Nghiên cứu nâng cấp tiêu chuẩn dược liệu rễ Ba kích Radix Morindae officinalis của Việt Nam - 18

Về tính khả thi của phương pháp định lượng monotropein và nystose trong dược liệu rễ Ba kích khi được bổ sung vào chuyên luận trong Dược điển Việt Nam:

- Thiết bị HPLC với detector DAD là một thiết bị đầu tay của mọi phòng thí nghiệm, và mỗi phòng thí nghiệm đều được trang bị tối thiểu 01 hệ thống HPLC- DAD. Do đó, phương pháp định lượng monotropein trong dược liệu rễ Ba kích bằng HPLC-DAD là hoàn toàn khả thi khi có sẵn chất chuẩn monotropein.

- Hiện nay, trong hệ thống kiểm nghiệm nhà nước và tư nhân trên toàn quốc chỉ có 2 thiết bị HPLC-ELSD đáp ứng yêu cầu phân tích định lượng nystose trong dược liệu rễ Ba kích. Việc bổ sung chỉ tiêu định lượng nystose vào chuyên luận dược liệu rễ Ba kích sẽ gây khó khăn cho các phòng thí nghiệm trong thời gian đầu thực hiện chuyên luận do thiếu thiết bị phân tích và không thực hiện được chỉ tiêu này. Tuy nhiên, việc kiểm soát hàm lượng nystose là một chất chỉ điểm của dược liệu rễ Ba kích là cần thiết để đánh giá chất lượng dược liệu này. Bên cạnh đó, các thiết bị phân tích được sử dụng trong Dược điển Việt Nam cũng là căn cứ để các phòng thí nghiệm đề xuất các đơn vị có chức năng liên quan đầu tư mua sắm thiết bị HPLC-ELSD để nâng cao năng lực kiểm nghiệm của đơn vị.

- Việc thiết lập chất chuẩn DĐVN monotropein và nystose có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác kiểm tra chất lượng dược liệu rễ Ba kích. Với những chất chuẩn monotropein, nystose thiết lập được, hệ thống kiểm nghiệm sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí và thời gian cung cấp chất chuẩn so với việc mua các chất chuẩn này từ nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính kịp thời trong công tác kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý chất lượng dược liệu rễ Ba kích trên thị trường.

Như vậy, luận án đã lần đầu tiên đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu định tính (monotropein bằng HPLC-DAD và nystose bằng sắc ký lớp mỏng, HPLC-ELSD), chỉ tiêu định lượng monotropein (bằng HPLC-DAD), nystose (bằng HPLC-ELSD) vào chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển Việt Nam. Những chỉ tiêu, giới hạn mà luận án đưa ra căn cứ trên số liệu thực tế thu được từ 4 mẫu dược liệu rễ Ba kích được thu hái tại những vùng mà Ba kích phân bố chủ yếu và tham khảo tài liệu [37], [47], [91], sử dụng những phương pháp được kiểm tra, đánh giá có độ tin cậy, độ chính xác cao. Đây cũng là bước ban đầu và quan trọng của quá trình bổ sung, nâng cấp chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển Việt Nam.

4.6. Những đóng góp mới của luận án

- Đã phân lập được 2,15 g monotropein có độ tinh khiết 98,58 % và thiết lập

được 56 lọ (20 mg) chất chuẩn Dược điển Việt Nam của hợp chất này.

- Đã phân lập được 2,12 g nystose có độ tinh khiết 98,01 % và thiết lập được 55 lọ (20 mg) chất chuẩn Dược điển Việt Nam của hợp chất này.

- Đã ứng dụng 4 chỉ thị ADN là ITS, matK, rbcL trnH-pbsA trong định danh rễ Ba kích bằng chỉ thị ADN, trong đó 2 chỉ thị ITS matK được sử dụng để định danh rễ Ba kích tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

- Đã sơ bộ khảo sát hàm lượng monotropein và nystose trong một số mẫu Ba kích Việt Nam thu thập được.

- Đã đề xuất bổ sung chỉ tiêu định tính, định lượng monotropein và nystose vào chuyên luận dược liệu rễ Ba kích của Dược điển Việt Nam.

Nghiên cứu nâng cấp tiêu chuẩn dược liệu rễ Ba kích Radix Morindae officinalis của Việt Nam - 18


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận


Luận án đã đạt được các mục tiêu đề ra:

1. Đã phân lập được 2,15 g monotropein (có độ tinh khiết 98,58 %) và 2,12 g nystose (có độ tinh khiết 98,01 %) từ dược liệu rễ Ba kích. Đã thiết lập được 56 lọ (20 mg) chất chuẩn DĐVN monotropein và 55 lọ (20 mg) chất chuẩn DĐVN nystose.

- Đã ứng dụng chất chuẩn DĐVN monotropein và nystose để định lượng 2 chất này trong một số dược liệu rễ Ba kích thu hái tại Việt Nam.

2. Đã ứng dụng 4 chỉ thị ADN là ITS, matK, rbcL trnH-pbsA trong định danh rễ Ba kích bằng mã vạch ADN, trong đó 2 chỉ thị ITS matK được sử dụng để định danh rễ Ba kích Việt Nam.

3. Đã nâng cấp được chuyên luận dược liệu rễ Ba kích của DĐVN về một số chỉ tiêu

như sau:

- Định tính monotropein (phương pháp HPLC detector DAD) và nystose (phương pháp TLC và phương pháp HPLC detector ELSD).

- Định lượng monotropein (phương pháp HPLC detector DAD) và nystose (phương pháp HPLC detector ELSD) với mức giới hạn đề xuất ban đầu lần lượt là “≥ 0,2 %” và “≥ 2,0 %”.

Kiến nghị

- Triển khai quy trình chiết xuất, phân lập, tinh chế và thiết lập chất chuẩn monotropein và nystose từ dược liệu rễ Ba kích với quy mô lớn hơn. Tiếp tục nghiên cứu độ ổn định của 2 chất chuẩn Dược điển Việt Nam (monotropein và nystose).

- Tiếp tục nghiên cứu phân lập, thiết lập thêm các chất chuẩn là hợp chất đặc trưng chiết ra từ dược liệu rễ Ba kích: Anthraquinon (1,3,8-trihydroxy-2-methoxy- anthraquinone, physicion…).

- Tiếp tục nghiên cứu định danh Morinda officinalis tại Việt Nam bằng phương

pháp chỉ thị ADN dựa trên trình tự ITS matK.

- Đề nghị Hội đồng Dược điển Việt Nam tiến hành khảo nghiệm các chỉ tiêu định tính, định lượng monotropein và nystose, làm căn cứ để nâng cấp chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển Việt Nam VI.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: 05 công trình


1. Trần Việt Hùng, Phạm Văn Kiền, Bùi Quốc Thái, Đoàn Cao Sơn, Nguyễn Tiến Đạt, Bùi Hồng Cường (2017), "Nghiên cứu chiết xuất, phân lập và tinh chế monotropein từ rễ ba kích để thiết lập chất chuẩn", Tạp chí Dược học, Số 493, năm 57, Số 5/2017, tr. 40-42.

2. Phạm Văn Kiền, Đoàn Cao Sơn, Phạm Thị Minh Tâm, Trần Việt Hùng (2018), "Ứng dụng DNA barcoding trong định danh ba kích (Radix morinda officinalis How) ở Việt Nam", Tạp chí Dược học, Số 511, năm 58, Số 11/2018, tr. 18-23.

3. Bạch Thị Thắm, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thị Thu Trang, Phạm Văn Kiền, Hứa Thị Thu Huyền, Trần Việt Hùng, Đoàn Cao Sơn (2020), "Xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lượng nguyên liệu nystose bằng phương pháp HPLC", Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc, Số 1.2020, Tập 18, Số 67, tr. 3-7.

4. Bạch Thị Thắm, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Văn Kiền, Trần Việt Hùng, Đoàn Cao Sơn (2020), "Xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lượng nguyên liệu monotropein bằng phương pháp HPLC", Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc, Số 2.2020, Tập 18, Số 68, tr. 1-5.

5. Pham Van Kien, Doan Cao Son, Bui Hong Cuong, Tran Minh Ngoc, Tran Ngoc Thanh, Tran Dang Khanh, Pham Thi Minh Tam, Tran Viet Hung (2020), “Genetic Diversity of Morinda officinalis Based on ITS and matK, rbcL and Interspace trnH-psbA Genes on the Chloroplast”, Journal of Scientific and Engineering Research, 7(1), pp. 57-64.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 306-309.

3. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Tào Duy Cần và Trần Sỹ Viên (2007), Cây thuốc vị thuốc bài thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, tr. 27.

5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1648.

6. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương (2003), Sinh học phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Hoàng Đăng Hiếu và cộng sự (2016), "Sử dụng chỉ thị ISSR trong việc đánh giá đa dạng di truyền ở quần thể Ba kích tại Quảng Ninh", Tạp chí Sinh học, 38(1), tr. 89-95.

8. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 3, NXB Trẻ, Hà Nội, tr. 215.

9. Lê Hoàng Khẩn (2018), Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của cây Ba kích tại Quảng Nam- Đà Nẵng bằng chỉ thị phân tử RAPD, Đà Nẵng.

10. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 303-304.

11. Ngô Thị Nguyệt và cộng sự (2019), "Kết quả đánh giá chất lượng dược liệu Ba kích ở một số địa bàn phía Bắc Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, 3, tr. 7.

12. Phạm Xuân Sinh, Phùng Hoà Bình (2014), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

13. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.

14. Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Bài giảng Dược liệu tập 1, Tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 190-197.

15. Phạm Hùng Vân (2009), PCR và Realtime PCR. Các vấn đề cơ bản và các áp dụng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh.

16. Viện Dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 27-35.

17. Viện Dược liệu (1998), "Tác dụng chống trầm uất của các hoạt chất trong rễ Ba kích (Morinda officnalis)", Tạp chí Dược liệu, 3(2), tr. 64.

18. Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 101-106.

19. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1255.

20. Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh (2020), Danh mục chất chuẩn chiết xuất từ dược liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, http://idqc-hcm.gov.vn.

21. Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh (2020), Danh mục chất chuẩn đối chiếu, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, http://idqc-hcm.gov.vn.

22. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2020), Danh mục chất chuẩn của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Hà Nội, http://www.nidqc.org.vn.

23. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2012), Đào tạo kỹ thuật thiết lập chất chuẩn, chất đối chiếu, Dự án "Hỗ trợ Hệ thống Y tế" do Quỹ Toàn cầu tài trợ, Hà Nội.

24. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2016), Thiết lập và hiệu chuẩn chất chuẩn, ống chuẩn độ, Thủ tục VKN/TT/21.20, Hà Nội.

TIẾNG ANH

25. Alvarez I., Wendel J. F. (2003), "Ribosomal ITS sequences and plant phylogenetic inference", Mol Phylogenet Evol, 29(3), pp. 417-434.

26. ASEAN Document Guidelines (2005), Guidelines for the establishment, handling, storage and use of ASEAN reference substances, Committee on ASEAN reference substances, Malaysia.

27. Bao L. et al. (2011), “Anthraquinone compounds from Morinda officinalis inhibit osteoclastic bone resorption in vitro”, Chemico-Biological Interactions, vol. 194(2–3), pp. 97-105.

28. Basic Local Alignment Search Tool, https://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi.

29. Biopurity Phytochemicals (2020), Monotropein, Phytopurify, China, https://www.phytopurify.com.

30. Bock R., Knoop V. (2012), "Genomics of Chloroplasts and Mitochondria",

Advances in Photosynthesis and Respiration.

31. Caetano-Anolles G. (2002), "Tracing the evolution of RNA structure in ribosomes", Nucleic Acids Res, 30(11), pp. 2575-2587.

32. Chase M. W. et al (1993), "Phylogenetics of Seed Plants: An Analysis of Nucleotide Sequences from the Plastid Gene rbcL", Annals of the Missouri Botanical Garden, 80(3), pp. 528-580.

33. Chemfaces (2020), Monotropein, Chemfaces, China, http://www.chemfaces.com.

34. Chemfaces (2020), Nystose, Chemfaces, China, http://www.chemfaces.com.

35. Chen D. et al (2013), "Protective Effect of Bajijiasu Against β-Amyloid- Induced Neurotoxicity in PC12 Cells", Cellular and Molecular Neurobiology, 33(6), pp. 837-850.

36. Cheng T. et al (2015), "Barcoding the kingdom Plantae: new PCR primers for ITS regions of plants with improved universality and specificity", Mol Ecol Resour, 16(1), pp. 138-149.

37. Chinese Pharmacopoeia Commission (2015), Pharmacopoeia of the pepple’s

republic of China, Vol. I, pp. 284-285.

38. Choi J. et al (2005), "Antinociceptive anti-inflammatory effect of Monotropein isolated from the root of Morinda officinalis", Biol. Pharm. Bull., 28(10), pp. 1915-1918.

39. Cuenoud P., Savolainen V. and Chatrou L.W. (2002), "Molecular phylogenetics of Caryophyllales based on nuclear 18S rDNA and plastid rbcL, atpB, and matK DNA sequences", American Journal of Botany, 89, pp. 132- 144.

40. Damtoft S. et al (1981), “13C and 1H NMR spectroscopy as a tool in the configurational analysis of iridoid glucosides”, Phytochemistry, 20 (12), pp. 2717- 2732.

41. Deng S. D. et al (2012), "HILIC-eLSD determination of five oligosaccharides contained in Morinda officinalis" (Abstract), China journal of Chinese materia medica, 37, pp. 3446-3450.

42. Ding P. et al (2008), "Genetic diversity of Morinda officinalis by RAPD",

Chinese Traditional and Herbal Drugs.

43. DNASTAR, https://www.dnastar.com/documentation/.

44. DNeasy Plant Handbook (2018), Qiagen.

45. Feng F. et al (2012), "Study on oligosaccharides from Morinda officinalis", Zhong Yao Cai, 35(8), pp. 1259-1262.

46. Giron K., Eric C. (2019), A practical guide to analyzing nucleic acid concentration and purity with microvolume spectrophotometers, https://www.neb.com.

47. Government of the Hong Kong Special Administrative Region (2015), Hong Kong Chinese Materia Medica Standards, Vol. 5, Hongkong.

48. Hamilton M.B. (1999), "Four primer pairs for the amplification of chloroplastic intragenic regions with intraspecific variation", Molecular Ecology, 8, pp. 521– 523.

49. Huang Lin-yun et al (2018), “Study on Qualitative and Quantitative Analysis of Monotropein in Liquidambaris Radix”, Zhongguo Zhongyiyao Xinxi Zazhi, 25(9), pp. 83-85.

50. Hui Y. et al (2010), "Use of ITS2 Region as the Universal DNA Barcode for Plants and Animals", PLOS ONE, 5(10), pp. e13102.

51. ICH (2016), ISO 17034:2016, Genaral requirement for the competence of Reference material producers, Switzerland.

52. ICH (2005), Validation of analytical procedures: Text and methodology Q2(R1)

53. Johnson L. A. , Soltis D. E. (1995), "Phylogenetic Inference in Saxifragaceae Sensu Stricto and Gilia (Polemoniaceae) Using matK Sequences", Annals of the Missouri Botanical Garden, 82, pp. 149-175.

54. Kress W. J., Erickson D. L. (2012), "DNA barcodes: methods and protocols",

Methods in Molcular Biology, 858, pp. 3-8.

55. Lecomte H. et al (1952), Flore Generale de I'Indochine, Masson, Paris.

56. Levin R. A., Wagner WL. and Hoch PC. (2003), "Family-level relationships of Onagraceae based on chloroplast rbcL and ndhF data", American Journal of Botany, 90, pp. 107-115.

57. Li C. et al (2016), “LC/MS/MS determination and pharmacokinetic study of iridoid glycosides monotropein and deacetylasperulosidic acid isomers in rat plasma after oral administration of Morinda officinalis extract”, Biomedical Chromatography, 30, pp 163–168.

58. Li S. et al (1991), "Chemical constituents of Morinda officinalis How",

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 16(11), pp. 675-676, 703.

59. Li X. J. et al (2017), "Research of Morinda officinalis How’s oligosaccharide extraction and antidepressant effects", Bulgarian Chemical Communications, Vol. 49, Special Edition K2, pp. 162-167.

60. Liu D. F., Yang C. D. (2013), Method for extracting nystose from Morinda officinalis, Nanjing Zelang Pharmaceutical Technology Co., Ltd., China.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2024