Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Du lịch cộng đồng cần có sở hữu của cộng đồng địa phương, cộng đồng là chủ thể quản lý văn hóa, di sản văn hóa dân tộc; cộng đồng có quyền sở hữu tài nguyên du lịch và có quyền tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương;

Lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được chia sẻ cho cộng đồng để thực hiện bảo vệ môi trường, tái đầu tư cho địa phương ngoài ngân sách hỗ trợ của nhà nước;

Du lịch cộng đồng còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương;

Bên cạnh đó, du lịch cộng đồng tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia phát triển du lịch; thực hiện hoạt động du lịch, cung cấp sản phẩm du lịch và thực hiện các dịch vụ du lịch. Để du lịch cộng đồng phát triển, cần có sự hỗ trợ vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ và nhà nước; hỗ trợ về cơ sở vật chất và các chính sách cho cộng đồng phát triển du lịch. Có như vậy, hoạt động du lịch cộng đồng mới có thể phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.12

1.3. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng‌

Võ Quế (2006) cho rằng các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng bao gồm những nguyên tắc sau:

Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. Người dân được tham gia vào việc lập kế hoạch, quản lý và thực hiện kế hoạch hoạt động du lịch cộng đồng do chính họ làm chủ, lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được chia sẻ cho cộng đồng và phục vụ lại lợi ích của cộng đồng;

Hoạt động du lịch cộng đồng phải phù hợp với khả năng của cộng đồng địa phương, phù hợp với điều kiện thực hiện hoạt động du lịch của cộng đồng;

Du lịch cộng đồng được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, và phục vụ lại cho cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ du lịch;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

12 TS. Đoàn Mạnh Cương – Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Du lịch cộng đồng phải xác lập được quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hóa. Cộng đồng địa phương có quyền sở hữu đối với các tài nguyên du lịch, khai thác tài nguyên và văn hóa địa phương để phục vụ du lịch. Chính cộng đồng địa phương là người giới thiệu những tài nguyên du lịch và văn hóa đến với khách thông qua hoạt động du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 4

Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng làm du lịch, cụ thể như: Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương khi người dân tham gia vào quá trình tổ chức du lịch. Chính họ sẽ là người cung cấp các dịch vụ cho khách thông qua các hoạt động, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, du lịch cộng đồng còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán sản phẩm và dịch vụ du lịch; lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch góp phần bảo tồn và phát triển du lịch tại địa phương. Đồng thời, du lịch cộng đồng còn góp phần cung cấp thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của địa phương, góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và quốc gia đến du khách thông qua du lịch cộng đồng giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đến khách du lịch, đồng thời giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của

địa phương.13

Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là một công cụ hiệu quả giúp các nước này phát triển kinh tế, tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo. Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia này, việc phát huy cao nhất vai trò của du lịch đang giúp các nước nghèo đạt được những mục tiêu phát triển về kinh tế và xã hội. Theo thống kê của Qũy Châu Á, hàng năm có khoảng trên 1,5 tỷ người trên thế giới đi du lịch, thu nhập từ hoạt động

du lịch trên toàn thế giới đạt trên 1.100 tỷ USD/năm và tạo từ 6-7% việc làm cho tổng số lao động trên thế giới 14.

Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã

hội và môi trường. Tuy nhiên nếu không quản lý tốt du lịch cộng đồng sẽ gây ra


13 Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học kỹ thuật

14 Tài liệu hướng dân phát triển du lịch cộng đồng, 2012, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam

nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường; tăng chi phí sinh hoạt và giá đất; phá vỡ môi trường tự nhiên; gây tắc nghẽn giao thông; phát sinh các tệ nạn xã hội; đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc; xuống cấp các giá trị văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, để phát triển du lịch cộng đồng cần phái có những hoạt động theo dõi đánh giá cũng như đề ra các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch. Và để làm được như vậy, phải phát triển du lịch cộng đồng theo đúng nguyên tắc phát triển của nó để đảm bảo phát triển một cách bền vững du lịch cộng đồng.

Để phát triển du lịch cộng đồng, cần phải tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng sau: Một là, tham gia và trao quyền cho cộng đồng để đảm bảo quyền sở hữu và quản lý minh bạch; hai là, thiết lập quan hệ đối tác với các bên liên quan gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và khách du lịch trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Ba là, được công nhận độc lập với các cơ quan có liên quan; bốn là cải thiện phúc lợi xã hội duy trì phẩm giá con người; năm là bao gồm cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch; sáu là tăng cường liên kết với các nền kinh tế địa phương và khu vực; bảy là tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương; tám là góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chín là, cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch bằng cách tăng cường tương tác có ý nghĩa giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương. Mười là, phải làm việc theo hướng tự túc tài chính.

Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng còn bao gồm các nguyên tắc bình đẳng xã hội; tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản văn hóa; chia sẻ lợi ích; quyền làm chủ, sở hữu và sự tham gia của địa phương.15

Bình đẳng xã hội: Các thành viên của cộng đồng tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cho các thành viên cộng đồng.


15 Tài liệu hướng dân phát triển du lịch cộng đồng, 2012, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển

Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động du lịch đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trưởng thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành. Do đó, các cộng đồng địa phương không chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch có thể ảnh hưởng môi trường tự nhiên do thiếu quy hoạch và quản lý.

Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia, và một phần đóng góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục.

Sở hữu và tham gia của địa phương: Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ việc lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá. Đây là quá trính rất quan trọng và là cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa phương và phát huy tối đa sự tham gia của địa phương;

Ngoài các nguyên tắc chung, du lịch cộng đồng còn có những nguyên tắc phát triển riêng phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia, từng địa phương.

Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy quan hệ sở hữu của cộng đồng về các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch. Khẳng định quyền sở hữu việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác các loại tài nguyên du lịch thuộc về cộng đồng, bản thân các cộng đồng địa phương. Cộng đồng là chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch cũng như tham gia các hoạt động du lịch, và tất nhiên các nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch chủ yếu thuộc về họ;

Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương, đảm bảo những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết. Cần thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn. Khẳng định vai trò chủ thể, quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch, vào hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển cộng đồng, và bao gồm cả việc tổ chức, quản lý, giám sát, ra quyết định cũng như tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo tồn tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch như một công cụ giúp cộng đồng địa phương sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội, xác định vai trò và vị trí du lịch trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Du lịch cộng đồng hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Các chính sách phát triển du lịch cộng đồng như chính sách an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội; xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư cần được coi như chiến lược phát triển của địa phương.

Du lịch cộng đồng còn đảm bảo sự phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các bên tham gia du lịch cộng đồng, phần lớn nguồn lợi thu được từ du lịch để phát triển cộng đồng.

1.4. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng‌

Du lịch cộng đồng chỉ thực sự hình thành khi điểm du lịch đó cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cung và cầu du lịch:

Trước hết cần phải có tài nguyên du lịch, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Nếu địa phương hoặc điểm du lịch không có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phong phú, đa dạng sẽ không thể là nơi khai thác và phát triển du lịch cộng đồng không hiệu quả. Du lịch cộng đồng chỉ thực sự hình thành khi điểm du lịch đó tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch đó là điều kiện về cơ sở

vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng tốt, đồng bộ sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; ngược lại nếu cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng không tốt sẽ làm chậm quá trình phát triển du lịch. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông là yếu tố giúp địa phương phát triển hoạt động du lịch, nếu tài nguyên du lịch hấp dẫn mà hệ thống giao thông đường bộ không được nâng cấp, xây dựng cũng không hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng luôn muốn trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống địa phương. Hệ thống đường giao thông không thuận tiện, khách du lịch khó tiếp cận với tài nguyên du lịch, gây khó khăn cho việc đi lại và tham gia hoạt động du lịch của khách.

Không chỉ có các yếu tố bên ngoài mà những yếu tố nội tại thuộc về điểm du lịch và địa phương cũng có những tác động không nhỏ đến việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương như sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch cũng là yếu tố thu hút khách và cũng là yếu tố thúc đẩy khách du lịch quay trở lại.

Sản phẩm du lịch phải đa dạng phong phú, khai thác tốt các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho việc phát triển du lịch. Sản phẩm du lịch không mang đặc trưng, bản sắc của cộng đồng địa phương sẽ không thu hút được khách du lịch. Khách du lịch luôn mong muốn nhận được một sản phẩm độc đáo, đặc trưng của điểm đến du lịch cộng đồng, khách du lịch không đến điểm du lịch nếu ở đó không có sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo hơn so với những điểm du lịch khác. Một điểm du lịch có thể có nhiều sản phẩm du lịch như phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống của địa phương. Tuy nhiên lựa chọn sản phẩm nào thể hiện được nét đặc trưng của địa phương thì cộng đồng địa phương cần thống nhất về sản phẩm tiêu biểu thể hiện nét đặc sắc riêng của địa phương mình.

Bên cạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương thì thái độ phục vụ hay chất lượng của đội ngũ nhân lực làm hoạt động du lịch cũng là một trong những điều kiện để phát triển du lịch. Chất lượng hoạt động du lịch cộng đồng không chỉ thể hiện ở sản phẩm du lịch mà còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực tham

gia vào hoạt động du lịch của địa phương. Du lịch cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân địa phương, những trải nghiệm của khách du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào những sản phẩm mà người dân cung cấp. Đây có thể là những người đã được đào tạo về năng lực, kỹ năng cần thiết về cung cấp những sản phẩm du lịch cộng đồng đến với du khách. Chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa để đánh giá xem liệu địa phương đó, cộng đồng đó có đủ khả năng để khai thác và phát triển du lịch cộng đồng một cách lâu dài và bền vững hay không. Việc xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn cần nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng cho người dân địa phương, phát triển năng lực cá nhân của từng thành viên trong cộng đồng, xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ sẽ kinh doanh tốt du lịch cộng đồng tại địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng nếu chỉ nói đến điều kiện về cung du lịch thì chưa đủ mà còn cần hội tụ điều kiện về cầu du lịch. Chính nhu cầu của khách du lịch là yếu tố chính tác động đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Cộng đồng địa phương cần xác định được nhu cầu của khách là gì, đối tượng khách hướng đến là ai để từ đó có những chính sách phát triển du lịch cộng đồng cho phù hợp. Đối với du lich cộng đồng cần tập trung phát triển hai thị trường khách du lịch là thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế, xác định nhu cầu và mục đích chuyến đi của khách để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển du lịch cộng đồng cho phù hợp với thực tế của từng địa phương. Khách du lịch đến với du lịch cộng đồng nhìn chung đều có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Luôn mong muốn được gặp gỡ, giao lưu với người dân bản địa, tìm hiểu những tập quán về văn hóa trong quá khứ và hiện tại của địa phương đó. Khách du lịch luôn muốn hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng địa phương để khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của cộng đồng địa phương nơi họ đến.

Chính những nhu cầu của khách du lịch là yếu tố giúp cộng đồng địa phương xác định và xây dựng được những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ mang đậm truyền thống văn hóa của địa phương.

1.5. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững‌

Muốn phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững trên cơ sở gắn liền với sự tham gia của cộng đồng địa phương gắn liền với sự phát triển du lịch bền vững. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho người dân bản địa; đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái cũng như bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng mang lại lợi ích cho người dân địa phương; trong đó cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia du lịch cộng đồng với tư cách vừa là người tổ chức, vừa là người thụ hưởng, lại vừa chủ động cung cấp các dịch vụ như nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển, phục vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, hỗ trợ du khách và là người hưởng lợi cùng với du khách.

Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với xã hội, Để phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì du lịch có trách nhiệm là giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững. Một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển du lịch của địa phương.

Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều địa phương và của các quốc gia, dân tộc. Du lịch mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc khai thác giá trị tự nhiên, nhân văn tại điểm đến. Thế nhưng, mặt trái từ việc phát triển du lịch một cách tự phát, ồ ạt không gắn với sự phát triển cộng đồng đang dần hé lộ khi nhiều tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên văn hóa lẫn tự nhiên) đang dần bị phá bỏ việc đầu tư và phát triển du lịch một cách ồ ạt sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.

Ý thức được vấn đề đó trong nhiều năm trở lại đây, các quốc gia đã chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn hoạt động du lịch với việc phát triển cộng đồng và phát triển hoạt động du lịch cộng đồng là một phần trong phát triển du lịch bền vững.

Điều 5, Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu trong du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định: Du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí