ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------ BÙI THỊ NGỌC DUNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Du lịch Mã số: 8810101 LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quốc Sử |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 2
- Khái Niệm Về Du Lịch Cộng Đồng
- Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------ BÙI THỊ NGỌC DUNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH |
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về nội dung của luận văn.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chú thích rõ ràng, trích rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Bùi Thị Ngọc Dung
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo hai trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Phạm Quốc Sử, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã trang bị kiến thức, nền tảng, góp ý để em có những định hướng đúng đắn cho đề tài của mình.
Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô để bài luận văn của em hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Bùi Thị Ngọc Dung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giải thích | |
UBND | Ủy ban nhân dân |
DLCĐ | Du lịch cộng đồng |
DLST | Du lịch sinh thái |
UNWTO | Tổ chức du lịch Thế giới |
KYN | Koh Yao Noi |
CBT | Community Based Tourism |
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
2.2 Ở Việt Nam 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Cấu trúc của đề tài 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng 10
1.1.1. Trên thế giới 10
1.1.2. Ở Việt Nam 12
1.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng 14
1.3. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng 18
1.4. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng 22
1.5. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững 25
1.6. Một số mô hình thực tiễn vềdulịchcộngđồng ở Việt Nam và trên thế giới 28
1.6.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới 28
1.6.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam 31
Tiểu kết chương 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA 35
2.1. Tổng quan về Khánh Hòa 35
2.1.1. Tổng quan về Khánh Hòa và du lịch Khánh Hòa 35
2.1.2. Tổng quan về khu vực huyện Khánh Vĩnh 49
2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa 59
2.3. Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa 62
2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa 62
2.3.2. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng miền núi Khánh Vĩnh với khu vực đồng bằng Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam 75
2.3.3. Triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa 78
Tiểu kết chương 2 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN
KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA 81
3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 81
3.1.1. Giải pháp về quản lý 81
3.1.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực du lịch 83
3.1.3. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch 84
3.1.4. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương 85
3.1.5. Giải pháp về liên kết ngành, vùng 86
3.1.6. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch 88
3.2. Một số kiến nghị 88
3.2.1. Đối với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương 89
3.2.2. Đối với cộng đồng địa phương 90
3.2.3. Đối với đơn vị kinh doanh du lịch 91
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1.1 Bảng thống kê quốc tịch Khách 44
Bảng 2.1.2 Báo cáo ước kết quả hoạt động du lịch tháng 12/2019 47
Bảng 2.3.1.1 Cơ cấu lực lượng lao động trên điạ bàn huyện Khánh Vĩnh 69
Bảng 2.3.1.2 Kết quả triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực huyện
Khánh Vĩnh năm 2019 71
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.3.1.1 Biểu đồ về sự cần thiết phát triển du lịch cộng đồng ở Khánh Vĩnh64 không hiệu quả (Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019) 73
Bảng 2.3.1.3 Bảng phân tích SWOT hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Biểu đồ 2.3.1.5 Nguyên nhân hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh Biểu đồ 2.3.1.3 Nhận xét về các hoạt động du lịch được tổ chức tại Khánh Vĩnh Biểu đồ 2.3.1.2 Ấn tượng cuả khách du lịch khi đi du lịch ở Khánh Vĩnh 66
Danh mục hình ảnh
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 35
Hình 2.2 Bản đồ hành chính huyện Khánh Vĩnh 49
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế đa dạng tổng hợp nhiều loại hình kinh tế khác nhau, khai thác một cách hiệu quả các tài nguyên vào hoạt động du lịch. Nơi nào có tài nguyên du lịch thì nơi đó có hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch đã tìm thấy và khai thác có hiệu quả các giá trị to lớn của các di sản văn hóa và từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch mang đặc trưng, phong cách riêng cho từng vùng miền.
Khánh Hòa là một trong số địa phương có hoạt động du lịch phát triển nhanh và mạnh, với nhiều điểm du lịch độc đáo hấp dẫn. Khánh Hòa đã thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại nguồn ngân sách đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh. Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến, Khánh Hòa còn có tiềm năng du lịch chưa được khai thác, đặc biệt là khu vực miền núi Khánh Vĩnh nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người. Để mở rộng quy mô, phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng, khai thác những tiềm năng vốn có của tỉnh thì Khánh Vĩnh là một huyện có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.
Huyện Khánh Vĩnh là khu vực có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch về văn hóa. Cụ thể là tài nguyên văn hóa của các dân tộc ít người (Raglai, Ê đê, Cơ ho, T’rin….) mà cho đến nay vẫn chưa được khai thác để phát triển du lịch. Để định hướng phát triển lâu dài, bền vững đảm bảo sự góp công, góp sức tích cực của người dân địa phương thì đây là đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa;
Vì vậy, để làm phong phú hơn hoạt động du lịch tại Khánh Hòa nói chung và huyện miền núi Khánh Vĩnh nói riêng đòi hỏi các nhà làm du lịch, chính quyền địa phương cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư và phát triển du lịch tại đây, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc để làm giàu thêm văn hóa địa phương và đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế và du lịch.