Các Cách Tiếp Cận Về Mô Hình Phát Triển Liên Quan Đến Nghèo


Nhóm 3: Cán bộ chuyên viên tại cơ quan quản lý tại các huyện, xã thuộc tỉnh Salavan. Hiện tại tỉnh Salavan có 8 huyện, luận án tiến hành phỏng vấn mỗi huyện 2 cán bộ chuyên viên để nắm rõ đánh giá khách quan và toàn diện về các tiêu chí cũng như tình hình thực tế tại mỗi huyện xã của tỉnh Salavan.

Kỹ thuật thu thập thông tin được sử dụng trong giai đoạn này là phỏng vấn sâu với thời gian trung bình khoảng 60 phút cho mỗi đối tượng được phỏng vấn.

Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn chỉ áp dụng trong những trường hợp nhà nghiên cứu ít nhiều đã xác định được sơ bộ vấn đề nghiên cứu và những thông tin cần thu thập cho đề tài. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.Vì vậy, trong phỏng vấn sâu, người phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn cũng như trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi, thậm chí cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn.

Công cụ điều tra là bảng hỏi bán cấu trúc. Trong đó, phần đầu tiên sẽ là một số câu hỏi mở để khai thác các thông tin chung. Phần tiếp theo đối tượng được phỏng vấn sẽ được hỏi những câu hỏi để xác định các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến nghèo đa chiều. Đối tượng phỏng vấn sẽ được trực tiếp góp ý và bổ sung một số yếu tố thậm chí là một số yếu tố khác vào thang đo lý thuyết đề xuất.

Trước khi tiến hành phỏng vấn, việc xác định được đối tượng phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Họ phải là những trường hợp tiêu biểu, có tính đại diện và đảm bảo thông tin mà họ cung cấp hoàn toàn phục vụ được cho nghiên cứu của nhà nghiên cứu. Chính xác hơn, họ phải là những người liên quan nhiều đến mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo thông tin thu được từ những khách thể này hoàn toàn có thể thỏa mãn cho những câu hỏi nghiên cứu mà nhà nghiên cứu đặt ra.

Từ thực tế nghiên cứu và tìm hiểu về các đối tượng liên quan đến nghèo đa chiều, luận án đã chọn đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia, quản lý các cấp bộ, ngành có liên quan đến việc quản lý hộ dân và các hộ gia đình nghèo tại tỉnh Salavan hiện nay.

Quá trình phỏng vấn sâu được thực hiện dựa trên kỹ thuật DELPHI, tức kết quả phỏng vấn giữa các chuyên gia sẽ được kiểm chứng lẫn nhau. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu, từ đó hoàn thiện bảng hỏi nghiên cứu.


Sau khi đã phỏng vấn sâu các đối tượng trên, nghiên cứu tiến hành tổng hợp thông tin có được và lọc lại các thông tin cần thiết so với các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan mà nghiên cứu đã đề xuất ban đầu, từ đó hình thành thang đo và bảng hỏi sơ bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn thử với các đối tượng điều tra là 30 hộ gia đình tại tỉnh Salavan để đảm bảo họ hiểu được và hiểu đúng các khía cạnh được đưa ra trong từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu, từ đó xác định rõ thang đo và bảng hỏi chính thức.

5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 3

Số liệu được tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào và UBND tỉnh Salavan và các phòng ban trực thuộc, phương pháp này nhằm làm rõ thực trạng công tác Công tác giảm nghèo đa chiều tại Lào và tỉnh Salavan .

5.3. Cách tiếp cận và khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu chung:

Trong nghiên cứu này, vấn đề nghiên cứu về nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào được tiếp cận và phân tích theo quy trình dưới đây:

Phân tích thực trạng mức độ nghèo đa chiều của các hộ dân

- Thực trạng nghèo tại Lào và tỉnh Salavan

- Công tác giảm nghèo đa chiều tại Lào và tỉnh Salavan

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salava. Đề xuất chỉnh sửa thước đo nghèo đa chiều tại Lào cho giai đoạn tới

Trước tiên, Nghiên cứu tiến hành hệ thống hóa và tổng hợp các cơ sở lý thuyết và quan điểm lý luận về nghèo đa chiều bao gồm: Các quan niệm về nghèo đa chiều trên thế giới và tại Lào; Thước đo nghèo đa chiều trên thế giới và tại Lào. Ngoài ra, tổng quan nghiên cứu về nghèo đa chiều ở trong và ngoài nước được tổng hợp nhằm làm cơ sở cho việc phác thảo nên các mô hình và thang đo nghiên cứu đề xuất.



Phân tích các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

Hình 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài


Đặc biệt, vấn đề nghiên cứu về nghèo đa chiều được tiếp cận thông qua phân tích hai khía cạnh dưới đây:

Thứ nhất, nghiên cứu tiến hành mô tả, phân tích thực trạng mức độ nghèo đa chiều của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào.

Thứ hai, nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều tại. tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào

Bên cạnh đó, các cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm hoạt động giảm nghèo đa chiều từ các quốc gia trên thế giới cũng được tổng hợp nhằm làm cơ sở cho việc tìm ra những gợi ý cho những giải pháp có thể áp dụng trong nghiên cứu này.

Tiếp đến, luận án sẽ phân tích thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo tại tỉnh Salavan qua các báo cáo của Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng về tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, tỷ lệ thiếu hụt theo các chiều cụ thể... và các biện pháp giảm nghèo mà Salavan đang áp dụng, những mặt tích cực mà tỉnh đã đạt được và những hạn chế mà tỉnh cần khắc phục để có cái nhìn toàn diện hơn, làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp trong thời gian tới để giảm nghèo đa chiều trên địa bàn.

Từ những kết quả phân tích về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, kết hợp với thực trạng thực tế tại địa phương, luận án sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi nhằm giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan hiện nay.

Việc đo lường mức độ nghèo đa chiều được thực hiện dựa vào hướng dẫn xây dựng các chiều và các chỉ báo cũng như cách tính toán chỉ số nghèo đa chiều của Alkire và Foster cũng như nguồn số liệu hiện có để xác định các chiều và các chỉ báo đo lường nghèo đa chiều. Cụ thể, Bộ chỉ báo và các chiều nghèo đa chiều gồm 10 chỉ báo đo lường cho 5 chiều nghèo.

Trọng số chỉ báo và trọng số chiều được đánh giá theo nguyên tắc ngang bằng nhau nhưng tính theo tổng điểm số là 100 (mỗi chiều thiếu hụt có số điểm là 20; mỗi chỉ báo thiếu hụt tương ứng với 10 điểm). Như vậy, nghèo đa chiều được đo lường với 5 chiều với 10 chỉ báo và tổng điểm số thiếu hụt cao nhất là 100. Một hộ được coi là nghèo đa chiều khi thiếu hụt ít nhất 1/3 số chỉ báo được gia trọng (tức điểm số thiếu hụt từ 33,3 điểm trở lên). Chỉ số nghèo đa chiều nằm trong khoảng [0, 100].


Khung phân tích và thang đo lường mức độ nghèo đa chiều Bảng 1. Hệ thống chỉ báo đo lường mức độ nghèo đa chiều

STT Chiều Chỉ báo từng chiều

1 Giáo dục Trình độ giáo dục của người lớn

Tình trạng đi học của trẻ em

2 Y tế Tiếp cận dịch vụ y tế Tiếp cận BHYT

3 Nhà ở Chất lượng nhà ở

Diện tích nhà bình quân đầu người

4 Điều kiện sống Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

5 Tiếp cận thông tin Sử dụng dịch vụ viễn thông

Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin


Khung phân tích các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều

Thông qua việc tham khảo các mô hình nghiên cứu về nghèo đa chiều được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước, như mô hình đề xuất bởi Deutsch và Silber (2005), Vijaya và Swaminathan (2014) và Tsui (2002).

Theo đó, nhóm yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo được chia thành:(i) nhóm các yếu tố bên ngoài: Chính sách của nhà nước, yếu tố thời tiết khí hậu, rủi ro dịch bệnh, về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội; (ii) nhóm các yếu tố nội tại của địa phương: Việc thực thi chính sách giảm nghèo của địa phương, đặc điểm dân số và nguồn lao động, đặc điểm cơ sở hạ tầng, đặc điểm hộ gia đình.

Tiếp đến, để hiệu chỉnh, hoàn thiện mô hình nghiên cứu đề xuất, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn định tính các chuyên gia là những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong lĩnh vực và các cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Salavan, CHDCND Lào. Kết quả thu được năm nhóm yếu tố tác động đến nghèo đa chiều, bao gồm:

Các chính sách của Nhà nước

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh

Đặc điểm hộ gia đình

Cơ sở hạ tầng.


6. Tổng quan nghiên cứu của đề tài luận án

6.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghèo

Nghèo là đề tài luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà hoạt động thực tiễn. Cho đến nay có khá nhiều nghiên cứu về nghèo, các nghiên cứu về chủ đề này được phân loại và xem xét theo các nội dung sau đây:

Các nghiên cứu về nghèo đơn chiều

Các nghiên cứu về nghèo thường tập trung nhiều vào chủ đề nghèo về kinh tế. Đã có khá nhiều nghiên cứu về nghèo đơn chiều (về kinh tế), trong đó đáng chú là các nghiên cứu sau: Ngân hàng Thế giới (2012) với báo cáo “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành. Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011) với nghiên cứu về “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức, ADB (2004) trong báo cáo tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam về “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004: Nghèo”. Các nghiên cứu này đều có chung đánh giá: đi cùng với tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo, nhưng tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, khả năng tái nghèo cao do cú sốc về kinh tế và sức khỏe.

Nhìn chung, các nghiên cứu vừa liệt kê trên đây đã sử dụng các chuẩn nghèo tuyệt đối (chuẩn nghèo theo thu nhập, chuẩn nghèo theo chi tiêu) để đánh giá thực trạng nghèo . Việc sử dụng chỉ tiêu quốc gia để đánh giá nghèo chỉ có ý nghĩa trong việc so sánh tỷ lệ nghèo giữa các vùng kinh tế trong cả nước chứ chưa đánh giá được mức độ nghèo của địa phương nào đó mà người dân đang đối mặt do khả năng thu nhập và mức chi tiêu ở từng tỉnh/huyện là khác nhau. Hơn nữa, mỗi cá nhân có giá trị khác nhau và cách tiếp cận khác nhau về nghèo, đối với nhiều người dân ở tỉnh Salavan thì việc thiếu việc làm, thiếu nước sinh hoạt do hạn hán có thể là cách quan niệm về nghèo. Theo đó, việc đánh giá về nghèo theo các thước đo về tiền tệ có thể chưa phải là tiêu chí phù hợp với đặc thù đối với nhiều người trên địa bàn tỉnh Salavan mà cần dựa vào bởi chính nhận thức của các cá nhân trong cuộc.

Mặt khác, các nghiên cứu hiện có liên quan đến nghèo ở cấp quốc gia hay địa phương chủ yếu dựa trên phân tích các số liệu thống kê, thiếu các đánh giá về nghèo có sự tham gia của người dân. Việc dùng những con số để dễ đo lường và định lượng không thể mô tả hết hình thù nghèo cũng như đánh giá mức độ và khả năng thoát nghèo. Thậm chí những con số thống kê còn có thể làm hạn chế hiểu biết về tình trạng đói nghèo thực sự. Việc thiếu vắng các đánh giá nghèo có sự tham gia dẫn tới việc


không ít các các giải pháp chính sách được đề ra nhưng chưa phù hợp với nhu cầu, năng lực của người nghèo.

Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ áp dụng các phương pháp đánh giá nghèo và cách tiếp cận mới nhằm đánh giá rõ hơn và phù hợp với điều kiện và đặc thù của tỉnh Salavan.

Các nghiên cứu về nghèo đa chiều

Nghèo về kinh tế (theo thu nhập hoặc chi tiêu) chưa phản ánh hết chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt của người nghèo và do vậy người ta đưa ra chỉ tiêu phi tiền tệ để đánh giá nghèo. Chỉ số Phát triển con người (Human Development Index

- HDI), chỉ số nghèo tổng hợp (Human Poverty Index - HPI) và gần đây là nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI)… là những thước đo để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người. Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá về nghèo phi tiền tệ, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu sau: Chỉ số HDI trong báo cáo phát triển con người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004 (UNPD và VASS, 2006), chỉ số MPI trong Báo cáo Phát triển con người năm 2011 (UNPD và VASS, 2011), các lĩnh vực và chỉ số phục vụ đo lường tình hình nghèo đa chiều trẻ em ở Việt Nam (MOLISA và UNICEF, 2008). Các nghiên cứu này đã đưa ra các chỉ số giúp đánh giá toàn diện hơn về nghèo ở Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này khi tính toán vẫn áp dụng các chỉ số thành phần có trọng số tương đương nhau và do vậy chưa phản ánh mức độ quan trọng của từng lĩnh vực đối với người dân ở từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn, đối với nhiều người trước tình trạng thiếu nước sạch thì chỉ số thành phần cho chỉ tiêu này có thể có mức độ quan trọng hơn rất nhiều đối với các khía cạnh khác. Hơn nữa, các nghiên cứu hiện có về nghèo đa chiều cũng mới chỉ cung cấp những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nhu cầu của con người (thu nhập, chi tiêu, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản) trong khi thiếu các chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ chất lượng cuộc sống. Nghèo về môi trường là một thước đo để phản ánh về sinh kế bền vững và chất lượng cuộc sống của người dân (qua đó giảm thiểu chi phí y tế hoặc tham gia lao động có hiệu quả hơn), điều này càng cấp thiết trong bối cảnh người dân đối diện với tác động của biến đổi khí hậu. Những vấn đề vừa đề cập ở trên hàm ý rằng thiếu các thước đo để đánh giá về nghèo phi tiền tệ hay nghèo đa chiều phản ánh và phù hợp hơn với đặc thù của địa phương.

6.2. Các cách tiếp cận về mô hình phát triển liên quan đến nghèo

Cách tiếp cận theo tăng trưởng vì người nghèo (pro-poor growth)

Thuật ngữ tăng trưởng vì người nghèo xuất hiện trong những năm 1970 thông qua hàng loạt tuyên bố về tấn công vào nghèo. Tăng trưởng vì người nghèo đề cập tới


tăng trưởng mà có lợi cho người người nghèo và cung cấp cho họ các cơ hội để cải thiện điều kiện kinh tế (WB, 2000; UN, 2000; OECD, 2001). Tăng trưởng vì người nghèo theo nghĩa tuyệt đối là tăng trưởng nhằm tăng thu nhập của người nghèo, theo nghĩa tương đối là thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn so với dân số nói chung (DFID, 2004).

Cách tiếp cận tăng trưởng vì người nghèo xác định tăng trưởng là động lực quan trọng để giảm nghèo. Có nhiều mô hình, hình mẫu phát triển khác nhau theo cách tiếp cận tăng trưởng vì người nghèo. Một số nước theo mô hình đầu tư (thông qua vay mượn vốn nước ngoài) để tăng trưởng (chẳng hạn như mô hình phát triển của các nước Nam Mỹ). Mô hình tự do hóa thương mại, mở cửa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và qua đó giảm nghèo. Có một số nước tiếp cận tăng trưởng vì người nghèo thông qua tái phân phối tài sản và thu nhập trong nền kinh tế.

Cách tiếp cận tăng trưởng vì người nghèo đặt vấn đề tăng trưởng sẽ giảm nghèo (Dollar và Kraay, 2002; Kakwani và Pernia, 2000). Tăng trưởng là tốt cho người nghèo nhưng không phải tất cả người nghèo và thường là tốt cho người nghèo nhưng tốt hơn cho người giàu (Ravallion và Chen, 2003). Trên thực tế, nhiều người hay nhiều khu vực mới chỉ giảm “cực nghèo” (theo ngưỡng nghèo tuyệt đối), chứ không phải là giảm “nghèo”; tốc độ giảm nghèo chậm lại và việc giảm nghèo vẫn chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao (UNDP, 2004).

Cách tiếp cận theo tăng trưởng bao trùm (inclusive growth)

Tăng trưởng bao trùm được sử dụng trong mấy năm gần đây. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tăng trưởng bao trùm nhưng có điểm chung đó là về tăng trưởng kinh tế mà mọi thành phần trong nền kinh tế đều được hưởng lợi thành quả của tăng trưởng và được mở mang cơ hội phát triển, bao gồm cả về mặt kinh tế và các khía cạnh khác, một cách công bằng (WB, 2009; IPC, 2013; OECD, 2014). Tăng trưởng trao trùm phản ánh sự tăng trưởng vững chắc và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy việc làm của người lao động, bao gồm cơ hội tiếp cận tới thị trường và tài nguyên, bảo vệ tính dễ bị tổn thương.

Tăng trưởng kinh tế là cần thiết và đóng vai trò quan trọng để xóa đói giảm nghèo nhưng tăng trưởng không chỉ hỗ trợ những người nghèo thoát nghèo mà còn cần bảo đảm rằng những người ở trên ngưỡng nghèo sẽ không rơi lại vào tình trạng đói nghèo và không bị bỏ lại phía sau quá trình tăng trưởng. Luận giải lý do về sự cần thiết tăng trưởng bao trùm, nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng bất bình đẳng cao và kéo dài dai dẳng do tăng trưởng diễn ra không đồng đều, nói cách khác là thiếu bao


trùm, có thể cản trở tăng trưởng dài hạn và ổn định kinh tế vĩ mô, gắn liền với hàng loạt các thành quả nghèo nàn về mặt xã hội và có những hậu quả tiêu cực đối với nỗ lực giảm nghèo trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn (Bell và Blanchflower, 2015; Morsy, 2012; WB, 2011). Hơn nữa, các tiến bộ công nghệ trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng và ảnh hưởng tới việc làm, nhất là đối với lao động kỹ thiếu kỹ năng hoặc kỹ năng năng thấp (IMF, 2017; OECD, 2011). Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có thể tác động tiêu cực tới một số nhóm lao động hoặc cộng đồng dân cư (Dabla-Norris và cộng sự, 2015; Ghosh và cộng sự, 2016). Tăng trưởng bao trùm là cần thiết cho tăng trưởng bền vững và gắn kết xã hội, các bất bình đẳng được đưa vào trong nền kinh tế thị trường và những động lực cần thiết cho đầu tư và tăng trưởng (Fabrizio và cộng sự, 2017; Ostry và cộng sự, 2014).

Trong khi cách tiếp cận tăng trưởng vì người nghèo tập trung vào cải thiện thu nhập của những người nghèo nhất, tăng trưởng bao trùm coi người nghèo và không nghèo là những người tham gia đầy đủ vào nền kinh tế, tạo lập và định hình tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng làm giảm những bất lợi của các nhóm yếu thế nhất mà vẫn mang lại lợi ích cho mọi người, tăng trưởng vì người nghèo có thể đạt được hoặc bằng cách giảm lợi ích của một hay nhiều nhóm hoặc bằng cách hy sinh một hay nhiều nhóm. Tăng trưởng vì người nghèo tập trung vào những người ở dưới ngưỡng nghèo. Tăng trưởng bao trùm hướng tới giảm nghèo và nâng đỡ tất cả người dân ở mọi nhóm thu nhâp, kể cả những người có thể là khá giả, song vẫn có thể dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Cách tiếp cận tăng trưởng bao trùm nhấn mạnh tới cả tốc độ và cách thức tăng trưởng (tạo cơ hội tham gia của nhiều người đóng góp vào quá trình tăng trưởng). Tăng trưởng bao trùm nhấn mạnh đến tạo việc làm đầy đủ và có chất lượng trên thị trường lao động - trụ cột chính của tăng trưởng bao trùm (coi tăng trưởng năng suất) hơn là tập trung vào phân phối thu nhập, việc phân phối thu nhập chỉ có thể giành cho một số đối tượng và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đề xuất các cách thức để thực hiện tăng trưởng bao trùm: Tăng trưởng bao trùm có thể thực hiện qua việc đầu tư cho giáo dục, y tế, cải thiện cơ sở hạ tầng cho sự tiếp cận của nhiều người, đầu tư tài chính bao trùm và cải cách chính sách tài khóa, cấu trúc thị trường lao động (IMF, 2017); Tăng trưởng bao trùm cần bao hàm phần lớn lực lượng lao động mà ở đó tính chất bao trùm nói về sự bình đẳng cơ hội trong khả năng tiếp cận thị trường và nguồn lực, tăng trưởng bằng cách tối ưu hóa nhiều hơn lực lượng lao động ở trong các hoạt động có năng suất thấp hoặc lao động đang nằm ngoài quá trình tăng trưởng (WB, 2009); Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 nhấn mạnh tăng trưởng bao trùm thông qua tạo việc làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022