Thực Trạng Nghèo Và Hiệu Quả Công Tác Giảm Nghèo Tại Tỉnh Salavan


- Khuyến khích sản xuất hàng hóa và hướng tới thị trường đối với vùng miền núi để thay đổi phương thức làm ăn mới gắn liền với cơ chế thị trường, tăng thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

- Tăng cường hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở miền núi để giải quyết vấn đề đi lại, mua bán, giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc ở miền núi. Xây các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp v.v…

- Thực hiện chính sách giáo dục miền núi, phổ cập phổ thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi như trường lớp, giáo viên nông thôn, sách vở và các điều kiện khác cho con em người nghèo vùng miền núi được vào học, xây quỹ phát triển giáo dục cho con em người nghèo vay với lãi suất thấp để vào đại học và học nghề.

- Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, học nghề, tập huấn nghiệp vụ v.v… để họ có khả năng tham gia các công trình, dự án phát triển tại làng bản của họ. Khuyến khích chính đối tượng tham gia vào giải quyết các vấn đề của họ.

- Phát triển vùng trọng điểm và vùng dân nghèo, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong xóa đói giảm nghèo.

- Thực hiện chính sách phát triển bền vững ở miền núi, đảm bảo xóa đói giảm nghèo bền vững tránh tình trạng nghèo trở lại của người đã thoát nghèo. kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện dân chủ và bình đẳng xã hội, giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với việc phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn miền núi.

- Bài học quan trọng vẫn là sự phấn đấu vươn lên phát huy khả năng và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ, đảng viên các ngành từ trung ương đến địa phương, quyết tâm gương mẫu làm tròn nhiệm vụ của mình.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


2.1. Khái quát về tỉnh Salavan

2.1.1. Về vị trí địa lý và địa hình

Salavan là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam của nước CHDCND Lào, có diện tích 10.6891 km2, nằm trên kinh tuyến 10300C-10500C. Phía Đông Nam tỉnh Salavan giáp với tỉnh Sekong (Lào) và tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Việt Nam), với tổng chiều dài biên giới là 200km. Phía Tây giáp với tỉnh Ubôn, Vương quốc Thái Lan, với chiều dài biên giới là 90km. Phía Nam giáp với tỉnh Chăm Pa Săc (Lào) với chiều dài ranh giới là 175km. Phía Bắc, giáp tỉnh Sa Văn Na khệt (Lào) với chiều dài ranh giới là 275 km.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Salavan Lào Về địa lý và địa hình tỉnh 1


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Salavan, Lào

Về địa lý và địa hình, tỉnh Salavan có thể được chia thành 3 vùng như sau:

+ Vùng miền núi, gồm 2 huyện (Tạ Ổi, Sa Muội), chiếm tới 40% diện tích toàn tỉnh. Vùng này thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.

+ Vùng cao nguyên (cao nguyên Bo La Vên) thuộc huyện Lao Ngam và một phần của các huyện lân cận (Sa La Văn, Va Pi và Khong Se Đon), chiếm tới 20% diện tích cả tỉnh, diện tích vùng này tương đối bằng và thích hợp với sản xuất nông nghiệp.


+ Vùng đồng bằng gồm 5 huyện (Sa La Văn, Va Pi, La Khon Pheng, Không Xe Đôn và Tum Lan), chiếm tới 40% diện tích cả tỉnh,vùng này nằm dọc bờ sông Xe Đon, thích hợp với việc sản xuất lúa, trồng cây lương thực.

2.1.2. Về khí hậu thời tiết

Tỉnh Salavan nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiệt độ tương đối ổn định (2100C -2700C). Biên độ nhiệt độ giữa các mùa cũng thấp (400C- 500C), chế độ mưa lớn thường kéo dài từ 7-8 tháng hàng năm, lượng mưa trung bình trên bình độ 1.800mm - 2.500mm/năm.

Ở độ cao so với mặt biển 250-1.200m, Salavan có điều kiện thuận lợi về khả năng phát triển các cây lương thực như lúa, cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, lạc…Ngoài ra, tỉnh Salavan có thể phát triển các cây dược liệu, cây ăn quả, cây công nghiệp… và phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm phục vụ tốt cho xuất khẩu và tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

2.1.3. Về tài nguyên đất đai

Tỉnh Salavan có tổng diện tích đất tự nhiên năm (2013) là 1.069.100ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là 878.140ha, đất nông nghiệp là 155.751ha, đất đồng cỏ là 10.892 ha, đất thổ cư là 3.194 ha, mặt nước là 1.220ha và các loại đất khác là 18.800ha. Trong đó, đất nông nghiệp là chủ yếu và được chia thành 5 đất loại: Đất trồng lúa nước chiếm diện tích là 67.800ha, đất trồng lúa nương là 4.500ha, đất trồng cây công nghiệp gồm: đất trồng cà phê là 17.126ha, trồng sa nhân là 1.524ha, đất trồng cây lương thực khác là 58.209ha. Năm 2012, bình quân đất nông nghiệp tính cho 1 hộ nông nghiệp là 3,8ha, 1 nhân khẩu nông nghiệp là 0,65ha.

2.1.4. Về tài nguyên rừng

Rừng là tiềm năng, thế mạnh kinh tế của tỉnh Salavan. Diện tích rừng già 707.400ha chiếm 66%. Tổng diện tích của tỉnh diện tích rừng non là 256.300ha, chiếm 24%, diện tích rừng hỗn hợp là 4.900ha, chiếm 0,46% của tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Ngoài rừng tự nhiên, tỉnh còn có là 5.573ha rừng trồng và được giao quyền quản lý bảo tồn rừng quốc gia. Cụ thể, rừng bảo tồn Xê Sặp có diện tích là 59.785ha, diện tích rừng Xê Bằng Nuôn là 18.740ha, rừng Phu Xiêng Thong là 71.844ha và rừng Xê Xết có diện tích là 15.500ha [107]. Ngoài ra, còn có rừng bảo tồn của tỉnh, rừng bảo vệ nguồn nước và các loại thảm thực vật phong phú, chiếm 30% diện tích tài nguyên rừng. Trong thời gian qua, nhiều loại tài nguyên rừng đã trở thành hàng hoá và tạo ra nguồn thu rất quan trọng cho tỉnh.


2.1.5. Về tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Salavan là yếu tố quan trọng, có thể khai thác phục vụ phát triển công nghiệp trong tương lai, tạo sự thu hút các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vốn phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Trên địa bàn của tỉnh có nhiều khoáng sản quy như mỏ đất cao lanh, núi đá, mỏ than, mỏ sắt, kính đá đen, khí ga tự nhiên và các loại mỏ khác, chưa được khảo sát xác định trữ lượng. Những loại khoáng sản trên nếu được khai thác sử dụng tốt sẽ tạo ra thế mạnh to lớn cho việc phát triển kinh tế tỉnh.

2.1.6. Về tài nguyên nước

Tỉnh Salavan có 30 con sông lớn và 130 suối to, nhỏ, có vị trí rất quan trọng đối với tỉnh. Phần lớn, các con sông và khe suối này đều bắt nguồn từ khu vực cao nguyên và miền núi, có độ dốc cao, đổ xuống đồng bằng, qua sông Xê Đôn và đổ về sông Me Kông. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều ao, hồ, đầm và mạch nước ngầm. Nước bề mặt rất phong phú, chưa bị ô nhiễm chất độc hại do canh tác và sự tàn phá của chiến tranh thời xưa để lại. Vì vậy, nguồn tài nguyên nước rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như thuỷ lợi, đập giữ nước, đập tràn, thả cá, công trình thuỷ điện...

2.1.7. Về tiềm năng du lịch

Du lịch tại Salavan chưa phát triển mạnh, chưa có công ty hoặc chi nhánh du lịch lữ hành nào. Nhà hàng, nhà khách, và các điểm vui chơi giải trí quy mô nhỏ và chưa được chuẩn hóa hoạt động.

Tuy vậy, tỉnh Salavan có nhiều tiềm năng lợi thế về cảnh quan tự nhiên tươi đẹp và phong phú, có nhiều thác, sông, suối, đã trở thành khu vực du lịch nổi tiếng chẳng hạn, Thác Tạt Lọ, thác Tạt Hăng, thác Keng Ku, thác Tạt Keng Khong... Ngoài ra, Salavan còn có khu di tích lịch sử, văn hoá cổ truyền và chứng tích chiến tranh như tượng Ka Đau Thực, hang động Chín Cửa, núi Phơi Lúa, núi Tương Tinh, đường mòn lịch sử của 3 nước Đông Dương (đường mòn Hồ Chí Minh). Những tài nguyên này cùng phong tục tập quán lành mạnh của các bộ tộc Lào… là điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo thêm nguồn thu nhập cho tỉnh và bảo vệ môi trường bền vững.

2.1.8. Về đặc điểm kinh tế

Hầu hết những người dân tại tỉnh Salavan sinh sống bằng nghề nông và dựa vào những sản phẩm rừng thô để mua thực phẩm và thuốc men. Nhưng đa phần vẫn chủ


yếu tập trung vào nông nghiệp, mà lúa là cây trồng chính. Khí hậu và thổ nhưỡng của vùng cao nguyên Bolaven thích hợp cho việc sản xuất cà phê, rau cardoon và nhiều loại cây ăn trái như: chôm chôm. Chuối, đậu phộng, đậu nành, ớt, khoai mì, ngô vàng và khoai lang thì được trồng ở những vùng thấp. Du khách có thể đến vùng Tad Lo để ngắm nhìn những cánh đồng này, cũng như người nông dân nơi đây sẽ cho phép bạn đi qua những cánh đồng đó để được nhìn gần hơn.

Salavan có điều kiện tốt và tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện; Nhà máy thủy điện Xeset 2 đã hoàn thành; nhà máy thủy điện Xepon 3 và Selanong đang xây dựng.

Tỉnh Salavan có thổ nhưỡng tốt thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng hàng hóa làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tỉnh Salavan có khả năng trở thành địa bàn trọng điểm phát triển cho nhiều ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (Cà phê tại huyện Lào Ngam).

2.1.9. Về đặc điểm văn hóa xã hội

Ngôn ngữ

Người dân sinh sống tại tỉnh Salavan nói tiếng Lào và một số phương ngữ khác nhau. Rất ít khi sử dụng tiếng Anh. Nhưng ở Tad Lo thì một số nhân viên nhà nghỉ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Dân tộc

Có đến 14 dân tộc khác nhau đang sinh sống tại tỉnh Salavan (Alak, Katang, Katou, Lavene, Ngae, Pako, Phuthai, Souay, Ta-oy, Tong,…). Nhiều dân tộc có tỉ lệ dân số thấp, sử dụng ngôn ngữ riêng hoặc phương ngữ của chính mình. Phong cách sinh hoạt, nhà cửa, tín ngưỡng, các nghề thủ công mỹ nghệ và cách họ sinh sống rất đa dạng.

Ẩm thực

Có đến 90% dân Lào ăn xôi và ta có thể thấy xôi trong bất kỳ bữa ăn nào của người Lào, thức ăn của người Lào thường được bày vào một đĩa lớn, thức ăn kèm với xôi là Lạp, Koy, Ping. Người Lào sống gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ nên thích ăn những thức ăn tươi sống lấy từ núi rừng như thịt gà, thú rừng vừa mới săn bắn, cây lá…

Thức ăn phổ biến thứ hai là Lạp. Lạp được làm từ thịt gà, thịt vịt, thịt bò… Có lúc Lạp làm bằng thịt hổ, “Hổ Lạp” thường được ăn sống, nhưng phần lớn các bạn được phục vụ các món ăn nấu chín từ nhà hàng. Thỉnh thoảng bạn được phục vụ những thức ăn nguội với các loại rau sống và nước dừa, các món ăn này được phục vụ


trong những bữa tiệc chiêu đãi, đám cưới hay những buổi tiệc quan trọng khác. Người nước ngoài rất thích món ăn này. Một món ăn địa phương được nhiều người ưa thích đó là món Or lam của vùng Luang Prabang. Nhìn chung, thức ăn Lào đơn điệu cả về hình thức lẫn nội dung. Phần lớn khách du lịch đến Lào không quen ăn những thức ăn Lào.

Khi bạn đến nước Lào, bạn được các bạn Lào chiêu đãi món Lạp - một món ăn rất đặc biệt của người Lào; bạn hãy tỏ ra vui mừng vì được thưởng thức món ăn này và hãy luôn khen ngon và cảm ơn vì món ăn rất đặc biệt. Bởi theo ngôn ngữ của Lào, lạp có nghĩa là lộc. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào, thì lạp được xem như là linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc.

Trong các tiệc chiêu đãi của người Lào, họ ăn uống rất nhiệt tình và mong muốn những vị khách quý cũng như họ; vì càng nhiệt tình thì họ cho rằng mình rất yêu mến và quý họ; nhưng người Lào không bao giờ có chuyện ép nhau trong việc uống rượu, bia; mà tuỳ lòng của khách.

Trong bữa cơm, dù thức ăn nhiều hay ít thì khách đều phải ăn mỗi thứ một ít cho hài lòng gia chủ nhưng cũng phải để lại một ít cơm, xôi để tượng trưng cho sự no đủ, thừa thãi cơm gạo.

Nhà cửa

Nhà ở của người Lào thường là nhà sàn gỗ. Để dựng được một ngôi nhà sàn, người ta thường sử dụng sức mạnh tập thể của bản, mường và làm đúng qui trình với các lễ nghi qui định. Nhà sàn của người Lào thường quay về hướng Bắc, lưng tựa hướng Nam. Nhà có ba gian, tám cột. Khi đào và chôn cột phải đào hố, chôn cột phía Nam (xảu hẹc) trước, sau đó là phía Đông (xảu khoẳn).

Ngôi nhà thường được chia làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn uống, bếp núc. Phía trong là một dãy buồng riêng dùng để thờ cúng và nghỉ ngơi.

Tại tỉnh Salavan có khoảng 20 nhà nghỉ và một số khách sạn. Hầu hết các nơi này đều nhỏ gọn, hoạt động theo kiểu hộ gia đình tại thị trấn Salavan và Tad Lo. Tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng lại khá sạch sẽ và dễ chịu. Huyện Toumlan chỉ có một nhà nghỉ duy nhất. Trong các phòng đều được trang bị TV xem được các đài truyền hình quốc tế, tắm vòi sen nóng lạnh và nhà vệ sinh theo phong cách phương Tây. Phòng quạt có giá dao động 60.000-80.000 Kip và phòng lạnh giá dao động từ 90.000-

120.000 Kip. Nhưng khu nghỉ dưỡng và khách sạn ở Tad Lo có thể lên đến 50 USD.


2.2. Thực trạng nghèo và hiệu quả công tác giảm nghèo tại tỉnh Salavan

2.2.1. Thực trạng nghèo tại tỉnh Salavan giai đoạn 2011 - 2020

2.2.1.1. Tỷ lệ hộ nghèo

Ở Lào, những năm gần đây, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong nước đã nội địa hóa chỉ số nghèo đa chiều để xây dựng các công trình nghiên cứu nghèo đa chiều ở cả quy mô quốc gia đến quy mô địa phương (tỉnh/thành phố), từ góc độ dân số chung đến góc độ thành phần như nghèo đa chiều ở trẻ em.

Qua thống kê của Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào, đến năm 2020, trong tổng số 148 huyện tại Lào, vẫn còn 59 huyện vẫn thuộc diện huyện nghèo (tương ứng chiếm tỷ lệ 18,2%). Còn tại tỉnh Salavan, tỷ lệ này là 24,90%. Tức cao hơn mặt bằng chung cả nước.

Bảng 2.1. Tỷ lệ nghèo tại Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng năm 2020



STT


Đơn vị hành chính

Số huyện

Số Bản

Tỷ lệ nghèo cả

nước

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước


Huyện


Nghèo


Bản


Nghèo

Gia đình cả nước

Tỷ lệ Nghèo (%)

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)


Số cả nước

148

59

8.416

569

1.520.886

18,2

55.309

4,46

1

TĐ Viêng chăn

9

1

481

11

210.255

5

1879

0,89

2

Tỉnh Phong sa ly

7

2

515

17

41.896

8,1

942

2,25

3

Tỉnh Luang nam tha

5

2

354

14

44.423

10,5

708

1,59

4

Tỉnh Oudomxay

7

5

472

39

77.684

29,2

4.626

5,95

5

Tỉnh Bor keo

5

3

249

22

40.172

19,4

2.218

5,52

6

Tỉnh Luang pa bang

12

4

756

30

97.407

20,4

2.670

2,74

7

Tỉnh Hoa phăn

10

5

728

72

61.848

26,6

5.036

8,14

8

Tỉnh Xayya bou ly

11

5

432

70

92.241

21,1

5.360

5,81

9

Tỉnh Xiêng Khoang

7

4

477

39

52.409

26

3.301

6,30

10

Tỉnh Vieng chan

11

3

418

27

96.151

5,3

4.230

4,40

11

Tỉnh Bor li kam xay

7

3

291

32

68.412

20,6

5.333

7,80

12

Tỉnh Kham moan

10

3

569

37

82.430

25,5

3.619

4,39

13

Tỉnh Savannaket

15

3

1.024

22

228.706

27,5

1.538

0,67

14

Tỉnh Salavan

8

5

579

63

88.644

24,9

6.212

7,01

15

Tỉnh Xe kong

4

3

197

21

27.647

30,6

1.182

4,28

16

Tỉnh Cham pa sac

10

3

641

21

155.546

8,7

3.116

2,00

17

Tỉnh Atta pua

5

3

144

20

36.681

27,8

2.826

7,70

18

Tỉnh Xay som boun

5

2

89

12

18.334

8,2

513

2,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nguồn: Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào năm 2020


Về số hộ gia đình ở khu vực nông thôn cả nước, trong tổng số 1.520.886 hộ tỷ lệ nghèo cả nước thì có 18,2% rơi vào diện hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,46%. Với trường hợp tỉnh Salavan có tổng cộng 6.212 hộ nghèo trong tổng số 88.644 hộ gia đình, chiếm 7,01%. Tỷ lệ này vẫn còn rất cao so với một số tỉnh lân cận như tỉnh Tỉnh Cham pa sac hay tỉnh Tỉnh Xe Kong. Điều này đặt ra những thách thức và yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Salavan, cần có những chính sách để thúc đẩy hoạt động xóa nghèo nói chung và xóa nghèo đa chiều nói riêng.

2.2.1.2. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo khu vực thành thị và nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo phân theo khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh Salavan có sự khác biệt, chênh lệch rất rõ ràng ở cả 2 giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn 2016-2020. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị và nông thôn của tỉnh Salavan giảm đều qua các năm: đối với khu vực thành thị từ 8,36 xuống còn 6,49 và giảm từ 32,1 xuống 27,83 đối với khu vực nông thôn.. Giai đoạn tiếp theo: 2016-2020 xu hướng giảm vẫn được duy trì.. Tuy tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhiều nhưng cơ bản vẫn có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ hộ nghèo thành thị và nông thôn. Sự khác biệt về nghèo đa chiều giữa thành thị và nông thôn vừa phản ánh sự khác biệt về thu nhập, điều kiện sống giữa hai khu vực lại vừa là cơ sở để xây dựng các mô hình giảm nghèo thích hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022