Kinh Nghiệm Nhật Bản Đầu Tư Vào Cn Thái Lan


nằm trong khu vực Châu Á đang triển khai chiến lược thực hiện OFDI để tận dụng lợi thế sở hữu công nghệ cao của mình và sử dụng nhân công rẻ tại Thái Lan. Mặt khác Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Thái Lan với chiến lược đầu tư mạnh mẽ, có mục đích đầu tư rõ ràng. Các hoạt động hỗ trợ, phát triển đầu tư đa dạng từ hỗ trợ tài chính, phi tài chính, viện trợ ODA, đào tạo nhân sự… nên rất dễ để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng vào thực tiễn phát triển OFDI vào CN Lào của doanh nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư của Trung Quốc vào CN Châu Phi là vì Châu Phi là châu lục nghèo của thế giới, nhưng tài nguyên khoáng sản khá dồi dào, dân cư thưa, trình độ dân trí thấp… đặc điểm này của Châu Phi khá tương đồng với Lào. Mục tiêu đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi là khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ SX trong nước và di dân. Bởi vậy, việc nghiên cứu Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi sẽ vận dụng được kinh nghiệm đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam học tập. Mặt khác, Trung Quốc là nước có chế độ chính trị, kinh tế tương đồng với Việt Nam. Do đó các đặc điểm phát triển OFDI cũng phần nào tương tự với phát triển đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Những khó khăn trong hoạt động đầu tư ở Lào của doanh nghiệp Việt Nam cũng giống như của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở thị trường Châu Phi. Chẳng hạn:

+ Quy mô thị trường nhỏ, thiếu lao động có kỹ năng, cơ chế điều hành ngoại hối yếu và không có chính sách khuyến khích thuế.

+ Môi trường kinh doanh yếu: Nói chung, Vùng Châu Phi là vùng kém phát triển nhất trên thế giới. Theo phân loại của Liên Hợp Quốc, 50 nước kém phát triển nhất thì đã có 33 nước ở Châu Phi và trong số 63 nước có thu nhập thấp xếp loại bởi Ngân Hàng thế giới thì có 38 nước ở khu vực sa mạc Sahara Châu Phi. Một môi trường kinh tế yếu và chính sách ngoại hối bất ổn thường gây sức ép bất lợi lên nhà đầu tư.


+ Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng: Giá ngày công lao động thấp dĩ nhiên là một yếu tố lôi cuốn OFDI của Trung Quốc, nhưng sự thiếu hụt kỹ năng của công nhân đã làm giảm lợi thế lao động rẻ, tác động giảm chất lượng của SP hoàn thành và hiệu quả điều hành của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu sinh chọn hoạt động OFDI của Singapore là bởi đó không phải là nước mạnh về lĩnh vực CN nhưng hoạt động đầu tư CN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn OFDI giai đoạn gần đây. Hoạt động đầu tư của Singapore rất rầm rộ, thành các chiến lược OFDI hiệu quả và thực hiện OFDI nhằm phát triển nền kinh tế trong nước do Sigapore giới hạn về diện tích tự nhiên và dân số thấp trong khi dự trữ ngoại tệ lại cao. Việc thực hiện OFDI nhằm sử dụng tối ưu vốn của doanh nghiệp cho phát triển kinh tế đất nước.

Qua phân tích nguyên nhân lựa chọn các nước để nghiên cứu kinh nghiệm phát triển OFDI là Nhật Bản đầu tư vào Thái Lan, Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi và Singapore đầu tư CN ra nước ngoài là phù hợp về phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu; đảm bảo những bài học rút ra là hữu ích và thiết thực nhằm đề xuất giải pháp phát triển OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực CN Lào.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

1.5.1 Kinh nghiệm Nhật Bản đầu tư vào CN Thái Lan

Nhật Bản khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại sở hữu những công nghệ sản xuất, kỹ thuật tiên tiến. Bởi vậy, hoạt động OFDI của doanh nghiệp Nhật Bản tập trung vào ngành CN cao như SX máy móc, thiết bị ô tô, xe máy; công nghệ điện, điện tử… Những kinh nghiệm chủ yếu của Nhật Bản trong phát triển đầu tư vào lĩnh vực CN vào Thái Lan như sau:

Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ ở CHDCND Lào - 7

- Về chính sách hỗ trợ phát triển OFDI vào Thái Lan: Ký Hiệp định đối tác kinh tế Nhật-Thái ngày 3/4/2007: theo Hiệp định trên, Nhật Bản sẽ loại bỏ 92% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan trong vòng 10 năm. Tương tự, 97% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản sang Thái Lan cũng được miễn


thuế; Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế đối với hầu hết các mặt hàng công nghiệp của Thái Lan, trong khi Thái Lan loại bỏ thuế đối với linh kiện ôtô của Nhật Bản (trừ 5 loại động cơ) trong vòng 5 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mức thuế đối với 5 loại động cơ trên sẽ được loại bỏ hai năm sau đó [28]. Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thu hút FDI của Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp Thái Lan.

- Về dịch vụ hỗ trợ của tổ chức xúc tiến OFDI của Nhật Bản:

* Hoạt động hỗ trợ của Tổ chức thương mại Nhật Bản -JETRO: Đây là tổ chức của Chính phủ có nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới. Tổ chức này do Bộ kinh tế, Thương mại và CN thành lập năm 1958, năm 1959 JETRO đã thành lập văn phòng ở Thái Lan. Đến năm 2010, JETRO đã có 14 văn phòng ở 9 quốc gia Đông Á trong tổng số trên 70 văn phòng ở trên khắp thế giới. JETRO ở Thái Lan hoạt động với mục tiêu khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường nước ngoài [64].

Với vai trò giúp đỡ phát triển hoạt động ở thị trường nước ngoài cho các DN Nhật Bản thực hiện OFDI. Các lĩnh vực tư vấn bao quát các yếu tố của nền kinh tế như luật, thuế, các vấn đề lao động. Riêng văn phòng JETRO ở Bangkok, Manila và New Delhi còn là tổ chức điều hành trung tâm hỗ trợ kinh doanh để cung cấp văn phòng tạm thời và các dịch vụ hỗ trợ cho các DN Nhật Bản mới tham gia vào thị trường. Trung tâm này cũng khuyến nghị Chính phủ địa phương cải thiện môi trường kinh doanh [62].

Ngoài các hoạt động trên, JETRO còn thực hiện cuộc khảo sát “kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản ở Thái Lan” hai lần/năm để phân tích kinh tế, chính trị ở Thái Lan. Kết quả khảo sát được xuất bản bằng ba thứ tiếng là tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Nhật để làm nguồn tài liệu tham khảo cho các


doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Nhật Bản quan tâm đến đầu tư, kinh doanh ở Thái Lan [64].

Hoạt động của JETRO tại Thái Lan. Bao gồm:

1. Hỗ trợ về văn phòng tạm thời cho các doanh nghiệp Nhật Bản ở Thái

Lan


động


2. Cung cấp thông tin trong lĩnh vực tài chính, sử dụng, đào tạo lao động

3. Hướng dẫn các công việc phải làm sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt


4. Cung cấp các thông tin hữu ích trong điều hành doanh nghiệp nhằm

giảm biến động bất lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản ở Thái Lan trong giai đoạn đầu thực hiện đầu tư ở Thái Lan

5. Tư vấn cho các DN chọn ngành CN, tổ chức hội thảo để định hướng CN, giới thiệu các cơ hội tiếp cận công nghệ Nhật Bản để SX tại Thái Lan [63].

- Hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản:

Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thường xuyên nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu chiến lược của các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ và châu Âu, nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cơ hội đầu tư ở Thái Lan. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng chú trọng chuyên môn hóa cao dây chuyền SX, áp dụng chuỗi cung ứng toàn cầu vào quá trình SX SP, tập trung cải tiến SP, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác [41].

Tích cực tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết đầu tư ở Thái Lan, tháp tùng các đoàn tham quan, làm việc với Chính phủ nước sở tại để phát hiện, tìm kiếm, tiếp cận cơ hội đầu tư ở Thái Lan; Thành lập văn phòng đại diện tại Thái Lan và các nước trong khu vực cũng là những nỗ lực để phát triển OFDI trong lĩnh vực CN hiệu quả. Tính đến 31/12/2007, Nhật Bản có trên 150 văn


phòng đại diện của doanh nghiệp tại Thái Lan để nghiên cứu tìm hiểu thị trường ở Thái Lan và xúc tiến đầu tư.


1.5.2 Kinh nghiệm Trung Quốc đầu tư vào CN Châu Phi

FDI của Trung Quốc vào Châu Phi là 391,68 triệu USD năm 2005, tăng so với 317,43 triệu USD năm 2004. Năm 2006, FDI của Trung Quốc vào Châu Phi tiếp tục tăng mạnh, đạt 519,86 triệu USD [46]. Với chiến lược “vươn ra thế giới”, Trung Quốc có những hỗ trợ đồng bộ và có hiệu quả để phát triển dòng vốn OFDI của doanh nghiệp, từ chế độ bảo lãnh vốn đầu tư, dịch vụ tài trợ phi tài chính (thông tin đầu tư, thị trường, lao động, pháp lý…); ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với Châu Phi, các thỏa thuận về thuế ưu đãi giúp doanh nghiệp, sự điều chỉnh thiết thực của các chính sách hỗ trợ OFDI của Nhà nước, ... Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các chính sách phát triển OFDI vào CN Châu Phi như sau:

- Đơn giản hóa thủ tục cấp phép: Vào năm 2003, Bộ thương mại và Ủy ban điều hành ngoại hối đề xuất thực hiện chương trình cấp phép ở địa phương cho các dự án OFDI có giá trị dưới 3 triệu USD mà không cần xin cấp phép ở Trung ương [61].

- Khuyến khích về thuế: Tất cả các doanh nghiệp ở nước ngoài của Trung Quốc được miễn thuế thu nhập 5 năm đầu kể từ hoạt động. Sau 5 năm, nếu doanh nghiệp đầu tư ở các nước có ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Trung Quốc tiếp tục được miễn thuế thu nhập ở Trung Quốc [48].

- Hỗ trợ về tài chính: Trung Quốc thực hiện đồng bộ các chính sách sau:

+ Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập các quỹ đặc biệt để hỗ trợ cho dự án OFDI Trung Quốc để trợ cấp trực tiếp và giảm bớt lãi vay cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài


+ Các doanh nghiệp ở nước ngoài được chính phủ trợ cấp gián tiếp như yếu cầu nước nhận ODA của Trung Quốc phải do các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp thiết bị hoặc thắng thầu xây dựng.

+ Các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc được phép khuyến khích hỗ trợ các dự án OFDI để tăng tính cạnh tranh dự án bằng cách cấp vốn trực tiếp cho các dự án phù hợp [48].

+ Trung Quốc thành lập quỹ Châu Phi-Trung Quốc giá trị 5 tỷ USD để khuyến khích và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh OFDI Trung Quốc tại Châu Phi. Áp thuế với thuế suất bằng không đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Châu Phi [47].

+ Tháng 12/2004, Ngân hàng phát triển Trung Quốc cho công ty Huaway vay 10 tỷ USD để khuyến khích hãng đầu tư ở nước ngoài [61].

- Chính sách kinh tế: Trung Quốc duy trì kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, tăng giá đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ mạnh khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động OFDI ra nước ngoài; tích cực đàm phán và ký kết các Hiệp định với các nước Châu Phi.

Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Châu Phi (chỉ sau Mỹ) với giá trị thương mại 2 chiều đạt trên 50 tỷ USD vào năm 2006, tăng 8,5 lần so với 5,9 tỷ USD năm 1999. Nguyên nhân Trung Quốc tập trung đầu tư vào Châu Phi không chỉ nhằm khai thác tài nguyên khoáng sản và năng lượng mà còn nhằm mở rộng thị trường hàng hóa Trung Quốc tại đây; lãnh đạo cao cấp nhà nước Trung Quốc đã quan tâm, cam kết tăng cường thực hiện chương trình ODA tại Châu Phi bằng các cam kết cụ thể [48].

Mặt khác, vào năm 2000, cuộc hội thảo đầu tiên về hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi đã được tổ chức ở Bắc Kinh. Hội thảo này đã mở đường cho hợp tác trong các vấn đề quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế, vấn đề phát triển xã hội và chính trị. Các năm tiếp theo (2003 và năm 2006) hội thảo về


hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi tiếp tục được tổ chức và thu được nhiều thành công. Trong đó năm 2006, Trung Quốc đã dành 5 tỷ USD vốn vay ưu đãi cho châu Phi để hỗ trợ các dự án OFDI Trung Quốc tại đây [48]. Hoạt động này gần giống với hoạt động của JETRO Nhật Bản tại Thái Lan để hỗ trợ cho đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái Lan.

Trung Quốc đồng thời xóa tất cả các khoản nợ vay không lãi cho các nước kém phát triển và các nước nghèo nặng nợ ở Châu Phi đáo hạn vào năm 2005. Đồng thời cung cấp 3 tỷ USD nợ ưu đãi, 2 tỷ USD tín dụng ưu đãi trong vòng 3 năm tới tại Châu Phi. [47].

Ngoài ra, hoạt động phát triển OFDI của doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài cũng đã xác định rõ mục tiêu đầu tư là nhằm tận dụng tài nguyên, thị trường, công nghệ, đa dạng hóa ngành nghvà gia tăng tài sn chiến lược. [49]. Bng việc xác định rõ mục tiêu đầu tư, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tập trung: Tích cực tìm các đối tác, dự án và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để tiết kiệm chi phí như công ty sắt thép Quảng Đông Baoshan đã tiết kiệm được 6 triệu USD giai đoạn 1990-1994 khi lập liên doanh đầu tư tại Bắc Phi, Australia và Brazin (hoạt động này tương tự hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản ở Thái Lan). Doanh nghiệp tích cực tận dụng quota của nước tiếp nhận đầu tư (như Quota hàng dệt may để xuất khẩu sang Mỹ); doanh nghiệp chủ động lựa chọn dự án đầu tư vào các ngành nghề phù hợp và tận dụng tối đa ưu thế của doanh nghiệp, hạn chế mặt yếu bằng cách liên doanh, liên kết tránh thuế nhập khẩu nguyên vật liệu. Kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc ở các thị trường chưa phát triển là đầu tư dự án có quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, sản xuất các sản phẩm ít khác biệt và giá trị gia tăng thấp; các sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép, xe đạp, các sản phẩm điện tử đơn giản mà Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh chỉ nên sản xuất ở các nước có thu nhập bình quân bằng hoặc thấp hơn Trung Quốc [49].



1.5.3 Kinh nghiệm phát triển OFDI của Singapore

Mặc dù hoạt động đầu tư CN của Sigapore chỉ chiếm trên dưới 20% tổng vốn đầu tư nhưng đầu tư CN vào Châu Á của Singapore lại chiếm gần 90% tổng số vốn này bởi Châu Á gồm những quốc gia gần về vị trí địa lý và có điều kiện thuận lợi cho phát triển đầu tư CN phù hợp với kinh nghiệm của Singapore [51]. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX Chính phủ Singapore xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, một “chiếc cánh thứ 2” để tận dụng cơ hội trong khu vực và giảm sự dễ tổn thương của nền kinh tế.

Dù các hoạt động OFDI của doanh nghiệp Singapore không được hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ như Trung Quốc, không có sự hậu thuẫn về địa điểm kinh doanh ban đầu như JETRO của Nhật Bản ở Thái Lan nhưng dịch vụ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước đã được thực hiện khá bài bản, nhất quán và doanh nghiệp ý thức được sự cần thiết phải thực hiện OFDI để mở rộng sản xuất.

Những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển OFDI của Singapore là:

1. Hỗ trợ thuế đối với một số dự án trọng điểm, miễn thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, miễn thuế đối với thu nhập từ nước ngoài chuyển về Singapore cũng như hỗ trợ tìm hiểu, đánh giá dự án FDI khả thi [45]. Rõ ràng hoạt động này của Nhà nước Singapore có tác động thúc đẩy trực tiếp hoạt động OFDI của doanh nghiệp vì giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư.

2. Chính phủ hỗ trợ các dịch vụ tư vấn OFDI cho các doanh nghiệp. Qua các trung tâm hỗ trợ, tư vấn, doanh nghiệp được định hướng trong hoạt động OFDI phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà nước và tiềm lực của doanh nghiệp [54]. Đây là hoạt động tương tự hoạt động của JETRO Nhật Bản tại Thái Lan. Với hoạt động này sẽ có tác động thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp ra nước ngoài có chiều sâu hơn, lựa chọn doanh nghiệp và đối tác liên doanh cũng như cơ hội đầu tư tối ưu hơn.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí