Chỉ Số Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Giai Đoạn 2001 - 2010

33


2.5.2. Tập huấn cán bộ điều tra

- Điều tra hộ gia đình: Cán bộ điều tra là nhân viên y tế thôn bản tại hai xã nghiên cứu, gồm 9 người. Trước khi điều tra, tất cả cán bộ điều tra đã được tập huấn kỹ về phiếu điều tra.

- Các kỹ thuật nghiên cứu định lượng: Do tác giả luận án và các cán bộ là giảng viên bộ môn Y học cộng đồng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện.

- Điều tra tại trạm y tế: Theo số liệu, sổ sách, báo cáo của trạm y tế.

- Đánh giá kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của cán bộ y tế tại trạm y tế: Theo “ca bệnh mẫu” có sẵn, thời gian 45 phút.

- Đánh giá kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của cán bộ y tế tại trạm y tế bằng bảng kiểm có sẵn.

2.5.3. Tổ chức nghiên cứu

+ Tổ chức điều tra hộ gia đình: Điều tra 329 phụ nữ người Dao từ 15 đến 49 tuổi có chồng.

+ Tổ chức điều tra CBYT tại huyện Bạch Thông: Gồm 60 CBYT đang công tác tại 17 trạm y tế thuộc huyện Bạch Thông.

+ Tổ chức phỏng vấn sâu: 1 chủ tịch xã, 1 thầy cúng, 1 trưởng thôn, 1 trạm trưởng trạm y tế xã, 1 lang y.

+ Tổ chức thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group): 2 nhóm CBYT (mỗi nhóm gồm 8 người trong đó 7 CBYT đang công tác tại TYT và 9 nhân viên YTTB ), 1 nhóm phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi (có chồng) gồm 10 người tham gia.

+ Kỹ thuật vẽ bản đồ (Mapping): Một nhóm do CBYT tham gia.

+ Kỹ thuật ma trận (Matrix), lịch mùa vụ (Seasoning), xếp loại (Ranking): Do một nhóm phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi (có chồng) tham gia.

+ Kỹ thuật “Life story”: Ghi lại câu chuyện kể do 1 phụ nữ người Dao kể.

+ Kỹ thuật quan sát, chụp ảnh: Chụp ảnh các sự vật, hiện tượng quan sát được tại cộng đồng.

34


2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra: Trước khi đi điều tra, tất cả cán bộ điều tra được tập huấn kỹ bộ phiếu điều tra, sau đó đi điều tra thử. Tiến hành chỉnh sửa phiếu điều tra chưa hợp lý, cuối cùng mới tiến hành điều tra thật.

- Các nghiên cứu định tính (PRA): Do tác giả luận án và các cán bộ bộ môn Y học cộng đồng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện.

- Theo dòi liên tiếp 12 tháng: Các cán bộ điều tra được phát phiếu từng tháng, mỗi tháng đi điều tra 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng, sau đó trả lại phiếu đã điều tra của tháng trước và nhận phiếu điều tra mới cho tháng tiếp theo, cứ như vậy các phiếu được phát ra và thu về trong 12 tháng liên tiếp.

2.6. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu

2.6.1. Chỉ số về hoạt động trạm y tế

Theo tiêu chuẩn xét công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã [2], [9].

2.6.2. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010

Theo Quyết định số 136/2000/QĐ - TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2000 [16].

2.6.3. Chỉ số kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về CSSKSS Các chỉ số này được đánh giá theo ca bệnh mẫu và bảng kiểm. Đánh giá: - Giỏi: 9 - 10 điểm. - Khá: 7 - 8 điểm.

- Trung bình: 5 - 6 điểm. - Kém: 1 - 4 điểm.

- Sai cơ bản: 0 điểm.

Cách chấm điểm:

- Đúng hoàn toàn: 1 điểm.

- Đúng nhưng thiếu: 0,5 điểm.

- Sai hoặc không trả lời: 0 điểm.

35


2.6.4. Năm chỉ số logic

Đánh giá 5 chỉ số logic (sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả) theo công thức do Bộ Y tế quy định [20].

* Theo dòi chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai trước sinh:

+ Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có. Số ngày không sẵn có là số ngày không có viên sắt, giấy thử albumin niệu (hoặc dung dịch để thử), phiếu khám thai và huyết áp kế trong kỳ báo cáo từ trong sổ giám sát. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn các thứ nêu trên. Công thức:

(Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100 Số ngày kỳ báo cáo

Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế.

+ Tỷ lệ tiếp cận. Công thức:

Số người tiếp cận x 100 Tổng số dân

Trong đó: Số người tiếp cận là tổng số dân sống tại thôn mà thời gian đi đến trạm y tế bằng phương tiện sẵn có thông thường tối đa không quá một giờ và mỗi tháng nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai ngoại trạm ít nhất một lần nếu phải đi xa hơn một giờ. (Nếu phần lớn dân trong thôn đến trạm dưới một giờ ta coi luôn cả thôn đó có thời gian đến trạm dưới một giờ và ngược lại).

Nguồn số liệu: Bản đồ phân bố dân cư xã, phiếu điều tra.

+ Tỷ lệ sử dụng: Là tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 1 lần trước khi sinh con trong kỳ báo cáo. Công thức:

Số phụ nữ có khám thai x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ

Trong đó, số phụ nữ ước tính đẻ trong 6 tháng tính theo công thức:

Số dân Tỷ suất sinh thô 2

Nếu có số phụ nữ đẻ chính xác, không phải tính số phụ nữ ước tính đẻ.

Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.

36


+ Tỷ lệ sử dụng đủ: Là tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trước khi sinh con trong kỳ báo cáo. Công thức:

Số khám thai đủ x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ

Số khám thai đủ là số phụ nữ có thai được khám thai từ 3 lần trở lên trước khi sinh vào bất kỳ thời điểm nào.

Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.

+ Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức:

Số được chăm sóc tốt x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ

Số được chăm sóc tốt là số được khám thai 3 lần vào 3 thời kỳ thai nghén, được tiêm phòng uốn ván 2 lần và nhận các viên sắt trước khi sinh trong kỳ báo cáo.

Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.

* Theo dòi chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong và sau sinh:

+ Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có: Số ngày không có oxytocin, phương tiện để tiệt trùng, dụng cụ đỡ đẻ trong kỳ báo cáo từ trong sổ giám sát. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn các thứ nêu trên. Công thức:

(Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100 Số ngày kỳ báo cáo


Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế.

+ Tỷ lệ tiếp cận: Công thức tính tương tự như phần trên.

+ Tỷ lệ sử dụng. Công thức:

Số phụ nữ được CBYT đỡ đẻ x 100 Số phụ nữ (ước tính) đẻ

Nếu có số phụ nữ đẻ chính xác, không phải tính số phụ nữ ước tính đẻ.

Nguồn số liệu: Sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.

37


+ Tỷ lệ sử dụng đủ. Công thức:

Số được chăm sóc đủ x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ

Số được chăm sóc đủ là số phụ nữ trước khi sinh được khám thai ít nhất 3 lần, được CBYT đỡ đẻ và được nhận chăm sóc sau sinh (ít nhất 2 lần trong vòng 42 ngày sau sinh).

Nguồn số liệu: Sổ đẻ, sổ khám thai, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu điều tra.

+ Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức:


Số được chăm sóc tốt Số phụ nữ ước tính đẻ


x 100

Số được chăm sóc tốt là số được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 thời kỳ thai nghén, được CBYT đỡ đẻ, được nhận chăm sóc sau sinh (ít nhất 2 lần trong vòng 42 ngày) và đẻ trong trạm có phương tiện đỡ đẻ (gói đẻ sạch và bộ đỡ đẻ) trong kỳ báo cáo.

Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu điều tra.

* Theo dòi dịch vụ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em:

+ Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có: Số ngày không có vitamin A, cân trẻ em, biểu đồ tăng trưởng, nhiệt kế theo dòi bảo quản vắc xin tại trạm trong kỳ báo cáo. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn những thứ nêu trên. Công thức:

(Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100 Số ngày kỳ báo cáo

Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế.

+ Tỷ lệ tiếp cận. Công thức:

Số người tiếp cận x 100 Tổng số dân

38


Trong đó: Số người tiếp cận là tổng số dân sống tại thôn mà thời gian đi đến trạm y tế bằng phương tiện sẵn có thông thường tối đa không quá một giờ. Cho rằng, khi người dân nói chung tiếp cận được tới dịch vụ y tế thì trẻ em cũng tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Nguồn số liệu: Bản đồ phân bố dân cư xã, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu điều tra.

+ Tỷ lệ sử dụng. Công thức:

Số trẻ được tiêm chủng x 100 Số trẻ sinh (ước tính)

Trong đó, số trẻ sinh ước tính trong 6 tháng tính theo công thức:

Số dân x Tỷ suất sinh thô 2

Nếu có chính xác số trẻ được sinh trong 6 tháng thì không phải tính số trẻ sinh ước tính.

Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.

+ Tỷ lệ sử dụng đủ. Công thức:

Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ x 100 Số trẻ sinh ước tính

Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ là số trẻ được tiêm đầy đủ các liều vắc xin, được uống 2 liều vitamin A và được theo dòi tăng trưởng 12 lần.

Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.

+ Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức:

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả = Tỷ lệ sử dụng đủ x Điểm dây chuyền lạnh Tính điểm dây chuyền lạnh theo công thức:

(Số ngày bảo quản vắc xin tại xã – Số ngày không đảm bảo) x 100 Số ngày bảo quản vắc xin tại xã

Xác định số ngày không đảm bảo: Là tổng số ngày mà nhiệt độ nằm ngoài khoảng 4 - 80C trong thời gian tiến hành tiêm chủng mở rộng tại xã.

39


Nếu không có phiếu theo dòi nhiệt độ dây chuyền lạnh thì điểm dây chuyền lạnh bằng không (0).

Nguồn số liệu: Phiếu theo dòi nhiệt độ dây chuyền lạnh.

2.6.7. Cách đọc biểu đồ bao phủ dịch vụ y tế (CBM) [16]

Trong biểu đồ CBM, trục tung biểu thị tỷ lệ % đạt được của các yếu tố liên quan đến vấn đề y tế, trục hoành biểu thị các yếu tố có liên quan mật thiết với nhau như: đích, sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả.

Biểu đồ được vẽ khi nối các kết quả tính toán tỷ lệ các yếu tố đích, sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả đã đạt được trong kỳ theo dòi của lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ lại với nhau. Nếu đường đi của biểu đồ có xu hướng xuống dốc có nghĩa là công tác chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng có vấn đề cần giải quyết. Mức độ xuống dốc càng nhiều thì công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng càng có nhiều vấn đề và cần được ưu tiên giải quyết. Mức độ xuống dốc của biểu đồ giảm dần nghĩa là hoạt động y tế có sự cải thiện.

2.7. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được thu thập và làm sạch trước khi nhập vào máy tính. Những số liệu hợp lệ mới được nhập. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y sinh học SPSS.

- Các số liệu nghiên cứu định tính được trình bày theo phương pháp định tính và bổ xung cho kết quả của nghiên cứu định lượng.

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được sự đồng ý và ủng hộ của Sở y tế, Trung tâm y tế huyện, Phòng y tế huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, Trạm y tế các xã tại địa bàn nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu đã được cơ sở đào tạo của nghiên cứu sinh phổ biến đến các lãnh đạo của các cơ quan nói trên.

40


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Một số đặc điểm văn hoá-xã hội của người Dao tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.1. Đặc điểm chung về dân số dân tộc Dao tại huyện Bạch Thông, Bắc Kạn

2007 2008 2009

Đặc điểm dân số

n % n % n %


Tại huyện Bạch Thông


Số hộ gia đình


1.064


14,51


1.041


14,07


1.086


14,41

Số trẻ em ≤ 5 tuổi

386

18,98

358

19,03

372

17,82

Số phụ nữ 15 - 49 tuổi

1.406

16,18

1.355

15,44

1.284

14,38

Số hộ nghèo

558

26,51

510

25,88

482

30,03

Tại 2 xã nghiên cứu


Số hộ gia đình


376


41,62


342


43,6


359


43,57

Số trẻ em ≤ 5 tuổi

137

50,55

177

57,65

156

49,21

Số phụ nữ 15 - 49 tuổi

606

52,33

556

47,28

477

40,36

Số hộ nghèo

172

45,74

169

49,41

154

42,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 5



Nhận xét:

- Tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, người Dao chiếm 14,41% dân số toàn huyện (năm 2009). Số hộ người Dao nghèo năm 2009 là 30,03% cao hơn so với năm 2008 (25,88%) và năm 2007 (26,51%).

- Tại hai xã nghiên cứu: Số hộ người Dao chiếm hơn 40% dân số hai xã, tỷ lệ hộ Dao nghèo tại hai xã nghiên cứu cao hơn so với toàn huyện (42,9% so với 30,03% năm 2009) .

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí