số doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong lĩnh vực CN thuần tuý là 4 doanh nghiệp (chiếm 25%), và 1 doanh nghiệp thuần tuý kinh doanh trong ngành nông-lâm nghiệp (chiếm 6,25%). Đáng chú ý là trong mẫu khảo sát các doanh nghiệp đầu tư vào Lào, không có doanh nghiệp nào kinh doanh trong ngành Dịch vụ.
+ Về nhu cầu tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực ở Lào: Các doanh nghiệp được khảo sát đều muốn tiếp tục đầu tư vào Lào, trong đó có 11 doanh nghiệp muốn tiếp tục đầu tư vào CN, 4 doanh nghiệp muốn đầu tư tiếp vào nông- lâm nghiệp và 5 doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành dịch vụ (3 doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư đa ngành).
+ Về xuất xứ của các doanh nghiệp được khảo sát: có 8 doanh nghiệp đến từ Hà Nội (chiếm 50% số doanh nghiệp được khảo sát), 1 doanh nghiệp đến từ Hà Tĩnh; 2 doanh nghiệp đến từ Nghệ An; 1 doanh nghiệp từ Quảng Bình; 3 doanh nghiệp từ TP Hồ chí Minh và 1 doanh nghiệp đến từ Quảng Ninh.
+ Về loại hình sở hữu vốn của các doanh nghiệp được điều tra: 8 doanh nghiệp Nhà nước và 8 doanh nghiệp là hình thức đa sở hữu .
Như vậy, các doanh nghiệp OFDI có quy mô lớn và tương đối lớn. Thực tế nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực CN ở Lào vẫn rất lớn, phản ánh sự thiết thực của hoạt động OFDI ở Lào đối với các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp OFDI, Công ty cổ phần điện Việt Lào có tổng mức OFDI theo các dự án lớn nhất (753 triệu USD), đầu tư vào SX và phân phối điện. Nguồn vốn đầu tư do các tập đoàn lớn của Nhà nước Việt Nam góp hoặc vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Doanh nghiệp tư nhân chỉ đầu tư với 1 lượng vốn khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư OFDI vào lĩnh vực CN ở Lào. Chính vì vậy, việc hoạch định chiến lược hoặc xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, cần quan tâm trọng điểm vào
các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vệ tinh của chúng thúc đẩy thực hiện OFDI, liên kết với các doanh nghiệp ngoài nhà nước cùng đầu tư với định hướng phù hợp. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng cho phép chúng ta kết luận rằng các doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh tốt ở Việt Nam thì kết quả đầu tư kinh doanh ở Lào cũng tốt hơn và ngược lại.
2.2.3 Thực trạng OFDI của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực CN ở Lào giai đoạn 2005-2010
2.2.3.1 Vốn đăng ký đầu tư
Năm
Giá trị (tr USD)
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp theo số liệu thống kê của FIA
Đồ thị 2.2: Tổng mức đăng ký đầu tư 2005-2010
Qua đồ thị 2.2 ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành CN SX và phân phối điện, nước có tỷ trọng cao ở các năm 2005, 2007, 2008. Các năm 2006, 2009 và 2010, giá trị tổng mức đăng ký đầu tư thấp và tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào nhóm ngành CN chế biến (năm 2006) và nhóm ngành CN khai thác (năm 2009, 2010). Qua đồ thị trên ta cũng thấy xu thế đầu tư vào Lào trong lĩnh vực CN đang giảm mạnh trong giai đoạn 2007 - 2010
Biểu 2.3: Chi tiết tổng vốn đăng ký, tỷ trọng vốn đầu tư ngành CN
ĐVT: Triệu USD
Ngành CN | Năm | Tổng số | Tỷ trọng (%) | ||||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
I | CN chế biến | 4,45 | 6,63 | 6,63 | 17,93 | 33,65 | 69,29 | 5,4% | |
SX Hóa chất và các SP | |||||||||
1 | hóa chất | 0,18 | 0,32 | 0,88 | 1,37 | 0,1% | |||
2 | SX Kim loại | 0,43 | 2,20 | 0,55 | 31,00 | 34,18 | 2,6% | ||
3 | SX MMTB | 0,40 | 0,40 | 0,0% | |||||
4 | SX SP bằng kim loại | 4,40 | 0,26 | 4,66 | 0,4% | ||||
5 | SX Sp cao su và Plastic | 0,90 | 2,50 | 3,40 | 0,3% | ||||
6 | SX sp dệt | 1,87 | 1,87 | 0,1% | |||||
7 | SX SP gỗ và lâm sản | 1,15 | 1,80 | 3,45 | 3,90 | 10,30 | 0,8% | ||
SX thực phẩm và đồ | |||||||||
8 | uống | 1,26 | 1,70 | 0,15 | 3,11 | 0,2% | |||
9 | SX trang phục | 10,00 | 10,00 | 0,8% | |||||
II | CN khai thác | 12,18 | 3,30 | 24,24 | 95,04 | 141,91 | 40,15 | 316,83 | 24,5% |
1 | Khai thác đá và mỏ khác | 4,56 | 39,06 | 10,33 | 8,00 | 61,95 | 4,8% | ||
2 | Khai thác quặng kim loại | 7,62 | 3,30 | 24,24 | 53,98 | 131,58 | 32,15 | 252,88 | 19,6% |
3 | Khai thác than | 2,00 | 2,00 | 0,2% | |||||
III | SX và phân phối điện, khí đốt và nước | 311,74 | 441,60 | 146,09 | 4,90 | 904,33 | 70,1% | ||
1 | SX và phân phối điện | 311,74 | 441,60 | 142,09 | 895,43 | 69,4% | |||
2 | SX và phân phối nước | 4,00 | 4,90 | 8,90 | 0,7% | ||||
Tổng cộng | 328,37 | 9,93 | 472,48 | 259,05 | 180,46 | 40,15 | 1290,45 | 100,0% | |
Tỷ trọng (%) | 25,4% | 0,8% | 36,6% | 20,1% | 14,0% | 3,1% | 100,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Nhật Bản Đầu Tư Vào Cn Thái Lan
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Về Phát Triển Ofdi Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp
- Mục Tiêu Thực Hiện Ofdi Của Doanh Nghiệp Việt Nam Vào Lĩnh Vực Cn Ở Lào
- Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ ở CHDCND Lào - 11
- Những Giải Pháp Chủ Yếu Của Nhà Nước Việt Nam Nhằm Phát Triển Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Lĩnh Vực Công Nghiệp Ở Lào Giai Đoạn 2005- 2010
- Ký Kết Các Văn Bản Hợp Tác Giữa 2 Nhà Nước
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu thống kê của FIA
Biểu 2.3 cho thấy: Tổng vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 2005-2010 có xu hướng giảm, giá trị đăng ký các dự án SX, phân phối điện nước giảm, tỷ trọng các dự án CN khai thác có xu hướng tăng. Tổng mức đăng ký đầu tư CN vào Lào năm 2007 đạt lớn nhất là 472,48 triệu USD và thấp nhất là năm 2006 với tổng mức đăng ký đầu tư là 9,93 triệu USD.
Về thời gian, vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực CN Lào của doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm. Lượng vốn đầu tư đăng ký năm 2005 chiếm 25,4% so với tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 2005-2010. Sang năm 2006, vốn đăng ký đầu tư giảm mạnh, chỉ còn chiếm 0,8%; đến năm 2007 tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư lại tăng lên, đạt 36,6% rồi sau đó giảm xuống 20,1% năm 2008, 14,0% năm 2009 và chỉ còn 3,1% năm 2010.
Số liệu thống kê cho thấy có sự khác biệt tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam vào các ngành CN Lào trong giai đoạn 2005-2010. Cụ thể là:
+ CN chế biến chỉ chiếm 5,4% vốn đầu tư, trong đó ngành SX kim loại chiếm 2,6%. Chế biến gỗ là ngành có tỷ trọng vốn đầu tư lớn thứ 2 trong CN chế biến, chiếm 0,8% tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào CN chế biến Lào.
+ CN khai thác chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong đó tập trung vốn đầu tư vào ngành khai thác quặng kim loại chiếm 19,6% còn CN khai thác đá và mỏ khác chiếm 4,8%.
+ CN SX và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm 70,1% tổng vốn đăng ký đầu tư, trong đó các dự án SX và phân phối điện chiếm 69,4% tổng vốn đăng ký đầu tư, các dự án nước chỉ có 0,7% tổng vốn đăng ký đầu tư. Tỷ trọng vốn của dự án SX và phân phối điện lớn và chủ yếu do các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ đầu tư như tập đoàn Sông Đà, tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều này cho thấy để đầu tư được các dự án lớn phải có tiềm lực và chủ đầu tư cũng phải là những doanh nghiệp kinh doanh tốt ở Việt Nam.
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu thống kê của FIA
Đồ thị 2.3: Số dự án đăng ký đầu tư vào ngành CN giai đoạn 2005-2010
Xét về số dự án thì giai đoạn 2005-2010, có 88 dự án CN đăng ký đầu tư vào Lào. Trong đó, năm 2008 có số dự án đăng ký đầu tư nhiều nhất là 29 dự án đầu tư; năm 2006 và năm 2010 đều có 7 dự án đăng ký đầu tư. Giai đoạn nghiên cứu có số dự án đăng ký đầu tư bình quân mỗi năm là 13 dự án. Nếu từ năm 1993 đến 2009, 16 năm đầu tư ở Lào, số dự án đầu tư bình quân mỗi năm tương đương 6 dự án thì giai đoạn 2005-2010 số dự án đăng ký đầu tư là 13 dự án (gấp 2,1 lần mức đầu tư đăng ký bình quân của 16 năm).
Nếu tính tỷ trọng số dự án đăng ký đầu tư theo năm thì giai đoạn 2005- 2010, tỷ trọng số dự án đăng ký thể hiện tương tự tổng mức vốn đăng ký đầu tư. Tức là có xu hướng giảm dần. Năm 2005, số dự án đăng ký chiếm tỷ trọng 13,6%; năm 2006 tỷ trọng số dự án giảm xuống còn 8%; năm 2007, tỷ trọng số dự án 25% sau đó năm 2008 tăng lên đến 33,0%, đến 2009 lại giảm xuống còn 12,5% và đến năm 2010 chỉ còn chiếm tỷ trọng 8,0% (biểu 2.4)
Biểu 2.4: Chi tiết số dự án, tỷ trọng dự án đăng ký đầu tư ngành CN
ĐVT: Triệu USD
Ngành CN | Năm | Tổng số | Tỷ trọng (%) | ||||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
I | CN chế biến | 5 | 4 | 7 | 10 | 3 | 29 | 33,0% | |
1 | SX Hóa chất và các SP hóa chất | 1 | 1 | 1 | 3 | 3,4% | |||
2 | SX Kim loại | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 4,5% | ||
3 | SX MMTB | 1 | 1 | 1,1% | |||||
4 | SX SP bằng kim loại | 1 | 1 | 2 | 2,3% | ||||
5 | SX Sp cao su và Plastic | 1 | 1 | 2 | 2,3% | ||||
6 | SX sp dệt | 1 | 1 | 1,1% | |||||
7 | SX SP gỗ và lâm sản | 2 | 2 | 3 | 5 | 12 | 13,6% | ||
8 | SX thực phẩm và đồ uống | 1 | 1 | 1 | 3 | 3,4% | |||
9 | SX trang phục | 1 | 1 | 1,1% | |||||
II | CN khai thác | 6 | 3 | 14 | 17 | 7 | 7 | 54 | 61,4% |
1 | Khai thác đá và mỏ khác | 2 | 2 | 1 | 2 | 7 | 8,0% | ||
2 | Khai thác quặng kim loại | 4 | 3 | 14 | 14 | 6 | 5 | 46 | 52,3% |
3 | Khai thác than | 1 | 1 | 1,1% | |||||
SX và phân phối điện, khí đốt | |||||||||
III | và nước | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 | 5,7% | ||
1 | SX và phân phối điện | 1 | 1 | 1 | 3 | 3,4% | |||
2 | SX và phân phối nước | 1 | 1 | 2 | 2,3% | ||||
Tổng cộng | 12 | 7 | 22 | 29 | 11 | 7 | 88 | 100,0% | |
Tỷ trọng (%) | 13,6% | 8,0% | 25,0% | 33,0% | 12,5% | 8,0% | 100% |
Nguồn: Tính theo số liệu thống kê của FIA Nếu tính số dự án thì nhóm ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt và nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với các nhóm ngành CN khác. Nhóm ngành CN chế biến: có 29 dự án chiếm 33,0%, trong đó các dự án tập trung vào SX SP gỗ và lâm sản với 12 dự án (chiếm 13,6%); nhóm ngành CN khai thác có 54 dự án chiếm 61,4% về số dự án, trong đó các dự án đầu tư vào ngành khai thác quặng kim loại 46 dự án (chiếm 52,3%); nhóm ngành CN SX và phân
phối điện, khí đốt và nước chỉ chiếm 5,7% số dự án đăng ký đầu tư, trong đó ngành SX và phân phối điện có 3 dự án chiếm 3,4%, phân phối nước là 2 dự án với tỷ trọng là 2,3% tổng số dự án đăng ký. Một đặc điểm nổi bật của hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực CN ở Lào là ngành SX và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ trọng vốn cao nhất trong khi tỷ trọng về số dự án là ít nhất (chiếm 70,1% vốn đầu tư nhưng chỉ 5,7% về số dự án). Kế đến là ngành CN khai thác chiếm tỷ trọng 24,5% tổng vốn đầu tư. Ngành CN chế biến có tỷ trọng thấp nhất là 5,4%. Trong khi đó, về số dự án thì có sự khác biệt đáng kể. Mặc dù chiếm tỷ trọng vốn cao đến 70,1% nhưng các dự án SX và phân phối điện, khí đốt và nước chỉ chiếm 5,7%, nhóm ngành CN khai thác chỉ chiếm 24,5% về vốn nhưng chiếm đến 61,4% về số dự án; CN chế biến chỉ chiếm 5,4% vốn đầu tư nhưng chiếm 33,0% số dự án. Nếu phân tích cụ thể hơn, trong số dự án phân phối điện và nước có 02 dự án phân phối nước còn lại 03 dự án SX và phân phối điện vẫn chiếm tỷ trọng cao ở mức 69,4% tổng vốn đầu tư. Nghĩa là số dự án SX và phân phối điện chỉ chiếm 3,4% nhưng chiếm đến 69,4% tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 2005-2010.
- Ngành CN chế biến giai đoạn 2005 – 2009 có xu thế tăng trưởng đầu tư khá rõ ràng. Ngoại trừ năm 2007 có mức đăng ký đầu tư không tăng so với năm 2006, còn lại các năm 2008, 2009 đều tăng mạnh về tổng mức đăng ký đầu tư, và đến năm 2010, ngành CN chế biến không có dự án đầu tư mới.
- Giá trị đầu tư năm 2006 của nhóm ngành CN khai thác sụt giảm so với năm 2005 (từ mức 12,2 triệu USD năm 2005 xuống 3,3 triệu USD năm 2006). Các năm 2007, 2008, 2009 giá trị đầu tư của ngành CN khai thác tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, năm 2010 giá trị đăng ký đầu tư giảm xuống còn 40,15 triệu USD so với 141,9 triệu USD năm 2009.
Nguồn: Phân tích theo số liệu thống kê của FIA
Đồ thị 2.4: Vốn đăng ký đầu tư các nhóm ngành CN
- Đối với CN SX và phân phối điện, khí đốt và nước, do đặc thù của nhóm ngành, các dự án đầu tư có quy mô lớn, đơn lẻ và không thể triển khai rầm rộ đồng thời nhiều dự án được nên số liệu thống kê không phản ánh xu hướng của nhóm ngành này. Tuy nhiên, việc phân tích số liệu thống kê giai đoạn 2005-2010 của ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt và nước cho ta rút ra các kết luận sau:
+ Xu hướng đầu tư các dự án thuộc nhóm ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt và nước không rõ ràng.
+ Việc không có dự án đăng ký đầu tư mới trong nhóm ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt và nước năm 2009, 2010 so với các năm trước không thể hiện bản chất của hoạt động OFDI trong lĩnh vực CN ở Lào của doanh nghiệp Việt Nam.