môi trường ngày càng tăng do số lượng cây xanh bị chặt phá nhiều để làm du lịch; hệ thống xử lý nước thải chưa được thực hiện một cách khoa học18.
Tiểu kết chương 1
DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương và do người dân địa phương khai thác và quản lý.
Có thể nói du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đặc trưng của loại hình du lịch này là cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, là người trực tiếp quản lý, tổ chức và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ được áp dụng ở các quốc gia đang phát triển với mục đích xóa đói giảm nghèo mà còn là xu hướng phát triển chung của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong xu thế phát triển du lịch hiện nay.
Phát triển du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển mới của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch cộng đồng đã giúp cho nhiều vùng, địa phương có điều kiện khó khăn về kinh tế đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành một điểm sáng trong phát triển du lịch của cả nước.
18 http://nhasanmaichau.com/diem-sang-du-lich-cong-dong-o-mai-chau
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Du Lịch Cộng Đồng
- Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Một Số Mô Hình Thực Tiễn Về Du Lịch Cộng Đồng Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới
- Báo Cáo Ước Kết Quả Hoạt Động Du Lịch Tháng 12/2019
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 8
- Thực Trạng Kinh Tế - Xã Hội Ở Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
2.1. Tổng quan về Khánh Hòa
2.1.1. Tổng quan về Khánh Hòa và du lịch Khánh Hòa
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ Đông. Mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa)
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông.
Về Hình dạng - diện tích
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km.
Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.
Về địa hình
Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở
ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á.
Về sông ngòi
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông. Các con sông lớn ở Khánh Hòa phải kể đến: sông Cái Nha Trang, sông Dinh (hay còn gọi là sông Cái Ninh Hòa), sông Tô Hạp (huyện Khánh Sơn).
Về khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C.
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
2.1.1.2. Lịch sử văn hóa xã hội
Nền văn hóa ở Khánh Hòa trải qua lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời và gắn với nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Khánh Hòa.
Khánh Hòa không chỉ được biết đến là vùng đất thiên thời địa lợi nhân hòa mà còn là vùng đất với những con người giản dị, phóng khoáng song cũng thật nghĩa tình, thủy chung. Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ quốc sử lớn ở nước ta thời Nguyễn còn ghi lại những nét đẹp về văn hóa của vùng đất và con người Khánh Hòa như sau: “Phong tục thuần hậu, tập quán quê mùa. Kẻ sĩ chất phác mà trầm tĩnh, nhân dân kiệm mà lành, quần áo dùng vải trắng, ít thích lòe loẹt. Dân ở ven biển làm nghề chài lưới, dân ở ven núi làm nghề cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm dệt cửi… phần nhiều đơn giản không chuộng xa hoa. Các việc đám cưới đám ma hay giúp đỡ lẫn nhau”.
Do những đặc điểm về địa lý tự nhiên và nhân văn, Khánh Hòa hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa núi rừng, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển - đảo dưới các dạng văn hóa vật thể (Tangible) và phi vật thể (Intangible) thật tiêu biểu và đặc sắc. Ở miền núi, được biết đến những bộ patau (đàn đá) Khánh Sơn nổi tiếng tìm được tại di chỉ Dốc Gạo, nơi được xác định là “công xưởng chế tác đàn đá thời tiền sử khổng lồ nhất ở Việt Nam”. Đây cũng là xứ sở của những Akhàt ter (thể loại kể chuyện bằng văn xuôi) và những Akhàtjucar (kể chuyện bằng lời hát) được gọi chung là những trường ca Raglai nổi tiếng.
Qua nhiều thế kỷ cộng cư và hòa cư, người Việt đã giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em để từ đó tạo nên một bản sắc văn hóa của chính mình, làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa truyền thống ở Khánh Hòa hôm nay ta sẽ nhận thấy có sự ảnh hưởng và đan xen những sắc thái về văn hóa giữa người Việt với người Chăm, người Raglai và với cả người Hoa, mà trong đó văn hóa của người Việt là chủ thể.
Do điều kiện và môi trường sống, cùng với các hình thức kinh tế, ngành nghề truyền thống lâu đời chi phối nên người Việt ở đồng bằng Khánh Hòa có cả một nền văn hóa đình làng, trong tổng thể của truyền thống văn hóa làng xã Việt Nam. Hệ văn hóa đình làng, chùa chiền, miếu mạo… dưới sắc thái văn hóa truyền thống của những người nông dân cần cù, chăm chỉ được biểu hiện qua các lễ hội Am Chúa, lễ hội Tháp Bà, lễ hội cúng đình, cúng tổ nghề…, qua nhiều thế kỷ vẫn tồn tại và ngày càng được tôn vinh trong chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, những cư dân sống bằng nghề biển không chỉ bảo lưu và gìn giữ được những truyền thống văn hóa biển - đảo với các lễ hội cúng đình - lăng, tín ngưỡng thờ cúng cá voi (Ông) cùng những điệu hò Bá Trạo… được kết hợp một cách hài hòa trong tín ngưỡng thờ Pô Nagar - Thiên Yana mà còn có một nền văn hóa yến sào thật đặc sắc… Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo cho Khánh Hòa có những đặc trưng văn hóa thật tiêu biểu và độc đáo.
Khánh Hòa còn là một trong những tỉnh có rất đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống với 32 dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, chiếm hơn 80% dân số Khánh Hòa. Dân tộc thiểu số lớn nhất là Raglai với 45.915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn và một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây). Tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk có khoảng 4.778 người Cơ- ho và 3.396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3.034 người tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (khoảng 2.000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông huyện Diên Khánh. Một nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1.058) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh. Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc chiếm 1 thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ... Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người
Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290 người.19
Khánh Hòa là địa danh thu hút nhiều du khách với những khu di tích chiến khu, căn cứ cách mạng. Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư chú trọng đến văn nghệ và nghệ thuật để phục vụ người dân và thu hút du khách; các đội chiếu bóng phục vụ ở những nơi hẻo lánh, miền núi hiểm trở. Hệ thống thư viện, các câu lạc bộ cũng phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng
Khánh Hòa có 11 di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia. Công tác bảo tồn, trùng tu bảo tàng và quản lý các khi di tích cũng được chú trọng, có nhiều đợt trưng bày quy mô lớn thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan. Công tác sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu văn hóa phi vật thể đã và đang tiếp tục được phát triển. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: sự nghiên cứu về chữ viết của người RaGlai, truyện cổ, trường ca và một số loại hình văn hóa dân gian có ảnh hưởng khác, bao gồm một số công trình được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá cao.
2.1.1.3. Văn hóa du lịch
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung, với đường bờ biển dài 385km với 200 hòn đào lớn nhỏ ven bờ và 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Với khí hậu ôn hòa, mát mẻ cùng với đường bờ biển dài, nước biển trong xanh làm cho cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Khánh Hòa có vịnh Nha Trang một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới với nhiều hòn đảo thiên nhiên đẹp, ngoài ra còn có khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới tại Hòn Mun, Hòn Tằm với những rạng san hô và quần thể sinh vật biển nguyên sơ đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến Khánh Hòa, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều loại hình du lịch đặc sắc, tạo dấu ấn cho du lịch Khánh Hòa.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-
19 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1nh_H%C3%B2a#D%C3%A2n_c%C6%B0
2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.
Ngành du lịch Khánh Hòa hiện nay đang rất phát triển với nhiều loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn như du lịch nghỉ dưỡng; du lịch săn bắn; du lịch leo núi; lặn biển ngắm san hô đặc biệt là du lịch biến đảo. Tuy nhiên những năm trở lại đây, loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch homestay, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch được ưa chuộng và phát triển mạnh tại Khánh Hòa. Đem lại nguồn lợi to lớn cho tình Khánh Hòa về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Ngoài du lịch biển đảo, du lịch Khánh Hòa còn được biết đến với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khám phá với tài nguyên du lịch hoang sơ, nguyên thủy mộc mạc. Khánh Hòa là một tỉnh khá đặc biệt vừa có huyện đồng bằng, vừa có huyện miền núi, vừa có huyện đảo, vừa có lợi thế phát triển du lịch biển đảo, vừa có thể phát triển du lịch núi. Trong đó, huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn được ví như Đà Lạt thứ hai với khí hậu mát mẻ, ôn hòa, dễ chịu cùng với đó là nét văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc với nhiều nhạc cụ độc đáo như đàn Chapi, đàn đá, đàn Mã la…, những danh thắng tự nhiên độc đáo, hấp dẫn như thác YangBay, thác Tà Gụ… đã tạo nên cho vùng đất Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nét đặc trưng chấm phá độc đáo. Khánh Hòa có khí hậu ôn hòa, mang tính chất của khí hậu đại dương cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, đặc biệt là sự đa dạng sinh học rừng như rừng nguyên sinh, rừng lồ ô, rừng lá kim, dương xỉ, phong lan…với nhiều loài động thực vật quý hiếm như vọoc, gấu, khỉ…đã tạo nên sự độc đáo trong du lịch Khánh Hòa.
Khánh Hòa còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị như đình, đền, chùa, tháp, miếu, thành còn tồn tại đến ngày hôm nay như Miếu thờ Trịnh Phong, Thành cổ Diên Khánh, Am Chúa, Văn miếu Diên Khánh, Tháp bà Ponagar, Nhà thờ Đá…, cùng với các di sản văn hóa phi vật thể mang đậm nét truyền thống địa phương như lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ hội Cầu ngư đã mang lại cho du lịch Khánh Hòa nét độc đáo, thú vị. Cùng với các di sản văn hóa vật thể đó là những di sản văn hóa phi vật thể có bản sắc riêng trong