Các Loại Thực Vật (20 Loài) Được Thu Nhận Tại Miền Trung Việt Nam


insulin lâu dài trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau 12 tuần sử dụng. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ glucose máu ≤ 6,7 mmol/l ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa từ 12,5% lên 53,8%, so với nhóm chứng chỉ tăng từ 8,3% lên 27,8%. Voscap có hiệu quả làm tăng rò rệt tỷ lệ bệnh nhân có cholesterol < 5,2 mmol/l sau 12 tuần can thiệp so với tỷ lệ này ở nhóm chứng. Duy trì ổn định nồng độ creatinin huyết thanh, trong khi ở nhóm chứng chỉ số này lại tăng [1]. Ngoài ra, tác giả Phùng Thanh Hương nghiên cứu về thuốc điều trị bệnh đái tháo đường từ thân mướp đắng (Momordica charantia L.), kết quả cho thấy thân cây mướp đắng có tác dụng điều trị bệnh ĐTĐ tương đương với quả mướp đắng và với thuốc trị ĐTĐ gliclazide [11]. Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Xuân đã bước đầu nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.) trên chuột nhắt. Kết quả cho thấy thổ phục linh có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất vào giờ thứ 4 sau khi tiêm màng bụng. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều lượng, với liều 100 mg/kg mức hạ glucose tối đa là 38%, với liều 200 mg/kg mức hạ đường huyết tối đa là 56% [25]. Nhóm nghiên cứu của Phùng Thanh Hương đã xác định được tác dụng hạn chế tăng đường huyết cũng như các chỉ số mỡ máu (cholesterol, triglyceride) của cao chiết ethanol lá bằng lăng nước trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 [10]. Năm 2012, Đái Thị Xuân Trang và cộng sự nghiên cứu khả năng hạ đường huyết cao chiết rễ, lá, trái xanh và trái chín của cây nhàu cho thấy rằng, trong các nhóm chuột điều trị bằng cao chiết cây nhàu với liều lượng 200 mg/kg

× 2 lần/ngày thì nhóm điều trị bằng cao rễ có hiệu quả cao nhất (giảm 58,01%), sau đó là nhóm điều trị với cao trái chín (giảm 51,62%), cao trái xanh (giảm 41,43%) và cuối cùng là cao lá (giảm 34,21%). Trong đó nhóm chuột ĐTĐ uống cao chiết rễ có đường huyết giảm tương đương nhóm chuột ĐTĐ được điều trị với thuốc glucofast (giảm 67,65%) [20]. Hà Thị Bích Ngọc đã chứng minh cao chiết lá vối, nụ vối, lá chè đắng, lá tầm gửi trên cây mít, vỏ thân ổi, lá dây thìa canh, thân và lá chó đẻ răng cưa và cao củ chuối hột có khả năng hạ đường huyết trên chuột ĐTĐ type 2 ở liều 500 mg/kg, sau 20 ngày uống cao chiết đường huyết giảm lần lượt là: 67; 60; 65; 60; 52; 63; 58%. Bên cạnh đó, chế phẩm Thivoda (chiết xuất từ lá vối, nụ vối, lá dây thìa canh, thân và lá chó đẻ răng cưa và lá chè đắng) có khả năng hạ đường huyết trên chuột ĐTĐ type 2 một cách ổn định, đường huyết quay về mức 7,5±1,4 mmol/l tương


đương mức giảm 71% [14], [19]. Năm 2014, Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng hạ đường huyết của một số hợp chất phân lập từ cây dừa cạn và cho thấy ursolic acid có hiệu quả giảm rò rệt đường máu trên chuột bị đái tháo đường bằng alloxan. Kết quả cho thấy: ursolic acid liều 200 và 300 mg/kg/ngày đã thể hiện tác dụng hạ đường huyết trên chuột gây đái tháo đường bằng alloxan, làm giảm nồng độ glucose trong huyết thanh 45,75% và 51,31% so với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê [18].


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu

2.1.1. Nguyên liệu thực vật

- Các loại thực vật (20 loài) được thu nhận tại miền Trung Việt Nam (Bảng 2.1 và Hình 2.1). Trong đó các mẫu dây thìa canh, giảo cổ lam, chuối hột và lá sen đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới [29, 98, 102], một số mẫu khác như lá đắng, đu đủ, cỏ ngọt và quả sung đã được công bố tác dụng hạ đường huyết trên thế giới [32, 87, 130, 153]. Một số mẫu thực vật còn lại chúng tôi tham khảo kinh nghiệm trong dân gian về tác dụng trị ĐTĐ của chúng. Các mẫu thực vật được thu hái hoặc thu mua vào tháng 7-9, năm 2016-2017. Các mẫu thực vật đã được lưu trữ tại phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ Sinh học, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng.

Bảng 2.1. Các loại thực vật (20 loài) được thu nhận tại miền Trung Việt Nam


STT

Mẫu thảo

dược

Tên khoa học

Bộ phận

thu hái

Nơi thu

mẫu

1

Cây chè dây

Ampelosis cantoniensis (H. & A.) PL.

Quảng Nam

2

Lá vằng

Jasminum subtriplinerve Blume

Quảng Trị

3

Lá nếp

Pandanus amaryllifolius Roxb

Huế

4

Chuối hột

Musa balbisiana Colla

Quả

Quảng Nam

5

Tầm bóp

Physalis angulata L.

Lá và quả

Đà Nẵng

6

Đu đủ

Carica papaya L.

Huế

7

Đu Đủ

Carica papaya L.

Hạt

Huế

8

Sung

Ficus racemosa L.

Quả

Huế

9

Ké đầu ngựa

Xanthium strumarium L.

Quả

Đà Nẵng

10

Nở ngày đất

Gomphrena globosa L.

Lá và thân

Đà Nẵng

11

Bắp

Zea mays L.

Râu

Quảng Nam

12

Cây lá đắng

Vernonia amygdalina Delile

Quảng Nam

13

Sa kê

Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg

Đà Nẵng

14

Cây giảo cổ

lam

Gynostemma pentaphyllum (Thunb)

Makino

Lá và thân

Quảng Nam

15

Dây thìa canh

Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex

Schult

Lá và thân

Quảng Trị

16

Sen

Nelumbo nucifera Gaertn

Huế

17

Cây lược vàng

Callisia fragrans (Lindl.) Woods.

Lá và thân

Quảng Nam

18

Quế

Cinnamomum loureirii (Nees) Nees &

Vỏ

Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


STT

Mẫu thảo

dược

Tên khoa học

Bộ phận

thu hái

Nơi thu

mẫu



Eberth.



19

Húng Quế

Ocimum basilicum L.

Huế

20

Cỏ ngọt

Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl

Lá và thân

Quảng Trị


Hình 2 1 Các loại thực vật 20 loài được thu nhận tại miền Trung Việt Nam 1

Hình 2.1. Các loại thực vật ( 20 loài) được thu nhận tại miền Trung Việt Nam

A: Chè dây - Ampelosis cantoniensis (H. & A.) PL.; B: Lá vằng - Jasminum subtriplinerve Blume; C: Lá nếp - Pandanus amaryllifolius Roxb; D: Chuối hột - Musa balbisiana Colla; E: Tầm bóp - Physalis angulata L.; G: Đu đủ - Carica papaya L.; H: Hạt Đu đủ - Carica papaya L.; I: Quả cây Sung - Ficus racemosa L.; K: Quả cây ké đầu ngựa - Xanthium strumarium L.; L: Nở ngày đất - Gomphrena globosa L.;


M: Râu bắp - Zea mays L.; N: Lá đắng - Vernonia amygdalina Delile; O: Sa kê - Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg; P: Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino; Q: Dây thìa canh - Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult ; R: Sen - Nelumbo nucifera Gaertn; S: Lược vàng - Callisia fragrans (Lindl.) Woods.; T: Vỏ cây quế - Cinnamomum loureirii (Nees) Nees & Eberth.; U: Húng Quế - Ocimum basilicum L.; V: Cỏ ngọt - Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl.

2.1.2. Nguyên liệu động vật

- Chuột nhắt trắng đực dòng Swiss, trọng lượng từ 18-22 g, được cung cấp bởi cơ sở chăn nuôi Suối Dầu - Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế Nha Trang.

- Tế bào đại thực bào Raw 264.7 và tế bào mỡ 3T3-L1 được cung cấp bởi phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzyme, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2. Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

2.2.1. Hóa chất

Sắc ký lớp mỏng phân tích: Sử dụng bản mỏng tráng sẵn silica gel Merck 60F254, có độ dày 0,2 mm. Sắc ký cột thường: silica gel cỡ hạt 0,040 – 0,063 mm. Sắc ký cột pha đảo: RP-18 YMC, Fujisilisa, Chemical Ltd. Sắc ký lọc gel: Sephadex LH-20 Merck. Dung môi triển khai là một hoặc hỗn hợp một số dung môi thông dụng như n-hexane, CH2Cl2, EtOAc, MeOH.

- STZ (streptozotocin) của hãng Sigma

- Kit ELISA định lượng Insulin của hãng Thermo

- Enzyme α-glucosidase (được trích ly từ nấm Saccharomyces cerevisiae) và p- nitrophenyl-α-D- glucopyranoside (pNPG) của hãng Sigma

- Thuốc Acarbose 100 mg của hãng Bayer

- Enzyme α-amylase và DNSA (3,5-dinitrosalicylic acid) của hãng Sigma

- LPS (lipopolysacharide) của hãng Sigma

- Kit ELISA IL-6, TNF-α, IL-10 của hãng BD.Biociense

- 2-NBDG-glucose của hãng Sigma

- Kháng thể 𝛽-Actin, p-IRS1 và kháng thể pY20 của hãng Santa Cruz


2.2.2. Thiết bị thí nghiệm

Bảng 2.2. Thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm


STT

Thiết bị thí nghiệm

Xuất xứ

1

Máy đo đường huyết One Touch

Johnson&JohnsoN (Mỹ)

2

Que thử đường huyết One Touch

Trung Quốc

3

Hệ thống phân tích Elisa

Thermo Scientific (Mỹ)

4

Máy cô quay chân không Buchi

Đức

5

Bình chiết mẫu, bình chiết phân đoạn

Trung Quốc, Đức

6

Cột sắc ký các cỡ khác nhau

Trung Quốc, Đức

7

Cân phân tích

Shimadzu (Nhật)

8

Tủ sấy

Sanyo (Nhật)

9

Tủ lạnh âm

Sanyo (Nhật)

10

Máy ly tâm

Centrifuge (Đức)

11

Máy cắt tiêu bản

Thermo Scientific (Mỹ)

12

Máy chuyển bệnh phẩm

Thermo Scientific (Mỹ)

13

Máy vùi mô tự động

Thermo Scientific (Mỹ)

14

Thiết bị điện di protein Bio-rad

Mỹ

15

Tủ ấm CO2

Mỹ

16

Tủ cấy vô trùng Naure

Mỹ

17

Máy đo quang phổ UV

Labomed (Mỹ)

18

Máy do PH

Winlab (Đức)

19

Kính hiển vi

Olympus (Nhật)


2.3. Thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng trong quá trình thí nghiệm được tóm tắt và trình bày ở hình 2.2.


Hình 2 2 Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu 2 3 1 Phương pháp chiết xuất 2 3 1 1 Xử 2

Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chiết xuất

2.3.1.1. Xử lý mẫu

Mẫu (thân; lá; vỏ và quả) thu về được loại bỏ phần héo úa, rửa sạch, phơi trong bóng râm cho khô, sấy mẫu ở nhiệt độ 60°C cho đến khi mẫu có khối lượng không đổi, nghiền mẫu thành bột. Bột mẫu được bảo quản trong túi polyetylen, để mẫu nơi khô ráo.

2.3.1.2. Chiết mẫu bằng cồn

Mẫu được ngâm trong cồn 70° lần lượt theo các tỷ lệ 1:10 (khối lượng bột nguyên liệu: thể tích cồn) [105]. Tổng thời gian ngâm chiết là 15 ngày. Tiến hành lọc


thu dịch chiết, gộp lại và cô quay chân không thu được cao thô cồn tổng số.

2.3.1.3. Chiết thu phân đoạn

Từ cao thô cồn tổng số tiến hành chiết lần lượt bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexane, ethyl acetate, n-buthanol. Các dịch chiết được cô quay chân không, thu các cao phân đoạn tương ứng: cao chiết bằng n-hexane (CHe), ethyl acetate (CEtOAC), n-buthanol (CBuOH). Sơ đồ chiết xuất phân đoạn ở các dung môi khác nhau được trình bày ở hình 2.3.



Hình 2 3 Sơ đồ chiết xuất phân đoạn 3

Hình 2.3. Sơ đồ chiết xuất phân đoạn

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí