Bảng Phân Tích Swot Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Khánh Vĩnh

manh mún, nhỏ lẻ chưa được chính quyền địa phương hỗ trợ, đầu tư xây dựng. Hệ thống đường giao thông đến những điểm du lịch này chưa được nâng cấp, việc đi lại của khách du lịch gặp rất nhiều khó khăn, chưa có chính sách quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương; công tác quản lý còn yếu kém cũng như hoạt động của các đối tác kinh doanh chưa thực sự hiệu quả phần nào đã làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.

Thiết nghĩ, để hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh phát triển cần thực hiện trong khoảng thời gian dài, cần sự nỗ lực của các cấp ngành và địa phương trong việc định hướng và phát triển du lịch đúng đắn để hoạt động du lịch thực hiện đúng lợi ích mà nó mang lại cho địa phương.

Để đánh giá đầy đủ về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích SWOT đối với hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện.

Điểm mạnh (Strength)

S1: Là điểm dừng chân của khách khi đến Đà Lạt thông qua tuyến quốc lộ 27C (Khánh Lê-Lâm Đồng).

S2: Khí hậu trong lành, mát mẻ và cảnh quan tự nhiên đẹp hoang sơ, chưa bị khai thác ồ ạt.

S3: Là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Raglai, Ê đê, T’rin, Tày, Nùng, Mường…

S4: Chính quyền địa phương nhận thức được lợi ích của hoạt động du lịch cộng đồng đối với việc phát

triển kinh tế xã hội của địa phương.

Điểm yếu (Weaknesses)

W1: Hệ thống đường giao thông nội huyện chưa được đầu tư, nâng cấp, đường nội tỉnh đã xuống cấp.

W2: Công tác phát triển du lịch chưa được chú trọng đầu tư

W3: Công tác quảng bá du lịch huyện còn hạn chế.

W4: Sản phẩm, dịch vụ du lịch nghèo nàn, chất lượng dịch vụ còn hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 11


Cơ hội (Opportinuties)

O1: Du lịch cộng đồng đã và đang trở thành xu thế phát triển của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển

O2: Một số mô hình du lịch cộng đồng trong nước đã gặt hái được nhiều thành công, đem lại lợi ích xóa đói giảm nghèo cho địa phương phát triển du lịch.

O3: Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú.

O4: Tình hình an ninh, chính trị của Khánh Hòa ổn định, thu hút khách du lịch.

Thách thức (Threat)

T1: Tính hỗ trợ, liên kết giữa các ngành nghề của huyện chưa cao.

T2: Một số mô hình du lịch cộng đồng trong nước gặt hái được nhiều thành công nên đã để lại ấn tượng sâu sắc, dễ so sánh và đánh giá giữa các điểm du lịch cộng đồng với nhau.

T3: Loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của địa phương đang dần bị mai một.

T4: Tình hình phát triển du lịch của địa phương chưa được định hướng phát triển đúng đắn.

T5: Địa phương chưa chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, mới chỉ phát triển loại hình du lịch sinh thái.

T6: Là điểm đến mới, nên dễ bị cạnh tranh với những điểm du lịch cộng đồng

nổi tiếng của Đà Lạt

Bảng 2.3.1.3 Bảng phân tích SWOT hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Vĩnh

2.3.2. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng miền núi Khánh Vĩnh với khu vực đồng bằng Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam‌

Khánh Vĩnh được ưu đãi cho nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và kỳ thú, các giá trị văn hóa địa phương hấp dẫn, lại nằm giữa hai thành phố du lịch Nha Trang và Đà Lạt. Cùng với hệ sinh thái rừng đa dạng, có nhiều loại động, thực vật phong phú, Khánh Vĩnh là địa điểm lý tưởng để xây dựng những khu DLST núi rừng. Với đặc điểm là huyện có khá đông đồng bào dân tộc sinh sống, Khánh Vĩnh có điều kiện để xây dựng những khu DLCĐ và kết hợp với DLST. Hiện tại, trên địa bàn

huyện cũng đã có một vài điểm du lịch, khu du lịch được đầu tư xây dựng, chủ yếu là khu du lịch sinh thái núi rừng. Đó là Công viên Yang Bay - Ho Cho (xã Khánh Phú), Đồi thông (thị trấn Khánh Vĩnh), suối khoáng nóng Khánh Thành (xã Khánh Thành), thác Ziông (xã Khánh Trung), suối khoáng nóng Khánh Hiệp (xã Khánh Hiệp), suối Mấu, Đá Dài (xã Khánh Thượng), thác Yang Ly, khu du lịch Giang Ly (xã Giang Ly). Bên cạnh đó, huyện Khánh Vĩnh còn có điều kiện khí hậu ôn hòa, không có các hiện tượng thời tiết tiêu cực như sương muối, gió nóng. Đặc biệt, tại những nơi có độ cao từ 1.000m, còn có sương mù đây là điểm đặc biệt về thiên nhiên của huyện Khánh Vĩnh so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Huyện Khánh Vĩnh còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đó là sự đa dạng của các di tích lịch sử, cùng bề dày văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương với các điệu dân ca, điệu múa, các lễ hội, nghề thủ công như: đan gùi, làm nỏ, dệt vải... Ngoài ra, Khánh Vĩnh còn có một lợi thế khác về vị trí địa lý thuận lợi, là điểm nối giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng Nha Trang và Đà Lạt với tuyến đường Khánh Lê - Lâm Đồng tuyệt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của hai địa phương, hai thành phố du lịch nổi tiếng, rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang- Đà Lạt và ngược lại. Khách du lịch có thể đi xe máy từ Nha Trang –Đà Lạt và ngược lại một cách dễ dàng và thuận tiện. Là điểm trung gian nối giữa Nha Trang và Đà Lạt nên huyện Khánh Vĩnh có điều kiện để phát triển kinh tế, người dân sinh sống khu vực đường Khánh Lê –Lâm Đồng có điều kiện để phát triển kinh tế, việc đi lại, buôn bán hàng hóa cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ khi cung đường Khánh Lê- Lâm Đồng được xây dựng không chỉ thuận tiện cho việc di chuyển từ Nha Trang – Đà Lạt và còn rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ Nha Trang –Khánh Vĩnh, nếu như trước đây di chuyển từ Nha Trang-Khánh Vĩnh mất gần 3 giờ đồng hồ và Nha Trang-Đà Lạt mất 1 ngày thì giờ đây di chuyển từ Nha Trang – Khánh Vĩnh chỉ mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển bằng ô tô và thời gian di chuyển từ Nha Trang- Đà Lạt chỉ còn 4 giờ đồng hồ. Đặc biệt tuyến đường Khánh Lê- Lâm Đồng là cầu nối và Khánh Vĩnh sẽ là nơi hội tụ các chuyến tham quan du lịch từ Thành phố Đà Lạt đến vùng đồng bằng Khánh Hòa và ngược lại.

Ngoài ra, Khánh Vĩnh cũng là điểm trung gian giữa Nha Trang - Đắk Lắk nếu đi theo Tỉnh lộ 8. Là cầu nối giữa tỉnh Khánh Hòa với khu vực miền núi Tây Nguyên, giúp cho việc di chuyển, đi lại giữa khu vực miền núi Tây Nguyên và thành phố Nha Trang được thuận tiện, tạo điều kiện để phát triển du lịch, giao thương buôn bán hàng hóa giữa hai tính Khánh Hòa và Đắk Lắk được mở rộng. Đồng thời đây cũng là cơ hội để giới thiệu và giao lưu văn hóa giữa đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Đắk Lắk và cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh nói riêng và cư dân tỉnh Khánh Hòa nói chung được xích lại gần nhau hơn. Đối với các tuyến du lịch nội tỉnh: Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh theo đường 23/10 nối liền đoạn đường Khánh Lê- Lâm Đồng; Vạn Ninh - Ninh Hòa - Khánh Vĩnh theo tuyến quốc lộ 1A rất phù hợp cho những chuyến du lịch “đổi gió” của khách du lịch địa phương vào mỗi dịp cuối tuần và nghỉ lễ để tìm về với thiên nhiên hoang sơ của núi rừng và hòa mình vào tiếng cồng chiêng, điệu múa, tiếng đàn của người đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho việc đi lại giữa các huyện trong địa bàn tỉnh được thuận lợi và dễ dàng. Khoảng cách giữa khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa và khu vực đồng bằng được thu hẹp, người dân đi lại được dễ dàng, xây dựng được nhiều tour du lịch mới, độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.

Khánh Vĩnh còn là cầu nối giữa khu vực Trung Bộ với nét văn hóa của đồng bào dân tộc tại địa phương với đồng bào dân tộc đang sinh sống ở địa phương khác. Điển hình như phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Ê đê ở Khánh Vĩnh gần giống với phong tục của đồng bào Ê đê ở khu vực Tây Nguyên, và khu vực Bình Định tuy nhà dài của người Ê đê ở Khánh Vĩnh có nét đặc trưng riêng khác với nhà của người Chăm hay các cư dân khác ở Tây Nguyên. Đây là điểm khác biệt thu hút khách du lịch tìm hiểu và khám phá văn hóa các dân tộc.

Có thể nói DLCĐ ở khu vực miền núi Khánh Hòa có mối quan hệ mật thiết với khu vực đồng bằng Khánh Hòa, nó làm phong phú thêm các chương trình tour du lịch, tạo ra những điểm mới trong tour du lịch, đồng thời giúp phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Tìm hiểu về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số còn là điểm

thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá nét mới lạ, đặc trưng về văn hóa đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Du lịch cộng đồng tại miền núi Khánh Hòa không chỉ mang lại lợi ích cho khu vực đồng bằng Khánh Hòa mà còn là cầu nối với khu vực Tây Nguyên và Trung bộ do những nét văn hóa tương đồng và khác biệt trong văn hóa của một tộc người cùng sinh sống tại nhiều địa phương khác nhau. Chính những nét khác biệt này đã làm giàu thêm nét văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực miền núi Khánh Hòa, Tây Nguyên và khu vực Trung Bộ, giúp cho các tộc người xích lại gần nhau hơn và là cơ hội giao lưu văn hóa truyền thống, thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, và các khu vực trong cả nước.

2.3.3. Triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa‌

Qua quá trình khảo sát thực địa hoạt động du lịch tại huyện Khánh Vĩnh, người dân địa phương và qua số liệu khảo sát thực tế khách du lịch có thể đi đến những nhận định như sau.

Huyện Khánh Vĩnh là huyện miền núi, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng; có nền văn hóa đậm chất truyền thống dân tộc của địa phương và là nơi có đông đồng bảo dân tộc thiểu số sinh sống nhất tại tỉnh Khánh Hòa. Với các điều kiện như vậy, huyện Khánh Vĩnh có triển vọng rất lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Hiện nay cũng đã có một vài điểm du lịch phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, tuy nhiên mới chỉ là tự phát và rải rác khắp xã trong huyện như Giang Ly, Khánh Phú, Khánh Thượng nhưng chưa có quy hoạch cụ thể thành từng khu vực, từng vùng du lịch, chưa được chú trọng đầu tư phát triển với quy mô rộng. Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Khánh Vĩnh có lợi thế để phát triển du lịch, có đầy đủ điều kiện để có thể phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Huyện Khánh Vĩnh hiện nay đang có sự chuyển mình rất lớn về điều kiện kinh tế, đời sống nhân dân cũng nâng cao. Tại một số xã của huyện Khánh Vĩnh, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được nâng cấp và sửa chữa để phục vụ cho nhu

cầu của người dân địa phương, một số xã của huyện Khánh Vĩnh đã xây dựng thành công nông thôn mới theo đề án phát triển của chính phủ. Người dân địa phương, đặc biệt là con em dân tộc đồng bào thiểu số đã được đào tạo nghề nông thôn, đào tạo về nghề du lịch tại những trường nghề của địa phương và tỉnh đã mang lại nguồn nhân lực mới, dồi dào có trình độ cao phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch của địa phương trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng đã biết cách khai thác tài nguyên du lịch cùa huyện để phát triển du lịch. Ngoài những khu, điểm du lịch đã hình thành và phát triển trước đó như Yang Bay, Yang Ly thì hiện nay huyện Khánh Vĩnh cũng đã có thêm những địa chỉ du lịch mới do người dân địa phương thiết kế và tạo dựng nên như điểm du lịch Suối Mấu- Thác Bầu, Suối Đá Trãi, Suối Lách, Chiến khu Hòn Dữ cũng là những điểm du lịch mới thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng gắn liền với khám phá văn hóa đặc sắc của địa phương.

Có thể nói với đặc điểm thiên nhiên và văn hóa, huyện Khánh Vĩnh có đủ điều kiện và triển vọng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, có đủ tiềm năng để phát triển trong tương lai không xa.

Tiểu kết chương 2‌

Khánh Hòa còn được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật quý hiếm của núi rừng đó chính là trầm hương, tập trung chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, đặc biệt là huyện miền núi Khánh Vĩnh. Đây là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Raglai, Ê đê, Cơ ho, Tày, T’Rin…. Mỗi tộc người có một nền văn hóa khác nhau nhưng cùng sinh sống đoàn kết và cùng nhau xây dựng Khánh Vĩnh phát triển ngày càng vững mạnh về kinh tế -xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch.

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Khánh Vĩnh. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mang đậm truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc, huyện Khánh Vĩnh có đủ điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Chỉ có phát triển du lịch mới tạo được đột

phá để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để phát triển huyện Khánh Vĩnh trong tương lai.

Thông qua hoạt động du lịch, các dân tộc thiểu số được xích lại gần nhau hơn, tạo ra sự kết nối đoàn kết giữa các dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đồng thời, phát triển du lịch cộng đồng còn giúp huyện Khánh Vĩnh giải quyết được vấn đề lao động, an sinh giáo dục, giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực với đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Có thể nói, tiềm năng du lịch cộng đồng ở miền núi Khánh Vĩnh chưa được đầu tư, khai thác đúng mức. Do vậy, trong thời gian đến, huyện Khánh Vĩnh nên xem xét thực hiện chính sách đầu tư để khai thác, phát huy tiềm năng sẵn có này giúp miền núi có thêm điều kiện để xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh tốc độ kiến thiết xây dựng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch với đồng bằng.

Du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh có đủ điều kiện để phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai, theo đề án phát triển kinh tế- xã hội huyện Khánh Vĩnh đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA

3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng‌

3.1.1. Giải pháp về quản lý‌

Tăng cường công tác tuyên truyền định hướng, có những chính sách về xúc tiến và quảng bá du lịch;

Chính quyền địa phương cần quan tâm định hướng phát triển những sản phẩm du lịch cộng đồng gắn liền với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số: khai thác những giá trị văn hóa nghệ thuật, biểu diễn nhạc cụ dân tộc (Mã la, đàn chapi, đàn đá…), nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, cần có chính sách định hướng, phát triển những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của cư dân địa phương, tham quan những vườn cây ăn trái đặc trưng của địa phương như mít, sầu riêng, bưởi da xanh;

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách tuyên truyền, vận động người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện. Quan tâm, đầu tư phát triển những điểm du lịch còn hoang sơ (Thác Mấu, suối Lách, suối Mơ…) để phát triển du lịch. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng đối với những điểm du lịch do người dân thành lập như khu du lịch Yang Ly, khu du lịch An Tim để mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng đến với du khách;

Để làm được điều đó, huyện Khánh Vĩnh vận động đồng bào tham gia những lớp học đào tạo nghề cho người dân địa phương theo đề án của chính phủ. Mở lớp đào tạo về du lịch cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vì chính họ sẽ là người cung cấp sản phẩm du lịch cộng đồng đến với khách du lịch;

Phối hợp với các cơ sở giáo dục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng du

lịch cho cộng đồng địa phương; bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng để người

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí