Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 2


nghiệm và đối chứng môn Thể dục trước thực nghiệm

lần 1 học kỳ I năm học 2015-2016

trang 119

3.26

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng môn Thể dục sau thực nghiệm lần

1 học kỳ I năm học 2015-2016

Sau trang 119

3.27

So sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm và

đối chứng sau thực nghiệm môn Thể dục.

Sau

trang 119

3.28

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực của 2 nhóm thực

nghiệm và đối chứng môn Điền kinh trước thực nghiệm lần 1 học kỳ I năm học 2015-2016

Sau trang 119

3.29

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng môn Điền kinh sau thực nghiệm

lần 1 học kỳ I năm học 2015-2016

Sau trang 119

3.30

So sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm và

đối chứng sau thực nghiệm môn Điền kinh.

Sau

trang 119

3.31

Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm lần 1 học phần bắt buộc môn Thể dục học phần I, Điền kinh học

phần II (nTN = 50; nĐC = 50)

Sau trang 119

3.32

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực cuả lớp Bóng đá trước và sau thực nghiệm lần 2 (n = 25) học kỳ II năm

học 2015-2016

Sau trang 123

3.33

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực cuả lớp Bóng chuyền trước và sau thực nghiệm lần 2 (n = 25) học kỳ II

năm học 2015-2016

Sau trang 123

3.34

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực cuả lớp Bóng rổ

trước và sau thực nghiệm lần 2 (n = 25) học kỳ II năm học 2015-2016

Sau trang 123

3.35

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực cuả lớp Cầu lông

trước và sau thực nghiệm lần 2 (n = 25) học kỳ II năm

Sau

trang 123

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 2


học 2015-2016


3.36

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực cuả lớp Aerobic trước và sau thực nghiệm lần 2 (n = 25) học kỳ II năm

học 2015-2016

Sau trang 123

3.37

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực cuả lớp Khiêu vũ

Thể thao trước và sau thực nghiệm lần 2 (n = 25) học kỳ II năm học 2015-2016

Sau trang 123

3.38

Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm

phần tự chọn học phần II môn Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Aerobic, khiêu vũ Thể thao

Sau trang 123

3.39

Tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) sau khi kết thúc học tập nội dung môn học Giáo dục thể chất đã lựa

chọn (n = 150)

Sau trang 126

3.40

Tổng hợp đánh giá về nội dung và kết quả đào tạo của tập thể giảng viên khoa Thể dục thể thao trực tiếp dạy môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Văn hóa, Thể

thao và Du lịch Thanh Hóa (n = 8)

Sau trang 127

3.41

Tổng hợp đánh giá nội dung môn học và kết quả đào tạo, của các nhà quản lý, các chuyên gia Thể dục thể thao về nội dung môn Giáo dục thể chất đã xây dựng

(n = 20)

Sau trang 129

3.42

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo

132


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN


Số

Nội dung

Trang

3.1

Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên K1, K2, K3 năm học 2014 - 2015 trường Đại học Văn

hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

88

3.2

Nhịp tăng trưởng thể lực của nam nhóm thực nghiệm

và đối chứng sau thực nghiệm môn Thể dục.

Sau

trang 119

3.3

Nhịp tăng trưởng thể lực của nữ nhóm thực nghiệm và

đối chứng sau nghiệm môn Thể dục

Sau

trang 119

3.4

Nhịp tăng trưởng thể lực của nam nhóm thực nghiệm

và đối chứng sau thực nghiệm môn Điền kinh.

Sau

trang 119

3.5

Nhịp tăng trưởng thể lực của nữ nhóm thực nghiệm và

đối chứng sau nghiệm môn Điền kinh.

Sau

trang 119

3.6

Tổng hợp kết quả học tập lý thuyết của sinh viên nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm phần bắt buộc môn Thể dục học phần I (nTN = 25; nĐC = 25)

Sau trang 119

3.7

Tổng hợp kết quả học tập thực hành của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm phần bắt buộc môn Thể dục học phần I (nTN = 25; nĐC =

25)

Sau trang 119

3.8

Tổng hợp kết quả học tập lý thuyết của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm phần

bắt buộc môn Điền kinh học phần I (nTN = 25; nĐC = 25)

Sau trang 119

3.9

Tổng hợp kết quả học tập thực hành của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm phần bắt buộc môn Điền kinh học phần I (nTN = 25; nĐC =

25)

Sau trang 119

3.10

Nhịp tăng trưởng của nam và nữ sau thực nghiệm môn

Bóng đá

Sau

trang 123

Nhịp tăng trưởng của nam và nữ sau thực nghiệm môn

Bóng chuyền

Sau

trang 123

3.12

Nhịp tăng trưởng của nam và nữ sau thực nghiệm môn

Bóng rổ

Sau

trang 123

3.13

Nhịp tăng trưởng của nam và nữ sau thực nghiệm môn

Cầu lông

Sau

trang 123

3.14

Nhịp tăng trưởng của nam và nữ sau thực nghiệm môn

Aerobic

Sau

trang 123

3.15

Nhịp tăng trưởng của nam và nữ sau thực nghiệm môn

Khiêu vũ thể thao

Sau

trang 123

3.16

Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên sau thực

nghiệm phần tự chọn học phần II môn Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Aerobic, khiêu vũ Thể thao

Sau trang 123

3.11


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác TDTT đối với thế hệ trẻ. Xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần phải có chính sách chăm sóc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền Văn hoá xã hội [21], [81]. Đó là một mặt quan trọng của chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành TDTT nói chung và GDTC nói riêng [4], [5], [6].

Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [7] cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [6]. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất, gần đây ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành “Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ TDTT đến năm 2020” [9].

Trong thực tế những vấn đề đổi mới công tác giáo dục đại học đa ngành và đa dạng hoá loại hình đào tạo cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên thì vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước những thử thách to lớn. Để đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục và đào tạo đã đề ra thì hiện nay công tác GDTC và thể thao học đường còn bộc lộ nhiều hạn chế [1], [2]. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ


VIII và Chỉ thị 133/TTg ngày 07/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ sự cần thiết phải chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp nhằm đưa vào nề nếp, phát triển thể lực góp phần nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp, xây dựng quy hoạch phát triển và kế hoạch đổi mới công tác GDTC và thể thao học đường từ nay tới năm 2025. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, ngày 31 tháng 01 năm 2015 quy định về GDTC và hoạt động Thể thao trong nhà trường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Điều 3, chương trình môn học GDTC do Giám đốc các đại học, học Viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học GDTC theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [5], [75].

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có khả năng đào tạo và cung cấp cán bộ thuộc lĩnh vực Văn hóa Thể thao và Du lịch cho tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh bắc Trung bộ nam Sông Hồng. Giáo dục thể chất và thể thao là một hoạt động sư phạm nhằm hoàn thiện phát triển thể chất, và nhân cách của sinh viên, “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” xây dựng lớp người mới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Để thực hiện được mục đích trên, bộ môn GDTC đã áp dụng nội dung môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá còn nhiều hạn chế...Hiện nhà trường chưa có những giải pháp thích hợp để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao thể lực của sinh viên.

Trong nhiều năm qua nhà trường đã tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học đối


với môn học GDTC cũng như phát triển thể lực chung cho sinh viên, vẫn còn nhiều hạn chế về việc tiếp thu kỹ thuật cơ bản. Để nâng cao được trình độ thể lực chung, góp phần nâng cao hiệu quả công tác rèn luyện thể chất nói chung và hiệu quả học tập môn học GDTC nói riêng, đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, đòi hỏi sinh viên phải hiểu biết tương đối toàn diện về mục đích tác dụng của môn GDTC. Cho đến nay, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tiến hành tổ chức học tập theo nội dung và các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng trong những năm gần đây việc ứng dụng nội dung tập luyện vẫn còn nhiều bất cập như: Nội dung tập luyện, giáo án, phương pháp và phương tiện tập luyện còn chưa hợp lý nên tác dụng nâng cao thể lực của sinh viên còn hạn chế.

Hiểu rõ tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu này, nhiều nhà khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu, các đề tài tiêu biểu có thể đề cập đến như: Vũ Đức Văn (2002), Hồ Đắc Sơn (2004), Nguyễn Trọng Hải (2010), Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012), Hoàng Thị Minh Phương (2015), Trần Vũ Phương (2016), Nguyễn Văn Hòa (2016), Nguyễn Duy Hòa (2017). Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu theo hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC nói chung là chủ yếu, đặc biệt xây dựng chương trình GDTC dành cho đối tượng sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thì chưa có đề tài nào đề cập tới [29], [33]; [34], [51], [52], [58],

[70], [88].

Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023