Ảnh Hưởng Tương Tác Giữa Khẩu Phần Với Các Mức Sử Dụng Bslm Và Tính Biệt Đến Năng Suất Thân Thịt (Lsm) Của Lợn F1(Landracexyorkshire)

- 75,13% (p>0,05) (Bảng 4.18). Trong nghiên cứu của Phùng Thăng Long & cs. (2012) cho biết bổ sung 12-24% bã bia tươi vào khẩu phần ăn của lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) đã cải thiện tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ và làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt.

Các chỉ tiêu dài thân thịt, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ móc hàm không có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm và so với lô ĐC.

Kết quả này cao hơn công bố của Vũ Đình Tôn & Nguyễn Công Oánh (2010) khi nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai D×F1(LY) và L×F1(LY) với khối lượng giết mổ là 87,42 và 86,28 kg đạt tỷ lệ móc hàm tương ứng 69,12 và 67,72%, tỷ lệ thịt xẻ 70,09 và 68,05%, dài thân thịt là 87,58 và 93,83cm. Công bố của Phạm Thị Đào & cs. (2013) trên tổ hợp lai PiDu50×F1(L×Y) ở khối lượng giết mổ 111,1 kg thì tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và dài thân thịt tương ứng là 80,13%; 70,97% và 91,08 cm. Trần Hiệp & Nguyễn Thị Tuyết Lê (2017) cho biết, việc sử dụng thức ăn lên men không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn, các chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất và chất lượng thịt ở các lô thí nghiệm không có sự sai khác, đạt chất lượng thịt bình thường.

Kết quả công bố của Rotaru (2013) khi nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai Landrace x Yorkshire (LY), Landrace x white Piétrain (LPA), Landrace x spotted Piétrain (LPB) ở khối lượng kết thúc 100 kg có khối lượng móc hàm đạt các giá trị lần lượt 74,0; 77,3 và 81,0 kg và ở khối lượng kết thúc 120 kg đạt khối lượng móc hàm đạt các giá trị lần lượt 88,2; 92,7 và 96,2 kg. Rotaru (2013) cũng cho thấy dài thân thịt của 3 tổ hợp lai nêu trên ở hai mức khối lượng kết thúc tương ứng lúc 100 kg (97,5; 93,4 và 90,4 cm) và lúc 120 kg (99,7; 93,3 và 92,9 cm).

Tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ trong nghiên cứu này phù hợp với một số công bố của các tác giả khác. Trịnh Hồng Sơn & cs. (2013) khi nghiên cứu trên lợn VCN03 ở thế hệ 0 và 1 cho biết, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ tương ứng là 80,68; 81,26 (%) và 72,01; 72,3 (%). Phạm Thị Đào & cs. (2013) khi nghiên cứu trên tổ hợp lai PiDu25 × F1(L×Y), PiDu50 × F1(L×Y) và PiDu75 × F1(L×Y) với khối lượng giết mổ ở các mức 111,88 kg, 111,10 kg và 102,17 kg đạt tỷ lệ móc hàm tương ứng 79,35%, 80,13% và 80,34%; tỷ lệ thịt xẻ tương ứng là 70,09%, 70,97% và 70,90%. Tỷ lệ thịt xẻ trong nghiên cứu này cao kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng & Vũ Đình Tôn (2010) khi nghiên cứu trên tổ hợp lai LLY (69,82%), Du(LY) (69,79%) và Pidu (LY) (72,28%) và thấp hơn kết quả công bố của Peinado & cs. (2008) khi nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai (Landrace x Large White) x (Pietrain x Large White) giết mổ ở khối lượng 106kg (75,2 %) và 122 kg

(77,8 %). Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho biết với khối lượng giết mổ 79,06 kg và 78,89 kg trên tổ hợp lai L19(LY) và L19(YL) thì tỉ lệ móc hàm đạt tương ứng 75,33% và 75,57%, tỉ lệ thịt xẻ đạt 69,64% và 68,57%.

