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, nên tiềm năng phát triển du lịch của Khánh Vĩnh vẫn chưa được khai thác hiệu quả;

Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh chưa chú trọng phát triển, các hoạt động du lịch chỉ là tự phát chưa được chính quyền địa phương quan tâm và có định hướng phát triển đúng đắn.

Điều kiện đi lại đến các điểm du lịch còn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, hệ thống đường giao thông chưa được nâng cấp, gây khó khăn cho việc tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Hệ thống lưu trú, nhà nghỉ cho khách du lịch chưa được xây dựng theo quy hoạch, hoạt động khai thác du lịch mới chỉ dừng lại ở việc tham quan, vui chơi, giải trí, các hoạt động team buding…. diễn ra trong ngày, chưa khai thác phát triển hệ thống nhà nghỉ để khách du lịch có thể hòa vào

cuộc sống của đồng bào. Có thể nói du lịch Khánh Vĩnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, nhưng tiềm năng thế mạnh đó vẫn chưa được khai thác hiệu quả và triệt để.

Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 khách du lịch và 50 nhân viên làm trong lĩnh vực du lịch tại các điểm du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, đồng thời tác giả cũng tiến hành phỏng vấn người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch để lấy ý kiến đóng góp, làm căn cứ cho đề tài. Qua quá trình thu thập và xử lý kết quả khảo sát khách du lịch và nhân viên du lịch và người dân địa phương, có thể đánh giá như sau. Đa số những người được khảo sát và phỏng vấn đánh giá phát triển du lịch cộng đồng rất cần thiết đối với huyện Khánh Vĩnh.

Khách du lịch

Nhân viên du lịch

Rất cần thiết – 60%

Cần thiết – 30%

Bình thường 10%

Không cần thiết – 0%

Rất cần thiết – 70%

Cần thiết – 20%

Bình thường 10%

Không cần thiết – 0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 9

Biểu đồ 2.3.1.1 Biểu đồ về sự cần thiết phát triển du lịch cộng đồng ở Khánh Vĩnh‌

(Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019)

Thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Khánh Vĩnh chưa được khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch cộng đồng. Việc khai thác các tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của huyện, chưa khai thác triệt để các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, hoạt động phát triển du lịch chưa gắn với quy hoạch, thiếu định hướng lâu dài, chưa được chính quyền chú trọng đầu tư khai thác.

Hiện tại trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng có các điểm du lịch đã và đang được khai thác, đưa vào hoạt động như: Khu du lịch Yang Bay, khu An Tim (xã Khánh Phú); khu suối khoáng nóng Nhân Tâm (xã Khánh Hiệp); khu du lịch Mà Giá (xã Giang Ly). Tuy nhiên trong 4 điểm du lịch này, chỉ có điểm du lịch Yang Bay được Tổng công ty du lịch Khánh Việt đầu tư khá quy mô, nên thu hút được

một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng; đồng thời giải quyết được nhiều lao động cho địa phương. Phần lớn nhân viên làm việc tại khu du lịch Yang Bay là đồng bào dân tộc của huyện, một số ít là người Kinh sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh. Mặc dù được đầu tư khá quy mô nhưng hoạt động du lịch tại Yang bay chủ yếu là du lịch sinh thái kết hợp với biểu diễn nhạc cụ dân tộc, giao lưu văn hóa với khách du lịch. Các điểm du lịch còn lại đều do tư nhân tự đầu tư nên còn rất hoang sơ. Hầu hết các điểm du lịch chỉ mới tận dụng được lợi thế về thiên nhiên như: suối nước, vườn đồi, mỏ nước khoáng nóng để khai thác du lịch; còn các yếu tố như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở lưu trú, tuyến du lịch đều chưa được đầu tư. Điển hình như khu du lịch An Tim, do ông Huỳnh Thanh Tâm phụ trách, rộng 10ha nhưng cũng chỉ tận dụng vườn cây, ao cá và dựng thêm chòi nghỉ, nhà hàng để thu hút khách. Tuy nhiên lượng khách đến đây rất ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu dã ngoại của giáo viên và học sinh vào những dịp cuối tuần.

Điểm du lịch khác là suối Lách –Yang Ly do Mà Giá, một già làng người Raglai đầu tư khai thác. Điểm du lịch tận dụng dòng chảy của suối nước, dựng thêm chòi để khách thuê nghỉ ngơi, vui chơi vào những dịp cuối tuần, ngày lễ. Các chòi nghỉ được dựng đơn sơ bằng tre, nứa, chưa được đầu tư bài bản, được phục vụ ăn tại chòi khi khách có yêu cầu.

Từ thực trạng khai thác du lịch có thể nhận định, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh chủ yếu là những điểm du lịch nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiếu sự đầu tư nên chưa đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Do vậy, phát triển du lịch cộng đồng thật sự rất cần thiết đối với huyện Khánh Vĩnh.

Đa số khách du lịch và nhân viên du lịch được hỏi đều nhận định, ấn tượng đối với họ khi đi du lịch tại Khánh Vĩnh chính là hoạt động biểu diễn văn nghệ, nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Chính hoạt động của cộng đồng là yếu tố thu hút khách đến du lịch tại Khánh Vĩnh. Hoạt động văn hóa nghệ thuật của người dân địa phương thu hút được số lượng lớn khách du lịch muốn khám phá và trải nghiệm văn hóa địa phương.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí