Giải Pháp Về Hỗ Trợ Cộng Đồng Địa Phương

dân nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm đối với hoạt động phát triển du lịch cộng

đồng tại huyện Khánh Vĩnh;

Huyện Khánh Vĩnh có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể mang đậm nét đặc trưng như lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới, lễ hội tung còn…, cùng với các loại nhạc cụ dân tộc như mã la, đinh năm, đinh chót, chapi…; những làn điệu dân ca Raglai, then của dân tộc Tày…, điều đáng tiếc là các giá trị văn hóa này đang dần bị mai một. Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn văn hóa truyền thống với việc phát triển du lịch. Các cấp, ngành cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác văn hóa dân gian để phát triển du lịch;

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ và đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống đường giao thông liên huyện. Đồng thời, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch. Chính quyền cần có những chính sách, đầu tư cho các điểm du lịch mới của huyện như Yang Ly, An Tim, Thác Mấu …phát triển du lịch cộng đồng. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia làm kinh tế, phát triển du lịch;

Có chính sách phát triển dịch vụ dụ lịch gắn với quy hoạch xây dựng các điểm du lịch, tour du lịch và đô thị nhằm phát triển đồng bộ và bền vững. Trong kế hoạch phát triển tổng thể huyện Khánh Vĩnh, địa phương đã xác định du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp sạch, tham quan vườn cây ăn trái là các sản phẩm du lịch chủ yếu của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Có chính sách quy hoạch các điểm du lịch, tour du lịch theo hướng phát triển phù hợp với điều kiện của từng điểm du lịch như:

- Các điểm du lịch sinh thái gồm: Khu du lịch công viên sinh thái thác Yang Bay (Khánh Phú), suối khoáng nóng Khánh Thành, thác Ziông (xã Khánh Trung), suối khoáng nóng Khánh Hiệp (xã Khánh Hiệp), Suối Mẫu, Đá Dài (xã Khánh Thượng), khu du lịch tiếng Đá, Suối Lách, thác Yang Ly (xã Giang Ly), điểm du

lịch sinh thái Hòn Giao, điểm dừng chân Bến Lội ven đường đèo Khánh Lê - Lâm

Đồng (xã Sơn Thái);

- Du lịch cộng đồng: Huyện Khánh Vĩnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như đồng bào T’ring, Raglai, Êđê... đã tạo nên một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương như: Nghề rèn, đan gùi,... Với lợi thế là rừng nguyên sinh có nhiều sông, suối tự nhiên, khí hậu mát mẻ, giao thông thuận tiện cho việc đi lại để tổ chức các cuộc picnic, cắm trại, tham quan và nghỉ dưỡng... là điều kiện lý tưởng kết hợp các tour du lịch sinh thái với du lịch văn hóa để khám phá phong tục, tập quán và con người nơi đây;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

- Du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp: Trên địa bàn Khánh Vĩnh hiện nay có nhiều vườn cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc sản: Xoài Úc, bưởi da xanh, sầu riêng, mít nghệ... tại địa bàn các xã Sông Cầu, Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Phú, thị trấn Khánh Vĩnh... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các tour du lịch kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

3.1.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực du lịch‌

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 12

Trong thời gian tới để phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, cần có kế hoạch, xây dựng chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực, ưu tiên đối với người dân địa phương; thu hút đội ngũ lao động có trình độ chuyên ngành về du lịch tại các trường dạy nghề về làm việc tại địa phương. Chú trọng công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn là đồng bào dân tộc;

Huyện Khánh Vĩnh tập trung rất đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, số lượng lao động được qua đào tạo về du lịch còn ít. Do điều kiện kinh tế đồng bào còn nhiều khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn nên số lượng lao động có điều kiện học nghề còn ít, chưa được đào tạo bài bản về du lịch. Do đó, cần tổ chức bồi dưỡng kiến thức về du lịch, mở những khóa đào tạo về du lịch cộng đồng cho chính đồng bào dân tộc để trở thành những hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Tập huấn kiến thức về du lịch và tâm lý khách, kỹ năng về phục vụ khách; nâng cao ý thức chấp hành quy định tại điểm du lịch, ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số khi khai thác, đầu tư phát triển hoạt động du lịch tại địa phương.

Cần có chính sách nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho lao động nông thôn, kế hoạch đến năm 2020 sẽ tiếp tục mở những lớp đào tạo nghề thường xuyên và sơ cấp cho một lượng lớn lao động nông thôn là đồng bào dân tộc tại địa phương;

Xây dựng cơ cấu lao động đến năm 2020 đạt mục tiêu phát triển theo hướng ngành nghề nông nghiệp chiếm 61,6%, phi nông nghiệp chiếm 38,4%, đến năm 2030: Nông nghiệp chiếm 35,6%, phi nông nghiệp chiếm 64,4%. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40,5% vào năm 2025 và trên 50% vào năm 2030. Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân mỗi năm là 500 - 700 người theo đề án phát triển tổng thể của huyện;

Khuyến khích và mở rộng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, đặc biệt là ngành nghề phi nông nghiệp để phù hợp với đề án phát triển du lịch của địa phương. Đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ nhất là đồng bào dân tộc thiểu số học các nghề về du lịch. Tiếp tục phối hợp với Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn năng lực.

3.1.3. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch‌

Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cấp hệ thống đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh; xây dựng các nhà văn hóa để lưu trữ, trưng bày các hiện vật có giá trị như các nhạc cụ truyền thống của dân tộc, trang phục, mô hình các ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tôc thiểu số tại huyện phục vụ cho công tác bảo tồn, là nơi tham quan, thu hút khách để phát triển kinh tế;

Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống dân tộc. Các hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan giọng hát hay, hội thi tuyên truyền di sản văn hóa, giao lưu các làng văn hóa… luôn có sự khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham gia, thể hiện những tiết mục mang màu sắc văn hóa truyền thống;

Có chính sách nghiên cứu bảo tồn giữ gìn và phục dựng lại các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân văn hóa bởi hiện nay, phần lớn các nghệ nhân đều đã cao tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; cần bố trí đúng và đủ số lượng cán bộ làm công tác văn hóa ở cấp huyện, cấp xã để có thể đảm đương hiệu quả nhiệm vụ; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình;

3.1.4. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương‌

Tổ chức phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Vĩnh; tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch để nâng cao nhận thức và thấy được lợi ích mà du lịch cộng đồng mang lại cho địa phương;

Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương; phát triển mô hình du lịch như: mô hình du lịch homestay; mô hình du lịch sinh thái; mô hình du lịch nhà vườn…

Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã nối liền các điểm du lịch đang bị xuống cấp, nhiều đoạn bị hư hại, sạt lở vào mùa mưa ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của huyện. Vì vậy cần nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ nối liền các điểm du lịch của huyện tạo thành tour du lịch hấp dẫn thu hút khách. Nâng cao chất lượng dạy và học đối với vùng dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt nghề phi nông nghiệp;

Giai đoạn từ 2020 đến 2025 hoàn thiện hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, phát triển du lịch sinh thái Đồi Thông gắn liền với du lịch ven sống Khế. Xây dựng các khu điểm du lịch theo quy hoạch xây dựng huyện Khánh Vĩnh phát triển kinh tế huyện theo hướng dịch

vụ-du lịch. Năm 2020 xây dựng mới một bến xe tại trung tâm huyện (trên trục đường Cầu Lùng - Khánh Lê, đoạn qua thị trấn Khánh Vĩnh) với diện tích 1,83 ha. Đối với các khu du lịch lớn (Yang Bay, Giang Ly, Khánh Hiệp), quy hoạch mỗi khu một bến xe du lịch với quy mô khoảng 7.000 đến 10.000 m2

Có chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản xuống còn 24,5%, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ 45%, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 30,5%. Đến năm 2030 tỷ trọng các ngành như sau: Nông, lâm, thủy sản 20%, dịch vụ 47,5% và công nghiệp 32,5%

3.1.5. Giải pháp về liên kết ngành, vùng‌

Quy hoạch các điểm du lịch, tour du lịch, liên kết với các công ty du lịch xây dựng tour du lịch mới liên kết vùng du lịch trọng điểm Nha Trang đến các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch homestay của huyện Khánh Vĩnh để thu hút khách du lịch;

Liên kết với các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các công ty lữ hành của Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh … để phát triển du lịch trên địa bàn huyện;

Quy hoạch các điểm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng bao gồm: khu du lịch Yang Bay, suối khoáng nóng Khánh Thành, khu du lịch Tiếng Đá- suối Lách-thác Yang Ly (xã Giang Ly), điểm du lịch Hòn Giao, điểm dừng chân ven đường đèo Khánh Lê-Lâm Đồng (xã Sơn Thái);

Xây dựng tour du lịch văn hóa, huyện Khánh Vĩnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như đồng bào Raglai, Ê đê, T’Rin, Tày, Nùng, Mường…đã tạo nên một nền văn hóa truyền thống cho địa phương như nghề rèn, đan gùi kết hợp với tài nguyên du lịch thiên nhiên, khí hậu mát mẻ, hệ thống giao thông thuận tiện để xây dựng các tour du lịch sinh thái với du lịch văn hóa;

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh hiện nay có rất nhiều vườn cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, xoài Úc, bưởi da xanh…tại các địa bàn như Khánh Trung, Khánh Nam, Khánh Phú, thị trấn Khánh Vĩnh. Tạo

điều kiện thuận lợi để xây dựng tour du lịch sinh thái kết hợp với sản xuất nông nghiệp, tour du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện;

Liên kết với các địa phương khác trong địa bàn tỉnh hoặc các huyện lân cận của tỉnh giáp ranh trong việc quảng bá du lịch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch, các chương trình du lịch để cung cấp những sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt;

Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp lữ hành xây dựng những chương trình du lịch mới nối kết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với huyện Khánh Vĩnh, cũng như nối kết điểm du lịch của huyện Khánh Vĩnh với các điểm du lịch của tỉnh giáp ranh;

Tập trung nâng cao, xây dựng và sửa chữa các tuyến đường nối các tuyến điểm du lịch của huyện Khánh Vĩnh với các vùng lân cận như huyện Diên Khánh, Thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm, Đà Lạt, Đắk Lắk…để hình thành các chương trình liên kết phong phú, đa dạng;

* Bên cạnh những giải pháp kể trên, huyện Khánh Vĩnh có những giải pháp quy hoạch phát triển kinh tế theo từng vùng dựa vào đặc điểm tự nhiên và văn hóa của từng vùng;

Huyện Khánh Vĩnh thúc đẩy nhanh quy hoạch phát triển bốn tiểu vùng kinh tế của huyện như:

Tiểu vùng 1 bao gồm thị trấn Khánh Vĩnh và các xã lân cận (Khánh Trung, Khánh Nam, Cầu Bà). Trong đó thị trấn Khánh Vĩnh đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, vì đây là nơi tập trung phát triển ngành thương mại-dịch vu lớn nhất huyện, xã Khánh Trung là nơi phát triển về du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Xã Khánh Nam và Cầu Bà tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp với sản xuất nông nghiệp, vườn cây ăn trái.

Tiểu vùng 2: Gồm các xã Khánh Đông, Khánh Hiệp và Khánh Bình tập trung phát triển ngành chế biến lâm nghiệp, sản xuất đồ gỗ.

Tiểu vùng 3: gồm xã Liên Sang và các xã lân cận như Sơn Thái, Giang Ly, Khánh Thượng, tập trung phát triển dịch vụ du lịch và lâm nghiệp. Trong đó khu du

lịch Giang Ly, điểm dừng chân Bến Lội sẽ phát triển hệ thống nhà hàng khu vực

chân đèo Đà Lạt.

Tiểu vùng 4: gồm xã Khánh Phú và các xã lân cận sẽ tập trung phát triển du lịch cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Trong đó, khu du lịch Yang Bay đóng vai trò chủ đạo trong phát triển du lịch.

3.1.6. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch‌

Huyện Khánh Vĩnh cần có chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch hợp lý gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường; phát triển du lịch có trách nhiệm. Đồng thời nâng cao ý thức về du lịch cho các cấp, ngành của địa phương và người dân; đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc xây dựng hình ảnh du lịch của huyện Khánh Vĩnh;

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hàng năm tổ chức các hội chợ thương mại du lịch để doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện có điều kiện tham gia giới thiệu các sản phẩm du lịch, sản phẩm truyền thống mang đậm nét đặc trưng của địa phương;

Mặt khác, huyện Khánh Vĩnh nên tham gia tích cực các hoạt động quảng bá du lịch do tỉnh tổ chức như hội chợ thương mại du lịch hoặc các chương trình du lịch trong khuôn khổ Festival Biển để qua đó giới thiệu về du lịch Khánh Vĩnh đến khách du lịch. Thông qua hội chợ thương mại du lịch để xây dựng và nâng cao hình ảnh của du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh trên tỉnh, có thể vươn xa hơn ra khu vực để thu hút khách du lịch và huy động vốn đầu tư vào khu, điểm du lịch tại huyện Khánh Vĩnh;

3.2. Một số kiến nghị‌

Để du lịch cộng đồng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của địa phương giúp xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tố đẹp của địa phương; góp phần phát triển kinh tế và xã hội, tác giả có một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý địa phương; cộng đồng địa phương; và công ty du lịch cụ thể như sau:

3.2.1. Đối với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương

Cần có những chính sách quy hoạch theo từng vùng kinh tế, từng khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc. Xây dựng các tiểu vùng phát triển kinh tế chủ đạo theo điều kiện đặc trưng riêng của từng vùng kinh tế để phát triển du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, huyện Khánh Vĩnh cần đề ra những biện pháp, chính sách đầu tư phát triển du lịch cộng đồng hợp lý để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, phục dựng các làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa truyền thống đang dần bị mai một;

Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân văn hóa, bởi hiện nay, phần lớn các nghệ nhân đều đã cao tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình.

Có chính sách khuyến khích người dân địa phương làm du lịch và tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành du lịch; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên làm du lịch, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách tại các điểm du lịch;

Mặt khác, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển du lịch, đặc biệt là nhứng điểm du lịch tự phát của người dân như điểm du lịch Giang Ly, điểm du lịch An Tim … thành điểm du lịch cộng đồng; cần có chính sách quy hoạch và phát triển thành khu du lịch, điểm du lịch theo khu vực phân bổ tài nguyên du lịch;

Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường liên thôn, liên xã; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cụ thể cho từng khu vực, từng địa bàn dân cư;

Mặt khác, chính quyền cần quan tâm đầu tư, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương thông qua những hoạt động du lịch;

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí