Một Số Mô Hình Thực Tiễn Về Du Lịch Cộng Đồng Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới

cho cộng đồng sở tại. Theo đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại.

Các chính sách du lịch nên được ứng dụng theo nhiều cách để giúp đỡ làm tăng lên mức sống của cộng đồng; gắn phát triển du lịch cộng đồng với phát triển kinh tế; tại các vùng nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo cần phải có chính sách phát triển du lịch riêng để đảm bảo sự bền vững do đây là những vùng dễ bị suy giảm vì kinh tế kém phát triển.

Tại Việt Nam, vai trò của du lịch được xem như là một ngành kinh tế và du

lịch góp phần vào xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Các hoạt động du lịch phát triển ở các vùng nông thôn tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương. Các hoạt động gắn với du lịch cộng đồng tạo thu nhập trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững.

Thông qua du lịch, văn hóa địa phương, các vùng miền được tôn trọng, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi. Du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình “hiện đại hóa” nông thôn thông qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống, bảo vệ các giá trị cộng đồng.

Du lịch phát triển làm thay đổi diện mạo đô thị. Tại các địa phương là trọng điểm phát triển du lịch, đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng và các điều kiện dịch vụ công cộng được quan tâm phát triển.

Du lịch tại các vùng miền làm thay đổi mức sống của người dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Rõ ràng, không thể phủ nhận những giá trị mà du lịch mang lại cho cộng đồng. Tuy nhiên, chính những giá trị này sẽ có tác động ngược lại, giúp du lịch phát triển bền vững. Khi cộng đồng phát triển, các dịch vụ du lịch tại điểm đến được

nâng lên, chất lượng phục vụ du khách từ đó cũng được nâng cao đem lại nguồn thu dồi dào. Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch được cải thiện và nâng cao, sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú, mang đậm đặc trưng của cộng đồng địa phương. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là phát triển cộng đồng địa phương vì thế càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm cho khách. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và được chia sẻ các lợi ích do du lịch mang lại. Phát triển du lịch cộng đồng tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và công cuộc làm giàu của địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng phải theo hướng bền vững, có trách nhiệm, đó là kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản xuất du lịch và tham gia tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn, tái tạo và phát triển được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề con người của cộng đồng làm du lịch thì nhân lực du lịch bản địa được coi là yếu tố quyết định trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Nếu phối hợp lồng ghép việc phát triển du lịch với các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào trồng cây, trồng và kinh doanh rừng, chăn nuôi hoặc các phong trào khác thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 5

Bảo tồn và phát triển sự độc đáo riêng có của từng cộng đồng dân cư về di tích, cảnh quan, nếp sống, các lễ hội và các nghề thủ công truyền thống. Phát triển du lịch cộng đồng chính là việc khuyến khích cộng đồng dân cư khôi phục và tổ chức lễ hội dân gian truyền thống phục vụ phát triển du lịch; khôi phục các làng nghề, phố nghề sản xuất hàng lưu niệm bằng vật liệu địa phương, tránh sao chép, làm giả các sản phẩm của địa phương vì không làm toát lên tính chất văn hóa của cộng đồng trong sản phẩm, đặc biệt không chạy theo thị hiếu của thị trường mà làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm du lịch, giữ gìn và phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương không bị thương mại hóa.

Khi phát triển du lịch cần đảm bảo vừa khai thác, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương; cho các cộng đồng dân cư tham gia vào phát triển du lịch và được hưởng lợi một cách công bằng từ sự phát triển du lịch đem lại; để những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với phát triển du lịch bền vững, và là một phần không thể thiếu khi phát triển du lịch. Phát triển du lịch bền vững nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng đang là mục tiêu phát triển của Việt Nam và các nước trên thế giới trong việc phát triển kinh tế bền vững.

Trải qua rất nhiều giai đoạn khủng hoảng về kinh tế trên thế giới nhưng ngành du lịch vẫn khẳng định được vị thế phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều quốc gia, dân tộc. Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch gắn liền với sự phát triển của cộng đồng đang là minh chứng, mang lại sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam và thế giới, khẳng định được vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế toàn cầu.

1.6. Một số mô hình thực tiễn về du lịch cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới‌

1.6.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới‌

Trên thế giới du lịch cộng đồng được xem là một ngành kinh tế giúp xóa đói, giảm nghèo và được phát triển mạnh tại các quốc gia đang phát triển. Phát triển du lịch cộng đồng là tiền đề để phát triển kinh tế.

* Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Tamaki Maori, Newzeland. Làng Tamaki Maori nằm ở Rotorua, New Zealand. Huyện Rotorua nổi tiếng với tài nguyên địa nhiệt, huyện được bao quanh bởi nhiều hồ trong đó có hồ Rotoura và là nơi sinh sống của cộng đồng Maori. Sự tham gia của cộng đồng Maori địa phương vào các hoạt động du lịch bắt đầu từ năm 1990. Nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch đối với những trải nghiệm chân thực và hấp dẫn với cộng đồng địa phương đã dẫn đến thành lập làng Tamaki Maori vào năm 1990. Ngôi làng là một địa điểm để du khách có thể trải nghiệm văn hóa Maori truyền thống và tham gia vào các hoạt động khác nhau bao gồm chuẩn bị thức ăn truyền thống, moko (xăm mình), vũ khí, chạm khắc, các bài hát và khiêu vũ, cũng như các nghi lễ Maori.

Sáng kiến du lịch cộng đồng ban đầu xuất phát từ người dân trong làng, những người đã thiết lập các hướng dẫn du lịch sau khi đã tham khảo ý kiến của người lớn tuổi địa phương. Tất cả các công nhân làm việc trong làng đều là người Maori. Làng cũng tạo cơ hội cho các nghệ sĩ Maori hoạt động và sở hữu các doanh nghiệp nhỏ. Cuối cùng, hoạt động du lịch của làng Tamaki Maori không chỉ quảng bá văn hóa Maori, thúc đẩy giao lưu văn hóa với du khách mà còn nâng cao nhận thức về văn hóa của cộng đồng người Maori.

Sự phù hợp giữa lợi ích thương mại và văn hóa của làng Tamaki đã đạt được những thành công khi tuân theo các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Những trải nghiệm thú vị về văn hóa đã tạo nên lợi thế cạnh tranh và thành công cho địa phương thông qua hoạt động giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và người dân địa phương.

Lợi ích thu được từ hoạt động du lịch cộng đồng

+ Lợi ích kinh tế thông qua việc làm và quyền sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ (số lượng người Maori làm việc trong làng tăng từ 5 lên 98 người);

+ Trang web Maori trở thành một trong những trang web được truy cập nhiều nhất ở New Zealand;

+ Mức độ hài lòng của khách truy cập cao;

+ Nâng cao nhận thức văn hóa địa phương (ví dụ: sử dụng ngôn ngữ địa phương trong làng);

+ Tạo cơ hội tiếp cận văn hóa truyền thống đối với người Maori ở đô thị

+ Chống lại định kiến về văn hóa Maori hiện tại;

+ Nhận thức về môi trường (ví dụ: các hoạt động trồng lại)16

* Mô hình du lịch cộng đồng tại Koh Yao Noi (KYN), Thái Lan. Được khởi xướng từ năm 1990 bởi các làng chài nhỏ như một cách để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại cho môi trường tự nhiên bằng cách đánh bắt cá thương mại, cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch cộng đồng được tổ chức từ


16 Asli D.A.Tasci, Kelly J. Semrad and Semih S. Yilmaz (2013), Community Based Tourism finding the equilibrium in Commec context, Setting the Pathway for the future.

dưới lên trong dân làng dẫn đến thành lập câu lạc bộ du lịch sinh thái. Câu lạc bộ đã tạo điều kiện cho dân làng tham gia lập kế hoạch và quản lý phong trào du lịch ngày càng phát triển. Mục tiêu của câu lạc bộ là nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích sự tham gia của địa phương vào du lịch; tạo thêm việc làm và cơ hội thu nhập cho người dân địa phương; hỗ trợ vệ sinh đúng cách, quản lý chất thải và an toàn trong du lịch. Dự án du lịch sinh thái có trách nhiệm, một sáng kiến của người Thái đã được Học viện du lịch Cộng đồng phối hợp cùng với câu lạc bộ KYN để phát triển mô hình du lịch bảo tồn, phát triển cộng đồng và chia sẻ đa văn hóa.

Câu lạc bộ du lịch cộng đồng KYN thực hiện các hoạt động du lịch phù hợp và phản ánh lối sống địa phương. Nó cũng nỗ lực giáo dục khách về các truyền thống và phong tục của địa phương, trong khi nâng cao nhận thức về hệ sinh thái xung quanh cho cả khách và người dân địa phương. Bờ biển, tham quan đảo, lặn với ống thở, câu cá, leo núi, ngắm chim, đi xe đạp, chèo thuyền, nhà dân, cắm trại lều và chỗ ở trong nhà gỗ là những gì được cung cấp cho khách. Ngoài ra câu lạc bộ còn thúc đẩy trải nghiệm với văn hóa nghệ thuật địa phương và trải nghiệm đa văn hóa giữa chủ nhà và khách du lịch.

- Lợi ích do du lịch cộng đồng mang lại đối với dân cư và địa phương:

+ Tăng thu nhập hàng năm cho các hộ gia đình địa phương (lên đến 10%);

+ Cơ hội bình đẳng cho tất cả các thành viên cộng đồng tham gia vào việc ra quyết định thông qua một hệ thống luân chuyển;

+ Cải thiện điều kiện sống và chất lượng dịch vụ cho khách du lịch;

+ Bảo tồn văn hóa địa phương thông qua giáo dục khách du lịch;

+ Thúc đẩy thực hành đánh bắt bền vững;

+ Bảo vệ đại dương, rừng địa phương và cỏ biển;

+ Tăng các loài sinh vật biển địa phương;

+ Ngăn chặn lưới kéo thương mại.

- Thách thức

+ Nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch đại chúng ở các điểm đến gần đó

(Krabi và Phuket);

+ Sự nhạy cảm của người dân địa phương trước những tác động từ hoạt động du lịch.

- Bài học kinh nghiệm

+ Hệ thống luân chuyển: Sự tham gia vào các hoạt động du lịch của các gia đình địa phương xảy ra thông qua một hệ thống luân chuyển mà qua đó cơ hội bình đẳng cho tất cả được duy trì;

+ Nhu cầu đa dạng hóa thu nhập và bảo vệ môi trường để đảm bảo bền vững;

+ Hợp tác là cần thiết giữa các cộng đồng địa phương, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và công cộng17

1.6.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam‌

Ở Việt Nam, vào cuối thập kỷ XX, loại hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch còn mới được bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm tại một số khu vực một số địa phương, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hiện nay, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới đang thu hút khách nhất và đang là loại hình du lịch được ưa chuộng nhất. Du lịch cộng đồng luôn là loại hình du lịch thu hút đông đào nhất lượng khách du lịch tham gia. Ở nước ta đã có rất nhiều địa phương thành công với loại hình du lịch cộng đồng, và du lịch cộng đồng là loại hình du lịch chính được các địa phương đó lựa chọn để phát triển du lịch.

1.6.2.1. Mô hình du lịch cộng đồng tại Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

Ở nước ta có những mô hình du lịch cộng đồng đặc trưng và tiêu biểu như: mô hình du lịch cộng đồng homestay tại Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), với mô hình du lịch này du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ đơn thuần đến để lưu trú mà để tham quan và trải nghiệm, thưởng thức văn hóa đặc sắc của người dân vùng đất di sản, vì vậy khách đến đây không lựa chọn các khu nhà nghỉ, khách

17 Asli D.A.Tasci, Kelly J. Semrad and Semih S. Yilmaz (2013), Community Based Tourism finding the equilibrium in Commec context, Setting the Pathway for the future

sạn cao cấp mà lựa chọn ở homestay để hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa. Khách du lịch đến Phong Nha còn được làm những công việc thông thường của người nông dân như cưỡi trâu, cuốc đất, làm ruộng, tắm sông mang lại cảm giác thú vị cho du khách đến Phong Nha.

1.6.2.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Ngoài Quảng Bình, còn có một số địa phương khác cũng thực hiện du lịch cộng đồng, như mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác – Mai Châu. Bản Lác, thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là nơi sinh sống của người Thái với 5 dòng họ: họ Hà, họ Lò, họ Vì, họ Mác và Lộc. Theo tiếng của địa phương gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên ở lại làm ăn sinh sống, Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay có trên 100 hộ dân. Trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều người biết đến.

Cả Bản Lác thường xuyên có 6 đội văn nghệ, ban ngày đi làm ruộng, làm nương, buổi tối biểu diễn phục vụ khách du lịch, một chương trình biểu diễn chừng 30 phút gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc, múa truyền thống dân tộc Thái, dân tộc Mường và dân tộc Mông, những bài hát ca ngợi quê hương Tây Bắc của Tổ quốc. Tái hiện lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái…trong khi biểu diễn người dẫn chương trình văn nghệ còn khéo léo mời khách giao lưu hát cùng vài tiết mục như để giữa chủ và khách gần gũi, thân mật hơn. Trước kia việc biểu diễn văn nghệ chỉ để giao lưu với khách trong bữa ăn, khách muốn trả tiền ít nhiều tùy tâm. Dần dần, một chương trình biểu diễn được khách trả 200.000, rồi 300.000đ, khách quốc tế có thể trả cao hơn và nay một chương trình biểu diễn cộng với một hũ rượu cần được quy định giá 700.000đ. Kể cả phục vụ một người khách giá cũng như thế. Sau tiết mục nhảy sạp, tiết mục cuối cùng là tiết mục múa mời khách thưởng thức rượu cần cùng gia chủ và đội múa.

Các đội múa được chia ra thành nhiều lứa tuổi đồng đều, đội trẻ tuổi mười tám, đôi mươi. Đội nam nữ có một con, đội 2 con, mỗi đội văn nghệ thường có 5 cô gái và 4-5 chàng trai. Các ông, các bà từ tuổi trung niên trở lên ở Bản Lác hầu hết đều biết múa hát và họ chỉ múa, hát khi có khách quý cùng tuổi ông tuổi bà với nhau.

Du lịch cộng đồng tại bản Lác được thực hiện theo mô hình như sau:

Đầu tiên thành lập một ban quản lý du lịch do cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm điều hành, và trực tiếp chỉ đạo hoạt động du lịch tại bản;

Ban quản lý du lịch được thành lập gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh, an ninh và hành chính đồng thời ban quản lý này đóng vai trò là cầu nối giữa bản với phòng Văn hóa du lịch của huyện;

Quy trình đặt chỗ cho du khách do các công ty du lịch quyết định;

Mức giá thuê nhà sàn được quy định là 50.000đ/ người/ đêm, thuê cả sàn mức giá 500.000đ/ đêm được trang bị đầy đủ chăn, ga, gối. Dịch vụ nấu ăn, mỗi nhà sàn đều có bếp liền kề thuận tiện cho việc nấu ăn, giá thuê bếp để tự nấu ăn là 200.000đ. Khách du lịch chỉ trả từ 10.000 – 15.000đ để thuê một bộ trang phục của các chàng trai, cô gái Thái.

Du lịch cộng đồng tại bản Lác đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương như nâng cao đời sống của người dân địa phương; giới thiệu bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương đến với khách du lịch qua các món ăn truyền thống và màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra du lịch cộng đồng còn giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp; kỹ năng giao tiếp xã hội được phát triển; nâng cao nhận thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng mang lại nhiều tác động cho cộng đồng địa phương như: các giá trị văn hóa truyền thống chịu tác động của thương mại hóa nên suy giảm tính chân thực, chẳng hạn như mái nhà truyền thống bị thay rơm bằng ngói, phụ nữ trong bản không còn mặc trang phục truyền thống trừ lúc biểu diễn, cửa hàng bán đồ lưu niệm và thủ công bày bán sản phẩm thổ cẩm pha trộn của đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc khác; môi trường cảnh quan bị thay đổi, ô nhiễm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023