Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Tạo Môi Trường Pháp Lý Phù Hợp Để Phát Huy Tính Năng Động Của Các Chủ Thể Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định



xuất kinh doanh còn có nhiệm vụ to lớn khác là thực hiện các nhiệm vụ về chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước như: đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, nông thôn miền núi, xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào những nơi ít lợi nhuận mà tư nhân không muốn làm, ổn định kinh tế vĩ mô...

Hiện nay, chúng ta chưa có sự phân định rõ ràng hai loại hình doanh nghiệp nhà nước này, do vậy, rất khó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi còn lẫn lộn giữa hai loại mục tiêu này. Chính vì chưa rõ hai loại hình doanh nghiệp cho nên nhiều khi doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ chúng ta lại bù lỗ, hoặc xóa nợ.

Đây là hai mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp nhà nước; một mặt doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo quy luật của thị trường, phải hoạt động vì lợi nhuận, mặt khác doanh nghiệp nhà nước phải trở thành công cụ của nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội... Để doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả cần phân định rõ: nếu doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì lợi nhuận phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, phải tuân thủ quy luật của thị trường như quy luật cung-cầu, cạnh tranh, giá cả, giá trị và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu xã hội phải lấy thước đo phục vụ xã hội làm thước đo cao nhất không thể dựa vào lợi nhuận chẳng hạn như; đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, thực hiện an sinh xã hội hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích an ninh, quốc phòng, xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở nghiên cứu khoa học... với các doanh nghiệp này, nhà nước có thể phải bù lỗ vì mục tiêu xã hội, vì một xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích" [34, tr.106].

Thứ ba, Nhà nước nên phân định rõ chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý kinh doanh của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.



Để thực hiện chức năng chủ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước chỉ cần giao vốn, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước, còn quyết định sản xuất kinh doanh như thế nào? Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu cần giao cho các doanh nghiệp tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu.

Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo kiểu hành chính mệnh lệnh, cần để cho doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường và tuân thủ pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Nhà nước chỉ cần làm tốt khâu giám sát của chủ sở hữu đối với mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Muốn vậy, cần tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, Nhà nước cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong các doanh nghiệp nhà nước.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 19

Con người là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh, do đó, để cho tổ chức quản lý kinh doanh tốt, nhà nước cần xây dựng được đội ngũ quản trị giỏi có đạo đức tốt. Để làm được điều này nhà nước cần có cơ chế bổ nhiệm thích hợp và có chính sách thỏa đáng để thu hút các nhà quản trị giỏi. Điều này đã được thực tiễn chứng minh, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, làm thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước như: Vinaship, Vinalie.. vẫn có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước kinh doanh có lãi phát triển nhanh chóng, chi phối thị trường, vươn ra nước ngoài, làm chỗ dựa cho nhà nước điều tiết nền kinh tế, bình ổn thị trường chẳng hạn như: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, tổng công ty sữa nhà nước Vinamilk...đây là hai doanh nghiệp điển hình đã vươn lên nhanh chóng từ một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ công tác quản trị hiện đại đã nắm bắt thị trường có hiệu quả. Để doanh nghiệp nhà nước phát triển trong những năm tới chúng ta cần mở



rộng mô hình quản trị này, cần xây dựng được đội ngũ quản trị giỏi thích nghi với kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế Hợp tác xã phải tuân thủ 5 nguyên tắc: 1) Tự nguyện;

2) Quản lý dân chủ và bình đẳng; 3) Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; 4) Chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của Hợp tác xã;

5) Hợp tác và phát triển cộng đồng.

- Xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã đa dạng với nhiều hình thức từ thấp đến cao, nòng cốt là các Hợp tác xã kiểu mới. Xây dựng các chế độ cụ thể khuyến khích phát triển các tổ hợp tác, Hợp tác xã đa dạng từ thấp đến cao, và theo đặc điểm của từng vùng, từng ngành phù hợp với nhu cầu của người lao động, của các hộ sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tạo điều kiện để các hợp tác xã mở rộng quy mô, phạm vi, địa bàn hoạt động, tăng cường sự liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, hợp tác xã với ngân hàng, hợp tác xã với các thành phần kinh tế khác để tăng cường hiệu quả của các hợp tác xã.

- Nhà nước tạo điều kiện về mọi mặt và quản lý Hợp tác xã bằng pháp lý, cơ chế, chính sách; tài chính, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ... nhằm giúp cho kinh tế hợp tác, Hợp tác xã phát triển, thúc đẩy kinh tế hộ đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, trên cơ sở có nhu cầu hợp tác mà hình thành Hợp tác xã từ giản đơn đến phức tạp.

- Những năm tới cần chú trọng xây dựng các Hợp tác xã đã đăng ký hoạt động theo luật làm sao thực sự trở thành các Hợp tác xã kiểu mới có sức hấp dẫn và thu hút đối với đông đảo người lao động, củng cố uy tín Hợp tác xã trong toàn xã hội.

- Song song với quá trình chuyển đổi các Hợp tác xã cũ cần thúc đẩy, khuyến khích xây dựng các Hợp tác xã kiểu mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Lựa chọn một số lĩnh vực đủ điều kiện xây dựng thử mô hình liên hiệp các Hợp tác xã trên cơ sở các nguyên tắc Hợp tác xã, các quy



định của pháp luật như lĩnh vực thuỷ sản, tín dụng. Phấn đấu hình thành được các mô hình Hợp tác xã kiểu mới thực thụ (cả HTX cũ trở thành HTX kiểu mới là HTX kiểu mới mới xây dựng) để nhân rộng và phát triển vào các năm tiếp theo.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức Liên minh Hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trong phát triển kinh tế Hợp tác xã.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ để các hợp tác xã phát triển. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ về tín dụng, về khoa học cộng nghệ và về thị trường cho các hợp tác xã để cho các hợp tác xã vươn lên có thể cạnh tranh trên thị trường.

4.2.3. Giải pháp về phân phối sản phẩm

Hồ Chủ tịch đã nói chúng ta không sợ thiếu chỉ sợ phân phối không công bằng. Để phân phối có hiệu quả trong QHSX XHCN hiện nay cần phải thực hiện các giải pháp sau:

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước Một là, doanh nghiệp nhà nước phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phân

phối theo lao động, xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước.

Trước thời kỳ đổi mới (trước 1986) chúng ta phân phối bình quân, cào bằng đã dẫn đến lợi ích người lao động vi phạm, không kích thích được sản xuất làm cho năng suất, chất lượng giảm, đẩy đất nước lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Trong những năm đổi mới, chúng ta đã đa dạng hóa quan hệ phân phối có phân phối theo lao động, phân phối theo vốn góp và phân phối theo phúc lợi xã hội. Nhờ có chính sách phân phối đúng đắn đã làm cho sản xuất phát triển đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Hình thức phân phối này được thực hiện trong toàn bộ nền kinh tế trong đó có quan hệ sản xuất XHCN, nền tảng của kinh tế.



Trong những năm gần đây, khi kinh tế thị trường phát triển đã dẫn đến bộc lộ những mặt trái của kinh tế thị trường, người ta muốn làm giàu nhanh chóng, bằng mọi giá, phân cực xã hội ngày càng tăng. Trong QHSX XHCN cũng có những yếu kém bất cập, tình trạng tham ô, tham những, làm trái quy định của nhà nước để trục lợi cho bản thân, quyền lợi người lao động bị vi phạm nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, người lao động không có việc làm nhưng lãnh đạo vẫn hưởng lương cao: chẳng hạn công ty Vosco thuộc tổng công ty hàng hải việt nam Vinalines làm ăn thua lỗ hàng trăm tỉ đồng trong nhiều năm nhưng lãnh đạo quản lý vẫn hưởng lương cao.

Theo tác giả Thu Hoài thì “Kinh doanh bết bát, song lãnh đạo của Vosco luôn nhận lương cao hơn so với thị trường. Năm 2015, Tổng giám đốc Cao Minh Tuấn có thu nhập trên 880 triệu đồng, tương ứng 73 triệu đồng một tháng. Hai Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Hoàng Dũng và Lâm Việt Tiến có thu nhập lần lượt ở mức 751, 721 triệu đồng, tương ứng trên 60 triệu đồng một tháng” [50].

Đây là việc làm trái với nguyên tắc phân phối theo lao động ở nước ta hiện nay, vì phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế để trả lương cho người lao động, trong đó có lao động quản lý. Do đó, để kích thích tính sáng tạo, hăng say của người lao động, để người lao động gắn bó với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước do nhân dân làm chủ thì chúng ta phải triệt để tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động, doanh nghiệp phải làm ăn hiệu quả phải kinh doanh có lãi, với năng suất, chất lượng hiệu quả cao thì cán bộ quản lý mới có lương cao được. Cần trả lương tương xứng với đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước.

Có chính sách trả lương phù hợp với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước để họ yên tâm công tác, có trách nhiệm với doanh nghiệp gắn bó



giữa quyền lợi và trách nhiệm không cần phải tham ô, tham nhũng mới có thể làm giàu.

Hai là, Nhà nước nên bỏ chế độ kiêm nhiệm, phân phối theo công chức, viên chức trong doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay ở nước ta vẫn phân phối theo chế độ công chức do nhà nước bổ nhiệm đối với cán bộ quản lý. Chính việc phân phối theo công chức đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước đã tách rời việc trả lương cho cán bộ với hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, do chế độ trả lương theo công chức chưa cao vì vậy một số cán bộ quản lý đã tham ô tham nhũng làm giàu phi pháp. Để cán bộ quản lý gắn bó với doanh nghiệp nhà nước làm giàu chính đáng nhà nước cần có chế độ trả lương hợp lý theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và theo cơ chế thị trường, có như vậy mới thu hút được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về với doanh nghiệp nhà nước và giúp họ yên tâm công tác gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Ba là, doanh nghiệp nhà nước ngoài phân phối theo lao động phải đa dạng hóa các hình thức phân phối như; theo vốn góp đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần và theo phúc lợi xã hội. Đặc biệt là phúc lợi xã hội để tạo ra sự đoàn kết, gắn bó trong doanh nghiệp và công bằng trong phân phối.

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện kinh tế tập thể

Để Luật hợp tác xã kiểu mới đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả trong lĩnh vực phân phối cần phải.

Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối trong kinh tế hợp tác xã quy định

đó là:

- Phân phối thu nhập trong hợp tác xã phải theo mức độ sử dụng sản

phẩm, dịch vụ của các thành viên hợp tác xã. Nguyên tắc này thể hiện được đúng bản chất của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác là phục vụ các thành viên, đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh của các thành viên, gắn thành viên với hợp tác xã vì bản chất của hợp tác xã là phục vụ các thành viên trong hợp tác xã.



- Ngoài phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ, cần phân bổ phân phối theo vốn góp để tạo công bằng trong phân phối thu nhập và khuyến khích các thành viên góp vốn vào hợp tác xã.

Tóm lại, phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là yếu tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng QHSX XHCN. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

4.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý phù hợp để phát huy tính năng động của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình quan hệ sản xuất tham gia. Do đó, để phát huy tính năng động của các chủ thể kinh tế, của các loại hình quan hệ sản xuất khác nhau nhà nước phải tạo lập được hành lang pháp lý một cách thông suốt, bình đẳng cho các thành phần kinh tế cụ thể là:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết hài hòa quan hệ giữa nhà nước với thị trường.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế mặt tiêu cực phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường nhà nước cần tạo ra được hành lang pháp lý, môi trường phù hợp để cho các chủ thể trong nền kinh tế phát triển, cạnh tranh lành mạnh, nhà nước định hướng nền kinh tế đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết hài hòa quan hệ giữa nhà nước với thị trường chúng ta cần giải quyết tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tạo lập môi trường bình đẳng giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình quan



hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế tham gia, tất cả đều là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển. Vì vậy, để cho nền kinh tế phát triển nhà nước phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp các thành phần kinh tế về việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển như: vốn vay ngân hàng, thuế quan, đất đai…

Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thống nhất về nhận thức, khẳng định rõ giá trị của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã, đang xây dựng và phát triển ở Việt Nam. Xác định rõ bản chất, nội dung của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đảm bảo giải quyết hài hòa quan hệ giữa nhà nước với thị trường trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tạo điều kiện thuận lợi để thể chế kinh tế thị trường phát huy tác dụng, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ theo các quy luật của thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của nhà nước XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong nền kinh tế ấy, có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Ba là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế về sở hữu. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để kinh tế nhà nước là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, trong đó phải làm rõ được các nội dung cụ thể: Quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước và những người có liên quan trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản; Quy định các biện pháp bảo vệ khi quyền sở hữu nhà nước bị xâm phạm.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí