Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án


đầy đủ và có chất lượng trên thị trường lao động, mở mang nhiều cơ hội thông qua khả năng tiếp cận nền giáo dục và y tế có chất lượng và phù hợp có vai trò then chốt, bảo trợ xã hội đảm bảo tiêu chuẩn sống cơ bản cho nhiều người (UNDP, 2015);…

Cách tiếp cận về sinh kế bền vững

Sinh kế bền vững được xem như một mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo và cho

đến nay có khá nhiều cách tiếp cận về sinh kế bền vững:

Cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP (1997) dựa vào tài sản, nhấn mạnh vào việc thúc đẩy tiếp cận của con người và sử dụng bền vững các loại tài sản mà con người dựa vào đó như là chìa khóa cho việc xóa bỏ nghèo. Cách tiếp cận này đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cải tiến công nghệ như là phương tiện nhằm giúp con người thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra, cách tiếp cận này còn nhấn mạnh tới sức mạnh cá nhân (vốn xã hội), các chính sách và những vấn đề về quản trị, tính dễ bị tổn thương, như những chiều cạnh của nghèo. Cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP vận hành chủ yếu như là một khung chương trình để thiết kế các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện khả năng sinh kế bền vững của những người nghèo và các nhóm, cộng đồng dễ bị tổn thương bằng việc nâng cao khả năng thích ứng trước các biến đổi/cú sốc.

Cách tiếp cận của tổ chức phi chính phủ CARE (Chambers và Conway, 1992) hướng vào các chiến lược sinh kế của hộ với 3 bộ phận: vốn con người; các tài sản hữu hình và vô hình; sự tồn tại của các hoạt động kinh tế. Các bộ phận này có sự tương tác lẫn nhau và xác định nên chiến lược sinh kế của hộ gia đình. Cách tiếp cận của CARE nhấn mạnh nhiều vào việc nâng cao năng lực của người nghèo để họ có thể thực hiện được các sáng kiến nhằm làm chủ cách sinh kế của mình. Do đó, việc trao quyền như là một chiều cạnh cơ bản của cách tiếp cận này.

Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) được xây dựng quanh 5 loại vốn (vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội), chúng được mô tả theo hình ngũ giác để biểu đạt sự tương tác giữa các loại vốn và phản ánh sinh kế phụ thuộc vào việc kết hợp các loại vốn theo những cách thức khác nhau chứ không phải từ một loại vốn duy nhất. Do đó, điều quan trọng trong phân tích là tìm ra được người nghèo tiếp cận đối với những loại vốn khác nhau và khả năng của họ để đưa các loại vốn này vào hoạt động sinh kế. Cách tiếp cận sinh kế bền vững của DFID nhằm mục đích tăng tính hiệu quả của việc xóa bỏ đói nghèo bẳng thông qua hai cách chính: thứ nhất, tìm kiếm các nguyên tắc cơ bản định hình hoạt động hướng vào đói nghèo và thứ hai, các hoạt động hỗ trợ được đặt trong một cách tổng thể để đảm bảo rằng các hoạt động này phù hợp với người nghèo.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Trên cơ sở khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, tổ chức IFAD (2003) đã bổ sung, phát triển và xây dựng lên khung sinh kế bền vững với nhiều yếu tố và cách thể hiện mối quan hệ mới. Khung sinh kế bền vững của IFAD có một số thay đổi so với khung sinh kế bền vững của DFID, đó là: đặt người nghèo làm trung tâm và bổ sung thêm loại vốn văn hóa.

Các cách tiếp cận trên là khác nhau nhưng đều là chiến lược để hướng tới xóa bỏ nghèo. Cách tiếp cận của UNDP và CARE được sử dụng để thiết kế các chương trình, dự án cụ thể trong khi đó cách tiếp cận của DFID/IFAD hữu ích hơn trong phân tích. Mặc dù các cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể nhận thấy rằng sinh kế bền vững hàm chứa những vấn đề sau: thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là quan trọng cho việc xóa bỏ nghèo nhưng không phải là tất cả vì nó còn phụ thuộc vào năng lực của người nghèo trong việc tận dụng cơ hội của tăng trưởng kinh tế; thứ hai, đói nghèo không chỉ về việc thu nhập thấp mà nó còn những chiều cạnh khác như sức khỏe, giáo dục, tiếp cận các dịch vụ xã hội,… và tính dễ bị tổn thương, thiếu sức mạnh, bị loại ra ngoài xã hội; và thứ ba, người nghèo sẽ biết rõ nhất về tình trạng và nhu cầu của họ.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 4

6.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

6.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu quốc tế về nghèo đa chiều“Multidimensional poverty: An alternative measurement approach for the United States” của Udaya R Wagle (2008). Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng một khuôn đa chiều toàn diện bao gồm kinh tế phúc lợi, khả năng, và hòa nhập xã hội để xem xét nghèo ở Mỹ. Dữ liệu từ các khảo sát xã hội chung 2004 hỗ trợ sự liên kết giữa các kích thước nghèo, chỉ ra rằng các khuôn đa chiều sử dụng một tập hợp toàn diện các thông tin cung cấp một giá trị hấp dẫn thêm để đo lường nghèo. Các đặc điểm nhân khẩu học đề xuất các loại khác nhau của người nghèo phần nào tương tự giữa cách tiếp cận này và các cách tiếp cận truyền thống khác. Nhưng các kết quả đo lường toàn diện và chính xác hơn từ cách tiếp cận này giúp hoạch định chính sách nhắm mục tiêu các nguồn lực tại các nhóm cụ thể.

Theo Ki, Faye và Faye (2009) phát hiện giáo dục, sức khỏe, nước sạch, dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh, năng lượng, thông tin, tài sản đồ dùng lâu bền, tài sản sinh hoạt và các tài sản khác là những chỉ báo phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều ở Senegal trong giai đoạn 2000-2001 (Ki, Faye và Faye, 2009, trích trong Asselin, 2009). Crooks (1995) phát hiện nghèo có tác động đến sức khỏe trẻ em, khả năng tăng trưởng và học hành.

Theo Alkire and Santos (2010) đề xuất 3 khía cạnh và 10 chỉ số đo lường. Các khía cạnh nghèo, các chỉ số và ngưỡng thiếu hụt như sau: giáo dục, gồm các chỉ số đo


lường là số năm đi học của thành viên trong gia đình và tình trạng trẻ em đi học tới lớp 8; sức khỏe, gồm các chỉ số đo tỷ lệ tử vong và trẻ em suy dinh dưỡng; mức sống, gồm các chỉ số đo lường là điện, cải thiện vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch, sàn nhà, nhiên liệu dùng đun nấu và sở hữu tài sản

Nghiên cứu tại Ấn Độ của Ramya M.Vijaya (2014) đề xuất có 4 tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều với 11 chỉ số đo lường. Thứ nhất, khía cạnh giáo dục, với 2 chỉ số đo về tình trạng đi học và nhập học; thứ hai, khía cạnh mức sống, gồm 6 chỉ số đo là điện, sàn nhà, nhiên liệu đun nấu, nước, điều kiện vệ sinh và tình trạng sở hữu hàng lâu bền; thứ ba, tiêu chí tài sản gồm chỉ số đo là đất và nhà; tiêu chí thứ tư là trao quyền, với 2 chỉ số đánh giá việc cho phép (phụ nữ) đi đến chợ, nhà hộ sinh, cơ sở y tế hay đi ra ngoài làng và chỉ số quyền được phép tiếp cận dịch vụ y tế cho nhu cầu riêng.

Theo tác giả thì các nghiên cứu trước đều có ưu điểm là đã nhìn nhận tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới- tiếp cận đa chiều. Các nghiên cứu khái quát các chiều và chỉ tiêu đại diện các chiều ảnh hưởng đến nghèo một cách rất cụ thể, thực tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường dừng lại ở việc tính toán, sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các chỉ số để phân tích, so sánh. Chưa sử dụng phương pháp mô hình định lượng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các chiều, các chỉ số với tình trạng nghèo.

Luận án tiến sĩ “Chương trình mục tiêu quốc gia xáo đói giảm nghèo với đời sống kinh tế - xã hội của người mường tỉnh Phú Thọ”, Nguyễn Anh Dung, năm 2005. Trong luận án, tác giả đã tổng hợp tương đối đầy đủ thực trạng đói nghèo của hộ nghèo của một số dân tộc ở Tây nguyên, về địa hình cũng có một số huyện miền núi, một số huyện có địa hình là cao nguyên, có đặc trưng nghèo tương tự như một số tỉnh của Lào như tỉnh Salavan, tỉnh Sê Kong và tỉnh Át Ta Pư ở miền nam Lào, trong đó nổi bật nhất là điều kiện sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, khí hậu, về cơ sở hạ tầng cũng rất khó khăn, giáo dục, y tế cũng chưa phát triển lắm. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Tây nguyên.

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” của Nguyễn Thị Hoa (2009). Tác giả đã dùng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích định tính, các phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc, các phương pháp suy luận logic, dẫn giải trong quá trình phân tích... Trong đó, thống kê và suy luận logic, dẫn giải trong quá trình phân tích là hai phương pháp chủ đạo, kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận án chính là hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về đói nghèo cũng như phương pháp đánh giá chính sách XĐGN.


Luận án tiến sĩ “Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở Tây Bắc Việt Nam” của Nguyễn Thị Nhung (2012) Tác giả dùng quan điểm duy vật biên chứng và duy vật lịch sử, những thành tựu của kinh tế học phát triển và kinh tế học hiện đại làm phương pháp luận chung. Lấy phương pháp trửu tượng hóa, phân tích và tổng hợp loogic và lịch sử, so sánh, thống kê... các giải pháp cụ thể là chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.

Luận án tiến sĩ “Đánh giá tình hình nghèo đa chiều của các hộ gia đình tại khu vực Đông Nam Bộ” của Trần Minh Sang (2012). Tác giả đã dùng hai phương pháp tiếp cận , nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều để đánh giá toàn bộ bức tranh nghèo tại khu vực Đông Nam Bộ. Đối với phương pháp tiếp cận đa chiều tác giả sử dụng chỉ số MPI để đánh giá. Theo tác giả, sử dụng phương pháp nghèo đa chiều để phân tích, đánh giá nghèo có nhiều ưu điểm hơn phương pháp đo lường dựa theo thu nhập/chi tiêu. Nghèo đa chiều dựa trên nhiều thuộc tính khác nhau của hộ như thu nhập, sức khỏe, tình trạng việc làm, giáo dục, lao động, nhà ở, tiếp cận điện, tiếp cận nước, tình trạng vệ sinh…

Luận án tiến sĩ “Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam” của Ngô Quốc Dũng (2021) Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án luận án có một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm mới được phát hiện, bao gồm: (i) Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều là khác nhau giữa các địa phương; (ii) Thể chế có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều ở khu vực thành thị và những địa phương có mức thu nhập cao; (iii) Các khía cạnh thể chế, bao gồm minh bạch và trách nhiệm giải trình có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều.

Theo Asselin and Vu (2009), có 5 chiều để phân tích nghèo ở Việt Nam như sức khỏe, tình trạng việc làm, giáo dục, thu nhập và nhà ở. Sức khỏe được đại diện bởi hai chỉ số bệnh mãn tính và trẻ em suy dinh dưỡng. Chiều việc làm đại diện bởi chỉ số ít nhất có một thành viên thiếu việc làm, trong đó một người trong độ tuổi lao động được coi là thiếu việc làm nếu không làm việc từ 3 tháng trở lên. Khía cạnh giáo dục bao gồm chỉ số thành viên từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết và làm phép tính đơn giản. Một hộ gia đình sẽ thiếu hụt chỉ tiêu này nếu hộ có ít nhất một thành viên từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết và làm phép tính đơn giản. Chỉ tiêu còn lại ở chiều giáo dục là trẻ em từ 6 - 15 tuổi không đi học. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 trẻ trong độ tuổi đi học chưa đến trường. Chiều thu nhập đưa ra hai chỉ số thiếu hụt về thu nhập theo chuẩn nghèo tiền tệ và thiếu hụt tài sản thiết yếu. Chiều nhà ở bao gồm chỉ số nhà ở tạm, nước sạch


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam” của Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012). Các tác giả đã sử dụng hai phương pháp phân tích thống kê đa biến Principal Components Analysis và Multiple Correspondence Analysis để nghiên cứu các chỉ báo phù hợp cho tình trạng nghèo ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa, mối quan hệ qua lại giữa các chỉ báo này, phân loại tình trạng nghèo của hộ theo các chỉ báo đa chiều, khám phá sự khác biệt giữa cách thức phân loại hộ theo tình trạng nghèo về tiền và nghèo đa chiều

6.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Vấn đề nghèo và xóa đói giảm nghèo ở nước CHDCND Lào là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Từ đầu những năm 2000 của thế kỷ XXI đến nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài xóa đói giảm nghèo của Lào, cụ thể là các công trình sau:

Luận án tiến sĩ“Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình ở vùng nông thôn tỉnh Chăm pa sắc, kiến nghị về chính sách và giải pháp”, Khăm Bay MALASINH (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mun la pa mộc) CHDCND Lào, năm 2007. Trong luận án này tác giả đã thể hiện tương đối đầy đủ các khía cạnh của hộ nghèo và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các chính sách giải quyết đói nghèo của hộ nghèo ở huyện Mun la pa mộc, tỉnh Chăm Pa Sắc, thuộc miền Nam CHDCND Lào. Trong luận án này tác giả chỉ đi sâu thực trạng đói nghèo của hộ nghèo ở cấp huyện và bản, nêu một số đặc trưng đói nghèo của hộ nghèo ở đồng bằng miền nam Lào ngay cả các điều kiện sinh sống và sản xuất nông nghiệp, điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giáo dụ, y tế và môi trường. Cho nên nội dung của luận án này khác với nội dung đề tài luận án tiến sỹ mà NCS chọn nghiên cứu về nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Luận án tiến sĩ “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào”, Sổm Phết KHĂMMANI, năm 2002. Trong luận án, tác giả đã tổng hợp tương đối đầy đủ tình hình đói nghèo và đề suất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào. Tỉnh Bo Ly Khăm Xay tuy có một phần địa thế là miền núi nhưng có địa thế đồng bằng nhiều hơn, dân sống chủ yếu ở đồng bằng dọc theo bờ sông Mê kông, những người nghèo một số sống ở miền núi, một số sống ở đồng bằng, sự đói nghèo ở tỉnh này mang đặc trưng của sự đói nghèo ở đồng bằng và ở cả miền núi. Nhưng trong luận án này chỉ


đề cập đến đói nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay và kiến nghị một số giải pháp giải quyết đói nghèo cho người nghèo ở tỉnh này mà không thể đặc trưng cho đói nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay.

Luận án tiến sĩ “Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp”, Kẹo Đa la Kon SOULIVÔNG, năm 2005. Trong luận án, tác giả đã tổng hợp tương đối đầy đủ thực trạng đói nghèo của huyện, bản và hộ nghèo ở tỉnh Xê Kong, đã nêu được một số khái niệm chung về đói nghèo của một số nước trong vùng và khái niệm đói nghèo của Lào, trong đó tác giả cũng nêu được một số đặc trưng đói nghèo ở vùng miền núi và đồng bằng của tỉnh và đề xuất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào. Nhưng với luận án thì nội dung chỉ giới hạn ở mức độ tình hình chung ở một số vùng điển hình của tỉnh, tổng quát thực trạng và một số thành quả trong XĐGN trong những năm qua nhưng kết quả đạt được rất hạn chế ngay cả việc thực hiện một số chính sách XĐGN và chính sách phát triển nông thôn ở tỉnh cũng còn hạn chế rất nhiều, còn lại hầu như các chính sách tài chính tín dụng vì người nghèo, CS định canh định cư, CS phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế v.v... thì chưa làm được.

Luận án tiến sĩ“Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao dân tộc Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay”, Bun lý THONG PHẾT, năm 2011. Trong luận án này tác giả đã hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của Lào và vùng cao dân tộc thiểu số trong việc giải quyết nghèo , xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước về XĐGN nói chung và ở khu vực miền núi. Tác giả đã hình thành cách tiếp cận mới và cách giải quyết mới về vai trò của Nhà nước trong công cuộc XĐGN. Phần thực trạng tác giả đã nêu khái quát tình hình nghèo và nguyên nhân nghèo của nhân dân vùng cao các dân tộc Lào, những đặc điểm và điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, điều kiện tự nhiên, ngôn ngữ và tôn giáo v.v... của nhân dân vùng cao miền núi Bắc Lào. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về XĐGN ở vùng cao dân tộc từ đó đã nêu lên những phương hướng và giải pháp quản lý Nhà nước nhằm XĐGN ở vùng cao dân tộc thiểu số miền núi Bắc Lào. Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu vấn đề quản lý Nhà nước, giải pháp trong quản lý Nhà nước để XĐGN ở vùng cao các dân tộc thiểu số, chưa nêu lên được những đặc trưng cơ bản về đói nghèo ở vùng cao dân tộc Bắc Lào, những nguyên nhân đói nghèo và các chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc Lào và điều quan trọng là tác giả luận án chưa nêu được giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở vùng cao dân tộc Bắc Lào.


6.4. Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua việc khái quát hóa các nghiên cứu khung lý thuyết, khung phân tích về chủ đề nghèo đa chiều có liên quan ở trong và ngoài nước, nghiên cứu nhận thấy vẫn còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu dưới đây:

Thứ nhất, các nghiên cứu hiện có chưa kết hợp giữa việc phân tích mức độ hiệu quả của các chính sách giảm nghèo hiện có hoặc đã từng áp dụng, và đặc thù địa bàn nghiên cứu, với các hệ quả về “nghèo đa chiều”. Từ đó các giải pháp đề xuất đa phần mang tính chung chung, chưa cá biệt hóa tương thích với địa bàn nghiên cứu. Điều này cũng rất quan trọng, tác động lớn đến hiệu quả thực tế của các giải pháp đề xuất khi áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Salavan, CHDCND Lào có tính đặc thù nhất định so với các nghiên cứu ở các địa bàn khác trên thế giới. Các vấn đề liên quan đến rủi ro thiên tai, đặc điểm hộ gia đình, điều kiện xã hội,… vì vậy cũng rất khác biệt. Việc triển khai nghiên cứu về nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan, CHDCND Lào vì vậy sẽ mang lại cơ hội để khám phá thêm những khía cạnh nghiên cứu mới về nghèo đa chiều.

Thứ ba, hoạt động nghiên cứu về vấn đề nghèo đa chiều tại Lào hiện còn rất hạn chế. Đa phần các nghiên cứu chỉ mới đề cập vấn đề chung về xóa đói giảm nghèo. Trong đó, chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp để mô tả thực trạng. Chưa có nghiên cứu nào sử dụng các công cụ định lượng để điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích về vấn đề nghiên cứu nghèo đa chiều.

Trong nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa những kết quả của các nghiên cứu trước đã đạt được, luận án tiến hành chọn lọc và từ đó áp dụng vào nghiên cứu tình huống cụ thể về nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan. Các phương pháp và nội dung nghiên cứu áp dụng sẽ hướng tới việc tìm ra các kết quả phù hợp với khoảng trống nghiên cứu được liệt kê ở trên.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được thiết kế gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đa chiều

Chương 2: Nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 3: Định hướng và giải pháp giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU


1.1. Cơ sở lý luận về nghèo, nghèo theo thu nhập và nghèo đa chiều

1.1.1. Quan niệm chung về nghèo

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà khái niệm về nghèo cũng được hiểu theo các nghĩa khác nhau.

Quan niệm về nghèo, giải quyết mối quan hệ có liên quan đến việc giảm nghèo phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Nghèo là những khái niệm mang tính lịch sử, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà cách thể hiện khái niệm nghèo cũng có sự khác nhau.

Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995, một định nghĩa cụ thể về nghèo đã được đưa ra như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Còn theo Hội nghị chống đói nghèo tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 9/1993 thì nghèo được hiểu là “tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cá nhân và những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.”

Ngô Thắng Lợi (2013) “Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng”.

Theo UNDP (2011), “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyển, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022