Đo Lường Mức Độ Nghèo Đa Chiều Tại Tỉnh Salavan


2.3. Đo lường mức độ nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan

Nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp, nghiên cứu tiến hành đo lường mức độ nghèo theo các chiều tại tỉnh Salavan dựa trên hệ thống chỉ số MPI (Multidimensional Poverty Index), với 5 nhóm khía cạnh chính, gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống và khả năng tiếp cận thông tin.

2.3.1. Đo lường mức độ thiếu hụt của các hộ dân tại tỉnh Salavan

Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa nghèo đa chiều với nghèo tính theo thu nhập là việc dùng mức độ thiếu hụt các chỉ số xã hội cơ bản như một phần quan trọng để xét hộ nghèo.

Trong các hộ nghèo đa chiều, sự thiếu hụt về các nhu cầu xã hội cơ bản không đồng đều nhau, thiếu hụt lớn nhất là về điều kiện sống trong đó bảo hiểm y tế chiếm 83,64% tổng số hộ nghèo, (vì họ không được phát bảo hiểm miễn phí).


Mức độ thiếu hụt các chỉ số xã hội cơ bản của các hộ nghèo đa chiều khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Salavan 2020

Nông thôn Thành thị

Tiếp cận dịch vụ y tế

4 51.28

8.72

Bảo hiềm y tế Trình độ giáo dục người lớn Tình trạng đi học của trẻ em

Chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở Nguồn nước sinh hoạt

Hố xí nhà tiêu họp vệ sinh Sừ dụng dịch vụ viễn thông

Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

16.36

83.64

4 8.51

.7

4.19 12.48

17.2 25.95

3

10 17.51

.64

17.6 25.49

3

8.95

29.81

18.9

64.29

17.6 26.49

5


Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện mức độ thiếu hụt các chỉ số xã hội cơ bản của các hộ nghèo đa chiều khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Salavan 2020

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Cùng là hộ nghèo nhưng ở nông thôn và thành thị mức độ thiếu hụt rất khác nhau. Ở nông thôn hơn 8,95% hộ nghèo không có hố xí hợp vệ sinh nhưng ở thành thị chỉ có 29,81 % hộ nghèo thiếu chỉ số này. Ở thành thị thiếu hụt về bảo hiểm y tế chiếm


tỷ lệ 83,64%; Trong khi đó ở nông thôn chỉ khoảng 16,36%. Có 1 đặc điểm chung là tình trạng đi học của trẻ em và tiếp cận dịch vụ y tế của cả thành thị lẫn nông thôn đều ít thiếu hụt, Như vậy, ta có một cái nhìn chung nhất về mức độ thiếu hụt của 10 chỉ số nhu cầu xã hội cơ bản.

2.3.2. Đo lường mức độ nghèo theo năm chiều

Đánh giá nghèo đa chiều được thực hiện trên 5 chiều là giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin trong đó mỗi chiều ta lại phân tích theo 2 tiêu chí cơ bản.

2.3.2.1. Nghèo về giáo dục

Nghèo về giáo dục là tiêu chí ít bị thiếu hụt nhất vì nhà nước Lào luôn lấy giáo dục làm nền tảng quan trọng nhất trong quá trình thoát nghèo của người dân. Tiêu chí về giáo dục bao gồm hai chỉ số là trình độ giáo dục người lớn và trình độ giáo dục trẻ em. Phương pháp đo được tiến hành như sau

Trình độ giáo dục người lớn: Trong danh sách tất cả các thành viên hộ liệt kê những thành viên nào có năm sinh từ 1986 - 2001 chưa bao giờ đi học hoặc hiện nay không còn đi học và không có bằng tốt nghiệp THCS thì được coi là thiếu hụt.

Trình độ giáo dục trẻ em: Trong danh sách tất cả các thành viên hộ liệt kê những thành viên nào có độ tuổi từ 5 đến 14 (tức sinh từ năm 2005 - 2014) chưa bao giờ đi học hoặc hiện nay không còn đi học thì được coi là thiếu hụt.

Dựa vào cách đo lường và bảng số liệu 2.10, ta thấy tỉ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn của tỉnh tương đối cao; Trong đó cao ở nông thôn cao hơn một chút ở khu vực thành thị. Đây có thể được coi là kết quả của tình trạng thiếu hụt về trình độ giáo dục trẻ em ở giai đoạn trước và mặc dù ở thành thị giáo dục được coi trọng và đầu tư hơn so với khu vực nông thôn nhưng mức chênh lệch tỷ lệ thiếu hụt giữa thành thị và nông thôn lại không nhiều, Huyện có mức độ thiếu hụt trầm trọng nhất là Sa Muoi nhưng chủ yếu lại xảy ra tại khu vực nông thôn, trong khi đó cao thứ 2 là huyện Ta Oiy thì sự thiếu hụt ấy lại chủ yếu đến từ nông thôn. Một câu hỏi được đặt ra tại sao họ không đi học mặc dù trước đây khi chỉ xét về thu nhập họ được nhà nước hỗ trợ rất lớn để được đến trường, có rất nhiếu nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là không muốn đi học nữa và gia nhập thị trường lao động nên không đi học. Phải chăng trong suốt những năm vừa qua, có rất nhiều chính sách ưu tiên về giáo dục nhưng vẫn chưa giải quyết được những thách thức về giáo dục trong các hộ nghèo.


Bảng 2.10: Tỷ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn của các hộ nghèo đa chiều theo địa phương tỉnh Salavan 2011- 2020




Đơn vị hành chính

2011

2013

2015

2017

2018

2019

2020

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

Thành thị (%)

Nông thôn (%)

1

Huyện Salavan

13,23

22,89

9,98

18,24

6,98

14,34

3,94

9,28

2,54

6,25

2,37

6,13

2,23

5,98

2

Huyện Ta Oiy

14,78

25,03

11,53

20,38

8,53

16,48

6,5

12,435

6,11

10,42

5,67

10,17

5,23

9,92

3

Huyện Tum Lan

13,78

22,23

10,53

17,58

7,53

13,68

5,22

8,86

4,54

6,07

4,095

5,96

3,65

5,85

4

Huyện La Kon Pheng

14,01

19,7

10,76

15,05

7,76

11,15

5,305

7,93

4,49

6,74

4,18

6,19

3,87

5,65

5

Huyện Va Pi

14,1

25,71

10,85

21,06

7,85

17,16

4,95

12,01

3,7

8,88

3,55

8,26

3,43

7,65

6

Huyện Kong Se Don

14,21

22,69

10,96

18,04

7,96

14,14

5,72

9,6

5,12

7,09

5,05

6,85

4,98

6,62

7

Huyện Lao Ngarm

14,1

26,05

10,85

21,4

7,85

17,5

5,11

11,86

4,01

8,25

3,65

7,75

3,29

7,18

8

Huyện Sa Muoi

19,91

35,75

16,66

31,1

13,66

27,2

11,77

23,54

11,52

21,91

11,22

20,36

10,92

19,19

9

Cả tỉnh

14,77

25,01

11,52

20,36

8,52

16,46

6,06

11,94

5,25

9,45

4,97

8,96

4,70

8,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 11

(Nguồn: Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào năm 2020)


Bảng 2.11: Tỷ lệ thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em các hộ nghèo đa chiều theo địa phương tỉnh Salavan từ 2011 - 2020




Đơn vị hành chính

2011

2013

2015

2017

2018

2019

2020

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

Thành thị (%)

Nông

thôn (%)

1

Huyện

Salavan

19,03

25,67

13,43

20,37

8,88

14,77

5,43

10,04

3,55

7,5

3

6,74

2,45

5,98

2

Huyện Ta

Oiy

19,53

27,12

13,93

21,82

9,38

16,22

6,46

11,98

5,1

9,84

4,32

8,38

3,54

6,92

3

Huyện Tum

Lan

19,27

28,47

13,67

23,17

9,12

17,57

6,68

13,46

5,8

11,45

5,25

9,15

4,65

6,85

4

Huyện La

Kon Pheng

20,05

31,21

14,45

25,91

9,9

20,31

7,42

17,1

6,5

15,99

5,65

13,12

4,87

10,25

5

Huyện Va Pi

20,03

25,23

14,43

19,93

9,88

14,33

7,85

13,5

7,38

14,77

6,9

12,81

6,43

10,85

6

Huyện Kong

Se Don

35,6

29,23

30

23,93

25,45

18,33

21,6

18,12

19,31

19,92

17,14

18,27

14,98

16,62

7

Huyện Lao

Ngarm

31,49

29,11

25,89

23,81

21,34

18,21

15,52

18,91

11,27

21,7

9,78

20,94

8,29

20,18

8

Huyện Sa

Muoi

41,83

28,34

36,23

23,04

31,68

17,44

21,44

20,17

12,77

25,01

11,85

17,1

10,92

9,19

9

Cả tỉnh

31,06

28,12

25,46

22,82

20,91

17,22

15,06

15,67

10,77

16,23

7,48

14,35

4,19

12,48

(Nguồn: Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào năm 2020)

75


Hộ nghèo không cho con đến trường trong độ tuổi 5 - 14, ở thành thị chỉ số này đạt 4,19% hộ nghèo và ở nông thôn là 12,48% hộ nghèo. Tuy con số này không ở quá cao nhưng lại rất đáng e ngại và trở thành thách thức đối với tỉnh; Bởi lẽ trẻ nhỏ là mầm non tương lai, số trẻ em không được đến trường có nguy cơ sẽ phải gia nhập thị trường lao động sớm với mức thu nhập thấp khi không đủ cả trí lực và thể lực và rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế. Đại bộ phận này cũng góp phần làm tăng tỷ lệ thiếu hụt trình độ giáo dục người lớn trong tương lai và góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan. Thực tế mà nói có nhiều trẻ em nghèo về cả thu nhập lẫn giáo dục do không chi trả được các chi phí liên quan đến giáo dục, đây là bộ phận đáng nhận được sự quan tâm đồng bộ từ các cấp chính quyền và từ cả cộng đồng. Một bộ phận khác thì không nghèo về thu nhập nhưng sẽ thiếu hụt về giáo dục, đây là kết quả của việc sử dụng phương pháp đo lường nghèo của giai đoạn trước, dẫn đến việc áp dụng các dụng các chính sách hỗ trợ về giáo dục chỉ tập trung cho trẻ em các hộ nghèo về thu nhập còn những trẻ em không thuộc dạng nghèo về thu nhập thì dù có chịu thiệt thòi về giáo dục sẽ bị gạt ra ngoài lề. Những trẻ em nghèo về thu nhập nhưng không nghèo về giáo dục là thành tựu của nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục ưu tiên cho con em các hộ nghèo giai đoạn trước,

2.3.2.2. Nghèo về y tế

Nếu giáo dục là sự chuẩn bị về trí lực cho người nghèo thì y tế là sự chuẩn bị về thể lực để giúp người nghèo có thể hạn chế được những rủi ro về sức khoẻ. Trong chỉ tiêu về y tế bao gồm 2 chỉ số là tiếp cận các dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế, Các tính toán hai chỉ số này như sau:

- Tiếp cận các dịch vụ y tế: Liệt kê những thành viên có đến các cơ sở y tế khám chữa trong 12 tháng qua trong đó có ít nhất một lần không đủ hoặc thiếu tiền chi trả phí khám/chữa bệnh, Nếu có thành viên nào như thế được coi là thiếu hụt.

- Bảo hiểm y tế: Hộ nào có bất kì một thành viên không có thẻ bảo hiểm y tế thì

được coi là thiếu hụt,

Theo cách đo lường trên, sự thiếu hụt về bảo hiểm y tế đáng lo ngại hơn rất nhiều so với sự thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế. Nguyên nhân cũng bởi vì việc sử dụng bảo hiểm y tế khá là phức tạp, phải đúng tuyến mà chưa kể một vài bệnh thì không chấp nhận khám bằng bảo hiểm y tế. Đôi khi sự thiếu hụt về bảo hiểm y tế cũng góp phần vào sự thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y tế vì nếu không có bảo hiểm y tế thì với một số bệnh hiểm nghèo hay tai nạn thì người nghèo khó cả thể chi trả cho việc khám chữa.


Bảng 2.12: Tỷ lệ thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế phân theo khu vực thành thị nông thôn tại tỉnh Salavan từ 2011 - 2020

Đơn vị: (%)



STT


Đơn vị hành chính

Thiếu hụt dịch vụ y tế của thành thị nông thôn từ 2011 - 2020

Năm 2011

Năm 2013

Năm 2015

Năm 2018

Năm 2020

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

1

Huyện Salavan

25,34

28,9

54,58

27,77

22,74

31,52

20,62

30,79

17,82

22,24

2

Huyện Ta Oiy

45,11

56,81

57,04

35,73

58,54

75,71

69,99

69,67

53,83

67,26

3

Huyện Tum Lan

34,04

57,6

53,54

57,72

37,05

53,9

67,43

45,69

52,55

36,71

4

Huyện La Kon Pheng

41,11

62,28

43,54

42,15

41,11

63,19

45,16

61,16

44,49

54,82

5

Huyện Va Pi

39,16

52,42

54,94

50,64

35,23

59,97

55,12

40,21

52,99

72,71

6

Huyện Kong Se Don

42,06

83,69

52,78

53,69

45,22

60,77

45,35

51,26

63,76

53,87

7

Huyện Lao Ngarm

47,12

79,08

69,49

49,07

49,37

58,89

41,79

57,19

51,77

47,67

8

Huyện Sa Muoi

42,02

63,22

54,09

43,23

44,74

62,05

32,84

65,73

52,55

54,93


Toàn tỉnh

39,50

60,50

55,00

45,00

41,75

58,25

47,29

52,71

48,72

51,28

Nguồn: Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào năm 2020



Bảng 2.13: Tỷ lệ thiếu hụt về bảo hiểm y tế phân theo khu vực thành thị nông thôn tại tỉnh Salavan từ 2011 - 2020

Đơn vị: (%)



STT


Đơn vị hành chính

Thiếu hụt bảo hiểm y tế của thành thị nông thôn từ 2011 - 2020

Năm 2011

Năm 2013

Năm 2015

Năm 2018

Năm 2020

thành thị

nông thôn

thành thị

nông thôn

thành thị

nông thôn

thành thị

nông thôn

thành thị

nông thôn

1

Huyện Salavan

22.43

10.39

23.99

9.55

22.85

9.55

23.22

12.32

22.25

12.01

2

Huyện Ta Oiy

8.27

11.77

8.25

11.55

9.5

11.55

8.36

11.25

9.96

9.84

3

Huyện Tum Lan

10.05

12.53

6.37

12.45

5.28

12.45

5.48

13.08

5.67

12.68

4

Huyện La Kon Pheng

8.58

15.23

6.24

15.15

6.59

15.15

7.17

12.69

7.47

12.04

5

Huyện Va Pi

11.89

10.43

12.76

10.35

11.22

10.35

10.57

10.71

13.3

12.31

6

Huyện Kong Se Don

13.93

13.41

17.31

13.29

16.49

13.29

15.66

12.8

13.98

13.75

7

Huyện Lao Ngarm

15.65

13.97

15.23

14.39

16.4

14.39

18.14

14.98

14.33

14.26

8

Huyện Sa Muoi

9.2

12.27

9.85

13.27

11.67

13.27

11.4

12.17

13.04

13.11

Nguồn: Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào năm 2020


Quan sát bảng 2.13 ta thấy ở nông thôn tỉ lệ thiếu hụt về bảo hiểm y tế và tiếp cận dịch vụ y tế đều lớn hơn so với khu vực thành thị. Một phần là do chi phí tại các cơ sở y tế tại khu vực nông thôn đắt đỏ hơn so với khu vực thành thị và ở khu vực nông thôn người dân ít có nhu cầu sử dụng bảo hiểm y tế hơn so với thành thị, đây cũng là kết quả của công tác giảm nghèo trước đây.

Thực trạng thiếu hụt về y tế của hộ nghèo tại tỉnh Salavan có sự khác biệt theo đơn vị hành chính, những nơi có tỉ lệ thiếu hụt bảo hiểm y tế cao đồng thời cũng có tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y tế cao. Mặc dù không phải hộ gia đình nào thiếu bảo hiểm y tế cũng gặp khó khăn trong vấn đề thăm khám và chữa bệnh, song nếu không có bảo hiểm y tế các hộ sẽ rất dễ rơi vào hộ nghèo phát sinh do những rủi ro từ bệnh tật có thể ập đến bất kì lúc nào đặc biệt là những bệnh đòi hỏi chi phí khám bệnh cao. Vì vậy, nếu xét theo khía cạnh đó thì không có bảo hiểm y tế cũng là một thiếu hụt về y tế.

Hộ nghèo không có bảo hiểm y tế trong đó cao nhất là tại huyện La Kon Phen, huyện Kong Se Don và huyện Lao Ngarm, đây cũng là 3 địa điểm có tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y tế cao nhất huyện Salavan.

Như vậy, nghèo về y tế là một trong những mối quan tâm của tỉnh, nhờ vào các chính sách hỗ trợ về y tế đối với người nghèo trong các giai đoạn trước nên tỷ lệ thiếu hụt về chỉ tiêu y tế đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn đặt ra nhiều thách thức do mức độ thiếu hụt về bảo hiểm y tế vẫn còn rất cao. Nguyên nhân một phần thuộc về những hạn chế trong chính sách hưởng thụ của bảo hiểm y tế và tư tưởng của người dân.

2.3.2.3. Nghèo về điều kiện nơi cư trú

Điều kiện nơi cư trú là đề cập đến tiêu chuẩn về nhà ở bao gồm hai chỉ số là chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình quan đầu người được tính toán bằng cách sau:

Chất lượng nhà ở: Với điều kiện hộ sống trong nhà tạm thì liệt kê những vật liệu làm cột, tường và mái nhà của hộ, hộ gia đình nào có 2/3 thành phần nhà trở lên kể trên thuộc loại không bền chắc thì được coi là nhà thiếu kiên cố, đơn sơ. Trong thực tế có nhiều vùng khác nhau có nhiều loại vật liệu làm nhà có bền chắc hay không bao gồm rất nhiều trường hợp, hiện nay trong tính toán về chất lượng nhà ở được tính theo quy ước của tổng điều tra về Nhà ở và quy định của Bộ Giao thông vận tải và Công chính Lào, Hộ gia đình nào ở trong nhà tạm, thiếu kiên cố, đơn sơ thì được coi là thiếu hụt.

- Diện tích nhà ở bình quân đầu người: được tính bằng tổng diện tích ở của hộ chia cho tổng thành viên hộ nếu kết quả nhỏ hơn 8m2 thì hộ đó được coi là thiếu hụt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022