Mối Liên Quan Giữa Yếu Tố Tiếp Cận Và Sử Dụng Dịch Vụ Y Tế

17


nhập trung bình và cao thì đến bệnh viện (13,5% và 22%), đến trạm y tế xã (22,5% và 16,8%).

Kết quả nghiên cứu theo dòi điểm ở một số tỉnh do Bộ Y tế tiến hành năm 2001 - 2002 [17] cho thấy: Ở miền Bắc số người nghèo bị ốm không điều trị gì chiếm 40%; 32% không có tiền chữa.

Lê Thị Hồng Thơm (2006) [66] nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho phụ nữ nông thôn cho kết quả: 48,6% phụ nữ chọn hình thức tự chữa bệnh, sau đó đến y tế tư (22,9%), tiếp đến là trạm y tế xã (13,8%). Nhóm phụ nữ nông thôn nghèo chọn hình thức tự chữa bệnh cao hơn so với nhóm phụ nữ có thu nhập từ khá trở lên (55,7% so với 23,7%), ngược lại, nhóm phụ nữ có thu nhập cao lựa chọn khám chữa bệnh tư (25,9%) cao hơn so với nhóm có thu nhập thấp hơn (18,1%).

Nhà nước cũng như ngành y tế rất quan tâm và đã có nhiều giải pháp về chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề [2], [4], [5].

* Dịch vụ y tế: Nhóm này không đề cập đến giá dịch vụ đắt hay rẻ mà chỉ đề cập đến tính sẵn có của các dịch vụ mà người dân cần, tính thường trực, thời gian mở cửa thích hợp, thái độ của cán bộ y tế với bệnh nhân, chất lượng dịch vụ mà người dân yêu cầu.

Nghiên cứu quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh ở huyện Cần Đước - Long An [62] cho thấy: Yếu tố sẵn có của phương tiện khám thai, viên sắt, giấy thử albumin niệu... chưa đầy đủ (97%), trong khi đó tất cả phụ nữ đều có khả năng tiếp cận với dịch vụ. Như vậy, tồn đọng của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trước sinh ở địa phương này chính là sử dụng hiệu quả.

Báo cáo của sở Y tế tỉnh Thanh Hoá [63] về tính bao phủ của dịch vụ chăm sóc trước sinh cho thấy yếu tố sẵn có chỉ đạt 86%, trong khi đó yếu tố tiếp cận và sử dụng là 100%, tồn đọng của dịch vụ chăm sóc phụ nữ có thai trước sinh vẫn là tỷ lệ sử dụng hiệu quả (66%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

18

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 3


* Văn hoá - xã hội: Trình độ hiểu biết của người ốm, người chủ gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định xử lý khi bị ốm đau và thông qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới lựa chọn DVYT. Yếu tố văn hoá - xã hội còn chịu sự tác động của phong tục tập quán: Cúng bái trừ tà ma, kiêng khem, đẻ tại nhà, ngại phải thổ lộ bệnh tật của mình với người khác…

1.4.4.3. Sử dụng dịch vụ y tế

Sử dụng DVYT là một quá trình tương tác của nhiều yếu tố. Hiện nay có 3 cách đề cập chính được sử dụng để xây dựng mô hình giải thích các mối quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng DVYT của người dân: Kinh tế học, nhân học và ứng xử xã hội trong chăm sóc sức khoẻ [86].

* Kinh tế học: Cách đề cập này dựa trên nhận định rằng con người khi phải lựa chọn một dịch vụ nào đó, phải luôn tuân theo các nguyên lý kinh tế học nhằm đạt được lợi ích tối đa với mức chi phí có thể bỏ ra.

* Nhân học: Cơ sở của cách đề cập này là sự lựa chọn cụ thể của người dân được xem là kết quả của quá trình ra những quyết định nhiều bậc. Do vậy, các mô hình phát triển từ cách đề cập này còn có tên là mô hình lý thuyết quyết định.

* Mô hình quyết định: Cách đề cập này tập trung vào việc xem xét đồng thời sự tác động của tập hợp các biến giải thích sự lựa chọn DVYT của người dân.

1.4.4.4. Mối liên quan giữa yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

Về mặt lý luận, hệ thống y tế được cấu thành bởi những cơ sở cung cấp DVYT, người sử dụng DVYT và hệ thống pháp lý cũng như môi trường, kinh tế xã hội chi phối mối quan hệ giữa bên cung và bên cầu. Nếu bên cung thiếu các nguồn lực cần thiết, tổ chức và quản lý dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nếu bên “cầu” không có nhu cầu đúng, không chấp nhận, không sử dụng các DVYT mà bên “cung” sẵn sàng cung cấp, có nghĩa là không tham gia vào hệ thống y tế công cộng thì dẫn tới lãng phí nguồn lực và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng bị hạn chế.

19


1.4.4.5. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở nữ giới

Nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm ở Thái Bình [64] cho thấy: Ở Thái Bình hệ thống y tế của Nhà nước mới chỉ thu hút được 54% các trường hợp ốm, có 44,9% chữa bệnh ở trạm y tế xã; 9,77% đến bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa khu vực; 23,13% tự chữa, còn 13,5% không chữa gì.

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cơ bản giữa các nhóm thu nhập khác nhau không giống nhau, người nghèo có xu hướng sử dụng dịch vụ trạm y tế xã nhiều hơn các đối tượng khác, trong khi đó người giàu có xu hướng sử dụng dịch vụ tư nhiều hơn [67], [68], [70].

Ở các nước công nghiệp phát triển, nữ giới sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn nam giới [77].

Ở Việt Nam, liên quan giới và sử dụng dịch vụ y tế còn rất ít tài liệu đề cập đến. Tuy nhiên, có thể đoán biết rằng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay nhiều phụ nữ sống ở khu vực nông thôn miền núi khó có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng.

Điều tra tỷ lệ sử dụng dịch vụ cơ bản hàng năm (không kể bệnh viện) trên đầu người theo giới và tuổi cho thấy: Ở mọi lứa tuổi, nữ giới đều sử dụng dịch vụ y tế cao hơn nam giới [70].

Nghiên cứu của Trương Việt Dũng [34], [66] cho thấy: Nữ giới thường mua thuốc tự chữa bệnh cao hơn nam giới (38,7% so với 25,2%). Trong khi đó, nam giới có tỷ lệ đến bệnh viện cao hơn nữ giới (23,2% so với 18,1%).

Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình hình chăm sóc trước và trong sinh của phụ nữ ở các nước đang phát triển và các nước phát triển còn thấp so với nhu cầu. Chỉ có một nửa phụ nữ 15 đến 49 tuổi ở Nam Á và các nước kém phát triển được khám thai [90]. Trước Cairo (Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Ai Cập), 43% phụ nữ không được khám thai, 15% các trường hợp đẻ không được y tế hỗ trợ, 43% đẻ tại nhà; 46,5% đẻ do bà đỡ dân gian hoặc y tế thôn bản đỡ, chỉ có 9,2% đẻ do cán bộ tuyến huyện và tỉnh thực hiện. Sau Cairo thì tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản đã có sự cải thiện, số

20


lần khám thai trung bình là 1,4; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm uốn ván 2 lần trong thai kỳ là 82,1%; tỷ lệ thai phụ đẻ tại nhà là 50%, tỷ lệ đẻ được cán bộ y tế hỗ trợ 88% [13], [97].

Các số liệu điều tra cho thấy việc sử dụng dịch vụ chăm sóc thai nghén có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nghĩa là tăng theo mức đời sống chung, theo mức học thức và hiểu biết tăng dần ở phụ nữ trong tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước [67], [69], [70].

Điều tra y tế nhân khẩu học của Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình, Dự án dân số sức khoẻ gia đình cho thấy: 56% phụ nữ có thai đăng ký chăm sóc trước sinh và số lần khám thai trung bình là 1,6; khoảng 1/3 số phụ nữ sinh con tại nhà [80].

Mặc dù tỷ lệ khám thai ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước công nghiệp và các nước thuộc Thái Bình Dương nhưng đã đạt gần tới mức chung của thế giới. Tỷ lệ phụ nữ khi đẻ được người có chuyên môn hỗ trợ đã đạt mức khá cao, cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, chỉ kém các nước công nghiệp [64], [98].

Theo Vụ Sức khỏe sinh sản Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai từ 3 lần trở lên trong cả nước đạt 87,9% ; tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm phòng uốn ván đủ 2 lần đạt 92% [23].

Dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh

Chăm sóc sau sinh cũng quan trọng không kém trước sinh, nó giúp kiểm tra sức khoẻ thai phụ, phát hiện ngăn ngừa và điều trị biến chứng sau sinh kịp thời. Công tác này không phụ thuộc các sản phụ, mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào người cung cấp dịch vụ y tế.

Theo báo cáo của Bộ Y tế: Tỷ lệ đẻ có chuyên môn trợ giúp năm 2004 cả nước đạt 87,9%; cao nhất là đồng bằng sông Hồng (97%), sau đó là duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, thấp nhất là miền núi phía Bắc (73,1%) [23].

Cũng trong báo cáo này, tình hình tử vong sản phụ còn cao, mà nguyên nhân chính có liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế. Có 90% trường hợp tử vong mẹ là do thiếu hụt trong hệ thống chăm sóc sản phụ [23].

21


1.5. Công tác khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở

1.5.1. Một số nghiên cứu về khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở tại Việt Nam

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới [12], [60]: Mức độ sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của chúng ta còn ở mức thấp và trung bình. Trong khi đó, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân là rất lớn.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế [9]: Cách xử trí của người dân khi bị ốm rất khác nhau. Sự lựa chọn cao hơn cả là tự mua thuốc về chữa. Tỷ lệ này từ 50% đến 65% với các lý do sau: Bệnh nhẹ 62,23%, ở xa trạm y tế 11,3%. Nhận xét của người dân về trạm y tế: Không đủ thuốc 65%, không có thuốc 16%, thuốc đắt 21%.

Nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK của các hộ gia đình tại tuyến cơ sở ở 5 huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (1020 hộ gia đình) cho thấy [18]: Tỷ lệ tiếp cận y tế cơ sở (YTCS) là 31,8% và tỷ lệ đến trạm y tế (TYT) để khám chữa bệnh (KCB) khi bị ốm của các hộ gia đình là 12,7%. Cách lựa chọn KCB của các hộ gia đình khi có người ốm đến TYT là 13,1%, bệnh viện huyện 15,6%, tự chữa là 18,3%, đến y tế tư nhân 38,9%, có 6,9% hộ gia đình chữa bệnh bằng hình thức cúng bái. Nghiên cứu này cũng cho thấy: Người nghèo thường chọn thầy lang (gấp 3 lần) hoặc mua thuốc tự chữa (gấp 2 lần so với người giàu). Ngược lại, những người giàu thường chọn y tế tư nhân hoặc YTCS và đến bệnh viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở KCB là chuyên môn giỏi, thái độ phục vụ tốt và gần nhà. Các lý do cản trở người dân tiếp cận với YTCS là không tin tưởng vào trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, thiếu thuốc và phương tiện KCB, giờ mở cửa không thuận lợi. Ngoài ra yếu tố kinh tế, phong tục tập quán cũng cản trở người dân tiếp cận dịch vụ y tế.

1.5.2. Một số nghiên cứu ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Kết quả nghiên cứu của Dương Huy Liệu (1996) [46] về CSSKBĐ ở nông thôn phía Bắc cho thấy: Tỷ lệ các xã có cơ sở y tế chiếm 93,93%, trong đó chỉ có 24,2% cơ sở nhà trạm được đánh giá là tốt.

22


Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2000) về hoạt động y tế cơ sở tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy [71]: Tỷ lệ người ốm mua thuốc tự điều trị tại nhà là 41,7%; tỷ lệ người ốm không điều trị gì 16,1%; tỷ lệ đến khám và điều trị tại trạm y tế là 32,8%; tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà chiếm 36,1%; tỷ lệ khám thai đủ 3 lần đạt 46,3%.

Nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2000) [38] về thực trạng hoạt động của các TYT ở miền núi cho kết quả: Nguồn lực còn yếu, chất lượng chuyên môn thấp, sử dụng dịch vụ y tế tại TYT thấp (23,13%); tỷ lệ người ốm không điều trị gì chiếm 26,97%; tỷ lệ cúng bái khi ốm đau là 4,5%; tỷ lệ đẻ tại nhà cao (67,93%).

Kết quả của Nguyễn Thị Hoài Nga (2001) nghiên cứu tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội [54]: Tỷ lệ người dân lựa chọn TYT là nơi khám chữa bệnh đầu tiên khi bị ốm chỉ chiếm 19,6%; có 92% bác sỹ công tác tại TYT xã được đào tạo hệ chuyên tu; 40% bác sỹ có nguyện vọng được đào tạo thêm về chuyên môn và có chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Nghiên cứu của Nguyễn Thế Lương (2002) [49] về đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu, sử dụng dịch vụ y tế tại ba tỉnh miền núi, đồng bằng và đô thị cho kết quả: Có sự khác biệt về lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế. Ở đồng bằng, cách lựa chọn chủ yếu là mua thuốc về chữa, sau đó mới đến TYT xã và khám chữa bệnh ngoại trú. Ở miền núi, thì chọn đầu tiên là đến TYT, sau đó là tự mua thuốc về chữa, cuối cùng là điều trị nội trú tại bệnh viện. Ở đô thị, phổ biến là tự mua thuốc về chữa, thứ đến là khám chữa bệnh ngoại trú, rất ít đến TYT xã phường.

Nguyễn Thành Trung (2002) thử nghiệm mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã chỉ ra [72]: 34,92% người dân tự mua thuốc tân dược về điều trị; 15,08% đến khám và điều trị tại trạm y tế 9,92% cúng bái khi bị ốm; 76,07% đẻ tại nhà; lý do không đến trạm y tế do khám chữa bệnh sơ sài (25%), bệnh nhẹ (50,87%), do quá xa (27,62%).

Theo kết quả của Vũ Hoài Nam (2003) [53], nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khá cao, tỷ lệ hộ gia đình có người ốm là 31,3%; bệnh thường gặp nhất ở tuyến xã là nhiễm khuẩn hô hấp (58,9%). Nữ có nhu cầu khám chữa bệnh (53,3%) cao hơn nam (46,7%). Người dân tiếp cận TYT xã chủ

23


yếu là đi bộ (56,8%), khoảng 29% hộ gia đình khó tiếp cận với TYT xã vì đường khó đi; có 29,3% tự mua thuốc chữa bệnh.

Nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai (2003) [50] về đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ em ở một số bản vùng cao miền núi cho thấy: Vai trò của nhân viên y tế thôn bản là rất cần thiết trong việc tuyên truyền vận động thực hiện các chương trình y tế về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; giảm tỷ lệ cúng bái từ 8,97% xuống còn 1,14%; giảm tỷ lệ trẻ bị ốm không đi khám bệnh từ 35,62% xuống 0%.

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hiền (2003) về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo tỉnh Hà Giang cho thấy [37]: Tỷ lệ hộ gia đình có người ốm còn cao (40,7%). Người dân khi bị ốm chủ yếu là mua thuốc về tự chữa. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại TYT xã còn thấp (23,8%), lý do không đến TYT phần lớn là do quá xa và mất thời gian chờ đợi.

Nghiên cứu của Lý Ngọc Kính (2003) [45] về đánh giá hiệu quả của chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại xã Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho thấy: 100% các phụ nữ Dao đều sinh con tại nhà, trong đó 50,9% có cán bộ y tế giúp; tỷ lệ khám thai đủ 3 lần là 49,7%; có 24,8% trẻ sơ sinh được tiêm phòng uốn ván, không có trẻ nào được cân và theo dòi cân nặng.

Tác giả Nguyễn Văn Hiến (2004) [36] nghiên cứu về mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe tại một số xã thuộc huyện đồng bằng Bắc bộ cho thấy 44,9% cán bộ y tế chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ. Trong khi đó, có 99,5% người dân có nhu cầu được truyền thông - giáo dục sức khoẻ

Nghiên cứu của Đinh Hùng Minh (2004) [52] về hoạt động khám chữa bệnh tại thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ có người ốm trong 2 tuần trước điều tra là 33,25%; tỷ lệ bà mẹ bị ốm là 14,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị ốm là 24%; tỷ lệ sử dụng trạm y tế thấp 24,28%.

Nghiên cứu của Lý Văn Cảnh (2006) [28] về huy động cộng đồng truyền thông - giáo dục sức khỏe một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thấy: Số phụ nữ có thai được khám đầy đủ là 48,2%; số bà mẹ được chăm sóc

24


trước sinh tốt là 30%; tỷ lệ bà mẹ đẻ tại nhà là 30,7%; tỷ lệ bà mẹ bị tai biến sản khoa 6,6%; tỷ lệ bà mẹ sau đẻ được nhân viên y tế chăm sóc là 19,5%.

Lê Văn Thêm (2007) [65] nghiên cứu về thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xã cho thấy: Đa số bác sỹ công tác tại trạm y tế xã được đào tạo hệ chuyên tu (93,5%). Có 12% - 21,7% bác sỹ không biết/không trả lời về kiến thức chẩn đoán và xử trí một số bệnh thông thường. Lý do không hoàn thành trách nhiệm là do thiếu trang thiết bị (35,9%), thu nhập thấp (31,5%), thiếu thuốc (14,1%), thiếu kiến thức (16,3%).

1.5.3. Các nghiên cứu đã tiến hành ở Bắc Kạn

Nghiên cứu về thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và sử dụng DVYT tại 2 xã miền núi huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, tác giả Hà Việt Đông (2000) [32] cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế của trẻ em dưới 5 tuổi là cao nhất (28,45%); tỷ lệ người dân bị bệnh nhưng không đi khám chữa bệnh là 22,7%.

Tác giả Nguyễn Thiên Lữ (2003) [48], nghiên cứu về công tác KCB cho người nghèo tại 5 bệnh viện tỉnh Bắc Kạn: Số người nghèo không có khả năng chi trả viện phí chiếm tỷ lệ cao, có tới 41,1% phải đi vay mượn; 17,6% phải bán đồ đạc trong gia đình. Đại bộ phận người nghèo là người dân tộc thiểu số (95,2%) có trình độ văn hóa thấp. Có 54,6% người nghèo không điều trị gì; 10% tự mua thuốc; 33,7% đến trạm y tế xã; bệnh nhân người nghèo gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế do đi lại khó khăn, ở xa cơ sở y tế.

Nguyễn Đình Học (2004) [41], nghiên cứu về mô hình bệnh tật của trẻ em người dân tộc Dao cho thấy: Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là suy dinh dưỡng, bướu cổ, còi xương (45,3%), tiếp đến là nhiễm ký sinh trùng (33,3%) và nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (29,7%).

1.6. Một số nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế ở các nước khác

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 80% - 90% bệnh nhân ngoại trú tìm kiếm giải pháp y tế có thể giải quyết tại nhà. Chỉ có 10% - 15% được giải quyết khi đến các bác sỹ đa khoa và các đơn vị sức khoẻ ngoại vi [88].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022