Sự Khác Biệt Về Các Chỉ Số Mỡ Máu Chuột Ở Nhóm Nd Và Hfd


Các mẫu tươi như lá đắng, lá nếp, lá đu đủ, hạt đu đủ, quả sung, râu bắp, lá sa kê, lá sen, lá lược vàng, lá húng quế, quả chuối hột, tầm bóp chúng tôi thu thập khoảng 2 kg/mẫu, đối với các mẫu khô chúng tôi thu thập khoảng 300 g/mẫu, các mẫu được sấy ở 60°C và được xay nhỏ và ngâm với cồn 70°. Quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết được tiến hành trong thiết bị cô quay dưới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60°C.

Qua bảng 3.1 cho thấy các mẫu thực vật khác nhau cho phần trăm hàm lượng cao khác nhau. Lá chè dây và dây thìa canh cho phần trăm hàm lượng cao khá cao tương ứng là 26,00% và 24,47%. Lược vàng và hạt đu đủ có phần trăm hàm lượng cao tương đối thấp lần lượt là và 11,25% và 9,25%.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cồn 70° để tiến hành chiết xuất các mẫu thực vật là do một số nguyên nhân sau:

- Trong dân gian thường ngâm chiết các thảo dược trong cồn.

- Cồn và nước là môi trường dễ dàng hòa tan các hợp chất sinh hoc.

- Độc tính đối với người sử dụng tương đối thấp.

- Giá cả và nguồn cung cấp hoàn toàn phù hợp.

3.2. Kết quả gây chuột nhắt ĐTĐ type 2 thực nghiệm

3.2.1. Gây chuột nhắt béo phì

Sau 8 tuần chuột ở nhóm nuôi béo (HFD) đã thể hiện sự khác biệt rò rệt về trọng lượng so với nhóm đối chứng (ND), kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Trọng lượng của chuột sau 8 tuần nuôi


Thời gian

Nhóm

Tuần 0

Tuần 8

Độ tăng (%)

HFĐ

20,69 ± 0,36

60,42 ± 1,03*#

192,03

ND

21,31 ± 0,39

38,95 ± 0,68*

82,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Ghi chú: *p < 0,01 (p so với thời điểm trước khi ăn béo của cùng nhóm), #p < 0,01 (p so với nhóm ND ở cùng thời điểm khảo sát)

Qua bảng số liệu có thể thấy sự thay đổi trọng lượng cơ thể chuột sau 8 tuần nuôi, chúng tôi nhận thấy đối với nhóm chuột được nuôi với chế độ ăn giàu chất béo (HFD) có trọng lượng trung bình là 60,42 g, trọng lượng cơ thể chuột tăng lên gấp 3 lần so với ban đầu (20,69 g) và tăng gần gấp đôi so với nhóm chuột ăn thức ăn tiêu chuẩn


(ND) ở cùng thời điểm (38,95 g). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê trong cùng nhóm chuột ở thời điểm khác nhau, giữa nhóm HFD và ND vào thời điểm tuần thứ 8 (p < 0,01). Điều đó cho thấy chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng của chuột và chúng tôi đã bước đầu thành công trong việc gây chuột nhắt béo phì.

A Chuột ND B Chuột HFD Hình 3 1 Chuột sau 8 tuần nuôi 3 2 2 Các chỉ số mỡ 1

A. Chuột ND; B. Chuột HFD

Hình 3.1. Chuột sau 8 tuần nuôi

3.2.2. Các chỉ số mỡ máu ở chuột nhắt béo phì

Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng insulin, tế bào β của đảo tụy tăng tiết insulin, làm suy giảm chức năng của tuyến tụy gây nên bệnh tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2 [114].

Vào thời điểm tuần thứ 8, chúng tôi chọn ngẫu nhiên ở mỗi nhóm 8 con chuột, cho nhịn đói 12 giờ, sau đó lấy máu làm xét nghiệm xác định các chỉ số mỡ máu: cholesterol toàn phần và triglyceride. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sự khác biệt về các chỉ số mỡ máu chuột ở nhóm ND và HFD


Nhóm chuột

Chỉ số

ND (mmol/l)

HFD (mmol/l)

Độ tăng (%) của

HFD so với ND

Cholesterol toàn phần

2,11 ± 0,14

4,10 ± 0,05*

94,31

Triglyceride

1,28 ± 0,14

3,33 ± 0,24*

160,16

Ghi chú: * p < 0,01 (p so với nhóm ND ở cùng thời điểm)

Kết quả ghi nhận ở bảng 3.3 cho thấy, các chỉ số mỡ máu của lô chuột HFD tăng


cao đáng kể và có ý nghĩa thống kê khi so với lô chuột ND (p < 0,01). Chỉ số cholesterol toàn phần của nhóm HFD tăng cao (94,31%). Tương tự, chỉ số triglyceride của nhóm HFD tăng mạnh với mức tăng là 160,16%. Như vậy, có thể kết luận với chế độ ăn giàu chất béo đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ số mỡ máu của nhóm chuột HFD.

3.2.3. Gây ĐTĐ type 2 trên chuột béo sau tiêm STZ

25.00

*#

*#

20.00

*

*

15.00

*

*

10.00

** **

5.00

ND + Đệm ND + STZ HFD + Đệm

HFD + STZ

0.00

0 giờ 48 giờ 72 giờ 7ngày 10 ngày

Nồng độ đường huyết

(mmo/l)

Sau 8 tuần, các lô chuột được tiêm STZ liều duy nhất 120 mg/kg thể trọng. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột được đo ở các thời điểm 0 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 7 ngày, 10 ngày và kết quả được thể hiện trong hình 3.2 dưới đây.


Hình 3.2. Sự thay đổi nồng độ đường huyết của các lô chuột ở các thời điểm

khác nhau

Ghi chú: *p < 0,01 (p so với nhóm tiêm đệm ở cùng thời điểm)

**p < 0,05 (p so với nhóm ND + đệm)

#p < 0,01 (p so với nhóm ND + STZ ở cùng thời điểm)

Qua hình 3.2 ta có thể thấy rằng ở tại thời điểm 0 giờ, nồng độ đường huyết của nhóm chuột HFD + đệm cao hơn so với nhóm chuột ND + đệm, cụ thể là: 6,55 mmol/l và 5,48 mmol/l, sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau 10 ngày tiêm, ở lô ND + đệm và HFD + đệm không có sự thay đổi đáng kể về nồng độ đường huyết ở cùng một nhóm qua các thời điểm (p> 0,05). Ở lô ND

+ STZ sau khi tiêm, nồng độ đường huyết tăng và đạt cao nhất ở thời điểm 72 h (13,72 mmol/l), sau đó giảm dần ở ngày thứ 7 và 10, tương ứng là 8,18 và 7,20 mmol/l. Trong khi đó nồng độ đường huyết ở lô HFD + STZ ở các thời điểm


tương ứng là rất cao, chuột HFD sau khi tiêm STZ lần lượt là: 18,14; 20,49 và 22,00 mmol/l, sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chuột ND + STZ ở cùng thời điểm (p < 0,01). Như vậy, nhóm HFD + STZ ở thời điểm 10 ngày đã có biểu hiện của bệnh ĐTĐ khi so sánh với nhóm chuột không bị ĐTĐ còn lại (ND + đệm, ND + STZ và HFD + đệm) sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Như vậy, chúng tôi đã thành công trong việc gây chuột béo ĐTĐ sau khi tiêm STZ với liều 120 mg/kg thể trọng (HFD + STZ). Để giải thích cho việc nhóm chuột ND + STZ sau khi tiêm STZ đã không bị ĐTĐ, chúng tôi cho rằng với liều tiêm 120 mg/kg thể trọng là chưa đủ để gây ĐTĐ cho nhóm chuột ND + STZ vì giống chuột này có mức độ nhạy cảm với STZ là thấp hơn nhiều so với các giống chuột khác [64]. Trong nghiên cứu này, sau 48 h chuột ND + STZ bị ĐTĐ là do STZ đã làm phá hủy các tế bào β tuyến tụy, insulin tiết không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể làm hệ thống điều hòa đường huyết bị rối loạn, đường huyết tăng cao ở nhóm chuột ND + STZ, tuy nhiên nhóm chuột ND + STZ sau đó có khả năng tự phục hồi và dần tăng tiết insulin, hệ thống thăng bằng đường huyết hoạt động có hiệu quả trở lại, mức đường huyết trở về gần mức bình thường. Trong khi đó, nhóm chuột HFD + STZ với chế độ ăn giàu chất béo trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng insulin, kết hợp với việc tiêm STZ làm cho tế bào β của đảo tụy bị tổn thương nên đường huyết của nhóm chuột này luôn ở mức cao và duy trì ổn định qua các thời điểm khác nhau.

3.2.4. Định lượng insulin trong máu chuột nhắt sau khi tiêm STZ

* Kết quả định lượng insulin huyết tương

Bên cạnh đo nồng độ đường huyết của chuột nhắt béo phì, để xác định chuột nhắt béo phì có bị bệnh ĐTĐ type 2 cần phải định lượng insulin trong máu chuột nhắt béo sau khi tiêm STZ. Nồng độ insulin được xác định thông qua đường chuẩn insulin hình 2.6. Kết quả nồng độ insulin huyết tương của các lô chuột được trình bày trong hình 3.3.


30

27.32

27.53

25

21.1

20

18.84

15

Nồng độ insulin

10


5


0

ND

ND + STZ

HFD

HFD+STZ

Nồng độ insulin (µIU/ml)

Hình 3.3. Nồng độ insulin huyết tương của các lô chuột khác nhau

Dựa vào hình 3.3. chúng tôi nhận thấy rằng chuột HFD + STZ có nồng độ insulin ở mức bình thường (18,84 µIU/ml) so với các lô chuột đối chứng ND, ND + STZ và HFD (21,10; 27,32 và 27,53 µIU/ml ), sự khác biệt hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, tuy nhóm chuột HFD + STZ có nồng độ đường huyết cao (22,00 mmol/l) nhưng nồng độ insulin vẫn duy trì ở mức bình thường, điều này cho thấy nhóm chuột HFD + STZ có thể là nhóm chuột ĐTĐ type 2. Theo Sawant và cộng sự các con chuột có nồng độ đường huyết ≥ 300 mg/dl và nồng độ insulin nằm trong khoảng 12,41 - 49,65 µIU/ml được xem là chuột ĐTĐ type 2 [137]. Nếu xét theo điều kiện trên, chúng tôi đã gây được 18/20 con chuột ĐTĐ type 2. Tỷ lệ gây chuột ĐTĐ type 2 là 90%, tương đương với tỷ lệ của tác giả Sawant và cộng sự. Vậy chúng tôi đã ứng dụng thành công mô hình này.

3.2.5. Nghiệm pháp dung nạp glucose

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống có khả năng đánh giá sử dụng glucose. Nghiệm pháp này được sử dụng để chẩn đoán tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng dung nạp glucose của các lô chuột vào thời điểm ngày thứ 10 sau khi tiêm STZ. Kết quả được trình bày ở hình 3.4.


35

30

*

29.24

*

28.04

25

20

15

22

10.23

*

*

HDF + STZ

HDF + đệm

ND + STZ

10

5

0

7.67

6.755.55

9.62 *

6.17

8.2 7.52

5.58

ND + đệm

0 giờ

1 giờ

2 giờ

Nồng độ đường huyết

(mmol/l)

Hình 3.4. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột

Ghi chú: * p < 0,05 (p so với thời điểm trước khi uống đường của cùng nhóm)

Tại thời điểm 1 giờ sau khi uống dung dịch đường glucose, đường huyết của tất cả các nhóm đều tăng, tăng nhiều nhất là nhóm chuột ĐTĐ type 2 (29,24 mmol/l), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi so với thời điểm 0 h trong cùng một nhóm. Sau 2 giờ, đường huyết của nhóm chuột ĐTĐ type 2 (HFD + STZ) vẫn duy trì ở mức cao (28,04 mmol/l) so với thời điểm 0 giờ, và không sự khác biệt so với thời điểm 1 giờ. Trong khi đó đường huyết của các nhóm chuột còn lại gần như đã quay về mức đường huyết lúc ban đầu (p > 0,05). Như vậy có thể kết luận khả năng dung nạp glucose của chuột ĐTĐ type 2 là giảm so với 3 lô đối chứng còn lại.

3.3. Kết quả tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết thực vật trên chuột

ĐTĐ type 2

3.3.1. Sàng lọc đợt I

Kết quả thực nghiệm được đánh giá thông qua sự thay đổi nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 uống cao chiết mẫu thử với liều 500 mg/kg/ngày so sánh với lô đối chứng là chuột ĐTĐ type 2 cho uống nước cất, thể hiện ở hình 3.5.



35


30

29.1

28.9

24.93

25

21.66

20.9

20

19.35

20.14

*

20.73

20.8

16.49

15

**

11.73

0 giờ

21 ngày

10

**

8.74

5


0

ĐC Chè dây Chuối hột Tầm bóp Lá nếp Chè vằng

Nồng độ đường huyết (mmol/l)

Hình 3.5. Đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị bằng cao chiết thực vật

Ghi chú:* p < 0,05; ** p < 0,01 (p so với lô đối chứng cùng thời điểm)

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cao chiết chè dây và cao chiết quả chuối hột làm giảm nồng độ đường huyết đáng kể ở thời điểm ngày thứ 21 khi so với nhóm đối chứng (p ≤ 0,01). Trong đó chuột uống cao chiết mẫu chè dây và quả chuối hột đường huyết giảm lần lượt là 56,60% và 45,84%. Cụ thể nồng độ đường huyết của nhóm chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao chiết lá chè dây giảm từ 20,14 xuống còn 8,74 mmol/l và củ chuối hột từ 21,16 xuống còn 11,73 mmol/l. Như vậy, sau khi chuột ĐTĐ cho uống lá chè dây và quả chuối hột nồng độ đường huyết đã giảm đáng kể tuy chưa thể về mức bình thường (khoảng 5,5-6 mmo/l).

Trong nhân dân, người ta thường dùng chuối hột chữa được nhiều bệnh như sỏi thận, hắc lào, sốt cao và dùng để điều trị bệnh ĐTĐ. Nhóm tác giả Đỗ Quốc Việt đã nghiên cứu sơ bộ tác dụng hạ đường huyết của quả chuối hột trên chuột ĐTĐ, kết quả cho thấy hoạt chất cyclomusalenon tách chiết bằng cồn với liều tiêm 300 mg/kg thể hiện hoạt tính hạ đường huyết tới 55% [24]. Trên thế giới, các nghiên cứu trước đây đã chứng minh hoạt tính chống tăng đường huyết của vỏ các loài chuối hột khác nhau [110]. Borah và cộng sự đã chứng minh rằng trong khi uống cao chiết bằng cồn từ hoa và bắp chuối của M. balbisiana (250 mg/kg) trong 2 tuần làm giảm đáng kể lượng đường trong máu (giảm 56,77 và 51,94%) [46].


Không có nghiên cứu nào trước đây ở Việt Nam và trên thế giới chứng minh về tác dụng của chè dây trong việc điều trị cho bệnh ĐTĐ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, chè dây là nguồn thực vật giàu flavonoid và nhóm các hợp chất này được xem là có lợi trong điều trị ĐTĐ [165]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thanh Kỳ đã xác định được các hoạt chất: myricetine và dihydromyricetin cũng như chứng minh tác dụng chống oxy hóa và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của chè dây [13]. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng chè dây có tác dụng chống viêm, gây độc tế bào ung thư [146], [144].

Đối với các mẫu thực vật khác, cao chiết quả tầm bóp cho thấy tác dụng hạ đường huyết so với nhóm đối chứng tuy nhiên chưa cao, chuột sau 21 ngày điều trị có nồng độ đường huyết còn khá cao (16,49 mmol/l) (p < 0,05). Các mẫu thực vật còn lại là lá nếp và chè vằng không có tác dụng hạ đường huyết khi so sánh với mẫu đối chứng (p > 0,05).

30

28.4

27.23

25

21.27

21.84

21.01

21.4

20.94

21.96

20

*

1 09

7.

15

**

10.4

**

9.84

10

0 giờ

21 ngày

5

0

0

ĐC Lá đu đủ Hạt đu Ké đầu Nở ngày Quả sung

đủ ngựa đất

Nồng độ đường huyết (mmol/l)

3.3.2. Sàng lọc đợt II


Hình 3.6. Đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị bằng cao chiết thực vật

Ghi chú: * p <0,05; ** p < 0,01 (p so với lô đối chứng cùng thời điểm)

Từ hình 3.6 có thể thấy, chuột bị bệnh ĐTĐ type 2 ở lô đối chứng chỉ cho uống nước cất thì sau 21 ngày nồng độ đường huyết không giảm, thậm chí còn tăng. Trong số 5 mẫu cao chiết thực vật khác nhau được thử nghiệm khả năng hạ đường huyết chỉ có mẫu cao lá đu đủ, hạt đu đủ vào cao quả sung thể hiện hoạt tính hạ đường huyết,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022