3. Chính phủ thực hiện đầu tư trực tiếp cùng với doanh nghiệp trong một số dự án để làm tiền đề cho doanh nghiệp thực hiện OFDI. Thông qua hoạt động này Chính phủ đã thúc đẩy các doanh nghiệp Singapore nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư mở rộng sang các ngành nghề khác ở nước ngoài [54]. Khi cùng đầu tư nghĩa là chính phủ đã đồng thời chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhất là sự góp vốn đầu tư mà doanh nghiệp không phải trả lãi suất. Khi dự án thành công doanh nghiệp có thể mua lại phần vốn của nhà nước để điều hành kinh doanh chủ động hơn.
4. Năm 1973, Singapore thành lập Ủy ban đào tạo công nhân CN. Mục tiêu của thành lập Ủy ban nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân cung cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước của Singapore. Do đó, đội ngũ lao động ở Singapore nâng cao trình độ tay nghề, tăng năng suất lao động, chất lượng lao động tạo tiền đề cho hoạt động OFDI thuận lợi.
5. Xác định các quốc gia mục tiêu cho OFDI của doanh nghiệp. Chính phủ xác định các quốc gia lân cận như các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ là các nước ưu tiên thực hiện OFDI cho các doanh nghiệp Singapore [54]. Việc xác định quốc gia mục tiêu nhằm xây dựng được các Hiệp định, chiến lược ngoại giao, chính sách đồng bộ từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển OFDI, tăng hiệu quả và khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp.
1.5.4 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển OFDI trong lĩnh vực công nghiệp
Qua nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động OFDI của các nước trên. Những bài học kinh nghiệm để phát triển OFDI trong lĩnh vực CN đối với doanh nghiệp Việt Nam như sau:
1. Khi các doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ môi trường đầu tư, đối tác, nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của dự án, của doanh nghiệp, khi đó mới xây dựng được chiến lược đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Bởi vậy,
doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm dự án, tìm kiếm cơ hội đầu tư, đối tác phù hợp để phát huy những lợi thế hiện có. Xây dựng phương án sử dụng nguồn lực tại địa phương (lao động, đất đai) hiệu quả nhất để giành chiến thắng tại thị trường nước ngoài. Mặt khác, doanh nghiệp thực hiện OFDI cũng nên phân tích kỹ các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, cung ứng SP dịch vụ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, tiềm lực kinh tế của người tiêu dùng bản địa, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn; tích cực cập nhật thông tin trong đầu tư phát triển CN ở nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Điều Kiện Để Phát Triển Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Đầu Tư Ra Nước Ngoài
- Kinh Nghiệm Nhật Bản Đầu Tư Vào Cn Thái Lan
- Mục Tiêu Thực Hiện Ofdi Của Doanh Nghiệp Việt Nam Vào Lĩnh Vực Cn Ở Lào
- Thực Trạng Ofdi Của Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Lĩnh Vực Cn Ở Lào Giai Đoạn 2005-2010
- Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ ở CHDCND Lào - 11
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
2. Trong hoạt động đầu tư, không thể thiếu định hướng của Nhà nước Việt Nam. Định hướng của Nhà nước đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư, cho lợi ích của Nhà nước, đảm bảo chiến lược hỗ trợ có trọng điểm, rõ ràng về mục tiêu từng khu vực, từng ngành nghề, từng giai đoạn… Do đó, Nhà nước cần hoạch định chiến lược phát triển OFDI dài hạn trên cơ sở tiềm lực kinh tế hiện thời, nguồn tài nguyên và dung lượng thị trường tiêu dùng hiện tại và tương lai. Nhà nước Việt Nam tích cực trong hợp tác đào tạo lao động ở nước bạn để đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động của các doanh nghiệp OFDI ở nước ngoài, phối hợp đưa các chuyên gia ra nước ngoài để chuyển giao công nghệ trong nước.
3. Hoạt động hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam có tác động “đẩy” dòng vốn OFDI ra nước ngoài, khi hoạt động này càng tích cực, càng phù hợp thì dòng vốn OFDI ra nước ngoài càng cao. Chính vì vậy, khi thực hiện khuyến khích hoạt động OFDI, Nhà nước xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất đối với một số dự án OFDI trọng điểm có tác dụng khuyến khích nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đàm phán và ký kết các hiệp định về tránh đánh thuế 2 lần, hiệp định về đầu tư song phương giữa nước đi đầu tư với các nước đối tác.
4. Để phát triển OFDI, kinh nghiệm các nước nghiên cứu thường sử dụng vốn ODA như là một công cụ để dẫn nguồn vốn OFDI vào những thị
trường, lĩnh vực công nghiệp mục tiêu. Qua kinh nghiệm đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi cho thấy, hình thức cho các doanh nghiệp OFDI nhận thầu cung cấp thiết bị hoặc nhận thầu xây dựng các dự án thực hiện bằng vốn ODA khá phổ biến. Do đó, đối với Việt Nam, việc nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp OFDI có thể thực hiện bằng quy định nhà thầu Việt Nam sẽ được thực hiện dự án trong hiệp định tài trợ vốn ODA.
5. Nhằm hỗ trợ các lĩnh vực đầu tư có tính chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng ngành nghề, đúng mục đích của nguồn vốn OFDI, nhất thiết Nhà nước phải hỗ trợ cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Đối với lĩnh vực tài chính có thể thực hiện bằng cách giảm thuế thu nhập hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp OFDI vay vốn thực hiện OFDI. Đối với lĩnh vực phi tài chính có thể thực hiện bằng hỗ trợ đào tạo cán bộ, kỹ năng đầu tư vào một số nước, một số ngành; nghiên cứu đổi mới chính sách quản lý nhà nước, quy định thủ tục đăng ký đầu tư thuận lợi… cũng là những kinh nghiệm thiết thực mà Nhà nước Việt Nam cần quan tâm.
Kết luận chương 1
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển OFDI nói chung là hết sức cần thiết vì bản chất của hoạt động OFDI là nhằm đạt được mục tiêu đối với cả nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư: Nước đi đầu tư có thể phát triển được thị trường mới, xuất khẩu được dây chuyền công nghệ SX đã hết chu kỳ sống ở trong nước, tăng hiệu quả sử dụng vốn, khai thác được các tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế về lao động, đất đai ở nước nhận đầu tư; nước nhận đầu tư thì tận dụng được nguồn vốn nước ngoài mà không tăng thêm hệ số nợ, chuyển giao được các công nghệ mới cho SX trong nước, khai thác được tài nguyên có hiệu quả và tạo thêm việc làm cho lao động trong nước.
OFDI khá đa dạng về hình thức và có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đó là các yếu tố “đẩy” thuộc nước đi đầu tư; các yếu tố “kéo” của nước nhận đầu tư các yếu tố đó có thể là hệ thống chính sách thuận lợi, hỗ trợ về thuế, lãi vay ngân hàng; mối quan hệ chính trị tốt giữa các quốc gia… và khi có đủ yếu tố “kéo” và “đẩy” kết hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu, năng lực thực hiện đầu tư thì FDI mới được thực hiện tối ưu.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện OFDI của một số nước điển hình, nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tất yếu Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực nghiên cứu tìm hiểu, học tập, vận dụng kinh nghiệm thực hiện OFDI của các quốc gia tiêu biểu như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Những bài học kinh nghiệm của các quốc gia tiêu biểu đó đối với Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp phần tăng hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực CN nói riêng và các lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam nói chung ở nước ngoài.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở LÀO GIAI ĐOẠN 2005-2010
2.1 Sự cần thiết và mục tiêu thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Lào
2.1.1 Sự cần thiết phải thực hiện OFDI của doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực CN ở Lào
Lào là quốc gia láng giềng có chung biên giới với Việt Nam khoảng
2.069 km, có nhiều cặp cửa khẩu nên giao thương giữa 2 nước Việt Nam và Lào rất thuận lợi; hàng hóa từ Lào có thể quá cảnh xuất khẩu ra nước thứ ba qua các cảng biển ở Việt Nam, tiềm năng và cơ hội đầu tư ở Lào khá phong phú và đa dạng, chính sách thu hút đầu tư của nhà nước Lào hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam... Bởi vậy thực hiện OFDI vào Lào là cần thiết khi phân tích dưới góc độ doanh nghiệp cũng như góc độ Nhà nước. Cụ thể như sau:
2.1.1.1 Sự cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam
Một là Nhà nước Lào có nhiều tài nguyên, khoáng sản chưa được khai thác như nguồn thủy năng (khoảng 27.000 MW)[10]; nguồn tài nguyên về đất đai dồi dào để phát triển cây công nghiệp; tài nguyên về khoáng sản như vàng, bạc, đồng... còn chưa được khảo sát toàn diện để đầu tư khai thác. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam sau khi đã lớn mạnh ở Việt Nam, đã có tích lũy vốn và kinh nghiệm quản lý, sở hữu công nghệ khai thác tốt nên có nhu cầu cấp thiết đầu tư tại Lào để khai thác tài nguyên, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Hai là Lào và Việt Nam đã mở nhiều cặp cửa khẩu, đã và đang được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt bao gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 7 cửa khẩu phụ trải đều từ Bắc Lào đến Nam Lào rất thuận lợi cho vận chuyển, quá
cảnh vật tư, tài sản, hàng hóa trong quá trình đầu tư và cả trong quá trình khai thác dự án sau này. Mặt khác, khoảng cách địa lý đường bộ giữa Việt Nam và Lào gần, thủ tục hải quan xuất nhập cảnh ở cả hai nước đang từng bước được cải thiện nên hoạt động quá cảnh, xuất nhập khẩu phục vụ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thuận lợi.
Ba là Nhà nước Lào có chính sách thu hút đầu tư khá hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam như các khuyến khích đầu tư vào các vùng biên giới tiếp giáp Việt Nam, ưu đãi thuế khi đầu tư vào khu vực vùng sâu, vùng xa còn thiếu cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, một số dự án nằm trong Hiệp định của Chính phủ Việt Nam đề nghị Chính phủ Lào dành cho doanh nghiệp Việt Nam (ví dụ thủy điện Nậm Mô, thủy điện Xê Khạ Mản 3) khi ký Hiệp định tài trợ vốn ODA. Các dự án CN này rất có lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam nên doanh nghiệp Việt Nam rất sẵn sàng đầu tư.
Bốn là phát triển OFDI ở Lào nhằm mở rộng thị trường (xuất khẩu, lao động, tài chính…): OFDI là một trong những hình thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thâm nhập thị trường theo hình thức này sẽ giúp người Lào làm quen với SP của Việt Nam, tránh được bảo hộ SX cuả Lào nhờ đó mà mở rộng thị trường xuất khẩu cho SP khác, thúc đẩy hoạt động biên mậu giữa Việt Nam và Lào, thúc đẩy SX kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
Năm là hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam khá đa dạng, ở nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư vào Lào giai đoạn 2005-2010 vẫn là hoạt động nổi bật, đa dạng về lĩnh vực, chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn OFDI của doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, qua so sánh tỷ trọng các ngành đầu tư vào Lào của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, các dự án đầu tư vào lĩnh vực CN vẫn là các dự án chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư (như dự án thủy điện, dự án khai thác và thăm dò dầu khí, dự án tìm kiếm và khai thác khoáng sản …). Các dự án thuộc ngành
nông-lâm nghiệp, dịch vụ, xây dựng vẫn chưa được đầu tư quy mô lớn như dự án CN. Ngoài ra, dự án CN vẫn là dự án có kỳ vọng hiệu quả đầu tư tốt hơn cho nhà đầu tư, tạo ra nguồn nguyên liệu đầu vào cấp thiết hơn cho ngành SX CN tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020 (của Việt Nam). Hơn nữa, đầu tư vào lĩnh vực CN đồng thời tạo nhiều cơ hội xuất khẩu công nghệ của Việt Nam sang Lào để kéo dài chu kỳ sống, tăng hiệu quả đầu tư và phù hợp với môi trường đầu tư kinh doanh ở Lào đến năm 2020. Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực Nông- Lâm nghiệp ở Lào chỉ nhằm khai thác nguồn lợi đất đai nước bạn, tỷ suất lợi nhuận thấp. Riêng ngành dịch vụ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơ hội đầu tư ở Lào do Lào là nước đang phát triển nên lượng cầu dịch vụ thấp, đầu tư cũng kém hiệu quả hơn so với đầu tư vào lĩnh vực CN.
Ngoài những tác động tích cực như trên, hoạt động OFDI ở Lào còn nhằm phân tán rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam, tăng kinh nghiệm quản lý điều hành doanh nghiệp ở Lào, từng bước xây dựng chiến lược sản phẩm, khách hàng đa quốc gia và xuất khẩu điện năng phục vụ SX, tiêu dùng tại Việt Nam.
2.1.1.2 Sự cần thiết đối với Nhà nước Việt Nam
Một là việc thực hiện OFDI sẽ tận dụng được lợi thế về chi phí SX thấp của nước nhận đầu tư để hạ giá thành SP, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư [17]. Khi các doanh nghiệp OFDI nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đồng nghĩa với giá trị lợi nhuận đầu tư lớn hơn và do đó tăng tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà nước Việt Nam. Hơn nữa, bằng việc thực hiện OFDI vào Lào, cũng cho phép mở rộng dòng vốn đổ vào trong nước bắt nguồn trực tiếp từ sự hồi hương những khoản lợi nhuận thu được từ việc đầu tư sang Lào hay từ kết quả vận động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Lào [10].
Hai là khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Lào để khai thác tài nguyên, đầu tư các dự án năng lượng xuất khẩu phục vụ nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ có tác động thúc đẩy nền kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, như năng lượng điện, thạch cao, gỗ, khoáng sản như muối ka li, sắt, đồng....
Ba là thông qua OFDI để thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa 2 nhà nước, đảm bảo lợi ích 2 quốc gia và bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định, phát triển. Lào là nước đang phát triển bởi vậy nhu cầu thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế khá lớn, nhất là thu hút vốn ODA để đầu tư cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các tuyến đường khu vực biên giới để nâng cao mức sống của cư dân biên giới, tiễu trừ lực lượng phản động chống phá nhà nước Lào và lực lượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam hoạt động ở vùng biên giới Việt – Lào. Từ đó đảm bảo an ninh chính trị ổn định, tạo tiền đề quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam.
Bốn là thực hiện OFDI ở Lào góp phần giảm tỷ lệ lao động Việt Nam thất nghiệp. Mặc dù lao động Việt Nam làm việc tại các dự án đầu tư OFDI ở Lào chưa nhiều, tuy nhiên về mặt lý thuyết, hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào vẫn tạo việc làm cho lao động Việt Nam: Quá trình thực hiện và triển khai dự án OFDI ở Lào không chỉ sử dụng lao động bản địa mà còn sử dụng cả lao động quản lý, công nhân Việt Nam. Do đó sẽ làm tăng số lượng lao động được tuyển dụng làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho lao động Việt Nam.
Như vậy, hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực CN ở Lào là tất yếu khách quan và hết sức cần thiết. Một mặt nó nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tránh các hàng rào bảo hộ thương mại, kéo dài chu kỳ sống cho các công nghệ, SP đã suy thoái ở Việt Nam, một mặt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và cũng cố