Một Số Đặc Điểm Bệnh Đái Tháo Đường Týp 2 Ở Người Dân Tộc Khmer

lệ đái tháo đường ở đối tượng từ 40 – 69 tuổi năm 2009 tại Hậu Giang tỷ lệ mới phát hiện là 69,1% và tỷ lệ phát hiện trước đó là 30,9% [34]. Theo tác giả Nguyễn Thy Khuê, Trần Minh Triết (2012), Tỷ lệ ĐTĐ đã được chẩn đoán trước đó 51,8%, và 48,2% mới phát hiện ĐTĐ [33]. Qua đó nhận thấy trên người dân tộc Khmer, tỷ lệ bệnh đái tháo đường được phát hiện từ trước rất thấp, thể hiện kiến thức người dân về bệnh đái tháo đường còn thấp và y tế chưa quan tâm đến phát hiện bệnh cho người dân trong cộng đồng. Điều mà trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện được là kết hợp với các vị chức sắc trong chùa và nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các vị chức sắc trong các chùa trên địa bàn nghiên cứu tích cực tuyên truyền vận động người dân đi khám phát hiện bệnh ĐTĐ từ đó kết quả khám phát hiện đạt cao.

4.1.1.3. Một số đặc điểm bệnh đái tháo đường týp 2 ở người dân tộc Khmer

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nữ giới 7,2%, so với nam giới 4,7%. Theo tác giả Phạm Hồng Phương, Lê Quang Tòa và cộng sự (2012), điều tra người dân độ tuổi 30-69 tuổi, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 là 5,5% (nam 5,9%; nữ 5,1%) [49]. Nghiên cứu của chúng tôi không đồng với nghiên cứu trên là vì có tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nữ cao hơn nam, có thể do nghiên cứu của chúng tôi đối tượng lớn tuổi hơn. Đặc biệt là đối với giới nữ tuổi trên 45 tuổi sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết và khi lứa tuổi lớn thì hạn chế việc vận động là yếu tố thuận để bệnh ĐTĐ phát triển. Tuy nhiên nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Nhạn (2006) trên đối tượng 65 tuổi trở lên, tỷ lệ nữ mắc ĐTĐ nhiều hơn nam rõ gấp 2 lần [41]. Nghiên cứu năm 2005 ở thành phố Qui Nhơn của tác giả Trần Hữu Dàng, Hoàng Xuân Thuận và cộng sự cho kết quả mắc ĐTĐ ở nữ giới cao hơn nam giới (5,7% so với 2,9%) [17].

Nhìn chung theo những nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 nói riêng đã tăng lên ở nữ giới một cách rõ rệt. Điều này có thể giải thích có sự liên quan đến các yếu tố nguy cơ như béo phì ở nữ giới cũng như vấn đề ảnh hưởng của hormon nữ [1],[6]. Những đặc điểm trên có thể góp phần làm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nữ giới cao hơn ở nam giới.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ nhóm tuổi từ 65 trở lên có tỷ lệ mắc đái tháo đường là 3,7% và nhóm từ 55 đến 64 tuổi có tỷ lệ mắc là 3,4%

Điều này cũng có thể cho thấy tuổi càng lớn sẽ mắc đái tháo đường càng cao. Tính tỷ lệ mắc đái tháo đường riêng của từng nhóm tuổi thì ta thấy tuổi càng lớn có tỷ lệ mắc đái tháo đường càng cao, kết quả cũng tương tự như những nghiên cứu khác là tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo tuổi. Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng tại Huế năm 1996, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng dần theo tuổi, cao nhất ở tuổi 70 [16]. Nghiên cứu của tác giả Tô Văn Hải cho kết quả nhóm tuổi từ 60 đến 69 có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy (2012) cho thấy bệnh nhân tiền ĐTĐ có độ tuổi trung bình là 66,5 [24].

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên là tỷ lệ mắc ĐTĐ cao ở đối tượng lớn tuổi. Điều đó phù hợp với thực tế bởi vì tuổi thọ ngày càng gia tăng đặc biệt ở các nước đang phát triển khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện, điều kiện vệ sinh tốt hơn, các bệnh lý nhiễm khuẩn được khống chế và có nhiều phương thức điều trị mới được áp dụng. Tại các nước phát triển, người dân sống lâu hơn, mức sinh ổn định làm cho dân số ngày càng già hóa, điều đó có nghĩa ngày càng tăng tỷ lệ người mắc đái tháo đường cao hơn [57].

Những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng cho thấy có sự khác nhau giữa tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở nông thôn và thành thị. Kết quả nghiên cứu ở Hà Nội của tác giả Phan Sĩ Quốc và Lê Huy Liệu ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nội thành là 1,4% và ngoại thành là 0,6%. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng ở Huế (1996), tỷ lệ mắc ĐTĐ là 1,05% đối với người sống ở thành phố và 0,6% đối với người sống ở nông thôn [16]. Nghiên cứu năm 2005 ở thành phố Qui Nhơn của tác giả Hoàng Xuân Thuận cũng cho kết quả tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm sống nội thành (9,5%) cao hơn nhóm sống ở ngoại thành (2,1%) [17].

Hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận trong cùng một nước và cùng một chủng tộc, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở thành phố cao hơn hẳn so với nông thôn. Tác giả Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), nghiên cứu 997 đối tượng tại Hà Nội cho kết quả nhóm sống ở thành thị có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn rõ rệt so với nhóm sống ở ngoại thành (9,8% so với 3,9%) [10]. Nghiên cứu của Trần Minh Long, Nguyễn Văn Hoàn,… và cs (2012), về một số yếu tố liên quan đái tháo đường typ 2 ở đối tượng có

nguy cơ cao nhóm tuổi từ 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở thành thị cao hơn nông thôn (9,9% và 8,8%) [36].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ chênh lệch không rõ giữa các đối tượng có nơi sinh sống ở hai vùng khác nhau là phố chợ và thôn quê. Bởi vì phố chợ ở đây là những khu vực chợ xã chứ không phải thành phố, có môi trường sống gần giống như nông thôn, khác với môi trường sống của nhóm dân cư ở chợ của các thành phố, cho nên mặc dù ở phố chợ nhưng nghề nghiệp cũng chủ yếu là nghề nông là đa số. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ mắc đái tháo đường nông thôn là 9,4% cao hơn phố chợ là 2,5%. Bởi vì trong nghiên cứu này cỡ mẫu gần 80% là người sống ở nông thôn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng sống ở phố chợ và thôn quê. Điều này có thể so giữa phố chợ và thôn quê trong một nghiên cứu khác. Vì nghiên cứu này sự khác biệt về điều kiện kinh tế, phong tục tập quán và chăm sóc y tế cùng với những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày chưa rõ ràng.

Đối với nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người có thể là do tính chất công việc hay mức độ căng thẳng của công việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm nghề nông là 7,4% và kế đến là nhóm làm thuê, làm mướn là 3,3%; thể hiện đặc trưng dân số về người dân làm nghề nông khá cao. Đây cũng là vấn đề giúp cho các nhà hoạch định kế hoạch chăm sóc sức khỏe người dân cũng quan tâm đến bệnh đái tháo đường không chỉ xảy ra ở thành phố hay là những người có lối sống tỉnh tại không mà nó luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 16

Về học vấn, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm người mù chữ cao nhất là 6,5%, nhóm tiểu học là 3,7% và nhóm phổ thông cơ sở và trung học là 1,6%. Tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm có học vấn khác nhau rõ rệt, trình độ càng thấp tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Theo tác giả Mehrotra R. (2000) phỏng vấn trực tiếp 793 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhận thấy học vấn và nghề nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết của bệnh nhân về việc phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Học vấn có ảnh hưởng tích cực đến mức hiểu biết về bệnh đái tháo đường, nhóm đối tượng có trình độ

cao thì hiểu biết về phòng bệnh và chữa bệnh nên tỷ lệ mắc đái tháo đường ít hơn trình độ thấp [114]. Học vấn có mối liên quan với tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường. Điều này phù hợp với thực tế người có hiểu biết được các thông tin trong phòng và chữa bệnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng.

Về kinh tế gia đình, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm nghèo cận nghèo cao nhất là 9% và nhóm khá, đủ ăn là 2,9%. Theo tác giả Cao Mỹ Phượng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm có mức kinh tế gia đình trung bình trở lên, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm gia đình nghèo, cận nghèo. Tỷ lệ hiện mắc ở nhóm gia đình có mức kinh tế trung bình trở lên là 30,5% so với 26,2% [46].

Kết quả nghiên cứu tương đương với một số kết quả của nghiên cứu khác, tùy đặc điểm của vùng nghiên cứu mức kinh tế gia đình có hoặc không liên quan đến đái tháo đường. Điều này có thể do ảnh hưởng của một số yếu tố khác như chế độ ăn uống, lối sống tĩnh tại, kiến thức phòng bệnh của đối tượng nghiên cứu. Điều đáng quan tâm hơn là đối với đồng bào dân tộc Khmer là người nghèo có tỷ lệ cao hơn và người nghèo thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe và ít quan tâm đến sức khỏe của họ từ đó tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

4.1.1.4. Kiến thức của người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường.

Qua điều tra, kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường còn thấp: 58,9% người dân có kiến thức không đúng về triệu chứng bệnh đái tháo đường; về các yếu tố nguy cơ là 61,9%; về hậu quả của bệnh là 45,9%; về các biện pháp phòng bệnh phòng chống bệnh là 54,1% và kiến thức không đúng về cách phát hiện bệnh đái tháo đường là 58,9%.

Theo Hoàng Kim Ước, năm 2007, trên một số vùng của cả nước và ở Kiên Giang có đến 85,8% người dân không biết các triệu chứng sớm của bệnh ĐTĐ; có 78,8% đối tượng không hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường [61]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Văn Nhật năm 2008, có 70,0% có biết ít nhất một cách phòng bệnh [42]. Nghiên cứu Hồ Thị Thùy Vương, trên 1092 đối tượng cán bộ công chức thành phố Huế năm 2008, tỷ lệ có tăng glucose máu 11,1%, trong đó ĐTĐ 3,9%; nhưng điều ngành y tế đáng quan tâm là tỷ lệ thấp dưới 30 % những cán bộ công chức

thành phố có hiểu biết tốt về bệnh [64]. Theo nghiên cứu Cao Mỹ Phượng năm 2011 tại Trà Vinh, người dân hiểu biết đúng về triệu chứng bệnh 20,8%; hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh 35,6%; về cách phát hiện bệnh 38,0% và biết ít nhất một cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường là 26,6% [47]. Theo tác giả Lê Phong, Trần Văn Dũng, Hoàng Tiến Đoàn, Linh Quang Hòa (2012), điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh ĐTĐ ở Cao Bằng năm 2011 cho thấy tỷ lệ có kiến thức chung rất kém là 94%; tỷ lệ cao người có kiến thức loại kém về yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ là 98,7%; kiến thức loại kém về phòng và điều trị bệnh ĐTĐ 86,2%; và không có đối tượng nào có kiến thức tốt, cho thấy triển khai chương trình phòng chống đái tháo đường đến người dân ở khắp các vùng cộng đồng dân cư là thực sự cấp thiết [45].

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước chứng tỏ số người dân có nhận thức tốt về cách phòng bệnh trong cộng đồng còn thấp, đây là cơ sở yêu cầu cho việc tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đến tận người dân trong cộng đồng, đồng bào dân tộc Khmer thuộc tỉnh Hậu Giang, tỉnh mới chia tách tỉnh, có tốc độ phát triển về kinh tế văn hóa xã hội nhanh, cần được đồng thời quan tâm hơn về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe làm tăng hiểu biết về bệnh cho cộng đồng dân cư.

4.1.1.5. Thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường.

Theo Nguyễn Hải Thủy, vận động thể lực làm tăng nhạy cảm insulin và dung nạp glucose. Tập thể dục làm giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2 ở cả người béo phì và không béo phì. Tập thể dục ít nhất 7 giờ trong một tuần làm giảm nguy cơ và phòng ngừa được sự khởi phát bệnh đến 39% [55]. Đồng thời với chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau, trái cây, cá và ngũ cốc, làm giảm nguy cơ bệnh. Thức ăn có nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau, gây rối loạn vận chuyển glucose và tích tụ triglyceride ở cơ vân [55]. Về đồng bào người dân tộc Khmer qua điều tra cho thấy đa số hoạt động thụ động do công việc; và qua khảo sát các yếu tố dự phòng bệnh đái tháo đường cho thấy người dân tham gia tập luyện thể dục như đi bộ hoặc đi xe đạp còn thấp 27,5%; và với những đặc trưng riêng của người dân miền Tây Nam bộ, có những hành vi nguy cơ cao như thói quen ăn thức ăn ngọt thường xuyên tỷ

lệ cao 53,5%; ăn chất béo tỷ lệ 64,8%; và ăn đêm sau 20 giờ tỷ lệ 38,3%; tỷ lệ nhìn chung, cao hơn so với nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng năm 2011, điều tra cộng đồng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho thấy người dân có thói quen ăn uống nhiều đường tỷ lệ 16,5%, ăn nhiều mỡ 14,9%, ăn đêm 14,4%; một số hành vi khuyến khích gia tăng như thói quen ăn rau quả hàng ngày 36,6%, vận động thể lực là 46% [47]. Do đó, cần vận động người dân tăng cường vận động thể lực, giảm lối sống tĩnh tại, chế độ dinh dưỡng hợp lý, góp phần vào làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang và cs (2012), điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường tại Việt Nam năm 2011, cho thấy về thực hành phòng, chống bệnh ĐTĐ: tỷ lệ người dân có thói quen không tốt (ăn mỡ động vật, đồ chiên, rán) là 27,4%; về ăn thức ăn giàu chất đạm là 61,3%; và thói quen ăn ít rau là 25,1% [53].

Theo y văn, tăng kháng insulin và kích thích hormon stress có liên quan với hút thuốc lá và là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2 ở nam và nữ; tăng nồng độ glucose máu và ảnh hưởng đến quy trình điều trị bệnh [97]. Hút thuốc lá tăng nguy cơ ĐTĐ týp 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốc lá đối với ĐTĐ cần một thời gian dài từ 5 năm đến 20 năm sau [125]; Uống nhiều rượu bia, làm giảm hấp thụ glucose và cũng tăng đề kháng insulin [93]. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ 33,8% người Khmer có hút thuốc lá; 46,4% uống rượu bia; Người dân có cùng cả hai hành vi có hại này là 58,9 %. Nhưng tỷ lệ còn thấp với 32,5% số người dân có khám bệnh về đái tháo đường, tăng huyết áp. Cần tăng sự tiếp cận người dân với nhân viên y tế, tư vấn thay đổi hành vi sức khỏe có tác hại lâu dài này, để giảm nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy kiến thức, thái độ và thực hành để phòng bệnh ĐTĐ rất là hạn chế so với các nghiên cứu trước đây. Điều này cũng phù hợp bởi vì chúng tôi nghiên cứu trên người dân tộc Khmer có hoàn cảnh kinh tế, tập quán, lối sống khác so với các dân tộc khác. Điều đáng quan tâm là còn tỷ lệ một số người không nghe được tiếng việ; Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện đạt kết quả cao là nhờ vào sự hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo phiên dịch sang tiếng Khmer và

các chức sắc này rất quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng dân cư của họ. Do đó đây cũng là một cách để chúng ta biết cách thâm nhập vào cộng đồng dân tộc khmer để chăm sóc sức khỏe cho họ và tổ chức tuyên truyền để phòng bệnh cho dân tộc Khmer và cho cộng đồng xã hội.

4.1.1.6. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường

của đồng bào người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên.

Tuổi người dân có liên quan đến vấn đề thực hành phòng chống ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thực hành đúng phòng chống bệnh đái tháo đường của người dân tuổi 45-54 tỷ lệ là 38,5%; tuổi càng cao từ 65 tuổi trở lên có tỷ lệ thực hành đúng thấp hơn là 21,8% (p<0,05); Nghiên cứu của Tô Văn Hải, năm 2006 tại Hà Nội cho kết quả nhóm tuổi 60 – 69 có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất so các nhóm tuổi khác và khuyến nghị cần quan tâm hơn nữa nhóm đối tượng người cao tuổi trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng [22]. Bởi vì người lớn tuổi khi kèm theo nhiều yếu tố nguy cơ như: Béo phì và lối sống tĩnh tại, tuổi càng cao, càng giảm dung nạp glucose [1]. Nhưng trong nghiên cứu này việc thực hành để phòng chống ĐTĐ ở người lớn tuổi quá thấp. Qua nghiên cứu này chúng tôi sẽ có kế hoạch chăm sóc tư vấn cho người lơn tuổi tốt hơn.

Về thực hành phòng chống bệnh có tỷ lệ tương đương giữa nam giới thực hành đúng là 33,4% và nữ giới là 31,9% (p>0,05). Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Nhạn nghiên cứu năm 2006, trên đối tượng từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ nữ mắc ĐTĐ và hiểu biết cao hơn nam gấp 2 lần [41]. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không tương đồng với nghiên cứu trên và không có ý nghĩa thống kê nhưng so với thực tế thì nghiên cứu này cho tỷ lệ nữ thực hành phòng chống ĐTĐ thấp phù hợp với tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở nữ cao.

Tình trạng kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến; và trình độ học vấn cũng có thể liên quan đến sức khỏe do mức độ hiểu biết về những khái niệm phòng bệnh và chữa bệnh. Qua kết quả điều tra về các nội dung thực hành đúng phòng chống bệnh đái tháo đường của người dân tộc Khmer có liên quan đến người dân có học vấn cao, công nhân so với nhóm người có học vấn thấp hơn, nông dân; có tiếp cận với nhân viên y tế, có khám bệnh về đái tháo đường, tăng

huyết áp (p<0,05); do đó, cấp thiết cần có biện pháp hiệu quả quan tâm tư vấn phù hợp và hiệu quả hơn nữa đến nhóm người dân có học vấn thấp, làm nghề nông, người dân ít có cơ hội điều kiện tiếp cận với nhân viên, các cơ sở y tế.

Qua nghiên cứu ta nhận thấy tỷ lệ người dân có thực hành đúng về phòng chống bệnh ĐTĐ ở các yếu tố liên quan về dân số học đều quá thấp. Điều này phù hợp với môi trường sống của người dân tộc và phù hợp với các họat động y tế cơ sở đặc biệt là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe chưa mạnh.

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ở đồng bào dân tộc khmer

4.1.2.1. Một số chỉ số dân số học liên quan đến bệnh đái tháo đường

Theo những nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 nói riêng đã tăng lên ở giới nữ một cách rõ rệt và có sự liên quan đến béo phì ở nữ cũng như vấn đề ảnh hưởng của hormon [1],[6]; những đặc điểm trên có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Theo tác giả Ngô Thanh Nguyên, Phan Huy Anh Vũ, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), nghiên cứu tình hình đái tháo đường tại thành phố Biên Hòa cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ người 30 tuổi trở lên là 8,1%, trong đó nữ là 51,9% và nam là 48,1% [44].

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ nhóm tuổi 45 đến 54 tuổi là 10,2%, nhóm từ 55 đến 64 tuổi là 11,1%. Tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi từ 65 trở lên là 16,5%, ta nhận thấy tuổi càng lớn tỷ lệ mắc đái tháo đường càng cao. Nghiên cứu của Mai Thế Trạch trên 5416 đối tượng ở thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng [58]. Nghiên cứu của tác giả Tô Văn Hải cho kết quả nhóm tuổi từ 60 đến 69 có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất [22]. Tuổi thọ tăng, khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện, điều kiện vệ sinh tốt hơn, dân số ngày càng già hóa và tăng các bệnh lý không lây nhiễm và ngày càng có nhiều người mắc đái tháo đường hơn [57]. Tuổi có liên quan đến sự thay đổi tế bào bêta của tụy tạng. Hậu quả của sự gia tăng tuổi là tăng tỷ lệ tự tiêu hủy và giảm khả năng tái sinh tế bào bêta và dẫn đến giảm dung nạp glucose [110] và tuổi liên quan đến tăng sự đề kháng insulin ngoại biên và càng tăng sự đề kháng khi người dân sống tĩnh tại và béo phì [1],[6].

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí