ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu - là động lực cho sự phát triển”, do đó, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” [5].
Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDTC cho sinh viên nhiều trường đại học không chỉ thực hiện đầy đủ những qui định của Bộ Giáo dục - Đào tạo về nội dung GDTC mà phải vận dụng sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thể lực và chất lượng GDTC cho sinh viên và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành giáo dục [17], [22], [28], [29], [34], [43].
Trong tiến trình thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước, những lợi thế nêu trên của GDTC trường học đã khẳng định trường học là địa bàn chiến lược và học sinh, sinh viên là lực lượng quyết định sự thành công của sự nghiệp xã hội hóa TDTT trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, GDTC trường học còn bộc lộ một số tồn tại cơ bản, hạn chế tính hiệu quả trong quá trình giáo dục học sinh, sinh viên nói chung và trong GDTC nói riêng [58], [62], [69], [87].
Đối với các nhà trường đại học và cao đẳng, GDTC chưa thực sự gắn liền với nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên, nội dung chương trình và hình thức tổ chức đào tạo chưa lôi cuốn và phát huy được tính tích cực, tự giác của họ trong quá trình học tập và rèn luyện.
Về cơ bản, nội dung môn học GDTC trong trường học được thiết kế và xây dựng chưa xuất phát từ điều kiện sức khỏe, giới tính, năng lực sở trường và trình độ thể lực của học sinh, sinh viên; người học không có nhiều lựa chọn đối với môn thể thao và hình thức tập luyện phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân; tiêu chí kiểm tra đánh giá được xác định mang tính đồng loạt (ngoài nhóm sức khỏe yếu), vì vậy đối với không ít học sinh, sinh viên, môn học GDTC trở thành “gánh nặng” trong quá trình học tập.
Cùng với xu thế đổi mới đào tạo đại học, công tác GDTC đang hướng tới góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Vì vậy, GDTC mang “tính nghề” hiện đang là hoạt động chủ đạo trong nghiên cứu về đổi mới nội dung và hình thức; GDTC không chỉ vì sức khỏe mà còn phải hướng tới mục tiêu trang bị cho người học năng lực và nhu cầu tự rèn luyện, rèn luyện suốt đời; hướng tới góp phần rèn luyện tri thức và kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp [55], [67].
Giáo dục thể chất ở bậc đại học phải trở thành một mặt của đào tạo nghề, sản phẩm không chỉ là thể chất thuần túy, mà là một bộ phận cấu thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Điều đó, đòi hỏi hệ thống nhà trường phải tạo mọi cơ hội, điều kiện để đổi mới GDTC như một bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo nghề, mang chức năng nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp rõ ràng [28], [67].
1.2.2. Quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 1
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 2
- Vị Trí Và Vai Trò Của Giáo Dục Thể Chất Trong Sự Nghiệp Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa
- Vị Trí, Sứ Mạng Của Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Các Cách Tiếp Cận Trong Việc Xây Dựng Chương Trình Giáo Dục
- Tiêu Chuẩn, Tiêu Chí Đánh Giá Chương Trình Đào Tạo
Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.
Định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục đại học là chuyển từ phục vụ những yêu cầu và hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang đáp ứng những yêu cầu và hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Đảng đã nhận định chỉ có đổi mới giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới đẩy nhanh được quá trình phát triển kinh tế và nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi diện các nước nghèo. Coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, đồng thời tranh thủ hợp tác, học tập, tiếp thu nền khoa học công nghệ của các nước tiên tiến. Điều đó đòi hỏi hoạt động đào tạo đại học phải đổi mới để hội nhập quốc tế; đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội; đổi mới theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên; đổi mới để hình thành năng lực tự học cho lực lượng lao động tương lai, có khả năng tự học suốt đời [3], [7], [8].
Đổi mới để hội nhập quốc tế: Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, đồng thời cũng đặt các nước chậm phát triển trước những thách thức mới, những vận hội mới. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho những nước chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, cơ hội tiếp cận với nền giáo dục phát triển, cho phép thực hiện chủ trương đa phương hóa về giáo dục đào tạo về khoa học công nghệ với thế giới, có khả năng khai thác những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Trước xu thế hội nhập quốc tế, Đảng ta đã nhận định: “bước sang thế kỷ XXI thế giới đã có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất” [5].
Hiện nay, trước sự phát triển của giáo dục đào tạo, trên thế giới số người lao động có trình độ cao ngày càng tăng, đồng thời những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao cũng tăng. Để thích nghi với toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao vai trò của giáo dục và đào tạo và đã xây dựng những chính sách ưu tiên tập trung vào sự phát triển giáo dục coi: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, đồng thời nhấn mạnh “giáo dục và đào tạo vừa phải đảm bảo giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” [9], [10], [11], [19].
Đổi mới đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội: Đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu về sử dụng lao động. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã xác định phương hướng, biện pháp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam phải “gắn với sử dụng, trực tiếp phục vụ đào tạo chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành” [6]. Đào tạo nguồn nhân lực đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách: vừa phải trang bị những
tri thức và kỹ năng mới, vừa phải thay đổi công nghệ và cách làm, nhà trường từ chỗ đào tạo khép kín chuyển sang mở cửa, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với NCKH - công nghệ và ứng dụng.
Đổi mới đào tạo để tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên, hình thành năng lực tự học và tự học suốt đời: Tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên là sự thay đổi căn bản tổ chức hoạt động đào tạo, thực sự đặt sinh viên vào vị thế chủ thể của hoạt động học tập, vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi sinh viên phải chủ động lĩnh hội và tìm kiếm tri thức. Là quá trình đào tạo và rèn luyện ở sinh viên thói quen và năng lực tự học, chuẩn bị cho họ tiềm năng để tự phát triển trình độ trong suốt quá trình lao động nghề nghiệp.
Vì thế, đòi hỏi giáo dục đại học chỉ là quá trình truyền thụ và thu nhận kiến thức, mà còn là quá trình rèn luyện năng lực nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường sớm thích ứng với yêu cầu của thực tiễn lao động. Tạo điều kiện cho sinh viên nhận thấy thành quả của lao động học tập mà bản thân họ đã đạt được, kích thích ở họ thái độ trách nhiệm trước tương lai của chính mình. Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức phải đem lại cho sinh viên niềm tin với chính những tri thức mà bản thân họ phải tiếp thu. Đó phải là những kiến thức hiện đại, cập nhật với thực tiễn lao động, tạo dựng cho sinh viên năng lực triển khai hoạt động nghề nghiệp một cách có hiệu quả. Vì vậy, xây dựng và thiết kế chương trình không phải xuất phát từ những nội dung mà thầy và nhà trường sẵn có, mà là những tri thức và kỹ năng của thực tiễn lao động đòi hỏi. Quá trình tích cực hóa học sinh, cũng chính là quá trình tích cực và chủ động tìm kiếm và hoàn thiện tri thức mới của nhà giáo, của hệ thống giáo dục đại học. Phải đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động đào tạo: giữa đổi mới phương pháp với điều kiện đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp; giữa nguồn tài liệu với nhu cầu tự học, tự tìm kiếm tri thức của sinh viên; giữa yêu cầu đổi mới với sự tăng trưởng về trình độ của mỗi giảng viên.
Giá trị của hoạt động học tập, không chỉ trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân mà còn là tài sản và thành quả lao động của toàn xã hội, là động lực để phát triển xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trở thành mục tiêu phấn đấu của thầy và trò trong mỗi nhà trường nhằm nâng cao “chất lượng” và “số lượng” của giá trị đạt được. Phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hóa người học là cách thức, là con đường để phát triển những giá trị đó ngay trong quá trình đào tạo và trong hoạt động tự đào tạo. Cũng như chương trình, đổi mới phương pháp dạy học vừa là xu thế mang tính tất yếu của quá trình phát triển đại học, vừa là hệ quả của quá trình đổi mới đảm bảo tính đồng bộ và logíc của hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, “dạy học tích cực” không tồn tại như một phương pháp độc lập, một phương pháp mới được phát hiện. Mà là sự tích hợp, phát triển theo hướng tích cực hóa người học trên nền tảng các phương pháp đã có. Có nghĩa là, tích cực hóa người học là xu thế để vận dụng và phát triển các phương pháp dạy học, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao [10], [12], [16], [17].
1.2.3. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức tổ chức Giáo dục thể chất
Quan điểm
Tăng cường GDTC trường học là góp phần thực hiện quan điểm của Đảng nêu trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc: Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh thiếu niên Việt Nam. Phát triển thể dục thể thao trường học là thiết thực góp phần phát triển nguồn nhân lực; Gắn kết nâng cao thể lực với trí lực, tâm lực và kỹ năng. Kết hợp các ngành, các cấp; Kết hợp giữa Nhà nước với xã hội, trường học, gia
đình cùng chăm lo phát triển thể dục thể thao trường học, chăm sóc dinh dưỡng và lối sống cho học sinh [5], [6], [7], [15], [19], [75].
Tạo sự chuyển biến rõ rệt về GDTC và thể thao trường học kết hợp với chăm sóc dinh dưỡng, lối sống cho học sinh để phát triển thể lực, tầm vóc con người.
Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa: Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp với TDTT với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh. Kết hợp đồng bộ chương trình GDTC kết hợp với giáo dục quốc phòng; y tế học đường với dinh dưỡng học đường [15], [17], [19].
Phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa: Xây dựng các loại hình Câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2 - 3 giờ/tuần để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao; Xây dựng và phát triển các trường lớp năng khiếu thể thao bán tập trung và tập trung. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu TDTT giải trí (chú trọng thể thao bãi biển) và thể thao dân tộc thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương [39], [54].
Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại khóa cho cộng tác viên TDTT [13], [25], [33]. Ban hành cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên TDTT [33]. Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia [79].
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện TDTT, hướng dẫn viên TDTT
cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước; huy động, khuyến khích các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tham gia tài trợ hoạt động thi đấu TDTT trong trường học [74], [93].
Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng TDTT trường học, thực trạng phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh theo định kỳ 10 năm/lần. Phối hợp chặt chẽ với việc tổ chức triển khai đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 và lồng ghép với các chương trình khác hiện hành như giáo dục sức khỏe, lối sống, xây dựng trường học thân thiện [75].
Mục tiêu: Phát triển thể lực của sinh viên, đặc biệt là sức bền chung; Tận dụng tối đa tiềm năng di truyền của mỗi sinh viên để phát triển chiều cao thân thể; Cung cấp tri thức và kỹ năng để sinh viên đảm bảo hoạt động vận động tích cực suốt đời; Cải thiện đời sống tinh thần, thỏa mãn nhu cầu vận động kết hợp giải trí của giảng viên và sinh viên; Giúp sinh viên tự tin trong cuộc sống và tăng cường kỹ năng sống và xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực [76].
Nhiệm vụ: Công tác GDTC trong các trường đại học nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Giáo dục cho sinh viên đạo đức nhân cách con người Việt Nam. Rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động và sáng tạo trong học tập, xây dựng cuộc sống lành mạnh, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản của một số môn thể thao và trang bị cho sinh viên những tri thức chuyên môn như lý luận cơ bản về tập luyện và thi đấu thể thao, trang bị cho họ những tri thức
cần thiết trong việc sử dụng các phương tiện, phương pháp GDTC để tự tập và có thể tổ chức hướng dẫn cho mọi người.
Phát triển cơ thể hài hòa, cân đối, củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực quy định của quốc gia theo lứa tuổi [76].
Cách thức tổ chức GDTC: Môn học GDTC theo định hướng mới diễn ra dưới hai hình thức cơ bản [46], [68], [77].
Giờ học chính khoá: Là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho sinh viên, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.
Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho sinh viên”...
Do vậy, giờ học chính khoá TDTT mang tính hành chính pháp quy, quy định đối với sinh viên và cán bộ giảng dạy. Đó là, giờ học theo chương trình có quy định thời gian và quy cách đánh giá chất lượng, được bắt đầu làm quen từ mẫu giáo, sau đó là dạy TDTT theo chương trình ở các cấp học cho đến đại học.
Giờ học ngoại khoá - tự tập luyện TDTT ngoại khoá: Là quá trình tập luyện của một bộ phận sinh viên có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi với mục đích phát triển năng lực thể chất một cách toàn diện, đồng thời nâng cao thành tích thể thao của sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của sinh