Giới tính khác nhau có thể cho năng suất, chất lượng thịt khác nhau, tiến hành mổ khảo sát 3 con đực và 3 con cái có khối lượng tương đương nhau và đại diện cho đàn để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.

Khối lượng kết thúc, khối lượng móc hàm và khối lượng thịt xẻ giữa con đực và con cái trong từng lô tương đương nhau, các chỉ tiêu này chỉ có sự sai khác giữa con đực ở lô TN2 với lô ĐC. Các chỉ tiêu khác về năng suất thân thịt không có sự sai khác giữa con đực và con cái trong cùng công thức và giữa các công thức với nhau. Kết quả cho thấy, tính biệt không có ảnh hưởng đến năng suất thân thịt của lợn F1(LY) (p>0,05).

Bảng 4.20. Ảnh hưởng tương tác giữa khẩu phần với các mức sử dụng BSLM và tính biệt đến năng suất thân thịt (LSM) của lợn F1(LandracexYorkshire)


ĐC

TN1

TN2

TN3


Chỉ tiêu

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

SEM

Khối lượng

kết thúc (kg)

96,37b

95,20b

99,47ab

102,33ab

103,7ab

111,17a

102,93ab

105,87ab

2,85

Khối lượng

móc hàm (kg)


78,77b


79,40b


82,60ab


84,07ab


84,47ab


91,33a


82,43ab


87,03ab


2,38

Khối lượng

thân thịt (kg)

93,44

86,04

80,04

83,82

88,03

78,99

85,23

83,57

2,99

Khối lượng

thịt xẻ (kg)

71,87b

72,07b

74,9ab

76,53ab

77,40ab

82,63a

74,40ab

78,53ab

1,96

Tỷ lệ móc

hàm (%)

81,72

83,4

83,11

82,21

81,47

82,23

80,13

82,2

1,32

Tỷ lệ thịt xẻ

(%)

74,56

75,7

75,36

74,83

74,66

74,4

72,35

74,19

1,12

Dài thân thịt

(cm)

96,33

96

97

96,33

103,83

95

97

94,33

2,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển chủng nấm sợi và tối ưu điều kiện lên men sản xuất đa enzyme α-amylase, glucoamylase, cellulase ứng dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi - 13

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một hàng ngang khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05)


Kết quả công bố của (Piao & cs., 2004) khi nghiên cứu trên tổ hợp lai Du(LY) cho thấy, lợn cái có khối lượng móc hàm (87,28 kg), dài thân thịt (102,84

cm) và tỷ lệ thịt xẻ (76,67 %) cao hơn so với lợn đực (86,43 kg; 102,41 cm và 75,55 %), nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả công bố của (Mohrmann & cs., 2006; Borah & cs., 2016) cũng cho thấy tính biệt không ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ. Như vậy, kết quả nghiên cứu này về ảnh hưởng của tính biệt đến các chỉ tiêu năng suất thân thịt có cùng xu hướng tương tự với kết quả công bố của các tác giả trên

Có thể thấy, các chỉ tiêu về thân thịt chịu sự ảnh hưởng lớn của hệ số di truyền của các tính trạng. Các tính trạng năng suất thân thịt thường có hệ số di truyền khá cao và ổn định, ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính và phẩm chất giống.

4.4.4. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM đến chất lượng thịt và thành phần hóa học của thịt lợn F1 (Landrace x Yorkshire)

4.4.4.1. Ảnh hưởng của mức bổ sung BSLM đến chất lượng thịt lợn F1 (Landrace x Yorkshire)

Chất lượng thịt luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thịt như mầu sắc, cấu trúc của mô mỡ... Đề tài tiến hành đánh giá chất lượng thịt của đàn lợn F1 (LY) khi bổ sung BSLM ở các mức khác nhau vào khẩu phần ăn.

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM trong khẩu phần đến chất lượng thịt (LSM) của lợn F1(LandracexYorkshire)


Chỉ tiêu

ĐC

(n=6)

TN1

(n=6)

TN2

(n=6)

TN3

(n=6)

SEM

pH45

6,79

6,64

6,71

6,73

0,09

pH24

5,99

6,09

6,09

6

0,09

L*(lightness)

56,01

55,78

56,67

56,31

0,65

a*(redness)

13,99

13,93

14,12

13,78

0,24

b* (yellowness)

6,99

6,7

7,74

6,74

0,49

Tỷ lệ mất nước bảo quản (%)

0,99

1,37

1,33

1,02

1,78

Tỷ lệ mất nước chế biến (%)

31,43

30,3

30,88

31

0,61

Độ dai (N)

46,04

46,99

51,61

49,99

4,16

Kết quả cho thấy, việc bổ sung BSLM vào khẩu phần ăn của lợn không ảnh hưởng đến các phẩm chất cảm quan thân thịt. pH45 của lợn F1 (LY) ở 4 lô thí nghiệm có giá trị tương ứng là 6,79; 6,64; 6,71; 6,73, không có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm (p>0,05) và đều là thịt có chất lượng bình thường. Giá trị pH24 nằm trong khoảng từ 5,99 đến 6,09 và nằng trong khoảng thịt bình thường. Không

có sự sai khác thống kê về các giá trị pH giữa các lô thí nghiệm (p>0,05). Giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn của đàn lợn thí nghiệm tương đương với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Phạm Thị Đào & cs. (2013) cho biết chỉ tiêu pH45 của thịt thăn của ba tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LxY) với đực (PiétrainxDuroc) là 6,48; 6,36; 6,59, pH24 nằm trong khoảng 5,45-5,54. Tổ hợp lai giữa lợn nái lai F1 (LY) phối với đực Duroc và Landrace có giá trị pH45 và pH24 nằn trong khoảng 6,13- 6,32 và 5,56-5,58 (Vũ Đình Tôn & Nguyễn Công Oánh, 2010). Kết quả nghiên cứu của Te & cs. (2010) cho thấy giá trị pH thịt lợn Piétrain ở 24 giờ sau giết mổ là 5,8. Như vậy, việc bổ sung BSLM ở các mức khác nhau vào khẩu phần ăn của lợn F1 (LY) không ảnh hưởng đến phẩm chất của thịt lợn trong phân loại thịt.

Màu sắc của thịt có ảnh hưởng quan trọng đến cảm quan của người tiêu dùng. Màu sắc (độ sáng L*, đỏ a*, vàng b*) giữa các lô thí nghiệm là tương đương nhau, không chịu ảnh hưởng của thức ăn và nằm trong phạm vi bình thường. Giá trị L* của thịt lợn F1 (LY) ở 4 lô thí nghiệm lần lượt là: 56,01; 55,78; 56,67; 56,31. Giá trị a* và b* của lợn lai F1 (LY) ở lô TN2 có phần cao hơn lô TN1, TN3 và lô ĐC nhưng không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả của nghiên cứu là tương đương với nhiều nghiên cứu khác. Latorre & cs. (2004) cho biết, thịt của con lai mềm và nhiều nước, năng suất chế biến cao, màu thịt sáng hơn so với thịt của lợn thuần. Phan Xuân Hảo (2007) cho biết con lai F1 (L×Y) có giá trị L*, a*, b* tương ứng là 47,88; 13,92; và 6,12. Phạm Thị Đào & cs., (2013) cho biết giá trị L*, a* và b* 24 ở cơ thăn của ba tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LxY) với đực (PiDu) là: 53,89-56,09; 14,1-16,4 và 8,25-8,56. Theo Mccann & cs. (2008) giá trị L*, a* và b* 24 ở cơ thăn của hai tổ hợp lai Du×(L×Y) là 54,99; 3,98; 8,53, ở tổ hợp lai Pi×(L×Y) là 53,82; 4,20; 8,68. Sieczkowska & cs. (2009) công bố giá trị L* 24 của thịt ở tổ hợp lai Du×(L×Y), (DuPi)×(L×Y) tương ứng 54,32; 54,18.

Như vậy, kết quả nghiên cứu về màu sắc thịt (L*, a*, b*) của lợn F1 (LY) trong nghiên cứu khi bổ sung BSLM vào khẩu phần ăn ở các mức khác nhau trong nghiên cứu là tương đương với công bố của các tác giả trên. Theo cách phân loại thịt của (Warner & cs., 1997) thì thịt lợn F1 (LY) có chất lượng tốt giá trị pH45 lớn hơn 5,8, giá trị L* cao hơn 50.

Tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến của thịt thể hiện khả năng giữ nước của thịt và các chất dinh dưỡng bên trong thịt, đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng thịt. Kết quả về đánh giá ảnh hưởng của bổ sung BSLM trong

khẩu phần đến chất lượng của thịt cho thấy, tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến của thịt lợn ở các lô thí nghiệm dao động từ 0,99-1,37 và 30,3-31,43 (%) và không có sự sai khác thống kê giữa các lô thí nghiệm (P>0,05) khi bổ sung BSLM ở các mức khác nhau vào khẩu phần ăn của lợn F1. Tỷ lệ mất nước bảo quản của nghiên cứu này có xu hướng thấp hơn so với một số nghiên cứu của các tác giả khác. Theo Phan Xuân Hảo & Hoàng Thị Thúy (2009), các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái Y, L và F1 (L×Y) có tỷ lệ mất nước của thịt bảo quản sau 24 giờ tương ứng là 2,86; 2,97; 2,73%, trong nghiên cứu của Phạm Thị Đào & cs. (2013) tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ là 1,83-2,1%. Mccann & cs., (2008) công bố tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ sau giết thịt của tổ hợp lai Du×(L×Y) là 5,79%, ở tổ hợp lai Pi×(L×Y) là 5,89%; Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt sau 24 giờ ở tổ hợp lai Dux(L×Y) là 24,90%, ở tổ hợp lai Pi×(L×Y) là 25,00%. Tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến sau 24 giờ là 1,77 và 29,16% trên đàn lợn VCN03 ở thế hệ thứ nhất (Trịnh Hồng Sơn & cs., 2013)

Độ dai của thịt là một chỉ tiêu quan trọng đối với người tiêu dùng. Kết quả cho thấy, độ dai của thịt lợn F1 (LY) trong 4 lô thí nghiệm tương ứng lần lượt là 46,04 46,99 51,61 49,99 và không có sự sai khác thống kê giữa các lô thí nghiệm về chỉ tiêu này (P>0,05). Kết quả này có phần cao hơn sai khác so với các nghiên cứu của các tác giả khác khi theo dõi trên các tổ hợp lai khác nhau. Phan Xuân Hảo & Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết, độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau giết thịt của các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái Y, L và F1 (L×Y) tương ứng là 42,90; 42,28; 42,26 N. Theo Mccann & cs., (2008), độ mềm của thịt bảo quản 24 giờ sau giết thịt của tổ hợp lai Du x (L×Y) là 36,86N, ở tổ hợp lai Pi×(L×Y) là 35,45N. Phạm Thị Đào và cs. (2013) cho biết độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau khi giết thịt là 47,16; 47,47 và 46,49N ở 3 tổ hợp lai lai giữa PiDu với Piétrain 25, 50 và 75% với nái (L×Y). Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn & cs. (2013) trên lợn thịt VCN03 ở thế hệ 0 và 1, Kết quả nghiên cứu cho thấy độ dai sau 24 giờ bảo quản của lợn đực VCN03 ở thế hệ 0 và 1 tương ứng là 63,05 và 54,48N.

Tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tương tác giữa khẩu phần với các mức thay thế BSLM và tính biết đến chất lượng thịt của lợn F1 (LY). Kết quả cho thấy, trong mỗi lô thí nghiệm và giữa các lô không có sự sai khác về các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn F1 (LY) giữa con đực và con cái.

Bảng 4.22. Ảnh hưởng tương tác giữa khẩu phần với các mức sử dụng BSLM và tính biệt đến chất lượng thịt (LSM) của lợn F1(LandracexYorkshire)



ĐC


TN1

TN2

TN3


Chỉ tiêu

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

SEM

pH45

6,83

6,75

6,73

6,54

6,81

6,59

6,66

6,8

0,14

pH24

5,91

6,08

6,03

6,15

6

6,17

5,96

6,05

0,14

L*(lightness)

55,95

56,07

55,46

56,1

55,91

57,43

56,2

56,42

0,93

a*(redness)

13,72

14,26

13,14

14,72

14,28

13,97

13,62

13,93

0,34

b* (yellowness)

6,28

7,71

5,62

7,79

7,74

7,76

6,69

6,8

0,69

Tỷ lệ mất nước

bảo quản (%)

0,78

1,2

1,22

1,52

1,08

1,18

1,23

0,8

0,25

Tỷ lệ mất nước

chế biến (%)

31,87

31

29,62

30,98

30,16

31,59

30,05

31,96

0,86

Độ dai (N)

49,05

43,03

48,65

45,33

52,47

50,74

46,13

53,85

5,88

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tính biệt đến các chỉ tiêu chất lượng thịt của tổ hợp lai F1 (LY) có xu hướng tương tự với kết quả công bố của Hà Xuân Bộ & cs. (2013), cho rằng tính biệt không ảnh hưởng đến giá trị pH45 phút sau giết thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến và độ dai của thịt lợn. Kết quả công bố của Piao & cs., (2004) khi nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai D (LY) cho thấy, tính biệt không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt như giá trị pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, độ dai, độ sáng và độ vàng, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước chế biến và độ đỏ. Borah & cs. (2016) khi nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai (Hamshire x Asia local) cho biết, tính biệt không ảnh hưởng đến màu sắc của thịt thăn.

Missotten & cs. (2015) đã nghiên cứu thấy rằng, bổ sung thức ăn lên men vào chế độ ăn của lợn thịt có thể ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt, việc cho ăn thức ăn lên men đã chuyển hóa tryptophan trong ruột thành indole thay vì skatole, dẫn đến giảm nồng độ skatle trong mỡ lưng của lợn đực giai đoạn vỗ béo, do đó giảm mùi hôi ở lợn đực.

4.4.4.2. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM đến thành phần hoá học thịt lợn F1 (Landrace x Yorkshire)

Thành phần hóa học của thịt cũng phản ánh chất lượng thịt thông qua các chỉ tiêu về protein, khoáng, lipit. Kết quả cho thấy, tỷ lệ vật chất khô của cơ thăn ở 4 lô tương ứng lần lượt là: 25,61; 26,02; 26,2 và 25,92, cao nhất ở lô TN2 với mức bổ sung 20% BSLM và thấp nhất ở lô đối chứng. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩ thống kê (P>0,05). Tỷ lệ protein tổng số dao động từ 22,27 đến

22,61 (%), đạt cao nhất ở lô TN1 và thấp nhất ở TN3. Tỷ lệ khoáng tổng số cao nhất ở lô TN2 với 1,49 (%), thấp ở lô ĐC và lô TN3. Tỷ lệ lipit trong cơ thăn là chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng thịt, nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về độ dai, khả năng giữ nước của thịt và tạo nên hương vị của thịt. Trong nghiên cứu này cho thấy, hàm lượng lipit tổng số cao nhất ở lô TN2 với 1,75% và tấp nhất ở lô ĐC với 1,4%. Các chỉ tiêu về thành phần hóa học của cơ thăn giữa các lô thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), điều này cho thấy, việc bổ sung BSLM vào khẩu phần ăn của lợn không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt của lợn

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM trong khẩu phần đến thành phần hoá học (LSM) thịt lợn F1(LandracexYorkshire)


Chỉ tiêu

ĐC

(n=6)

TN1 (n=6)

TN2 (n=6)

TN3 (n=6)

SEM

Vật chất khô (%)

25,61

26,02

26,2

25,92

0,29

Protein tổng số (%)

22,41

22,61

22,46

22,27

0,15

Khoáng tổng số (%)

1,33

1,43

1,49

1,31

0,05

Lipit tổng số (%)

1,4

1,59

1,75

1,56

0,13

Kết quả này có xu hướng tương tự với kết quả công bố của Hà Xuân Bộ và cs. (2013); Phạm Thị Đào và cs. (2013) và Võ Trọng Thành và cs. (2017). Khi phân tích thành phần hoá học của thịt ở cơ thăn với khối lượng móc hàm khoảng 80- 90kg. Kortz & cs. (2005) cho biết ở lợn thuần YY các chỉ tiêu tỷ lệ vật chất khô, protein thô và mỡ thô tương ứng là 25,71; 21,32; 3,20% và ở lợn lai Y×PWL tương ứng là 25,64; 22,03; 2,37%. Tỷ lệ mỡ thô trong thịt thăn của tổ hợp lai Du×(L×Y) là 2,08%; ở tổ hợp lai Pi×(L×Y) là 2,40% (Mccann & cs., 2008). Kosovac & cs. (2009) cho biết, tỷ lệ mỡ trong cơ của tổ hợp lai Pi×(L×Y) thấp hơn so với tổ hợp lai Du×(L×Y) (1,23 so với 1,67%). Với khối lượng giết mổ ở 111,60 kg đối với lợn lai và mẫu cơ thăn được lấy ở ngực.

Bảng 4.24. Ảnh hưởng tương tác giữa khẩu phần với các mức sử dụng BSLM và tính biệt đến thành phần hoá học (LSM) của thịt lợn F1(LandracexYorkshire)



ĐC


TN1

TN2

TN3


Chỉ tiêu

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

Cái

(n=3)

Đực

(n=3)

SEM

Vật chất khô (%)

25,62

25,59

25,96

26,09

26,13

26,28

26,12

25,71

0,42

Protein tổng số (%)

22,44

22,39

22,62

22,6

22,39

22,54

22,49

22,04

0,21

Khoáng tổng số (%)

1,32

1,34

1,39

1,47

1,48

1,51

1,31

1,31

0,06

Lipit tổng số (%)

1,51

1,29

1,49

1,68

1,85

1,65

1,59

1,52

0,19

Kết quả đánh giá về tương tác giữa tính biệt và khẩu phần ăn đến thành phần hóa học của thịt cũng cho thấy không có sự sai khác về các chỉ tiêu về vật chất khô, protein tổng số, khoáng tổng số và lipit tổng số giữa các cá thế đực và cái trong cùng 1 công thức và giữa các công thức với nhau. Như vậy, có thể khẳng định, tính biệt không ảnh hưởng đến chất lượng thịt của lợn thí nghiệm. Hà Xuân Bộ & cs. (2013) khi nghiên cứu ảnh hưởng của tính biệt đến các chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt lợn Piétrain kháng stress, Võ Trọng Thành & cs. (2017) khi nghiên cứu trên lợn D (LY) đều cho thấy, tính biệt không ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt. Kết quả công bố của Peinado & cs. (2008) cũng cho rằng tính biệt không có ảnh hưởng đến vật chất khô và protein tổng số.

Như vậy, có thể thấy rằng mức sử dụng BSLM trong khẩu phần thức ăn đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn. Ở mức 20% BSLM cho hiệu quả tốt nhất, KL cơ thể (g/con/ngày) tăng 8,97% và 34,46% so với lô đối chứng ở giai đoạn 20-50kg và giai đoạn 50 đến xuất bán. FCR ở giai đoạn 20 - 50kg và 50kg - xuất chuồng tương ứng là 2,1 và 2,45; Sử dụng 20% BSLM trong khẩu phần ăn đã làm tăng khối lượng móc hàm và khối lượng thịt xẻ. Việc bổ sung BSLM trong các khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến chất lượng và thành phần hóa học của thịt lợn.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí