Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 2

Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” là một đề tài mới, chưa từng có công trình nghiên cứu nào làm vệ du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh. Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn phản ánh thực trạng khai thác, phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực này, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu vực, làm phong phú hơn hoạt động du lịch Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

2.1. Trên thế giới

Du lịch cộng đồng xuất phát từ tiếng Anh là Community Based Tourism (viết tắt CBT). Quan niệm về du lịch cộng đồng hình thành từ rất lâu, được quảng cáo như một phương tiện phát triển theo nhu cầu xã hội, môi trường, kinh tế của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp sản phẩm du lịch. Các dự án phát triển du lịch cộng đồng và các hình thức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm.

Khái niệm du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX ở phương Tây, từ đó lan rộng và được các tác giả khác nhau đưa ra các quan điểm, các định nghĩa khác nhau về du lịch cộng đồng từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng của các tác giả: Tiêu biểu là công trình của Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach, Routledge”. Tác giả cung cấp góc nhìn về du lịch với phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng, khuyến khích những sáng kiến gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên tài nguyên vốn có của địa phương. Tác giả Harold Goodwin và Rosa Santilli (2009) với “Community Based Tourism: A success?” đã lý giải lý do không thành công trong phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương và đưa ra những giải pháp, những sáng kiến để phát triển du lịch cộng đồng. Kirsty Blackstock (2005) với “A critical look at community based tourism”, bài viết của tác giả đã đánh giá

cách tiếp cận về du lịch cộng đồng một cách nghiêm túc trong bối cảnh chuyến đi thực địa đến một địa điểm du lịch. Maureen G. Reed (1997) với “Power relations and community – based tourism planning” bài viết xác định các mối quan hệ quyền lực ảnh hưởng đến việc hoạch định du lịch dựa vào cộng đồng. Tác giả Etsuko Okazaki (2008) với bài viết “A comumity-based tourism model: its conception and use” đã giới thiệu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng với sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập kế hoạch du lịch và đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng để từ đó đưa ra hướng phát triển tiếp theo. Rhonda Phillips (2012) với “Tourism, Planning and Community Development, Routledge” cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, du lịch cộng đồng còn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vượt qua các rào cản văn

hóa và bảo tồn tài nguyên du lịch tốt hơn.1

Tác giả Asli D.A. Tasci, Kelly J. Semrad and Semih S. Yilmaz (2013) với “Community based tourism finding the equilibrium in comcec context, Setting the Pathway for the future” đã đưa ra những đánh giá về du lịch cộng đồng; quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; các trường hợp phát triển du lịch cộng đồng của các nước trên thế giới và trong khu vực Commec và khuyến nghị cho các nước trong khu vực Commec về phát triên du lịch cộng đồng trong tương lai.

Trên thực tế du lịch cộng đồng đã hình thành, lan rộng và tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng cho khách du lịch từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước tại các nước khu vực châu Âu, châu Phi, châu Úc, Mỹ La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ, hội thiên nhiên thế giới. Ở khu vực châu Á, du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước trong khu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

vực ASEAN như: Indonesia, Philipines, Thailand; các nước khu vực khác như Ấn độ, Nepal và Đài Loan….2

Du lịch cộng đồng là sự kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm. Du lịch cộng đồng hướng đến vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà quyền điều hành hoạt động du lịch

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 2


1 Vũ Đức Cường, Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên tình Đồng Nai, luận văn

thạc sĩ, 2014

2https://tailieu.vn › Khoa Học Tự Nhiên › Địa Lý- Du lịch cộng đồng, lý thuyết và vận dụng

thuộc về người dân địa phương. Du lịch cộng đồng cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp xóa đói giảm nghèo về mọi mặt của đời sống xã hội của cộng đồng địa phương;

Tài liệu “Community Based Tourism Handbook”, năm 2003 của tác giả Potjana Suansri cũng đã đưa ra khái niệm về du lịch cộng đồng, các loại hình du lịch cộng đồng mà du khách có thể tham gia khi đến du lịch tại địa phương bất kỳ.

Tài liệu “Handbook on community based Tourism-How to develop and sustain CBT” của tác giả Amran Hamzah và Zainab Khalifah, năm 2009 đã hướng dẫn các bước để duy trì và phát triển du lịch cộng đồng cho các nước thành viên trong khối APEC.

Tài liệu “ASEAN Community Based Tourism Standard”, năm 2016 đã trình bày khái niệm về du lịch cộng đồng, các tiêu chuẩn để phát triển du lịch cộng đồng địa phương của các quốc gia, dân tộc trong khối ASEAN.

Ngoài ra còn có tài liệu của một số quốc gia khác cũng nghiên cứu về đề tài này, như tác phẩm “Effectives Community Based Tourism”, tài liệu hướng dẫn của APEC năm 2010 đã trình bày lợi ích của du lịch cộng đồng mang lại, cách thức xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng…

2.2 Ở Việt Nam‌

Ở Việt Nam, khái niệm du lịch cộng đồng được giới thiệu vào những năm 1950 thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía Nam trong lĩnh vực giáo dục.

Ở Việt Nam có rất nhiều tác phẩm, bài báo nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và hình thành các khái niệm, định nghĩa khác nhau về du lịch cộng đồng.

Tài liệu “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và du lịch, trường Đại học Hà Nội, năm 2007 đã đưa ra các khái niệm về du lịch cộng đồng, đặc điểm của du lịch cộng đồng. Đồng thời đưa ra nền tảng lý thuyết về du lịch cộng đồng, các mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.

Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”, đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng.3

Tài liệu “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam – phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã trình bày khái niệm về du lịch cộng đồng, đánh giá tác động tích cực của du lịch cộng đồng, các thách thức trong du lịch cộng đồng và đưa ra phương pháp phát triển du lịch cộng đồng dựa vào thị trường. Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam với “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, năm 2012 đã trình bày khái niệm về du lịch cộng đồng, các nội dung liên quan đến du lịch cộng đồng; các bước cần thiết để triển khai một mô hình du lịch cộng đồng; chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng du lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ của học viên cao học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở một số điểm đến du lịch của Việt Nam như: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long” của Phạm Thị Hồng Quyên; “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Thị Thanh Kiều; “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ” của Nguyễn Thị Phương Lan; “Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn Quốc Gia Cát Tiên – tỉnh Đồng Nai” của Vũ Đức Cường. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Từ đó đưa ra các giải pháp khả thi phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa của cộng đồng địa



3 Viện nghiên cứu phát triển Du lịch – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

phương, góp phần phát triển du lịch đóng góp vào sự ổn định và nâng cao kinh tế tại

địa phương.

Riêng về Khánh Vĩnh, có nhiều bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về văn hóa truyền thống dân tộc của đồng bào dân tộc Raglai, Êđê. Nghiên cứu về văn hóa các tộc người có rất nhiều công trình đã nghiên cứu. Trong đó có tác giả Trần Kiêm Hoàng với bài viết về “Một số nghi lễ vòng đời của người Raglai ở Khánh Hòa” hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Hồ Sỹ Lập về “Văn hóa hôn nhân ở tộc người Raglai” đã trình bày cụ thể về những nét văn hóa độc đáo của người Raglai.

Trong bài viết “Người Raglai ở Khánh Hòa”, tác giả Nguyễn Thế Sang đã trình bày những nét nổi bật đặc trưng về văn hóa của người Raglai ở Khánh Hòa, và người Raglai ở đây đã giữ được nét văn hóa cổ truyền trong ngôn ngữ và các giá trị văn hóa dân gian hơn các khu vực khác.

Bài viết “Khánh Vĩnh hướng tới phát triển du lịch sinh thái”, tác giả Phong Lâm đã trình bày những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Khánh Vĩnh.

Tuy nhiên các đề tài chỉ mới dừng lại ở việc xác nhận giá trị về văn hóa địa truyền thống của đồng bào dân tộc, giá trị về tự nhiên tại Khánh Vĩnh. Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Vĩnh là một vấn đề mới, chưa công trình nào được nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu‌

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu và thu thập các dữ liệu liên quan đến du lịch cộng đồng tại khu vực miền núi Khánh Vĩnh, luận văn nhằm đem lại cho người nghiên cứu và nhà làm du lịch một cái nhìn tổng thể về việc khai thác và phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Mục đích của đề tài là phản ánh thực trạng khai thác và phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch để bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng;

- Đánh giá thực trạng khai thác và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa nói chung và huyện Khánh Vĩnh nói riêng;

- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, chỉ đề cập đến du lịch cộng đồng và thực trạng, triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vấn đề khá mới, nên việc nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác khả năng hạn chế nên chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

- Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

- Về thời gian: nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Khánh Vĩnh từ năm 2018-2019, đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn‌

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về du lịch cộng đồng nói chung, tại một địa chỉ du lịch cộng đồng nói riêng. Trên cơ sở đó cùng làm rõ thêm một hình thức phát triển du lịch bền vững.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Đề tài đã làm rõ thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa.

+ Nghiên cứu thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Khánh Hòa. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Giúp lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có định hướng phát triển du lịch địa phương và hoạt động kinh doanh cùa mình nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội lâu dài và bền vững.

+ Là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo cũng như cho lãnh đạo địa phương trong việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi trong tương lai.

6. Phương pháp nghiên cứu‌

- Phương pháp thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, bài báo liên quan, tài liệu liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa; các số liệu thống kê của địa phương, các cấp quản lý tạo cơ sở tài liệu vững chắc phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát thực địa tại các xã Khánh Phú, xã Giang Ly, khu du lịch Yang Bay, Thị trấn Khánh Vĩnh và các khu vực lân cận, để tìm hiểu và khám phá nét độc đáo trong văn hóa của các dân tộc ít người, đồng thời khám phá các tiềm năng phát triển du lịch chưa được khai thác ở khu vực này để định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

- Phương pháp điều tra xã hội học nhằm đánh giá khả năng trong phát triển du lịch cộng đồng, nhận thức và mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch cộng đồng.

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, thông qua các số liệu thống kê về thực trạng khai thác du lịch cộng đồng của khu vực Khánh Vĩnh từ đó có được những kết quả khách quan và khoa học, đề ra giải pháp phát triển du lịch cộng đồng

nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc đang bị mai một theo thời gian.

7. Cấu trúc của đề tài‌

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

- Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023